Xem mẫu

  1. TÌM HIỂU KỸ NĂNG ĐỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH CTXH TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV: Nguyễn Ngọc Nhƣ Ý - Phạm Thanh Hải Thi Lớp: ĐHCTXH13 GVHD: ThS. Kiều Văn Tu Tóm tắt: Một trong những phương pháp cung cấp kiến thức khoa học-xã hội hiệu quả cho sinh viên là chủ động đọc sách báo, tài liệu. Để lĩnh hội tốt lượng tri thức khoa học trong lượ ệu phong phú, đa dạng, sinh viên cần thiết phải có kỹ năng đọc tốt. Nhận thấy được tầm quan trong đó, nhóm tiến hành khảo sát trong phạm vi 70 sinh viên thuộc chuyên ngành CTXH. Kết quả nghiên cứu chỉ ra phần lớn sinh viên đã sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình tìm kiếm tư liệu thế nhưng họ vẫn chưa được trang bị kỹ năng đọc, hơn 50% sinh viên đã tự đánh giá kỹ năng đọc của mình chỉ ở mức trung bình, kém. Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến vấn đề là sự phát triển của truyền thông và công nghệ. Yếu về kỹ năng đọc gây ảnh hưởng trong quá trình tiếp thu kiến thức, hình thành nhân cách cá nhân còn ảnh hưởng lớn đến xã hội. Để khắc phục, giải pháp được sinh viên kiến nghị hàng đầu là lồng ghép dạy kỹ năng đọc và kiến thức chuyên môn được đào tạo đồng thời thay đổi phương pháp giảng dạy trên lớp. Từ khóa: Kỹ năng, Kỹ năng đọc. 1. Mở đầu Trong thời đại phát triển nhƣ ngày nay, việc trang bị cho bản thân một vốn kiến thức phong phú về mọi lĩnh vực là điều hết sức cần thiết với mỗi cá nhân, đặc biệt là với đại bộ phận sinh viên – thế hệ trẻ của nhân loại. Việc trau dồi cho mình những kiến thức bổ ích ấy, sinh viên không chỉ dành nhiều thời gian để đến lớp, trực tiếp nghe giảng và cùng giảng viên trao đổi những vấn đề đƣợc đặt ra thì quan trọng hơn hết vẫn là sự chủ động tìm tòi, học hỏi của mỗi ngƣời. Vậy sinh viên phải tìm tòi, học hỏi ở đâu? Một hình thức đơn giản, ít tốn kém chi phí và gần gũi đƣợc bao thế hệ áp dụng là đọc sách báo, tài liệu chuyên môn. Khi công nghệ thông tin phát triển ồ ạt trên khắp các quốc gia, ngoài việc thúc đẩy nƣớc nhà phát triển đa lĩnh vực, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên đƣợc tiếp cận với sách báo, tài liệu hơn thông qua 182
  2. mạng internet. Mặc dù trong giai đoạn trƣớc hay là trong xã hội hiện đại nhƣ ngày nay, để tiếp thu hiệu quả những vốn kiến thức hữu ích ấy cần có kỹ năng đọc – một trong những kỹ năng hết sức quan trọng không chỉ với sinh viên mà còn với mọi lứa tuổi khác. Hầu nhƣ đa phần chúng ta đều chƣa có đƣợc khái niệm về kỹ năng đọc sách, báo, tài liệu bởi lý do gia đình, nhà trƣờng và xã hội chƣa đề cao về vấn đề này. Trong bài báo cáo khoa học này, chúng tôi mong muốn giúp cho ngƣời đọc có khái niệm chung về kỹ năng đọc cũng nhƣ khái quát về thực trạng kỹ năng đọc của sinh viên ngành Công tác xã hội tại trƣờng Đại học Đồng Tháp. Bên cạnh đó, bài vi những biện pháp khắc phục và nâng cao ý thức cho sinh viên ngành Công tác xã hội nói riêng và tất cả những cá nhân quan tâm đến vấn đề. 2. Nội dung 2.1.Thực trạng Để đánh giá thực trạng kỹ năng đọc của sinh viên ngành Công tác xã hội trƣờng Đại học Đồng Tháp, nhóm chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát ngẫu nhiên với 70 sinh viên đang tham gia ở 3 khóa học, bao gồm 3 khóa: 2012, 2013 và 2014. Trong đó, sinh viên năm h có 14 sinh viên (chiếm 20% trên tổng số 70 sinh viên).Việc khảo sát đƣợc thực hiện thông qua hình thức bảng hỏi. Sau khi tiến hành thu thập và xử lý thông tin chúng tôi đã có đƣợc các kết quả dƣới đây: Thứ nhất là, thói quen đọc sách, báo, tài liệu khoa học của sinh viên CTXH Khi đƣợc hỏi về thói quen đọc sách, báo, tài liệu khoa học có 70% sinh viên đã có thói quen, 30% sinh viên chỉ phụ thuộc vào những kiến thức có sẵn do giảng viên cung cấp trên lớp. Mặc dù đa phần sinh viên đã tự ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc trau dồi 183
  3. kiến thức không ngừng cho bản thân nhƣng vẫn còn một phần lớn chƣa nắm rõ đƣợc sự cần thiết của thói quen bổ ích này. Nếu con số 30% giảm mạnh không chỉ cải thiện đƣợc kết quả học tập của sinh viên CTXH mà còn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Trong quá trình học tập trên lớp, nhằm thay đổi phƣơng pháp học tập mới để sinh viên có điều kiện vận dụng tất cả những kỹ năng, bên cạnh những kiến thức mà giảng viên cung cấp thì giảng viên cũng yêu cầu sinh viên thực hành những bài tập tự nghiên cứu và sau đó trình bày trƣớc lớp. Phƣơng pháp này đòi hỏi sinh viên phải tự tìm thêm tài liệu ngoài bài giảng sẵn có mà giảng viên đã cung cấp. Thứ hai là, các loại tài liệu ƣu tiên khi tìm đọc, nghiên cứu của sinh viên CTXH Việc nghiên cứu tƣ liệu thông qua sách báo đã đƣợc 23% sinh viên lựa chọn, chiếm đa phần nhất với 60% là Internet. Ngoài ra, một số bạn còn tập trung nghiên cứu trên tivi, radio,... và các kênh thông tin khác. Qua những con số đó, chúng ta thấy đƣợc rằng hầu hết sinh viên ngày nay đã bắt đầu theo kịp sự phát triển của thế giới trên phƣơng diện áp dụng sự hiện đại của công nghệ thông tin vào trong việc học tập của mình. Nói nhƣ vậy không hẳn là toàn bộ mà vẫn còn một số ít khác vẫn nhận thấy đƣợc những lợi í trƣớc đó. Bảng 3: Biểu đồ thể hiện những nguồn cung cấp sách báo, tư liệu mà các bạn sinh viên CTXH trường Đại học Đồng Tháp lựa chọn. 184
  4. Vẫn chiếm tối ƣu trong sự lựa chọn của sinh viên với con số 59%, Internet đang dần dần đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc đến thƣ viện hay mƣợn từ thầy cô bạn bè vẫn đƣợc một số sinh viên thực hiện mặc dù với con số không lớn. Nhìn chung, ta có thể thấy đƣợc rằng, sự phát triển dù đạt đỉnh điểm đến đâu thì vẫn còn tồn tại số ít vẫn giữ đƣợc cách học truyền thống, tuy không thuận tiện bằng nhƣng nó vẫn mang lại những lợi ích riêng mà internet khó có thể có đƣợc. Qua khảo sát, chúng tôi còn nhận thấy rằng, sinh viên hiện nay quan tâm không chỉ với duy nhất lĩnh vực mà mình đang theo học mà họ còn chú trọng nghiên cứu về những vấn đề khác nhƣ khoa học (12,1%), kinh nghiệm sống (28,2%) và các vấn đề về văn hóa, văn học, thƣờng thức đời sống,...Khi lƣợng kiến thức càng đa dạng hơn, nguồn thông tin phong phú hơn, thì đòi hỏi sinh viên lại càng phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể lựa chọn, tiếp thu một cách tốt nhất. 185
  5. Thứ ba là, cách thức đọc tài liệu của sinh viên Bảng 4: Biểu đồ thể hiện các cách thức đọc sách báo, tài liệu của các bạn sinh viên CTXH trường Đại học Đồng Tháp Cách thức đọc một cuốn sách, một bài báo hay tài liệu là do thói quen, nhận thức và sở thích của từng cá nhân. Tuy nhiên, làm sao để đạt đƣợc hiệu quả trong quá trình nghiên cứu ấy lại là một vấn đề đáng quan tâm hơn hết. Số liệu cho thấy trong 70 sinh viên tham gia nghiên cứu thì 55% thực hiện cách đọc lƣớt qua sau đó đọc những phần mà mình cần tìm hiểu, 18% quyết định chọn hình thức đọc từ đầu đến cuối, 19% lại muốn đọc lƣớt qua và 8% thì chỉ đọc những phần nào mình thích. Mặc dù đa phần sinh viên đã lựa chọn cách đọc đúng đắn nhƣng vẫn còn một con số khá lớn vẫn ƣa chuộng những cách thức theo sở thích, qua loa để tránh mất thời gian hơn. Vì chƣa nhận thức đúng đắn về kỹ năng đọc, nghiên cứu tài liệu nên đa phần lƣợng kiến thức mà họ tiếp nhận đƣợc chỉ từ khoảng 20-59% . Số liệu này có đƣợc khi chúng tôi đặt câu hỏi cho các bạn sinh viên CTXH về khả năng tiếp thu của bản thân khi đọc, nghiên cứu sách, báo, tài liệu. Có khoảng 30% sinh viên tiếp thu đƣợc từ 60-79%; 45,7% sinh viên tiếp thu đƣợc từ 40-59%; còn lại là từ 40% trở xuống. Từ kết quả đó, chúng tôi đã cho chính các bạn sinh viên tự đánh giá kỹ năng đọc của bản thân mình theo từng mức độ khác nhau. 186
  6. Từ biểu đồ trên ta cũng thấy đƣợc rằng, chỉ có 3% trên tổng số 70 sinh viên cho rằng sinh viên đã đƣợc trang bị tốt kỹ năng đọc và chiếm ƣu thế lớn hơn vẫn là mức bình thƣờng với 44%, 39% đánh giá chƣa tốt và 14% cho rằng sinh viên vẫn chƣa có kỹ năng đọc. Thông qua, tất cả những câu hỏi đặt ra trong phần trao đổi bằng bảng hỏi, nhìn chung hiện nay, mặc dù đã có phần lớn sinh viên ý thức đƣợc tầm quan trọng của kỹ năng đọc trong việc trau dồi kiến thức cho bản thân nhƣng bên cạnh đó vẫn còn không ít đối tƣợng chƣa hình dung đƣợc phải nghiên cứu sách, báo, tài liệu với hình thức nhƣ thế nào cho phù hợp. Điều này dẫn đến việc gây ra những ảnh hƣởng không chỉ đến bản thân các bạn mà còn với những thành viên khác trong xã hội. Việc cấp bách lúc này là gia đình, nhà trƣờng, xã hội cũng nhƣ cá nhân chúng ta phải thật sự quan tâm nhiều hơn về hình thành kỹ năng cho toàn bộ sinh viên. 2.2. Nguyên nhân Trƣớc khi đi đến hƣớng giải quyết vấn đề thì hơn hết chúng ta cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đáng báo động này. Bảng 6: Biểu đồ phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến kỹ năng đọc của sinh viên CTXH 187
  7. Sau khi phân tích số liệu, dựa trên kết quả ta thấy đƣợc rằng, nguyên nhân chính gây tác động lớn đến việc sinh viên không có đƣợc kỹ năng đọc hay kỹ năng đọc yếu là do truyền thông, CNTT (30%) và Game online, mạng xã hội (34%). Mặt khác, cũng còn rất nhiều yếu tố nhƣ cách giáo dục của nhà trƣờng, của gia đình; Ảnh hƣởng từ bạn bè và chất lƣợng của thƣ viện tại trƣờng cũng nhƣ tại địa phƣơng. Kể từ khi công nghệ thông tin và truyền thông phát triển vƣợt bậc, dƣờng nhƣ chúng ta bắt đầu phụ thuộc nhiều vào nó. Với một chủ đề có sẵn, chúng ta có thể thoải mái tìm kiếm trên công cụ Google thay vì nhƣ ngày xƣa phải đến trực tiếp thƣ viện, đọc sách, tƣ liệu và tìm kiếm, ghi chép lại. Chỉ cần một vài động tác đơn giản, chúng ta sẽ có ngay những chủ đề mong muốn mà không mất nhiều thời gian. Đôi khi chính vì lẽ đó mà chúng ta không dành ra chút ít thời gian để nghiên cứu, đọc hiểu mà chỉ tìm kiếm để đối phó. Không thể chối bỏ sức hút của thị trƣờng game online và mạng xã hội, phần lớn thời gian ngoài việc học tập trên lớp thì sinh viên dành thời gian cho những thú vui này và loại bỏ những thói quen hữu ích nhƣ việc tự nghiên cứu sách vở, tài liệu bên ngoài chƣơng trình để nâng cao kiến thức, việc đọc nhiều sách, báo,... không chỉ giúp mở mang thêm kiến thức mà còn giúp chúng ta trau dồi thêm về những cách thức chọn lọc nội dung, kỹ năng đọc sao cho phù hợp,... Giáo dục từ phía nhà trƣờng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Với lối giáo dục truyền thống sinh viên chỉ tập trung vào những kiến thức phổ thông làm giảm khả năng tự động não, suy luận, tìm tòi. , “Một trong những điểm yếu hiện nay là phƣơng pháp dạy học vẫn còn lạc hậu, nặng về truyền thụ một chiều, thầy đọc, trò ghi, ít phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh – sinh viên. Phƣơng pháp dạy và học theo lối truyền thống đó đã làm sinh viên ngày nay thiếu sự tìm tòi sáng tạo” – đó là nhận định của Thứ trƣởng Bộ Giáo dục – Đào tạo tại hội thảo: “Đổi mới phƣơng pháp dạy học đại học”. Từ đó, họ không có cơ hội đƣợc tiếp xúc với sách, báo, tài liệu khác thậm chí là không đƣợc trang bị những kỹ năng cần thiết trong đời sống. Một trong những yếu tố không thể bỏ quên là thói quen sinh hoạt, giáo dục của gia đình. Đây đƣợc coi là “cái nôi” cho việc hình thành ý thức và nhân cách con ngƣời. Việc có sở thích nghiên cứu sách báo, tài liệu cũng đƣợc sinh ra từ đây. Với những bậc cha mẹ có kiến thức sâu rộng 188
  8. về vấn đề kỹ năng đọc sẽ tƣ vấn, hỗ trợ cho con cái trong quá trình học tập nghiên cứu. Chất lƣợng thƣ viện cũng đóng góp một phần không nhỏ tác động đến thực trạng trên. Ngoài ra, ảnh hƣởng từ bạn bè cũng là một tác nhân có tác động mạnh mẽ đến kỹ năng đọc của sinh viên. Bƣớc vào môi trƣờng đại học đồng nghĩa với việc đa số sinh viên phải sống xa nhà, xem trƣờng là nhà, xem bạn bè là anh chị em thì việc ảnh hƣởng những suy nghĩ, sở thích là không tránh khỏi. Dƣới sự tác động trực tiếp của thế giới xung quanh sẽ làm hình thành, thay đổi nhận thức cũng nhƣ thói quen của một cá nhân. Trong vòng quay của cuộc sống hiện đại, thế hệ trẻ đang bị cuốn theo sức hút của tập thể và học tập những hành vi theo xã hội mà không có chọn lọc. 2.3. Hậu quả Xét về góc độ cá nhân: Bảng 7: Biểu đồ phân tích hậu quả về mặt cá nhân do thiếu kỹ năng đọc của sinh viên CTXH Thiếu kiến thức cơ bản 9% Lĩnh hội sai nội dung 25% 18% Không tiếp thu đƣợc nội dung Lệch lạc tƣ tƣởng 14% 18% Không thích thú đọc 16% Nhân cách không đúng đắn Dựa trên những con số thực tế bên trên, hầu hết tất cả các bạn đều ý thức đƣợc những ảnh hƣởng xấu mà việc yếu về kỹ năng đọc dẫn đến. 25% cho rằng yếu kỹ năng đọc sẽ dẫn đến việc thiếu đi những kiến thức cơ bản, nền tảng; 18% đồng ý là điều này sẽ gây nên việc lĩnh hội sai nội dung và cùng mức đó là làm mất đi cảm giác thích thú khi đọc sách,.. Ngoài ra, những ảnh hƣởng không thể bỏ qua 189
  9. là làm cho không thể tiếp thu đƣợc kiến thức, làm lệch lạc tƣ tƣởng và hình thành nhân cách không đúng đắn. Với những con số không chênh lệch nhiều nhƣ thế thì việc yếu về kỹ năng đọc sẽ có thể dẫn đến tất cả những hậu quả vừa nêu bởi chúng có sự liên kết và tƣơng tác khá là chặt chẽ. Xét về mặt xã hội: Việc yếu kỹ năng đọc sách không chỉ gây ảnh hƣởng đến cá nhân ngƣời lĩnh hội kiến thức mà còn gây nên những ảnh hƣởng đến mọi ngƣời xung quanh trong việc định hƣớng kiến thức (43,8%), truyền đạt thông tin (33,9%) và định hƣớng nhân cách không đúng đắn cho mọi ngƣời (22,3%). Những con số cũng đủ để giúp chúng ta nhận biết đƣợc rằng tầm ảnh hƣởng của vấn đề không chỉ giới hạn ở một cá thể mà còn ảnh hƣởng rất lớn đến tập thể, đến quá trình phát triển của xã hội. 2.4. Biện pháp Qua quá trình tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến vấn đề sinh viên hiện nay đang yếu dần về kỹ năng đọc, chúng tôi đã đề ra những phƣơng hƣơng giải quyết và chính các bạn sinh viên CTXH là ngƣời đánh giá mức độ hiệu quả của từng phƣơng hƣớng ấy. Tất cả các biện pháp đều đƣợc sinh viên đánh giá với mức độ hiệu quả rất cao mà chủ yếu các bạn tập trung nhiều nhất vào việc lồng ghép việc dạy kỹ năng vào trong chương trình học chính khóa cũng như thay đổi phương thức giáo dục tại lớp để sinh viên có nhiều điều kiện tốt hơn trong việc phát huy khả năng tự nghiên cứu. Cũng đƣợc đánh giá cao không kém là tổ chức các buổi truyền thông về kỹ năng đọc sách cho sinh viên trong những ngày cuối tuần để các bạn có thể trực tiếp giao lƣu, trao đổi cụ thể hơn và chất lƣợng của thƣ viện cũng nên đƣợc chú trọng nhiều hơn, có sự đa dạng hơn về thể loại để phục vụ cho sinh viên tốt hơn nữa. Các câu lạc bộ chuyên về đọc sách, báo cũng nên được thành lập, tuy tính hiệu quả không cao bằng những phƣơng hƣớng đã đề ra nhƣng nó cũng có thể giải quyết phần nào vấn đề đang diễn ra ở hầu hết bộ phận sinh viên hiện nay . 3. Kết luận Kỹ năng đọc thật sự là một trong những kỹ năng cần thiết không chỉ với sinh viên mà còn với những lứa tuổi khác từ trẻ nhỏ đến ngƣời già. Nó không chỉ giúp ích cho quá trình học tập tại môi trƣờng cao 190
  10. đẳng, đại học mà còn trong suốt quá trình làm việc sau này của mỗi cá nhân. Tri thức là vô tận, để lĩnh hội tri thức hiệu quả, cần phải có sự tích lũy dần dần theo thời gian, từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp, diễn ra thƣờng xuyên và xuyên suốt cuộc đời. Phƣơng pháp lĩnh hội tri thức nhƣ thế nào là điều đáng quan tâm hơn hết. Trong thời đại công nghiệp, xã hội dần phát triển nhƣ ngày nay, đòi hỏi chúng ta phải thật sự vững về kiến thức lẫn kỹ năng mới có thể tồn tại, mà trong đó kỹ năng đọc chính là một bƣớc đệm đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của từng cá thể trong một cộng đồng. Muốn xã hội đi lên thì cá thể phải đƣợc hoàn thiện. Tài liệu tham khảo [1]. Phùng Thị Ngân-Văn hóa đọc của sinh viên trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội. 2008 [2]. ThS Lê Thị Thúy Hiền – Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành thƣ viện thông tin, trƣờng Đại học văn hóa Hà Nội. [3].Trƣơng Đại Lƣợng. Bài giảng Công tác ngƣời đọc: Dùng cho sinh viên ĐH Thông tin – Thƣ viên. – Đại học Văn hóa Hà Nội, 2008. [4].Vũ Duy Hiệp - Một số giải pháp để phát triển văn hóa đọc cho sinh viên các trƣờng đại học [5]. Phạm Quang Tùng - Một số kỹ năng nhằm nâng cao kỹ năng đọc sách của sinh viên trƣờng Đại học Nha Trang, 2011. 191
nguon tai.lieu . vn