Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU QUÁN DỤNG NGỮ TIẾNG NHẬT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI, MÀU SẮC VÀ THIÊN NHIÊN Lương Thu Uyên, Trần Minh Châu, Trần Thị Anh Thư, Vũ Hồng Sơn Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lưu Thế Bảo Anh TÓM TẮT Từ xa xưa ở nước ta đã có một kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ đa dạng được ông cha ta đúc kết và trở thành một phần của lời ăn tiếng nói của dân tộc ta bao thế hệ qua. Cách nói dân gian đó không chỉ có ở Việt Nam mà mỗi quốc gia đều có một kho tàng cho riêng mình và Nhật Bản cũng vậy. Bên cạnh Kotowaza (ことわざ - thành ngữ) thì Kanyouku (慣用句 - quán dụng ngữ) chính là một trong những phương tiện truyền đạt lời nói đầy sâu sắc và linh hoạt của người Nhật xưa mà vẫn còn giá trị tới ngày nay. Nét thú vị của Quán dụng ngữ giúp người học hiểu được cách nhìn nhận tinh tế đồng thời hiểu được cách dùng từ hàm xúc nhưng rất gần gũi và dễ nhớ của người Nhật. Việc tìm hiểu về các phương tiện truyền đạt ngôn ngữ, cách nói tinh tế và linh hoạt của người Nhật là cần thiết khi học tiếng, đặc biệt là về giao tiếp thường nhật. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm đã lựa chọn đề tài này cho bài nghiên cứu khoa học của mình. Từ khóa: Cơ thể người, quán dụng ngữ, màu sắc, thiên nhiên, tiếng Nhật. 1 GIỚI THIỆU VỀ QUÁN DỤNG NGỮ NHẬT BẢN 慣用句 (kanyoku- quán dụng ngữ) là thường thức trong ngôn ngữ giao tiếp. Có nhiều cách định nghĩa nhưng đơn giản nhất có thể hiểu đó là những từ ngữ được dùng theo tập quán từ xưa, được ghép lại từ hai từ đơn trở lên, tạo ra một cụm từ mang ý nghĩa hoàn toàn mới so với nghĩa gốc của từng từ tạo nên nó, những cụm từ ghép này có cấu tạo xuất phát từ bộ phận cơ thể con người, màu sắc, các hình ảnh thiên nhiên,… tạo thành. Quán dụng ngữ là những cụm từ được sử dụng với nghĩa bóng, ám chỉ một việc gì đó và rất hay được sử dụng trong lời nói giao tiếp hằng ngày. Đặc trưng của quán dụng ngữ nếu xét về mặt cấu trúc là một cụm từ được cố định hóa, mang một ý nghĩa riêng biệt và không thể giải thích bằng cách cộng nghĩa từng từ trong cụm. Vì nó đã trở thành một phần của ngôn ngữ và bén rễ một cách tự nhiên, mang tính thường nhật, nên đối với người Nhật thì quán dụng ngữ dường như đã trở thành một điều thân thuộc với họ. Nguồn gốc của quán dụng ngữ không được khẳng định một cách rõ ràng, nhưng không hề nói quá rằng từ xưa quán dụng ngữ đã là một phần của văn hóa, phong tục, tư tưởng và ý chí của người Nhật. Nhiều người học tiếng Nhật dễ nhầm lẫn giữa quán dụng ngữ và kotowaza (thành ngữ) của Nhật Bản. Trong khi kotowaza hầu như mang hàm ý thể hiện sự thông tuệ và những giáo huấn, qua đó truyền tải sự khích lệ và tiếp thêm động lực cho con người, thì quán dụng ngữ lại thể hiện những ẩn 2527
  2. ý đặc biệt và mang ý nghĩa cố định đối với từng cụm từ mà nếu sử dụng không chính xác sẽ gây hiểu lầm trong lời nói. 2 MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ QUÁN DỤNG NGỮ TIẾNG NHẬT LIÊN QUAN ĐẾN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI, MÀU SẮC VÀ THIÊN NHIÊN 2.1 Quán dụng ngữ về bộ phận cơ thể người Trước hết, cơ thể người là toàn bộ cấu trúc vật lý của một con người. Cơ thể người bao gồm đầu, thân và tứ chi (hai tay và hai chân). Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định. Dưới đây là một số ví dụ về quán dụng ngữ có sử dụng các bộ phận cơ thể người. 頭に来る (atama ni kuru): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là “lên đến đầu” và mang nghĩa bóng là nổi cáu, tức giận. Có thể dùng khi nói một đám trẻ chơi đá bóng, chẳng may đá văng trái bóng làm vỡ cửa kính của nhà hàng xóm khiến người này tức giận. 目がない(me ga nai): Say mê, yêu thích. Có thể dùng khi nói bạn A cực kỳ thích cuốn tiểu thuyết X, thích tới mức mờ luôn cả mắt. 口が滑る(kuchi ga suberu): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là “cái miệng bị trượt” và mang nghĩa bóng là lỡ miệng nói gì đó. Có thể dùng khi nói quán dụng ngữ này được sử dụng trong trường hợp một người nào đó đang nói chuyện với bạn mình nhưng không may lỡ miệng nói xấu người yêu bạn ấy trước mặt bạn. 手が出ない( te ga denai): Quán dụng ngữ này mang nghĩa đen là tay không đưa ra, mang hàm ý chỉ việc quá khả năng, năng lực kinh tế của bản thân, không thể nào làm được. Có thể dùng khi nói muốn mua một món đồ nhưng giá trị lại vượt quá khả năng chi trả hoặc khi trả lời câu hỏi quá năng lực của bản thân có thể sử dụng quán dụng ngữ này. 足を伸ばす(ashiwo nobasu): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là kéo dài chân, mang hàm ý là đi đến địa điểm dự tính ban đầu nhưng lại tiếp tục đi xa hơn vùng đất đó. Có thể dùng khi nói đi lên Hà Nội chơi nhưng vì lý do gì đó lại đi ra tận Móng Cái. 腹を抱える(hara wo kakaeru): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là ôm bụng và mang nghĩa bóng là cười đau bụng, cười đên ôm cả bụng. Có thể dùng trong trường hợp bạn nghe thấy điều gì rất buồn cười, không chịu được, cười đến ôm cả bụng, chảy cả nước mắt. 胸に刻む(muneni kizamu): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là khắc lên ngực, mang hàm ý lời nói, việc làm của ai đó để không quên thì nghiêm túc lưu lại trong tim. 2528
  3. Khi bạn nhờ lời nói của ai đó giúp bạn thay đổi trở thành người thành công có thể dùng quán dụng ngữ này. Qua những ví dụ trên ta thấy được các bộ phận cơ thể được sử dụng rất nhiều trong quán dụng ngữ của người Nhật để nói về hành vi hay cảm xúc của một người trong những tình huống khác nhau. Mỗi hành vi hay cảm xúc ấy tương ứng với từng bộ phận cơ thể, như khi diễn tả những thứ mà một người dù cố gắng cũng không thể có được, người Nhật dùng phần “tay” để thể hiện ý với tới, lấy được. 2.2 Quán dụng ngữ về màu sắc Màu sắc là cảm giác mang đến cho hệ thần kinh của người từ sự kết hợp tín hiệu của ba loại tế bào cảm thụ màu ở mắt người. Hay nói chính xác hơn là cảm giác về màu sắc là ấn tượng được ghi nhận trên võng mạc của mắt chúng ta nhờ những chùm ánh sáng màu. Màu sắc của các vật thể mà chúng ta nhìn thấy là do tổng hòa giữa các loại màu sắc: màu sắc của ánh sáng và của chính bản thân vật thể, màu sắc của môi trường, bầu khí quyển bao bọc xung quanh các vật thể ấy. Dưới đây là một số ví dụ về quán dụng ngữ có sử dụng các màu sắc cơ bản. 赤くなる(akakunaru): Có nghĩa đen là trở nên đỏ, mang hàm ý mặt chuyển thành màu đỏ. Có thể dùng trong trường hợp khi nói chuyện với người mình thích và đỏ mặt thì có thể sử dụng quán dụng ngữ này. 赤の他人(akaino tanin): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là người lạ của màu đỏ, mang hàm nghĩa người dưng nước lã, người không có quan hệ. Trong trường hợp ai đó hỏi xin facebook người đang ngồi cùng bàn với bạn, vì là người lạ hay lý do gì đó bạn không thể cho thì bạn có thể dùng quán dụng ngữ này. 黄色声(kiiro koe): Nghĩa đen là giọng nói màu vàng, mang hàm ý chỉ người có giọng nói the thé, khó nghe. Có thể dùng khi nói cô J đi cửa sau để làm ca sĩ bởi giọng của cô ấy the thé, nghe chói tai vô cùng. くちばしが黄色 (kuchibashi ga kiiro): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là cái mỏ màu vàng, ý chỉ những người trẻ người non dạ, còn thiếu kinh nghiệm. Có thể dùng để nói về trường hợp anh D học ngành quản lý nhân sự, mới ra trường và đang đi tìm việc làm. Nhưng những anh nộp đơn ứng tuyển đều từ chối vì học chỉ nhận người có kinh nghiệm trong quản lý từ 5 năm trở lên vì anh thiếu kinh nghiệm. 隣の芝生は青い(Tonari no shibafu wa aoi): Nghĩa đen là bãi cỏ bên cạnh màu xanh và mang hàm ý chỉ việc đứng núi này trông núi nọ. Có thể dùng để nói về A đang sống trong một gia đình khá giả nhưng vì chơi chung với B sống trong một gia đình giàu có nên A luôn đua đòi với B, ước có th ể giàu như B dù cho A đã tốt hơn rất nhiều bạn. 2529
  4. 腹が黒い(hara ga kuroi): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là bụng đen và mang hàm ý chỉ người lòng dạ đen tối. Như trong trường hợp anh Q là người hay tị nạnh, luôn muốn vượt qua đồng nghiệp ở công ty bằng mọi thủ đoạn, từ nói xấu hạ thấp hình tượng đến rắp tâm hãm hại, đổ tội đồng nghiệp, đẩy họ ra khỏi công ty. 白を切る(shiro wo kiru): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là “cắt màu trắng” và mang hàm ý biết nhưng giả vờ không biết. Như anh A hỏi chị B về số điện thoại của chị C. Rõ ràng là chị B biết nhưng lại tỏ ra không biết. Qua những ví dụ trên ta thấy được người Nhật chủ yếu dùng 5 màu cơ bản trong quán dụng ngữ để đánh giá một sự vật, sự việc. Nếu như màu đỏ thể hiện mức độ của sự vật, mang tính động thì màu xanh lại diễn tả sự đánh giá tiêu cực đối với sự việc, mang tính tĩnh. 2.3 Quán dụng ngữ về thiên nhiên Nếu nói theo cách hiểu đơn giản, thông dụng thì thiên nhiên bao gồm tất cả những gì bao quanh con người mà không do bàn tay con người tạo nên. Dưới đây là một số ví dụ về quán dụng ngữ có sử dụng các hình ảnh thiên nhiên. 実を結ぶ(Mi wo musubu): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là kết quả, mang hàm ý là đã nỗ lực rất nhiều, thu được thành quả rất tốt. Có thể dùng khi nói bạn cố gắng học tập chăm chỉ và cuối kì đứng nhất trường, bạn có thể sử dụng quán dụng ngữ này. うり二つ(uri futatu): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là hai trái bí, mang hàm nghĩa là hai người có gương mặt, thân hình giống nhau như đúc. Có thể dùng khi nói bạn gặp một cặp anh, chị em giống nhau đến mức không phân biệt được ai thì có thể dùng quán dụng ngữ này 木で鼻をくくる(kide hanawo kukuru): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là treo cái mũi trên cây, mang hàm ý chỉ thái độ khó gần, lạnh lùng. Có thể dùng khi nói một bạn mới vào lớp dù ai hỏi thế nào cũng không nói gì. 猫の手も借りたい (neko no te mo karitai): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là muốn mượn tay con mèo và mang nghĩa bóng là quá bận rộn. Có thể dùng khi nói công việc chồng chất quá nhiều không làm xuể nên than thở muốn mượn cả tay con mèo để nó phụ mình làm. 鶴の一声(tsuru no hitokoe): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là một tiếng hạc và mang hàm ý là tiếng nói của người có quyền lực và là tiếng nói mang tính quyết định. 2530
  5. Có thể dùng khi nói một công ty tổ chức cuộc thảo luận lấy ý kiến về ý tưởng sản phẩm mới để tung ra thị trường vào dịp Tết Canh Tý 2020, sau khi tổng hợp ý kiến của mọi người thì tổng giám đốc sẽ ra quyết định chọn ý tưởng nào. 牛の歩み (Ushino ayumi): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là bò đi bộ và mang nghĩa bóng là chậm chạp, chậm như bò. Có thể dùng trong trường hợp trong lớp, bạn A luôn luôn đi học trễ, hay bị giảng viên và các bạn nói là chậm chạp. 虫がいい (mushi ga ii): Quán dụng ngữ này có nghĩa đen là “côn trùng tốt” và mang nghĩa bóng là ích kỷ. Có thể dùng khi nói anh A trong mọi việc lúc nào cũng nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà không thèm quan tâm đến người khác. Qua các ví dụ về quán dụng ngữ trên, ta thấy, bên cạnh các bộ phận cơ thể, màu sắc thì người Nhật còn mượn hình ảnh thiên nhiên, động thực vật để diễn tả đánh giá, nhận xét của một người về tính chất, trạng thái của sự vật, sự việc. Như khi dùng thực vật, cây cối để thể hiện đánh giá về sự vật, sự việc qua vẻ ngoài của nó. 3 KẾT LUẬN Quán dụng ngữ được hình thành và phát triển xuyên suốt tiến trình phát triển văn hoá xã hội của Nhật Bản. Mỗi một quán dụng ngữ đều thể hiện được quan điểm sống cùng lối tư duy được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Hiểu được quán dụng ngữ chính là hiểu được một phần trong nền văn hoá ngôn ngữ phong phú và chặt chẽ của tiếng Nhật. Qua thời gian, "ngôn ngữ giới trẻ" dần dần hình thành và ảnh hưởng phần nào đến việc sử dụng quán dụng ngữ trong giao tiếp hàng ngày nhưng ý nghĩa và giá trị của quán dụng ngữ vẫn được người Nhật gìn giữ và phát triển. Thông qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu "Tìm hiểu quán dụng ngữ tiếng nhật về cơ thể người, màu sắc và thiên nhiên" chúng tôi đã hiểu được nhiều giá trị tích cực. Không chỉ biết được sự hình thành của quán dụng ngữ mà còn hiểu được những giá trị của nó đối với sự phong phú của tiếng Nhật. Chính vì thế mà chúng tôi có thể hiểu rõ hơn về văn hóa ngôn ngữ của Nhật Bản qua đó dễ dàng cảm thụ tiếng Nhật và thấy được những nét tương đồng và khác biệt của Việt Nam - Nhật Bản trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Khi liên hệ với thành ngữ, tục ngữ Việt Nam được sử dụng trong giao tiếp thường nhật, ta có thể truyền tải dễ dàng và cô đọng một cách chuẩn xác những suy nghĩ, lời nói của bản thân cũng như có thể hiểu được ý nghĩ của đối phương. Qua đó làm khăng khít hơn mối quan hệ không chỉ giữa người với người mà còn là mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển tình hữu nghị giữa hai nước. Cũng như quán dụng ngữ trong tiếng Nhật, thành ngữ tục ngữ Việt Nam là một phần không thể thiếu làm nên sự phong phú đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc. Chính vì vậy, mỗi người dân đặc biệt là 2531
  6. thế hệ trẻ ngày nay cần ý thức được việc gìn giữ nét đẹp ngôn ngữ của dân tộc mình, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://biz.trans-suite.jp/ [2] https://gimon-sukkiri.jp/ [3] https://ejje.weblio.jp/ [4] Shougakou no Manga ga Kanyoushi Jiten (Tái bản 2015) – Nhà xuất bản Gakken Plus [5] https://biz.trans-suite.jp/18477?fbclid=IwAR0PIdcT_ucegMbeESE3CBd_3yhZ9_O- MC1QAMGvT9Scz1rcnfmWS4tGXEA [6] https://dictionary.goo.ne.jp/word/%E8%B5%A4%E3%81%84/?fbclid=IwAR1LyfS6OczBvMA3qp _b_IecVaaHMrHayDwNk3DtZGvrPAWTr_e-Q2ohV60 [7] https://www.weblio.jp/phrase/%E7%99%BD%E3%83%BB%E9%BB%92_1 [8] https://synaesthesia.xyz/idiom-japanese/?fbclid=IwAR0ABkOkEL-V_o2lC3WNcIZk5j- p_x4lSzZ8aeXQL5-wprLVg2qtjKLhW5Q [9] https://dictionary.goo.ne.jp/word/%E9%BB%84%E8%89%B2%E3%81%84/ [10] https://ejje.weblio.jp/content/%E9%9D%92%E3%81%8F%E3%81%AA%E3%82%8B 2532
nguon tai.lieu . vn