Xem mẫu

  1. LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập IV (Từ năm 1945 đến năm 2015) Chương IV HẢI DƯƠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA, GÓP PHẦN BẢO VỆ BIÊN GIỚI TỔ QUỐC TRONG 10 NĂM ĐẦU ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1975 - 1985) 320
  2. Chương IV: HẢI DƯƠNG thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế... I- KHÔI PHỤC KINH TẾ, THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM 1976 - 1980 1. Khôi phục kinh tế Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cách mạng Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ cả nước hòa bình, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ trước mắt là khôi phục kinh tế sau chiến tranh, từng bước ổn định đời sống nhân dân. Bước vào thực hiện nhiệm vụ của thời kỳ mới, Hải Dương có nhiều thuận lợi căn bản: Là một tỉnh lớn ở đồng bằng Bắc Bộ, có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào, tài nguyên tương đối phong phú, có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận lợi; nông nghiệp đã và đang được chú trọng; quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa được củng cố và phát triển; bước đầu đã xây dựng được một số cơ sở vật chất nhất định; được Trung ương đầu tư xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hướng phát triển thành một trong những điểm công nghiệp của cả nước về cơ khí nông nghiệp, điện, vật liệu xây dựng... Sau ngày đất nước thống nhất, hàng vạn con em Hải Dương chiến đấu ở các chiến trường trở về vừa bổ sung nguồn lao động to lớn, vừa tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho địa phương. Bên cạnh những thuận lợi, tỉnh cũng gặp không ít khó khăn, thách thức trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... Trước hết là những thiệt hại do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ gây ra chưa được khắc phục, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ quản lý, năng lực chuyên môn của cán bộ, đảng viên còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, bộ máy chính quyền và các đoàn thể quần chúng chưa phát huy được hiệu lực trong tổ chức và quản lý kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế thời chiến mang tính tự cấp, tự túc; năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn... Vì vậy, nhiệm vụ trong giai đoạn này của tỉnh là phải đề ra những chủ trương, giải pháp phù hợp để phát huy thuận lợi, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, từng bước ổn định đời sống nhân dân, đáp ứng 321
  3. LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập IV (Từ năm 1945 đến năm 2015) yêu cầu, nhiệm vụ mới của thời kỳ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, sau Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, cuối tháng 4 đầu tháng 5/1975, Tỉnh ủy đã chỉ đạo và triển khai đợt sinh hoạt chính trị trong toàn Đảng bộ, để nghiên cứu, thảo luận và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 23 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I về “Tăng cường sự lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của Đảng”. Ngày 29/9/1975, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) ra Nghị quyết về “Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới”, nêu rõ: “đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”1, trong đó: “Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”2. Toàn cảnh Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Hưng lần thứ I Nguồn: Bảo tàng tỉnh Hải Dương Năm 1975 là năm kết thúc kế hoạch 2 năm khôi phục và phát triển kinh tế theo Nghị quyết số 22-NQ/TW của Trung ương Đảng, đồng thời là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I, tỉnh đã khắc phục khó khăn, tích cực phấn đấu và đạt được kết quả trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và chuẩn bị thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980). Đầu tháng 11/1975, 1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr.394. 322
  4. Chương IV: HẢI DƯƠNG thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế... Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng đã họp quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc thực hiện nhiệm vụ năm 1975 của tỉnh, đồng thời quán triệt tiếp tục thực hiện các nghị quyết: Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 21-NQ/TW và Nghị quyết số 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra. Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng cả năm 1975 đạt 266.298ha, tăng trên 1.000ha so với năm 1974, trong đó diện tích lúa là 235.000ha, đạt 102,2% kế hoạch, tăng 4.000ha so với năm trước, là năm có diện tích cấy lúa cao nhất từ khi hợp nhất tỉnh (năm 1968) trở lại đây1. Về chăn nuôi, phát triển cả đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm và nuôi cá: số lượng đàn trâu, nghé có 79.212 con, đạt 102,6% kế hoạch. Nếu như các năm trước số lượng của đàn bò đều sụt giảm, thì đến năm 1975 tổng đàn có 5.918 con, tăng 418 con so với năm 1974. Đàn lợn có 546.546 con, tăng trên 3% so với năm 1974, trong đó đàn lợn tập thể có 62.038 con, lợn lai kinh tế có 48.613 con, đàn lợn nái có 62.731 con. Trọng lượng lợn xuất chuồng đã tăng từ 40,2kg/con năm 1974 lên 45,7kg/con năm 1975, 49,3kg/con năm 1976; sản lượng thịt năm 1975 đạt 18.500 tấn, vượt năm 1973 và cả năm 1974 từ 1.000 - 3.000 tấn, năm 1976 đạt 19.000 tấn và nhiều huyện trên địa bàn tỉnh đạt khá như Thanh Hà, Ninh Giang, Thanh Miện...2. Sản lượng cá tuy mới đạt 4.500 tấn, song đã mở hướng liên doanh nuôi, thả cá có kết quả để từ đó có hướng đi lên sản xuất lớn về nuôi thả cá. Số lượng của đàn gia cầm có tăng, nhưng đàn vịt tập thể lại giảm nhiều, mới chỉ đạt 41% kế hoạch. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, việc tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nông nghiệp, củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa cũng được coi trọng. Tỉnh đã tiến hành việc tổ chức lại sản xuất và cải tiến một bước công tác quản lý nông nghiệp từ cơ sở ở 40% số hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh. Những kết quả của sản xuất nông nghiệp năm 1975 đã đáp ứng phần nào được yêu cầu ngày càng nhiều về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản cho xuất khẩu, lao động cho quốc phòng và các ngành kinh tế khác; làm tốt nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, tăng tích lũy cho hợp tác xã và 1, 2. Xem Báo cáo số 19-BC/TU, ngày 27/01/1976 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng về tình hình và kết quả công tác năm 1975, lưu tại Phòng Lưu trữ, Tỉnh ủy Hải Dương, tr.2. 323
  5. LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập IV (Từ năm 1945 đến năm 2015) ổn định đời sống cho nông dân xã viên. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn còn hạn chế, đó là việc phân vùng và quy hoạch nông nghiệp mặc dù đã được xác định, song việc vận dụng phương hướng sản xuất theo từng vùng để giải quyết mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi còn chưa cân đối, do đó đã hạn chế khả năng phát triển tiềm tàng của từng vùng. Công tác chăn nuôi chưa được chú trọng đúng mức trong việc khuyến khích, hỗ trợ mở rộng chăn nuôi tập thể song song với phát triển chăn nuôi hộ gia đình. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trên 49 triệu đồng. Về thương nghiệp, tổng giá trị thu mua hàng nông sản, thực phẩm đạt 28,6 triệu đồng; hàng xuất khẩu gần 9 triệu đồng. Các mặt giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội cũng có bước phát triển tích cực. Việc củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất luôn được coi trọng thông qua cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và cải tiến một bước quản lý nông nghiệp theo hướng tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Tỉnh chỉ đạo mở rộng quy mô sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, thâm canh, từng bước thực hiện phân công lao động mới, tăng cường quan hệ sản xuất, nâng cao đời sống xã viên. Quá trình tổ chức lại sản xuất gắn liền với mở rộng quy mô hợp tác xã. Trong hai năm 1975 - 1976, hầu hết các xã trong tỉnh đã hợp nhất hợp tác xã thôn, liên thôn thành hợp tác xã quy mô toàn xã. Tháng 11/1975, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tiếp tục họp quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương khóa III và quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1976 - 1980. 2. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 - 1980 a) Kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 - 1980 Ngay từ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I (tháng 4/1975), tỉnh đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm 1975 và những năm tiếp theo là: “Khai thác mọi khả năng tiềm tàng của nền kinh tế trong tỉnh để phát triển nền kinh tế địa phương vững mạnh, toàn diện nhằm mục tiêu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa về mọi mặt; đồng thời nêu cao cảnh giác, tăng cường công tác quân sự địa phương trong giai đoạn mới; tăng cường công tác an ninh chính trị, giữ gìn trật tự xã hội; làm tròn nghĩa vụ đối với cách mạng miền Nam. Trên cơ sở sản xuất và phát triển mà từng bước cải thiện đời sống vật chất và 324
  6. Chương IV: HẢI DƯƠNG thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế... văn hóa của nhân dân trong tỉnh, tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1976 - 1980)”1. Thực hiện kế hoạch tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, từ ngày 11 đến ngày 20/11/1976, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Hưng lần thứ II được tiến hành, tập trung thảo luận đề cương Báo cáo chính trị và dự thảo Điều lệ Đảng (sửa đổi) do Ban Chấp hành Trung ương (khóa III) chuẩn bị trình Đại hội IV của Đảng. Từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được tiến hành tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đề ra đường lối chung và đường lối phát triển kinh tế của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời thông qua phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch nhà nước 5 năm 1976 - 1980 nhằm hai mục tiêu cơ bản và cấp bách là bảo đảm nhu cầu của đời sống nhân dân, tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Để triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, từ ngày 03 đến ngày 14/4/1977, Đảng bộ tỉnh Hải Hưng đã tiến hành Đại hội lần thứ II (vòng 2). Đại hội đánh giá những thành tích, ưu điểm và những hạn chế, thiếu sót trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ I và đề ra phương hướng, nhiệm vụ chung trong 5 năm 1975 - 1980, trong đó quán triệt các nội dung cụ thể sau: Trong sản xuất nông nghiệp: Tỉnh xác định trong 5 năm 1976 - 1980 phải giải quyết được tốt 4 yêu cầu về sản xuất nông nghiệp là: Một là, sản xuất được nhiều lương thực, thực phẩm bảo đảm cho yêu cầu của nhân dân trong tỉnh, tăng tích lũy cho hợp tác xã, bảo đảm đầy đủ nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước; Hai là, cung cấp được ngày càng nhiều nguyên liệu cho công nghiệp; Ba là, có nhiều nông sản xuất khẩu; Bốn là, bảo đảm lao động cho công nghiệp, cho yêu cầu quốc phòng, cho yêu cầu phát triển các vùng kinh tế mới, thực hiện một bước việc phân bố lực lượng lao động mới trong nông nghiệp2. Từ đó, Đảng bộ tỉnh đưa ra một số chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 1980 là: Thứ nhất, phấn đấu sản lượng lương thực đến năm 1980 là 1 triệu tấn (kể cả 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương: Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương (1940 - 2000), Sđd, tr.118-119. 2. Xem Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng Lao động Việt Nam tỉnh Hải Hưng ở Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, Tlđd, tr.4. 325
  7. LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập IV (Từ năm 1945 đến năm 2015) khoai tây, ngô, khoai lang), trong khi Nhà nước giao khoảng 90 vạn tấn, trong đó riêng thóc từ 75 đến 80 vạn tấn; Thứ hai, thâm canh 2 vụ lúa, ngoài việc gieo cấy hết diện tích, phải tăng cường hơn nữa các biện pháp kỹ thuật thâm canh để đạt năng suất lúa từ 6 - 6,5 tấn/ha trên phạm vi toàn tỉnh. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thủy lợi và hoàn chỉnh hệ thống thủy nông, bổ sung một số trạm bơm tưới và tiêu ở những nơi cần thiết để hoàn toàn chủ động khâu tưới tiêu, đẩy mạnh việc tưới tiêu hợp lý thúc đẩy cho cây trồng phát triển; Thứ ba, phát triển vụ đông, tỉnh đưa ra mục tiêu phát triển vụ đông năm 1979 là 70.000ha, chiếm 48% diện tích canh tác, trong đó lương thực, hoa màu vẫn là chủ yếu; theo đó, tăng tỷ lệ lúa mùa sớm bằng các giống ngắn ngày, cải tạo mặt bằng đồng ruộng, quy gọn mỗi loại cây chủ yếu của từng hợp tác xã giúp nhau thành những vùng lớn liên hoàn, từng bước củng cố và nâng cao mức quản lý tập thể để tiện chỉ đạo kỹ thuật và chăm sóc; Thứ tư, tăng cường cơ giới hóa nông nghiệp, đi lên sản xuất lớn, nông nghiệp nhất thiết phải đi vào con đường cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo hạt, tưới nước đến khâu thu hoạch, vận chuyển. Trong những năm tới phải thực hiện làm đất bằng cơ giới, toàn tỉnh phấn đấu đến năm 1980, mỗi lao động làm từ 1ha gieo trồng trở lên. Về sản xuất nông nghiệp, xác định vấn đề lương thực, thực phẩm là trọng tâm, vì vậy Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 18/10/1977 “Về nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp đưa nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện”, trong đó xác định phải tiến hành tốt cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, cải tiến một bước quản lý nông nghiệp từ cơ sở và sẽ hoàn thành trước mắt trong năm 1975 để khai thác được tiềm năng về đất đai, lao động. Thực hiện ba cuộc cách mạng, chuyển dần từ sản xuất nhỏ, phân tán trở thành nền sản xuất tập trung, chuyên canh, thâm canh, có nhiều sản phẩm hàng hóa. Tổ chức lại sản xuất, tăng cường một bước quản lý nông nghiệp, trước hết là hoàn chỉnh và ổn định vùng nông nghiệp, thiết kế vùng, bổ sung và tăng thêm cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các vùng, nhất là các vùng lúa, vùng đay, vùng lạc... mở thêm vùng trồng đỗ tương, ngô ở các huyện Chí Linh, Tiên Lữ, Kim Động... Đi đôi với chuyên canh, thâm canh phải mở rộng diện tích gieo trồng bằng cách kiên quyết chống tệ lấn chiếm và sử dụng trái phép ruộng đất, san cao lấp trũng, tận dụng đất lưu không làm thủy lợi, làm giao thông... Trong chăn nuôi, tỉnh ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 03/4/1978 “Về phát triển mạnh mẽ chăn nuôi để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm (1976 - 1980)”, 326
  8. Chương IV: HẢI DƯƠNG thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế... trong đó đề ra nhiệm vụ phát triển chăn nuôi là: Tập trung mọi cố gắng, tạo mọi điều kiện thực hiện bằng được một số chuyển biến mới trong chăn nuôi, đưa chăn nuôi phát triển toàn diện, vượt bậc, mau chóng trở thành ngành sản xuất chính, cân đối với trồng trọt, có sản phẩm hàng hóa lớn, có hiệu quả kinh tế cao cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm cho Nhà nước và hàng xuất khẩu, đáp ứng tích cực các yêu cầu phân bón cho việc thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, góp phần tích lũy cho hợp tác xã và cải thiện đời sống nhân dân1. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh chủ trương tăng số đàn lợn ở cả hai khu vực tập thể và gia đình xã viên và lấy việc tăng trọng lượng là chủ yếu, đưa trọng lượng xuất chuồng bình quân từ 40kg/con lên 60kg/con trở lên. Để có giống lợn tốt, các hợp tác xã phải thường xuyên bổ sung các đàn lợn giống tốt như: lợn lai kinh tế, lợn Mường Khương, lợn Móng Cái,... Nhằm phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp, đầu tháng 01/1979, tỉnh họp Hội nghị mở rộng chủ trương xây dựng hợp tác xã trọng điểm, trong đó nhấn mạnh mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể là: Tất cả các huyện, thị xã phải có từ một đến hai hợp tác xã làm trọng điểm xây dựng toàn diện, phát triển mạnh mẽ cả ba ngành sản xuất là: trồng trọt, chăn nuôi và nghề thủ công; vừa hoàn thiện quan hệ phân phối theo lao động đi đôi với tăng cường các công tác phúc lợi công cộng. Hợp tác xã trọng điểm phải phát động sâu rộng phong trào cách mạng của quần chúng, nghiêm túc thực hiện các chủ trương, đường lối, các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và giúp cấp trên tổng kết rút kinh nghiệm phổ biến ra nhiều nơi. Việc củng cố các hợp tác xã yếu kém cũng rất quan trọng và phải làm khẩn trương. Trên cơ sở tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý một bước nông nghiệp từ cơ sở, tỉnh cũng quan tâm tới việc phân bổ lực lượng mới với chủ trương: tích cực đưa lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới. Ngày 13/01/1977, tỉnh ban hành Nghị quyết “Về xây dựng vùng kinh tế mới”, nêu rõ: Từ năm 1976 đến năm 1980, toàn tỉnh tập trung huy động 10 vạn lao động đi xây dựng các vùng kinh tế mới, trước mắt năm 1977 khẩn trương huy động một vạn lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Ngoài việc đưa lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới, tỉnh cũng chú trọng phải bảo đảm kế hoạch 1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập II (1975 - 2005), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.26. 327
  9. LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập IV (Từ năm 1945 đến năm 2015) tuyển lao động cho các yêu cầu khác như tuyển sinh, đào tạo công nhân và yêu cầu quốc phòng. Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trước yêu cầu của cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, trên cơ sở những chỉ tiêu đề ra trong nông nghiệp, tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương (bao gồm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp) nhằm giải quyết vững chắc nhu cầu về lương thực, thực phẩm và một phần quan trọng hàng tiêu dùng thông thường, hàng xuất khẩu; cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân trong tỉnh, làm đầy đủ nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, tạo tích lũy cho công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Tỉnh xác định phương hướng và nhiệm vụ phát triển công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp là: “Đẩy mạnh tốc độ phát triển, tăng cường lực lượng sản xuất, tận dụng năng lực của cơ khí để sản xuất và sửa chữa máy móc thiết bị, cơ khí nhỏ, công cụ cải tiến và công cụ cầm tay có năng suất cho nông nghiệp; sản xuất và sửa chữa phương tiện giao thông vận tải, xây dựng cơ bản. Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng; cơ sở làm hàng thủ công xuất khẩu ở thị xã, thị trấn có cơ sở nguyên liệu ổn định; mở rộng chế biến lương thực, thực phẩm, nông sản. Phát triển công nghiệp quốc doanh đi đôi với tăng cường trang bị kỹ thuật cho hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp để đủ sức phục vụ tại cơ sở”1. Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ và khả năng của địa phương, tỉnh xác định trong chỉ đạo thực hiện của ngành cần phải huy động mọi nguồn vốn, tư liệu và lao động hiện có vào để sản xuất. Song song với phát triển phải tiến hành cải tiến công tác quản lý xí nghiệp, xây dựng các định mức chi phí vật tư, lao động đã qua đào tạo để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. Tổ chức và đẩy mạnh sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bao gồm cả ba lực lượng: xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã chuyên nghiệp, ngành nghề trong các hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích cả nghề phụ trong gia đình, phấn đấu đến năm 1980 giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa phương và tiểu thủ công nghiệp đạt từ 120 - 130 triệu đồng. Về hàng xuất khẩu, ngoài những mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tỉnh sẽ tăng cường xuất khẩu nông sản 1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng Lao động Việt Nam tỉnh Hải Hưng ở Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, Tlđd, tr.7. 328
  10. Chương IV: HẢI DƯƠNG thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế... như đay, tinh dầu, gạo đặc sản, tỏi, dưa hấu, khoai tây và một số loại rau quả cần thiết. b) Phát triển kinh tế - Nông nghiệp: Trong 5 năm 1976 - 1980, tỉnh đã tiến hành cuộc vận động tổ chức lại sản xuất, phát huy tác dụng chỉ đạo của từng vùng sản xuất, mở rộng diện tích vụ đông và tăng cường cải tiến công tác quản lý nông nghiệp nhằm giành thắng lợi cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Trong giai đoạn này, tỉnh tập trung vào phát triển nông nghiệp, trong đó sản xuất lương thực là mặt trận quan trọng nhất. Tỉnh đã bước đầu đưa những tiến bộ khoa học vào sản xuất, đưa các giống cây trồng có tiềm năng, năng suất cao vào gieo trồng, triển khai loại bỏ dần các loại lúa dài ngày năng suất thấp, tăng các giống lúa ngắn ngày chất lượng cao. Ở những diện tích đất màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng cây rau màu có năng suất và chất lượng cao thì chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây rau màu (xem Bảng 4.1). Bảng 4.1: Diện tích gieo trồng cây lương thực tỉnh Hải Hưng (1975 - 1980) Đơn vị tính: ha Năm Năm Năm Năm Năm Năm STT Loại cây trồng 1975 1976 1977 1978 1979 1980 Tổng số 246.142 250.388 258.428 268.601 282.284 273.540 Tổng 230.559 231.132 234.688 233.517 234.975 214.316 Lúa cả năm Lúa đông xuân 113.031 107.405 111.409 113.584 114.545 114.288 Lúa mùa 117.498 123.727 123.279 119.933 120.430 100.028 Tổng 15.613 19.256 23.740 35.084 47.309 59.224 Ngô 4.835 6.032 6.311 7.423 5.513 7.204 Khoai lang 5.148 5.555 6.469 8.970 12.276 23.484 Hoa màu Sắn 467 383 420 523 1.172 1.246 Khoai tây 4.272 6.678 9.888 17.462 27.569 26.722 Cây khác 621 608 652 706 779 568 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Hưng (1975 - 1980), lưu tại Thư viện tỉnh Hải Dương, tr.89. 329
  11. LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập IV (Từ năm 1945 đến năm 2015) Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 1975 là 230.559ha, đến năm 1980 giảm xuống còn 214.314ha, giảm 15,5%1. Nhìn tổng thể phù hợp với chủ trương, chính sách của tỉnh về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng lúa sang trồng hoa màu. Mặc dù diện tích sản xuất thu hẹp nhưng sản lượng lúa vẫn tăng, nhất là lúa đông xuân. Trong 5 năm 1975 - 1980, sản lượng lúa đông xuân tăng từ 260.128 tấn năm 1975, lên 356.070 tấn vào năm 1980 (tăng 3,2%)2, trong khi đó sản lượng lúa mùa giảm sâu do tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh thâm canh vụ đông xuân, giảm vụ mùa tập trung cho hoa màu. Năm 1978 là năm thiên tai xảy ra nghiêm trọng, nhưng tổng sản lượng lương thực vẫn đạt 763.365 tấn, năng suất đạt 54,52% tạ/ha, tổng sản lượng nông nghiệp 2 năm 1976 - 1977 so với 2 năm trước bình quân hằng năm tăng 5,6%3. Tính bình quân 5 năm (1976 - 1980), diện tích gieo trồng tăng hơn năm 1975 là 10,6%, mỗi năm tăng 2%, nâng hệ số gieo trồng từ 1,8 lần năm 1975 lên 2 lần năm 1980. Cơ cấu cây lương thực năm 1975 chiếm 91,9%, trong 5 năm 1976 - 1980 tuy bình quân chiếm 90,3%/năm nhưng số lượng tuyệt đối mỗi năm vẫn tăng 2,16%, chủ yếu tăng trên diện tích hai vụ lúa đông xuân và lúa mùa4. Trong số các cây hoa màu, khoai tây là một trong những cây phát triển mạnh, năm 1975, diện tích gieo trồng khoai tây là 4.272ha đến năm 1980 là 26.722ha (tăng 8,1%). Bên cạnh đó, tỉnh cũng phát triển một số loại cây trồng khác như khoai lang, sắn, ngô, đỗ tương và các loại rau. Trong chăn nuôi, tỉnh chú trọng đầu tư chăn nuôi trong 2 năm 1975 - 1976, phát triển toàn diện số lượng cả đàn trâu, bò, lợn và gia cầm... Tuy nhiên, sang hai năm 1977 - 1978, số lượng đàn lợn và gia cầm giảm so với kế hoạch do thiếu thức ăn và bùng phát bệnh dịch, trong khi chăn nuôi lợn chưa mạnh, nhất là chăn nuôi tập thể. Công tác quản lý của một số hợp tác xã còn yếu, một số mục tiêu không đạt, một số nơi chưa chuẩn bị tốt cho việc hợp nhất hợp tác xã nông nghiệp nên kết quả còn hạn chế. 1, 2. Xem Niên giám thống kê tỉnh Hải Hưng (1975 - 1980), lưu tại Thư viện tỉnh Hải Dương, tr.89. 3. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương: Các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương (1940 - 2000), Sđd, tr.141. 4. Xem Báo cáo số 01-BC/TU, ngày 10/01/1981 của Tỉnh ủy Hải Hưng về công tác năm 1980, lưu tại Phòng Lưu trữ, Tỉnh ủy Hải Dương, tr.1. 330
  12. Chương IV: HẢI DƯƠNG thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế... Trước tình hình chăn nuôi giảm sút, tháng 4/1978, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU “Về phát triển mạnh chăn nuôi để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm (1976 - 1980)” đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển chăn nuôi năm 1978 - 1980 là: Tạo mọi điều kiện đưa chăn nuôi phát triển toàn diện, vượt bậc, mau chóng trở thành ngành sản xuất chính, cân đối với trồng trọt, có sản phẩm hàng hóa lớn, có hiệu quả kinh tế cao cung cấp ngày càng nhiều thực phẩm cho Nhà nước và hàng xuất khẩu, đáp ứng tích cực các yêu cầu phân bón cho việc thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, góp phần tích lũy cho hợp tác xã và cải thiện đời sống nhân dân1. Theo đó, năm 1978, ngành chăn nuôi có bước phát triển mới, số lượng đàn lợn đạt 490.415 con, tăng 5,6% so với năm 1977. Toàn tỉnh có 336 hợp tác xã tổ chức chăn nuôi lợn tập thể, chiếm 80% tổng số hợp tác xã của toàn tỉnh. Một số hợp tác xã trên địa bàn Hải Dương cũ đạt bình quân 125 con/hợp tác xã như: An Bình, Ái Quốc (huyện Nam Sách), Lai Cách, Lương Điền (huyện Cẩm Bình), Thăng Long (huyện Kinh Môn), là những hợp tác xã phát triển đàn lợn với quy mô lớn. Đàn trâu, đàn bò tăng 5,5% so với năm 1976, đàn gia cầm đạt 3.660.091 con, tăng 3,5%2. Việc bảo vệ, phòng, chống dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm cũng có nhiều chuyển biến tích cực hơn. Bảng 4.2: Tốc độ phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Hải Hưng giai đoạn 1975 - 1980 Đơn vị tính: con Năm Đàn trâu Đàn bò Đàn lợn Gia cầm 1975 79.212 5.818 546.546 3.854.747 1976 79.018 6.562 532.153 4.090.383 1977 78.524 6.615 464.255 3.413.624 1978 77.414 7.306 490.415 3.660.091 1979 72.638 7.304 511.010 3.778.056 1980 71.452 7.376 514.786 3.895.087 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Hưng (1975 - 1980), Tlđd. 1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập II (1975 - 2005), Sđd, tr.26. 2. Xem Báo cáo số 01-BC/TU, ngày 14/01/1979 của Tỉnh ủy Hải Hưng về tình hình công tác năm 1978, lưu tại Phòng Lưu trữ, Tỉnh ủy Hải Dương, tr.2. 331
  13. LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập IV (Từ năm 1945 đến năm 2015) Có thể thấy, trong giai đoạn 1975 - 1980, ngành chăn nuôi của tỉnh chú trọng vào phát triển đàn gia cầm và đàn lợn. Số lượng trâu giảm từ 79.212 con năm 1975 còn 71.452 con năm 1980, trong khi đó đàn bò có xu hướng tăng mạnh, đàn lợn và gia cầm tăng, giảm theo từng năm do dịch bệnh, giá cả không ổn định, nhưng nhìn chung đều có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, việc phát triển đàn lợn đã bắt đầu đều ở cả hai khu vực tập thể và gia đình, nhất là đàn lợn tập thể tăng rõ rệt. Cùng với việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, tỉnh còn chú trọng việc nuôi, thả cá giống theo hình thức quốc doanh và hợp tác xã, mang lại hiệu quả, sản lượng cá thu hoạch ước khoảng 5.000 tấn, đạt 90% kế hoạch1. Năm 1978, chăn nuôi cá ao, hồ vượt chỉ tiêu kế hoạch 12%, sản xuất cá giống đạt trên 107% kế hoạch, phong trào xây dựng “Ao cá Bác Hồ” được phát triển rộng rãi, cổ vũ tinh thần chăn nuôi của các hộ gia đình và hợp tác xã. Cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, công tác củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất được chú trọng, nhất là tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nông nghiệp. Tỉnh đã tổng kết cuộc vận động tổ chức lại sản xuất và không ngừng đề ra những nhiệm vụ cần phải tiếp tục thực hiện, tập trung chỉ đạo giải quyết hợp tác xã yếu kém. Phong trào hợp tác xã nông nghiệp ổn định, đến năm 1980, toàn tỉnh có 409 hợp tác xã, quy mô bình quân mỗi hợp tác xã có 998 hộ, 1.422 lao động, 354ha canh tác2, tuy quy mô to nhỏ khác nhau, song đều có những hợp tác xã đạt trình độ tiên tiến và cũng còn hợp tác xã yếu kém. Qua các cuộc vận động, các hợp tác xã yếu kém và quy mô quá nhỏ đã được củng cố và hoàn thiện thêm một bước. Năm 1974, có 134 hợp tác xã yếu kém, chiếm 15% tổng số hợp tác xã, đến năm 1980 đã giải quyết được trên 50% số hợp tác xã kém trở thành trung bình và khá. 300 hợp tác xã quy mô dưới 150ha đã được hợp nhất thành những hợp tác xã có quy mô trên 200ha và bình quân mỗi hợp tác xã nông nghiệp có 262ha và 1.000 lao động; số hợp tác xã dưới 150ha chỉ còn 67 hợp tác xã3. Nhìn chung, công tác quản lý của hợp tác xã đã được nâng cao rõ rệt qua các năm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: việc làm ải vụ chiêm xuân, 1. Xem Báo cáo số 22-BC/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng về tình hình và kết quả các mặt công tác năm 1977, lưu tại Phòng Lưu trữ, Tỉnh ủy Hải Dương. 2, 3. Xem Báo cáo số 01-BC/TU, ngày 10/01/1981 của Tỉnh ủy Hải Hưng về công tác năm 1980, Tlđd, tr.2, 3. 332
  14. Chương IV: HẢI DƯƠNG thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế... sử dụng giống lúa ngắn ngày có năng suất cao, mở rộng diện tích vụ đông, diện tích làm 4 vụ... được nhiều hợp tác xã tiếp thu và thực hiện có kết quả tốt. Các mặt đóng góp nghĩa vụ lương thực, thực phẩm, bán hàng nông sản cho Nhà nước đều đạt và vượt mức kế hoạch được giao. Tuy nhiên, quy mô đội sản xuất cơ bản ở một số hợp tác xã còn quá lớn, tới 80 - 90ha canh tác, 200 lao động, làm phá vỡ quy hoạch phân vùng ảnh hưởng đến phương hướng sản xuất của hợp tác xã. Về bộ máy quản lý hợp tác xã, nhất là các ban chuyên môn phình ra quá lớn, số cán bộ gián tiếp chiếm từ 5 - 9% lao động của hợp tác xã; trình độ của cán bộ chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, đặc biệt là số cán bộ đội sản xuất còn yếu. Công tác quản lý hợp tác xã trên các mặt như quản lý tài vụ, lao động, vật tư, ruộng đất, khoán quản cây lúa vẫn còn hạn chế nhất định. Những kết quả của sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn này nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu ngày càng lớn về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản cho xuất khẩu và lao động, cho quốc phòng và các ngành kinh tế khác; làm tốt nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước, tăng tích lũy cho hợp tác xã và ổn định đời sống cho nông dân xã viên, cơ sở vật chất của hợp tác xã được tăng cường thêm, nhất là các công trình thủy lợi, thủy nông. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp cũng còn bộc lộ những hạn chế. Việc giải quyết mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi, giữa sản xuất và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật còn chưa cân đối; việc mở rộng chăn nuôi tập thể chưa được chú trọng đúng mức; chưa tạo được nhiều nguồn thức ăn, nhiều giống lợn lai kinh tế; chưa quan tâm đầy đủ đến việc hoàn chỉnh hệ thống kênh mương, bờ vùng; công tác khai hoang, phục hóa chưa khai thác được hết các diện tích hoang hóa. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Trong cơ cấu kinh tế chung, nhiệm vụ của ngành công nghiệp là tập trung phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng và chế biến lương thực, thực phẩm, phục vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu chế biến nguyên liệu tại chỗ, giải quyết việc làm, kích thích tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngành công nghiệp được tỉnh quy hoạch, sắp xếp, phân công lại lực lượng sản xuất, từng bước chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong các nhóm sản xuất, tăng cường công tác quản lý, nhất là trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và cải tiến lối làm việc của các cơ quan. Do vậy, tuy có 333
  15. LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập IV (Từ năm 1945 đến năm 2015) khó khăn về vật tư, thiết bị, song sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp những năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 1975 - 1980 có nhiều chuyển biến, sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp lúc này là sản phẩm về cơ khí (các loại máy bơm, máy công cụ, ca nô các loại, thuyền, xi măng)... Các xí nghiệp trên địa bàn tỉnh như Nhà máy sứ Hải Dương, Nhà máy xay Hải Dương, Nhà máy đá mài Hải Dương, Nhà máy chế tạo bơm, Xí nghiệp bao bì được đầu tư mở rộng cả về quy mô lẫn trang thiết bị máy móc. Đặc biệt, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch thuộc xã Minh Tân (huyện Kinh Môn) được khởi công xây dựng từ tháng 12/1976 đến tháng 01/1984, bao xi măng đầu tiên mang nhãn hiệu Hoàng Thạch được xuất xưởng và là một trong những nhà máy xi măng có công suất lớn nhất Việt Nam thời điểm này. Cùng với đó, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại (huyện Chí Linh) được Chính phủ Liên Xô giúp đỡ được khởi công xây dựng, năm 1979 nhà máy chính thức đi vào hoạt động1. Năm 1978, tổng sản lượng toàn ngành thực hiện đạt 100,1% kế hoạch và bằng 115% so với năm 1977. Trong đó, quốc doanh đạt 99,4%, tiểu thủ công nghiệp đạt 100,4%; phục vụ nông nghiệp đạt 107%, giao thông vận tải đạt 151%, phục vụ xây dựng cơ bản và tiêu dùng đạt 100% kế hoạch. Có 27/39 xí nghiệp đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch2. Với tinh thần khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, tỉnh đã chủ trương tiếp nhận các loại vật tư, nguyên liệu do Trung ương cung ứng; tổ chức hơn 3.000 lao động đi khai thác, thu mua nguyên liệu, phế liệu ở các tỉnh bạn, các xí nghiệp trung ương và địa phương được 5.000 tấn sắt thép, 2.000m3 gỗ, ủ chượp khoảng 2.000 tấn cá để sản xuất, nước mắm, 5.000 tấn phế liệu; vì vậy, đã cân đối lại được một số chỉ tiêu trong sản xuất, ổn định được 67/137 mặt hàng của địa phương, góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân3. Đến năm 1980, giá trị tổng sản lượng toàn ngành đạt 136,459 triệu đồng, bằng 99,6% kế hoạch. Quốc doanh đạt 36,032 triệu đồng, bằng 85,9% kế hoạch. 1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập II (1975 - 2005), Sđd, tr.40. 2. Xem Báo cáo số 01-BC/TU, ngày 14/01/1979 của Tỉnh ủy Hải Hưng về tình hình công tác năm 1978, lưu tại Phòng Lưu trữ, Tỉnh ủy Hải Dương, tr.5. 3. Xem Báo cáo số 01-BC/TU, ngày 10/01/1981 của Tỉnh ủy Hải Hưng về công tác năm 1980, Tlđd, tr.4-5. 334
  16. Chương IV: HẢI DƯƠNG thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế... Tiểu thủ công nghiệp đạt 100,4 triệu đồng, bằng 105,7% kế hoạch. Đã có 5/9 ngành như sản xuất than, chế tạo và sửa chữa kim loại, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ tre, dệt da, may nhuộm và 22/38 đơn vị xí nghiệp quốc doanh đạt và vượt mức kế hoạch năm. Một số đơn vị như: giấy Tân Hưng, sứ Hải Hưng, chế biến thực phẩm, than mới đạt được từ 50 - 86% kế hoạch. Các sản phẩm chủ yếu chỉ có 44/96 loại đạt và vượt mức kế hoạch; còn lại chưa đạt kế hoạch và một số đạt thấp như: xô màn: 23%, tinh dầu: 30%, lụa, cốt mũ: 35 - 40%, bê tông, đồ gốm: 50%, chiếu cói: 70%, phấn viết, công cụ cầm tay... Biểu đồ 4.1: Giá trị tổng sản lượng công nghiệp quốc doanh tỉnh Hải Hưng (tính theo giá cố định năm 1970) Đơn vị tính: 1.000 đồng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Hưng (1975 - 1980), Tlđd, tr.39. Như vậy, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp những năm 1975 - 1980 của tỉnh khá phát triển, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 30,906 triệu đồng năm 1975 lên 136.459 triệu đồng năm 1980. Những ngành có mức tăng trưởng cao là công nghiệp cơ khí, vật liệu xây dựng và chế biến lương thực, thực phẩm. 335
  17. LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập IV (Từ năm 1945 đến năm 2015) Biểu đồ 4.2: Giá trị sản lượng tiểu, thủ công nghiệp của tỉnh Hải Hưng (1976 - 1980) Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Hưng (1975 - 1980), Tlđd, tr.40. Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các hợp tác xã nông nghiệp có chiều hướng ổn định và phát triển với tốc độ khá. Đến năm 1980, toàn tỉnh có 1.454 cơ sở, sản lượng làm ra đạt 70 triệu đồng, tăng hơn gần 10 triệu đồng so với năm 1979, chiếm tỷ trọng 52% tổng sản lượng công nghiệp địa phương; góp phần tích cực phân công lao động tại chỗ và tổ chức, phân công lại mạng lưới công nghiệp theo hướng chuyên môn phù hợp với điều kiện từng huyện, từng hợp tác xã. Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp, vấn đề giải quyết nguyên liệu tại chỗ để phát triển sản xuất vẫn chưa được chú trọng đầy đủ, chưa tạo ra được nguồn nguyên liệu vững chắc, nhất là tiểu thủ công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm tiêu dùng tuy có tăng nhưng mặt hàng chưa phong phú; một số hàng thiết yếu cho đời sống địa phương có thể giải quyết được nhưng sản xuất còn bị hạn chế (chiếu cói, công cụ thường, phấn viết, đồ gốm các loại...). Cơ sở vật chất - kỹ thuật của thủ công nghiệp trong các hợp tác xã nông nghiệp còn yếu, giá thành sản phẩm còn cao, chất lượng nhiều mặt hàng chưa tốt. Chính sách gia công, thu mua hàng tiêu dùng và xuất khẩu còn có trường hợp chưa khuyến khích sản xuất phát triển. 336
  18. Chương IV: HẢI DƯƠNG thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế... - Thương nghiệp, tài chính, ngân hàng: Năm 1975, do hậu quả của chiến tranh để lại, ngành thương nghiệp của tỉnh gặp khó khăn về điều kiện vật tư, vốn, hàng hóa. Trước tình hình đó, tỉnh củng cố phong trào hợp tác xã mua bán thông qua việc phát triển xã viên mới, tích cực tận dụng nguồn vốn tự có của cơ sở, đồng thời tăng cường công tác quản lý hàng hóa, thực hiện chặt chẽ kiểm tra hằng ngày tránh mất cắp hàng hóa. Vì vậy, công tác lưu thông, phân phối có hiệu quả hơn, bám sát yêu cầu cơ bản phục vụ nhiệm vụ chính trị, góp phần ổn định và bảo đảm đời sống nhân dân. Mạng lưới thương nghiệp được mở rộng. Các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước được hoàn thành, năm 1977 so với năm 1976 giá trị thu mua hàng nông sản, thực phẩm tăng 10%, bán ra tăng 5%, phí lưu thông giảm 0,03%. Thu mua và giao hàng xuất khẩu đều vượt kế hoạch: năm 1977 đạt 125,6% và năm 1978 đạt 111,2% so với năm 19761. Năm 1978, tổng giá trị hàng hóa bán lẻ trên thị trường của toàn tỉnh đạt 102,5% kế hoạch, trong đó Ty Thương nghiệp đạt 100%, Công ty Dược phẩm đạt 101,3%, hợp tác xã mua bán đạt 110,3%2. Phong trào hợp tác xã mua bán được tỉnh chú trọng củng cố hơn, đã có 60% số hợp tác xã không phải vay vốn của ngân hàng, việc thực hiện công tác giá theo tinh thần của Trung ương cũng được quán triệt xuống các cấp, các ngành, qua đó thúc đẩy, tăng cường quản lý kinh tế, tài chính, thực hiện hạ giá thành sản phẩm, tăng tích lũy cho Nhà nước. Năm 1980, thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 23/6/1980 của Bộ Chính trị “Về cải tiến công tác phân phối, lưu thông” và Nghị quyết số 12-NQ/TU của tỉnh “Về tăng cường lãnh đạo cải tiến công tác phân phối, lưu thông”, nhằm củng cố và mở rộng thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ các hiện tượng đầu cơ, buôn lậu, nâng giá, ngăn chặn hành vi hối lộ, cửa quyền, móc ngoặc hoặc lợi dụng để đưa hàng của Nhà nước ra ngoài thị trường tự do, tỉnh đã triển khai thực hiện công tác đăng ký kinh doanh công thương nghiệp và quản lý thị trường, các cơ sở thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán từ tỉnh xuống cơ sở đều cải tiến phương thức phục vụ, tổ chức rộng rãi mạng 1. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập II (1975 - 2005), Sđd, tr.31. 2. Xem Báo cáo số 01-BC/TU, ngày 14/01/1979 của Tỉnh ủy Hải Hưng về tình hình công tác năm 1978, Tlđd, tr.9. 337
  19. LỊCH SỬ TỈNH HẢI DƯƠNG Tập IV (Từ năm 1945 đến năm 2015) lưới phân phối hàng hóa, mở thêm một số loại hình phục vụ ăn uống công cộng ở những nơi đông dân cư. Nhìn chung, trong 5 năm 1975 - 1980, ngành thương nghiệp của tỉnh đã có một số kết quả bước đầu trong việc tổ chức nắm nguồn hàng, vận dụng chính sách giá cả để mở rộng mô hình kinh tế hai chiều, mở rộng kinh doanh, giao lưu hàng hóa, tăng thêm các cửa hàng, cung cấp một số mặt hàng thực phẩm... Tính đến năm 1980, tổng giá trị thu mua nông sản của toàn tỉnh đạt 104,2%, thu từ hàng gia công tự sản xuất đạt 137,9%, giá trị bán lẻ đạt 82,1%. Hàng hóa giao nộp cho Trung ương đạt 117,9%, bao gồm 6.500 tấn thịt lợn hơi, 200 tấn lạc, 9.500 tấn đay quy bẹ, 2.000 tấn cói, 700.000 đồng dược liệu. Giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 41 triệu đồng, vượt 15% kế hoạch; tăng hơn năm trước 13 triệu đồng; trong đó hàng nông sản xuất khẩu là 12,4 triệu đồng, tăng 10%, hàng thủ công là 28,6 triệu đồng, tăng 16%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như đay ngâm đạt 3.600 tấn, tăng 100 tấn, thảm đay đạt 380.000m2; các mặt hàng khác như: thảm len, thêu ren, mây tre đan, thảm cói - ngô, tinh dầu, tỏi tuy chưa đạt kế hoạch đặt ra nhưng so với năm trước đều tăng1. Ngành tài chính, ngân hàng trong những năm 1975 - 1980 đã cố gắng trong việc tăng nguồn thu, tăng thu tiền mặt, tăng vốn cho việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các ngành kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục và phúc lợi tập thể. Tỉnh bước đầu vận dụng chính sách thuế mới, đồng thời huy động, khuyến khích nhân dân gửi tiền tiết kiệm. Kết quả, tổng thu ngân sách năm 1980 của tỉnh đạt 79 triệu đồng, số dư tiền tiết kiệm lên tới 101 triệu đồng, tăng 4,5 triệu đồng so với năm 19752. Trong năm 1978, thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc thống nhất phát hành đồng tiền mới, thu hồi tiền cũ trên cả nước, tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thị xã thành lập các bàn thu đổi tiền, tiến hành theo đúng kế hoạch, được chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành nhanh gọn, bảo đảm chính sách và đúng thời gian quy định. 1. Xem Báo cáo số 01- BC/TU, ngày 10/01/1981 của Tỉnh ủy Hải Hưng về tình hình công tác năm 1980, Tlđd, tr.8. 2. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập II (1975 - 2005), Sđd, tr.42. 338
  20. Chương IV: HẢI DƯƠNG thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế... - Xây dựng cơ bản và giao thông vận tải: Những năm 1975 - 1977, công tác xây dựng của tỉnh gặp nhiều khó khăn về vật tư, nhất là xi măng, sắt, thép. Tỉnh đã chủ trương chuyển hướng, tập trung cho những công trình trọng điểm nông nghiệp, thủy lợi, nhà ở, trường học, bệnh viện và một số xí nghiệp cần thiết như vật liệu xây dựng, cơ khí... Đến năm 1978, tỉnh đã đưa vào sử dụng 74 công trình, trong đó có 7 công trình công nghiệp, 38 công trình nông nghiệp, thủy lợi, 10 công trình thuộc giao thông vận tải, 3 công trình y tế bảo vệ sức khỏe, 13 công trình giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, 4.500m2 nhà ở cao tầng và 6.000m2 nhà ở khác1. Tính đến năm 1980, vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện là 13,664 triệu đồng, đạt 73%, trong đó chi cho công nghiệp đạt 61,4%; nông, lâm nghiệp, thủy lợi đạt 107,8%; thương nghiệp đạt 44,8%; giao thông vận tải đạt 403% và khu vực không sản xuất vật chất đạt 58,3%. So với năm 1979, tổng mức đầu tư giảm 47,7%; riêng xây lắp giảm 37,5%; toàn bộ giảm 50%. Tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 19 công trình, trong đó có nhà trưng bày về danh nhân Nguyễn Trãi, khu triển lãm, cầu Ràm, cầu Trương Xá2. So với những năm trước, công tác xây dựng cơ bản đã tập trung làm nhanh những công trình chuyển tiếp, chỉ đạo thi công dứt điểm một số công trình trọng điểm được giao và đưa được nhiều công trình vào sử dụng. Về giao thông vận tải, tỉnh luôn chú trọng nâng cao năng lực quản lý trong các khâu vận chuyển các mặt hàng chủ yếu như lương thực, hàng tiêu dùng, đảm bảo công tác giao thông vận tải được vận hành thông suốt. Tuy nhiên, ngành vận tải cũng gặp không ít khó khăn do phương tiện thiếu, hư hỏng nhiều, phụ tùng thay thế chưa đáp ứng được. Năm 1980, khối lượng vận tải toàn tỉnh chỉ thực hiện được 1,346 triệu tấn, đạt 97% kế hoạch. Riêng giao thông nông thôn so với năm 1975 tăng mạnh, năm 1980 toàn tỉnh huy động 3,5 triệu ngày công, khai thác trên 14.000 tấn xỉ gạch, đá, đất đồi làm mới, mở rộng, nâng cấp hơn 2.400km đường, xây 80 cầu, 2.100 cống và mua thêm 9.500 xe cải tiến, thuyền phục vụ sản xuất3. Năm 1980, vận tải hành khách đã 1. Xem Báo cáo số 01-BC/TU, ngày 14/01/1979 của Tỉnh ủy Hải Hưng về tình hình công tác năm 1978, Tlđd, tr.6. 2. Xem Báo cáo số 01-BC/TU, ngày 10/01/1981 của Tỉnh ủy Hải Hưng về tình hình công tác năm 1980, Tlđd, tr.5. 3. Xem Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập II (1975 - 2005), Sđd, tr.41. 339
nguon tai.lieu . vn