Xem mẫu

  1. Tìm câu chuyện ở đâu? Thế giới hình như càng ngày càng lắm chuyện, không thiên tai thì cũng "oánh nhau" ở đâu đó, rồi lại hết bệnh này đến dịch khác, công ty này sụp đổ, công ty kia lừa đảo. Ấy thế mà cũng có lúc mấy ngày liền chẳng có chuyện gì ầm ĩ. Hoặc là lĩnh vực của mấy đồng nghiệp kia thì bao nhiêu chuyện, riêng lĩnh vực mình phụ trách cứ im thin thít. Bực thế! Nhiều đồng nghiệp trẻ băn khoăn: "Tìm câu chuyện ở đâu?" Tin nóng đâu phải ngày nào cũng có, mà có vụ gì hay hay thì bao kẻ đổ xô vào. Hội nghị, hội thảo thì ối, nhưng thật khó viết. Nhiều khi vắt óc mãi mà chỉ thấy trước mặt là... Lý Bí.
  2. Một trong những lý do đẩy phóng viên đến bế tắc chính là cái quan niệm đi tìm sự kiện hay. Các sự kiện thì đầy ra mỗi ngày, nhưng chúng ta đều hiểu rằng không phải sự kiện nào cũng thành tin. Ngay cả những sự kiện hay chưa chắc đã thành tin hay. Tuy nhiên, tìm ra lối thoát cũng không phải khó lắm. Biện pháp đầu tiên mà các phóng viên thường được khuyên nên làm là đọc lại những bài viết của mình để tự tổng hợp thông tin về một vấn đề nào đó hoặc phát hiện ra một khía cạnh chưa được đề cập tới. Chúng ta từng được thấy những ví dụ về các vụ việc tưởng chừng đã đi vào quên lãng nhưng bất ngờ lại được xới lên để rồi dẫn đến một cuộc tranh luận hoàn toàn mới. Khi theo cách làm
  3. này, phóng viên hơi có vẻ giống... thám tử. Cũng có thể theo một cách khá phổ biến là đọc tin bài của các báo khác (ở nước ngoài thì người ta dùng từ "sát" hơn là của các đối thủ). Tôi từng đọc một tin tức nói rằng nhiều khi đọc báo còn phát hiện ra cả những tin thuộc loại bí mật quốc gia, vì thế chẳng có lý gì lại không có manh mối cho nhà báo. Chẳng hạn một tờ báo phát hiện ra một vấn đề mang tính khơi mào, nếu bạn nhanh chân và khéo léo thì thậm chí có một bài kế tiếp vô cùng đầy đủ và chi tiết. Như thế có nghĩa là người phát hiện tin lại không phải là người thắng cuộc. Và nếu vẫn bí thì hãy thử tự coi mình là... nhân viên bán bảo hiểm của Prudential để làm theo phương châm "Luôn luôn lắng
  4. nghe, luôn luôn thấu hiểu" của bản hãng. Hãy giỏng tai nghe ngóng khắp nơi để tìm ra một ý tưởng (Tất nhiên là còn phụ thuộc vào cách thức triển khai khi có ý tưởng hay nữa). Có một lời khuyên của các chuyên gia là hãy nói chuyện với sếp hoặc các biên tập viên để họ gợi ý những chủ đề, vấn đề theo cách nhìn "vĩ mô". Cũng nên trò chuyện với những người bình thường vì đối tượng này có thể có rất nhiều ý tưởng thú vị - và điều quan trọng là họ sẵn sàng chia sẻ chứ không giấu giếm như một số đồng nghiệp phải "om" tin cho riêng mình. Nhưng đừng vì áp lực công việc quá tới mức làm gì cũng tập trung tìm cho ra tin tức. Nói chuyện với bố mẹ, anh em, bạn bè
  5. mà đầu óc lại chỉ chăm chăm nghĩ đến việc moi tin thì thật là tệ, còn đâu là cuộc sống. Nếu những cách trên đây không thực hiện được hoặc khó thực hiện trong một hoàn cảnh nào đó thì vẫn có một phương cách cuối cùng: Tạm thời quên hết công việc đi. Khi đầu óc thảnh thơi cũng là lúc tỉnh táo nhất./.
nguon tai.lieu . vn