Xem mẫu

  1. Tìm các chi tiết cụ thể để có bài Tiểu thuyết gia Joseph Conrad từng mô tả công việc của ông như thế này: “Sức mạnh của từ ngữ khi viết ra phải làm cho độc giả nghe thấy, cảm nhận thấy — nhưng trước hết là phải làm cho họ nhìn thấy." Khi Gene Roberts, một biên tập viên nhật báo lừng danh ở Mỹ, khởi sự với vị trí một phóng viên ở Bắc Carolina, ông thường đọc to bài viết của mình cho một biên tập viên mù và phải làm cho
  2. ông ấy “nhìn” thấy những gì chàng trai trẻ Roberts diễn đạt. Chi tiết về nhân vật và bối cảnh đánh thức nhận thức của độc giả, nhờ đó giúp họ hiểu vấn đề. Khi chúng ta nói “tôi thấy” thì thông thường cũng mang nghĩa “tôi hiểu.” Những phóng viên ít kinh nghiệm thì thường chú ý vào những chi tiết như người đàn ông bập điếu thuốc, người phụ nữ cắn móng tay. Những chi tiết đó chẳng nói lên điều gì, trừ phi người đàn ông bị chết vì viêm phổi hoặc người phụ nữ bị chứng chán ăn. Ở St. Petersburg, các biên tập viên thường cảnh báo các phóng viên rằng khi trở về văn phòng thì “phải có được tên của con chó.” Nhiệm vụ này không có nghĩa là phóng viên phải nêu chi tiết đó trong bài viết, song nó nhắc nhở phóng viên phải luôn lắng
  3. nghe và luôn nhìn kỹ mọi sự viện, hiện tượng. Khi Kelley Benham viết về con gà sống hung dữ tấn công một em bé đang tập đi, bà không chỉ có tên của con gà sống đó, Rockadoodle Two, mà cả tên của bố mẹ nó, Rockadoodle và Henny Penny Một chân. Đọc thêm: Trước ngày một kẻ giết người hàng loạt bị hành quyết, phóng viên Christopher Scanlan Các thủ thuật viết đã bay tới Utah để thăm gia đình một người tin kinh tế được cho là nạn nhân của y. Nhiều năm trước, người phụ nữ trẻ này rời khỏi nhà và không bao giờ trở về. Scanlan tìm ra một chi tiết cho thấy nỗi đau khôn nguôi của gia đình nọ. Ông chú ý một miếng băng dính dán chặt lên công tắc đèn ở cửa ra vào — để không ai tắt đi được. Bà mẹ luôn để đèn sáng chờ đứa con trở về, và dẫu nhiều năm đã trôi qua, ngọn đèn
  4. đó luôn cháy, giống như một ngọn lửa vĩnh cửu. Chìa khóa nằm ở chỗ: Scanlan đã nhìn thấy chiếc công tắc bị dán băng dính và đã hỏi về nó. Chi tiết đáng giá mà ông chộp được này chính là nhờ sự tò mò chứ không phải trí tưởng tượng của ông. Phóng viên giỏi kể các chi tiết không chỉ để thông báo tin tức mà còn để thuyết phục. Năm 1963, Gene Patterson viết như sau trong bài nói về vụ sát hại 4 bé gái bằng thuốc nổ trong một nhà thờ ở Alabama: Sáng Chủ Nhật, một người mẹ da đen khóc ngất trước một nhà thờ Baptist ở Birmingham. Bà ôm trong tay một chiếc giày, chỉ
  5. một chiếc giày, văng ra từ chân đứa con bị thiệt mạng. Chúng tôi cùng ôm chiếc giày đó với bà. Patterson không cho phép những người dân miền Nam da trắng thoát khỏi trách nhiệm về vụ sát hại các em nhỏ này. Ông buộc họ phải nhìn, phải nghe – nghe tiếng khóc của người mẹ đau khổ và nhìn thấy chiếc giày nhỏ xinh. Phóng viên khiến cho chúng ta thông cảm, cùng tiếc thương, và hiểu rõ mọi chuyện. Ông làm chúng ta phải nhìn thấy rõ. Phải làm gì: 1. Hãy đọc một số bài viết trên một tờ báo mà bạn cho là viết hay, rồi hãy tìm những câu đánh thức nhận thức. Cũng làm như thế với một cuốn tiểu thuyết.
  6. 2. Đề nghị một nhóm đồng nghiệp nêu tên những con vật nuôi trong gia đình họ. Hãy xem những cái tên nào bộc lộ rõ nhất tính cách của người chủ. 3. Hãy chọn một bức ảnh báo chí tốt và thử dựa vào đó viết một câu chuyện. Bạn sẽ chọn những chi tiết nào và theo thứ tự ưu tiên nào? 4. Đề nghị một người dễ tính nào đó cho xem ví hoặc ngăn kéo riêng. Đề nghị người đó giới thiệu qua về những thứ bên trong. Chi tiết nào nêu lên tính cách của người đó rõ nhất?
nguon tai.lieu . vn