Xem mẫu

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƢỜNG CAO ĐẲNG TÀI CHÍNH HẢI QUAN KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ BÁO CÁO TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ─✵─ Đề tài: VAI TRÒ CỦA VÀNG VÀ SO SÁNH VỚI TIỀN ĐỒNG Xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx TP Hồ Chí Minh tháng 5/2011
  2. Mục Lục TP Hồ Chí Minh tháng 5/2011 ................................................................................................... 1  Phần mở đầu. ................................................................................................................... 2 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÀNG ................................................................................... 4 1.1. Chế độ bản vị vàng .......................................................................................................... 4 1.2. Chế độ bản vị vàng cổ điển: ............................................................................................ 4 1.3. Chế độ bản vị vàng mới:.................................................................................................. 6 1.4. So sánh chế độ bản vị vàng cổ điển và chế độ bản vị vàng mới: .................................... 7 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ VÀ CỦA TIỀN ĐỒNG VIỆT NAM .......................................................................................................... 7 2.1. Thực trạng........................................................................................................................ 8 2.1.1 Thị trƣờng vàng trong những năm gần đây. .............................................................. 8 2.1.2. Phạm vi kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay khá rộng, khó kiểm soát ............. 11 2.2. Biến động của thị trƣờng vàng ................................................................................... 12 2.2.1. Tác động của thị trƣờng vàng năm 2010 đến chính sách tiền tệ ........................ 12 2.2.2. Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................................... 14 2.3. Vai trò của vàng............................................................................................................ 17 2.3.1. Tác động của vàng đối với tỷ giá............................................................................ 17 2.3.2. Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tƣ: .............................................................. 20 2.3.3. Vàng là công cụ phòng chống lạm phát: ................................................................ 21 2.3.4. Vàng là công cụ đầu tƣ thay thế đồng USD: .......................................................... 22 2.3.5. Vàng giúp kiểm soát rủi ro: .................................................................................... 22 2.3.6. Dự trữ ngoại hối. .................................................................................................... 22 2.3.7. Huy động vàng trong dân để đầu tƣ phát triển kinh tế ........................................... 23 2.4. Rủi ro của vàng ............................................................................................................. 24 2.5. Mối quan hệ giữa thị trƣờng vàng và các thị trƣờng đầu tƣ khác.................................. 25 2.5.1. Thị trƣờng chứng khoán ......................................................................................... 25 2.5.2. Thị trƣờng tiền tệ và dầu mỏ. ................................................................................. 25 Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀNG....................................................................................................................................... 26 3.1. Một số giải pháp chủ yếu để quản lý hoạt động kinh doanh vàng ................................ 26 3.2. Một số đề xuất ............................................................................................................... 28 Kết luận: ................................................................................................................................... 29  Tài liệu tham khảo: ........................................................................................................... 29  Phần mở đầu. Việt Nam là trƣờng hợp hiếm có nếu không nói là duy nhất trên thế giới mà cả vàng, ngoại tệ (chủ yếu là Đô la Mỹ) đƣợc ngƣời dân tự do sử dụng công khai, bình đẳng nhƣ nhau, trong các quan hệ cất trữ, thanh toán và giao dịch với ngân hàng, nhƣ nội tệ - Đồng Việt Nam đồng tiền của quốc gia. Các Ngân hàng thƣơng mại, tập trung là các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh vừa thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh bằng nội tệ - Đồng Việt Nam, vừa thực hiện huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ, vừa huy động vốn và cho vay bằng vàng. Nhiều Ngân hàng
  3. thƣơng mại cổ phần công bố công khai lãi suất huy động vốn bằng vàng, lãi suất cho vay vốn bằng vàng, mức lãi suất đó cao hơn so với USD và thấp hơn so với nội tệ. Trong khi đó hầu hết các nƣớc, giờ đây vàng chỉ sử dụng là đồ trang sức của ngƣời dân và là một danh mục dự trữ quốc gia; còn ngƣời ta không sử dụng trong thanh toán. Song ở Việt Nam, ngƣời ta sử dụng vàng làm đơn vị thanh toán và phƣơng tiện thanh toán trong giao dịch mua bán nhà đất, tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh phía Nam. Việc công bố giao dịch nhƣ vậy cũng xuất hiện công khai trong các giao dịch địa ốc của các ngân hàng, nhƣ: ACB... Trong thực tế, ít ngƣời thanh toán trực tiếp với nhau bằng vàng, mà vàng chỉ là đơn vị thanh toán, ngƣời mua và ngƣời bán vẫn thanh toán với nhau bằng tiền mặt, chủ yếu là đồng Việt Nam. Chính vì vậy việc nghiên cứu “Vai trò của vàng và so sánh giữa vàng vơí tiền đồng” giúp các tác nhân trong nền kinh tế có thể phản ứng linh hoạt trƣớc những thay đổi của thị trƣờng vàng cũng nhƣ ảnh hƣởng của nó tới các thị trƣờng khác từ đó nhanh chóng có những giải pháp khắc phục những ảnh hƣởng tiêu cực cũng nhƣ tận dụng những cơ hội mà thị trƣờng vàng mang lại.  Tính cấp thiết của đề tài: Thị trƣờng vàng hiện nay trong nƣớc và trên thế giới biến động mạnh với việc giá vàng tăng liên tục và đôi khi cũng giảm liên tục trong một vài năm trở lại đây nhất là từ đầu năm nay cũng khá phức tạp, vàng có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với đồng nội tệ của Việt Nam trên nền kinh tế nƣớc nhà.  Mục đích nghiên cứu: Tìm ra đƣợc đâu là nguyên nhân khiến giá vàng biến động mạnh mẽ và bất ổn nhƣ vậy và vàng có thể đƣợc sử dung rộng rãi nhƣ Việt Nam đồng nhƣ hiện nay.  Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Các thời kỳ của vàng của Việt Nam và trên thế giới trong khuôn khổ của nghiên cứu về “ Vai trò của vàng”.  Kết cấu của đề tài: Chƣơng 1: Tổng quan về vàng. Chƣơng 2: Thực trạng về vai trò của vàng trong nền kinh tế và của tiền đồng Việt Nam. Chƣơng 3: Giải pháp và kiến nghị
  4. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VÀNG 1.1. Chế độ bản vị vàng Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phƣơng tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn đƣợc ấn định bằng hàm lƣợng vàng. Hoàn cảnh ra đời: Ra đời vào năm 1867 tại Paris và kéo dài đến năm 1914. Nguyên tắc hoạt động: Các quốc gia gắn đồng tiền của mình với vàng bằng cách quy định gía tính vàng bằng đồng tiền đó và cho phép việc mua bán vàng tự do theo mức giá đã quy định. Vàng cũng đƣợc phép trao đổi tự do giữa các nƣớc và trở thành nguồn dự trữ quốc tế chính thức.  Đặc điểm: + Mọi ngƣời đƣợc tự do đúc tiền vàng. + Tiền vàng đƣợc tự do lƣu thong trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.  Ƣu – Nhƣợc điểm của chế độ bản vị vàng: Ưu đi ểm : + Thúc đẩy thƣơng mại quốc tế diễn ra nhanh chóng. + Trong lƣu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ bản vị vàng có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật. Nhược điểm: + Nhà nƣớc khó kiểm soát lƣợng vàng của mỗi quốc gia.  Chế độ bản vị vàng đƣợc chia làm hai chế độ: 1.2. Chế độ bản vị vàng cổ điển: Là chế độ tiền tệ trong đó vàng là thứ kim loại đƣợc chọn làm bản vị. a. Hoàn cảnh ra đời: Nƣớc Anh, nƣớc tƣ bản công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã bỏ qua chế độ song bản vị mà đi thẳng từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng từ cuối thế kỉ XVII I. Từ năm 1870 Đức cũng chuyển từ song bản vị sang bản vị vàng. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghiệp hóa, hầu hết các nƣớc tƣ bản châu Âu và Bắc Mỹ cũng đã chuyển sang chế độ bản vị vàng. Trong khi trên một phần lớn diện tích thế giới ở cả ba châu lục: Á, Phi, Mỹ Latinh, các nƣớc chậm phát triển vẫn duy trì chế độ bản vị bạc.
  5. Ở Việt Nam, mãi đến năm 1931, Ngân hàng Đông Dƣơng mới chuyển sang chế độ bản vị vàng nhƣng là chế độ bản vị vàng cắt xén. b. Đặc điểm:  Chế độ bản vị vàng cổ điển có 3 đặc điểm cơ bản sau đây: Mọi ngƣời đƣợc tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do Nhà nƣớc quy định. Tiền giấy đƣợc tự do đổi lấy vàng theo giá trị ghi trên giấy, từ đó hình thành tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia. Ví dụ, trƣớc chiến tranh thế giới 1USD có thể đổi đƣợc gần 1/20 lƣợng vàng, 1GBPcó thể đổi đƣợc gần 1/4 lƣợng vàng, nên tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là gần 5 đôla. Vàng đƣợc tự do luân chuyển giữa các nƣớc, nghĩa là vàng vừa là tiền tệ quốc gia, vừa là tiền tệ quốc tế.  Với những đặc trƣng trên, chế độ bản vị vàng cổ điển có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa: - Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất Tƣ bản chủ nghĩa - Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng Tƣ bản chủ nghĩa - Tạo điều kiện phát triển ngoại thƣơng  Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng cũng có những hạn chế của nó nhƣ: - Chính phủ các nƣớc không còn kiểm soát đƣợc chính sách tiền tệ của mình vì lƣợng cung ứng tiền tệ của nƣớc đó đƣợc xác định bởi các luồng vàng đƣợc di chuyển giữa các nƣớc. - Chính sách tiền tệ trên toàn thế giới bị chi phối rất lớn bởi việc sản xuất vàng và việc phát hiện các mỏ vàng. Khi lƣợng vàng đủ cho lƣu thông thì nền kinh tế phát triển tốt, không có lạm phát. Nhƣng nếu lƣợng vàng cung ứng không ngăn nhịp với tốc độ tăng trƣởng kinh tế sẽ làm giá cả hàng hóa sụt giảm, ngƣợc lại nếu lƣợng cung ứng tiền vàng quá lớn sẽ làm giá cả hàng hóa tăng lên. c. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển chính là những hạn chế trong chính bản thân nó. Từ đầu thế kỉ XX, để chuẩn bị chiến tranh và cả tái thiết sau chiến tranh, họ mua quá nhiều hàng hóa, vũ khí đến mức không còn đủ vàng để trả và phải phát hành tiền giấy nhiều hơn là giới hạn đƣợc bảo đảm bằng vàng, đặt cƣợc vào kết cục chiến tranh và thu bồi thƣờng chiến tranh nhƣ nƣớc Đức đã làm
  6. trong Chiến tranh Pháp- Phổ 1870. Đầu tiên, chính phủ các nƣớc lớn ra sức tích trữ vàng, đình chỉ đổi tiền ngân hàng lấy vàng, đình chỉ xuất khẩu vàng, thực hiện chế độ bảo hộ mậu dịch... Chẳng hạn nhƣ Ngân hàng Anh không đổi tiền ra vàng kể từ năm 1914. Cho đến cuối Thế chiến, nƣớc Anh ban hành hàng loạt các quy định sử dụng “tiền luật định” nhƣ nộp thuế, trả trợ cấp xã hội, thu chi chính phủ… Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách ấy không nhƣ mong muốn vì các chính phủ phải chi tiêu quá nhiều. Lƣợng tiền mặt in ra quá nhiều làm xuất hiện lạm phát với quy mô khủng khiếp, nhƣ siêu lạm phát ở Đức với tỷ lệ lạm phát 1000% và sau 2 năm giá cả hàng hóa tăng 30 tỷ lần. Bên cạnh đó, luồng vàng di chuyển giữa các nƣớc không đồng đều, 2/3 lƣợng vàng trên thế giới tập trung vào 5 nƣớc lớn là Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, còn dự vàng các nƣớc khác sụt giảm nghiêm trọng làm mất khả năng chuyển tiền giấy ra vàng. Chế độ bản vị vàng cổ điển sụp đổ, sau hơn 40 năm đem lại sự thịnh vƣợng cho các nƣớc. 1.3. Chế độ bản vị vàng mới: Cùng với sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển, lƣu thông tiền tệ giữa các nƣớc gặp nhiều khó khăn. Để có một chế độ tiền tệ ổn định, hàng loạt các cố gắng của các nƣớc trong thập niên 1920 để quay trở lại bản vị vàng mà đi đầu là Mỹ năm 1919. Ở Anh quốc, với sự tƣ vấn của các nhà kinh tế học bảo thủ, đồng bảng trở lại bản vị vàng năm 1925 dƣới thời Bộ trƣởng Tài chính Winston Churchill dù ông làm việc này một cách miễn cƣỡng. Bất kể giá vàng cao hơn và lạm phát nghiêm trọng sau Thế chiến thứ nhất chấm dứt chế độ bản vị vàng, Churchill đã trở lại bản vị vàng mức trƣớc chiến tranh. Trong 5 năm từ 1920 đến 1925, giá vàng bị hạn xuống dần tới mức trƣớc chiến tranh,đồng nghĩa với nó là giảm phát của nền kinh tế. Tiếp theo đó là Thụy Sĩ, Pháp và các quốc gia Bắc Âu khác cũng lần lƣợt khôi phục lại chế độ bản vị vàng. Tuy nhiên, hầu hết các nƣớc lúc bấy giờ không còn đủ vàng để chế độ bản vị vàng theo kiểu cổ điển mà phải thực hiện chế độ bản vị vàng mới, không trọn vẹn hay còn gọi là chế độ bản vị vàng bị cắt xén. Chế độ bản vị vàng mới bao gồm chế độ bản vị vàng thoi và chế độ bản vị hối đoái vàng. ( GBP đến Ngân hàng Anh để đổi ) Những nƣớc có lƣợng dữ trữ vàng hạn chế thì thực hiện chế độ bản vị hối đoái vàng, tức là chuyển đổi gián tiếp lấy vàng thoi thông qua quan hệ hối đoái với đồng
  7. GBP. Các nƣớc muốn có vàng thoi phải bán hàng cho Anh đổi lấy GBP bằng giấy hoặc GBP trong tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Anh, rồi từ đó sẽ chuyển đổi ra vàng thoi. Ngân hàng Anh trở thành trung tâm tài chính, tiền tệ, tín dụng và thanh toán quốc tế của toàn thế giới, London trở thành thị trƣờng vàng và ngoại hối lớn nhất thế giới. Ngay từ khi ra đời, chế độ bản vị vàng mới đã bộc lộ tính chất không ổn định nên khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bùng nổ đã thật sự phá sập hệ thống tiền tệ dựa trên bản vị vàng thoi và bản vị hối đoái vàng. Đến đây, chế độ bản vị vàng mới hoàn toàn sụp đổ dƣới mọi hình thức. 1.4. So sánh chế độ bản vị vàng cổ điển và chế độ bản vị vàng mới: Chế độ bản vị vàng cổ điển là chế độ trong đó tiền giấy khả hoán đƣợc chuyển đổi thành vàng theo một định nghĩa chính thức. Ví dụ, vào năm 1930, 1USD = 1,504 gr vàng,1FRF = 0,065gr vàng. Lƣợng tiền giấy phát hành luôn đƣợc đảm bảo bằng lƣợng vàng dự trữ. Trong chế độ tiền tệ này, mọi ngƣời đƣợc tự do đúc tiền, đổi tiền giấy hoặc vàng thoi lấy tiền vàng. Tiền tệ có giá trị trao đổi đúng bằng giá trị nội tạ i của nó. Giá trị thật sự của tiền đúng bằng giá trị ghi trên đồng tiền. Trong chế độ bản vị vàng thoi, Nhà Nƣớc hạn chế quyền tự do đổi tiền lấy vàng bằng cách chỉ cho chuyển đổi từ một khối lƣợng tối thiểu khá lớn, dƣới hình thức vàng thoi. Tức là, vào thời kì này không còn tiền dƣới hình thức những đồng tiền vàng mà chỉ có hình thức vàng thoi, tiền vàng không còn là phƣơng tiện thanh toán chủ yếu trên thị trƣờng nữa. Còn chế độ bản vị hối đoái vàng là chế độ định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia theo đơn vị tiền tệ của nƣớc khác. Đơn vị tiền tệ của nƣớc đƣợc chọn để định nghĩa lại theo chế độ kim bản vị. Ví dụ nhƣ Ấn Độ đã định nghĩa đồng Roupie theo đồng bảng Anh, đồng bảng Anh lại đƣợc định nghĩa theo bản vị vàng. Dƣới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu đƣợc yêu cầu. Các chính phủ sử dụng thƣớc đo giá trị cố định này nếu chấp nhận thanh toán cả tiền mặt của chính phủ nƣớc khác bằng vàng sẽ có liên hệ tiền tệ ấn định. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ VÀ CỦA TIỀN ĐỒNG VIỆT NAM Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng. Thay vào đó, tiền luật định đƣợc áp dụng, có nghĩa là Nhà nƣớc áp đặt sử dụng đồng tiền do
  8. họ phát hành, yêu cầu nộp thuế, nhận trợ cấp, thanh toán của Chính phủ bằng đồng tiền đó. Ở một số định chế tài chính tƣ nhân, bản vị vàng vẫn đƣợc áp dụng. Ngày nay tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ngƣời dân có nhu cầu sở hữu, nắm giữ vàng do tập quán, thói quen sử dụng vàng làm phƣơng tiện cất trữ giá trị và nhu cầu sử dụng vàng làm đồ trang sức. Riêng nhu cầu sử dụng vàng làm phƣơng tiện cất giữ tài sản của ngƣời dân phụ thuộc chủ yếu vào những lợi ích họ thu đƣợc so với các phƣơng tiện cất trữ tài sản hoặc đầu tƣ khác và do đó phần nào phụ thuộc vào sự ổn định của môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó sản xuất và kinh doanh đồ trang sức mỹ nghệ bằng vàng là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời và vẫn đƣợc duy trì, phát triển trong đời sống xã hội hiện đại. Tại Việt Nam, có hàng nghìn doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vàng trong cả nƣớc, riêng thành phố Hồ Chí Minh có hơn 1.000 doanh nghiệp. 2.1. Thực trạng 2.1.1 Thị trƣờng vàng trong những năm gần đây. Kinh tế thế giới đã thoát khỏi khủng hoảng, nhƣng giá vàng liên tục tăng mạnh do kinh tế phục hồi chậm chạp và không vững chắc, trong đó số liệu kinh tế Mỹ không mấy khả quan và đồng USD suy yếu, lãi suất tại Mỹ tiếp tục duy trì ở mức thấp là những động lực chính. Nhƣ vậy, giá vàng tăng chủ yếu do kinh tế Mỹ còn yếu. Trên thực tế, đồng USD mất giá từ sau ngày 11/9/2001, điều này liên quan đến cuộc chiến của Mỹ tại Trung Đông, nhất là tại Afganistan, trong khi cuộc chiến này còn rất cam go. Vì thế, giá vàng có thể sẽ tăng vững trong dài hạn, nó sẽ chững lại và bắt đầu xu hƣớng giảm khi cuộc chiến tại Afganistan có dấu hiệu kết thúc. Vì lý do đó, những nỗ lực của nhiều nƣớc trong việc chặn đà suy giảm USD nhƣ đã làm trong thời gian qua, thậm chí một thỏa thuận nào đó giữa các nền kinh tế chủ chốt cũng không thể cải thiện đƣợc tình hình. Tại những thời điểm nhất định, Fed có thể điều chỉnh các biện pháp chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế, góp phần kìm hãm tốc độ tăng giá vàng. Qua theo dõi cho thấy, giá vàng tăng lên theo chu kỳ kinh doanh thông thƣờng: củng cố, điều chỉnh và tăng trở lại. Tại Việt Nam, vàng đƣợc đƣa vào lƣu thông rất đa dạng về chủng loại và mẫu mã, nhƣng thị trƣờng vàng trong nƣớc phụ thuộc vào vàng nhập khẩu, cả về khối lƣợng và giá cả. Hàng năm, nƣớc ta nhập khoảng trên 60 tấn vàng, đáp ứng trên 90%
  9. nhu cầu trong nƣớc, nhƣng vàng không ảnh hƣởng đến mục tiêu điều hành chính s ách tiền tệ. Mặc dù một bộ phận ngƣời dân vẫn sử dụng vàng làm phƣơng tiện thanh toán mua bán nhà đất, cất trữ vàng làm tài sản hộ thân. Trên thực tế, tỷ trọng vàng sử dụng trong thanh toán cũng nhƣ giao dịch gửi và vay tại các ngân hàng là rất nhỏ, tổng v ốn huy động và cho vay tại các tổ chức tín dụng. Trƣớc những diễn biến của thị trƣờng vàng trong nƣớc (giá vàng trong nƣớc cao hơn giá vàng trên thị trƣờng thế giới trên 6%). Ngày 11/11/2009, Ngân hàng Nhà nƣớc đã kịp thời cấp phép nhập khẩu vàng cho các đơn vị kinh doanh vàng nhằm tạo nguồn cung ổn định cho thị trƣờng, góp phần ổn định giá vàng trong nƣớc. Sự tăng giá của vàng tạo cơ hội kinh doanh với mức sinh lợi kỳ vọng cho các những nhà đầu tƣ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, giá vàng tăng mạnh cũng có thể để lại những tác động cho nền kinh tế ở một số khía cạnh nhƣ sau: a. Giá vàng tăng nhanh và mạnh làm cho thị trƣờng vàng trở nên kém sôi động hoặc thậm chí đóng băng. Không có nhiều giao dịch mua bán phát sinh và thiếu tính thanh khoản. Sức tiêu thụ các sản phẩm vàng bạc đá quý sẽ bị suy giảm, không thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trƣờng vàng và các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành vàng bạc đá quý. b. Ngân hàng khó cho vay vàng. Theo số liệu thống kê, vốn huy động tiết kiệm bằng vàng của các ngân hàng thƣơng mại đạt ở mức khoảng 95.000 tỷ đồng (khoảng 115 tấn vàng hoặc 4,8 tỷ USD). Nếu giá vàng tăng, ngƣời dân và doanh nghiệp sẽ không dám vay vàng, vì lo ngại bị “thiệt hại kép” khi đến ngày đáo hạn trả nợ vay (vừa trả lãi suất vay vàng, vừa bù lỗ mức chênh lệch giá vàng). Nếu các ngân hàng huy động vàng mà không cho vay đƣợc, kênh tín dụng bằng vàng sẽ bị tắc nghẽn, gây lãng phí cho nguồn vốn vàng to lớn không sử dụng đƣợc. c. Tâm lý đầu cơ, tích trữ vàng cũng sẽ xuất hiện: Với xu hƣớng giá tăng mạnh, ngƣời dân sẽ rút tiền đồng mua vàng tích trữ để kỳ vọng kiếm lời chênh lệch giá, thay vì gửi tiền đồng vào các ngân hàng hoặc mua hàng hóa, dịch vụ để kích thích sức tăng trƣởng kinh tế. d. Ảnh hƣởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI):
  10. Theo phƣơng pháp tính chỉ số CPI của Tổng cục thống kê cho giai đoạn 5 năm 2009-2014 trên toàn quốc, hiện tại vàng không đƣợc tính trong 572 nhóm hàng và dịch vụ để tính CPI. Tuy vậy, vàng tăng giá cũng sẽ tác động gián tiếp đến chỉ số CPI. Ví dụ, khi giá vàng tăng các nguyên liệu đầu vào phục vụ cho việc sản xuất, chế tác các dòng sản phẩm có liên quan đến vàng hoặc ngành vàng bạc đá quý sẽ tăng theo, dẫn đến giá bán tăng đối với nhóm hàng hóa này. Khi giá bán các sản phẩm kim loại quý tăng, các sản phẩm này sẽ tác động gián tiếp đến 572 nhóm hàng và dịch vụ chính thức nói trên. e. Ảnh hƣởng đến chính sách tiền tệ. Khi giá vàng tăng gây ảnh hƣởng gián tiếp đến chỉ số CPI tăng, những dấu hiệu về lạm phát sẽ xuất hiện. Nếu tỷ lệ lạm phát không dao động trong vùng kiểm soát theo kỳ vọng chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nƣớc sẽ phải xem xét thực thi một số giải pháp nhƣ điều chỉnh lãi suất cơ bản, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và điều tiết tổng phƣơng tiện thanh toán của nền kinh tế để kiềm chế lạm phát. f. Ảnh hƣởng đến thị trƣờng chứng khoán. Thị trƣờng chứng khoán vốn đƣợc xem là mặt hàng để xem xét biểu của nền kinh tế. Khi giá vàng tăng với mức sinh lợi kỳ vọng hấp dẫn, các công ty chứng khoán một mặt vừa chú tâm theo dõi diễn biến của thị trƣờng vàng, mặt khác vừa lo ngại một số nhà đầu tƣ chứng khoán sẽ dịch chuyển danh mục đầu tƣ sang vàng. Nếu nhiều nhà đầu tƣ chuyển hƣớng đầu tƣ sang vàng, thị trƣờng chứng khoán sẽ thiếu tính thanh khoản, và điều này sẽ gây ảnh hƣởng đến sự phục hồi và sự tăng trƣởng của thị trƣờng chứng khoán và nền kinh tế. g. Ảnh hƣởng đến thị trƣờng bất động sản. Theo tập quán truyền thống từ lâu đời, ngƣời dân Việt Nam có thói quen sử dụng vàng để định giá nhà đất hoặc bất động sản. Nhà đất là tài sản có giá trị rất lớn có khi phải tích lũy vài chục năm mới sở hữu đƣợc, vì vậy việc ngƣời dân “neo” giá bán nhà đất vào vàng cũng là điều dễ hiểu. Dù hiện nay, việc rao bán nhà đất bằng tiền đồng thay cho vàng có tăng lên, nhƣng đó chỉ là hình thức. Bởi xét về bản chất, ngƣời bán nhà hay bất động sản thƣờng qu y đổi ra tiền đồng theo giá vàng hiện hành. Giá vàng tăng, dẫn đến giá trị nhà đất, bất động sản tăng theo, khiến các nhà đầu tƣ ngại mua bán nhà đất/bất động sản do sợ rủi
  11. ro giá vàng đảo chiều. Điều này có thể sẽ làm cho thị trƣờng bất động sản kém sôi động hoặc thậm chí tắc nghẽn. 2.1.2. Phạm vi kinh doanh vàng ở Việt Nam hiện nay khá rộng, khó kiểm soát Tại Việt Nam, theo các quy định của pháp luật hiện hành (Nghị định 174/1999/NĐ-CP đã đƣợc sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 64/2003/NĐ-CP), phạm vi hoạt động kinh doanh vàng khá rộng rãi. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nƣớc chỉ quản lý một số hoạt động về vàng có liên quan tới điều hành chính sách tiền tệ nhƣ:  Xuất, nhập khẩu vàng nguyên liệu  Sản xuất vàng miếng Các hoạt động kinh doanh vàng khác nhƣ mua bán vàng trang sức mỹ nghệ, vàng miếng đƣợc coi là hoạt động kinh doanh bình thƣờng giống nhƣ các loại hàng hoá khác. Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, hoạt động mua bán, sản xuất gia công vàng trang sức mỹ nghệ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhƣng không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Tổ chức, cá nhân muốn tham gia chỉ cần đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu tƣ trên địa bàn và hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoạt động kinh doanh này thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thƣơng mại và Luật Doanh nghiệp. Ngay cả hoạt động xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ cũng không hề có bất kỳ một quy định nào để điều phối và kiểm soát. Không có các quy định cụ thể để xác định: Thế nào đƣợc xem là vàng gia công chế tác; vàng trang sức, mỹ nghệ. Trong khi đó, việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức mỹ nghệ thực hiện theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không cần có giấy phép của Ngân hàng Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, khả năng lạm dụng để xuất khẩu vàng có chất lƣợng cao (ví dụ, từ 90% trở lên) dƣới hình thức vàng trang sức mỹ nghệ nhƣng với khối lƣợng lớn là rất dễ xẩy ra. Do vậy, Bộ Tài chính đã sửa đổi mức thuế suất xuất khẩu vàng. Theo Thông tƣ số 184/2010/TT-BTC, từ ngày 01/01/2011, các loại vàng nguyên liệu, vàng trang sức có hàm lƣợng cao sẽ chịu thuế xuất khẩu là 10% thay cho mức cũ là 0%. Do phạm vi hoạt động kinh doanh vàng khá rộng rãi, lƣợng vàng và USD trôi nổi ngoài thị trƣờng nhiều (các chuyên gia kinh tế gọi là tình trạng “vàng hóa”, “đô la
  12. hóa”) nên ngay cả các cơ quan quản lý cũng không thể nắm rõ đƣợc số liệu thật là bao nhiêu. Biến động của thị trƣờng vàng 2.2. 2.2.1. Tác động của thị trƣờng vàng năm 2010 đến chính sách tiền tệ Trong những năm gần đây, giá vàng có xu hƣớng tăng nhanh. Năm 2010 thị trƣờng vàng biến động bất thƣờng với những mức giá kỷ lục liên tiếp đƣợc thiết lập. Tháng 11/2010 ngƣời dân đã chứng kiến giá vàng trong nƣớc đạt mức giá 38 triệu đồng/lƣợng. Từ cuối năm 2009 đến ngày 21/12/2010 giá vàng quốc tế tăng 26%, giá vàng trong nƣớc tăng 46%. Sự biến động của thị trƣờng vàng đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng. Bài toán vàng, lạm ph át lại một lần nữa thách thức các nhà điều hành chính sách tiền tệ. Vậy những nguyên nhân nào khiến giá vàng trong nƣớc tăng đột biến ?  Thứ nhất: Giá vàng Việt Nam chịu tác động của giá vàng thế giới Giá vàng thế giới đã có những bƣớc ngảy vọt chƣa từng có, lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua, đạt cao nhất vào năm 2010, tăng gấp 5 lần. Vào trung tuần tháng 10/2010, giá vàng thế giới đã lập kỷ lục 1.379,1 $/oune, tăng 22% so với đầu năm. Vàng đã trở thành tài sản đặc biệt, không chỉ các Ngân hàng trung ƣơng mà các quỹ đầu tƣ nhỏ lẻ rất quan tâm. Giá vàng thế giới tăng do 3 nguyên nhân chính: Khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến nhà đầu tƣ tìm đến vàng nhƣ một chỗ trú ẩn an toàn: Nhân tố chính kích động giá vàng là lạm phát hoành hành các nền kinh tế. Trong hai năm qua, cùng với các chiến dịch kích thích tăng trƣởng kinh tế, các NHTW của Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nƣớc khác đã tìm cách tăng chi tiêu đồng thời in thêm tiền mặt. Hàng nghìn tỷ USD đƣợc bơm vào nền kinh tế toàn cầu, khiến lạm phát gia tăng. Mặt khác, các yếu tố quốc tế đầy rủi ro sau khủng hoảng khiến vàng trở thành tài sản đƣợc ƣa chuộng để tích trữ. Chiến dịch nới lỏng chính sách tiền tệ đã không thể thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp ở các nƣớc nhƣ mong muốn. Thay vào đó, luồng "tiền nóng" chảy sang các nền kinh tế đang nổi, nơi chúng đƣợc đổ vào các mặt hàng giữ giá nhƣ vàng. Tại Mỹ, sự mất lòng tin vào đồng USD khiến giá trái phiếu chính phủ Mỹ giảm mạnh và lãi suất tăng vọt. Cứ 18 ngày, Mỹ lại phát hành các loại giấy tờ ghi nợ tƣơng đƣơng giá trị sản lƣợng vàng khai thác 1 năm và mỗi năm nƣớc Mỹ vay nợ tƣơng
  13. tƣơng 1/3 tổng số lƣợng vàng hiện có trên thế giới. Tại Châu Âu, nợ xấu tại một số quốc gia có biểu hiện ngày một trầm trọng hơn, thúc đẩy nhà đầu tƣ tìm đến kênh đầu tƣ vàng… Cung yếu: Bất chấp giá vàng đang ở mức cao kỷ lục, các Công ty khai thác vàng không thể đáp ứng đủ mức cầu. Dƣới góc độ kinh tế, mỗi khi cầu tăng thì cung sẽ tăng theo, qua đó giữ giá ổn định. Tuy nhiên điều này không xảy ra với vàng, đơn giản v ì không có nguồn quặng mới đủ để tăng sản lƣợng khai thác và thay thế lƣợng vàng đi vào tiêu dùng. Trong năm qua, sản lƣợng vàng thế giới chỉ tăng đƣợc 3%, trong khi giá vàng tăng hơn 20%. Cầu bùng nổ: Bên cạnh các yếu tố cơ bản khiến giá vàng luôn theo xu thế đi lên nhƣ: nhu cầu vàng trang sức và vàng công nghiệp ngày càng tăng; tâm lý ƣa chuộng vàng của một số quốc gia (điển hình là Trung Quốc và Ấn Độ), thì động thái găm giữ vàng của các nhà đầu tƣ, các chính phủ đã khiến nhu cầu vàng năm 2010 tăng vọt. Theo Hội đồng vàng toàn cầu, tổng giá trị đầu tƣ vào vàng trong quý 3/2010 tăng lên mức kỷ lục 9,6 tỷ USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2009. Đồng thời, các nhà đầu tƣ và một số Ngân hang trung ƣơng, chủ yếu ở Trung Đông và châu Á, cũng chuyển sang dự trữ vàng.  Thứ hai: Tâm lý giữ vàng Vàng là một công cụ đầu tƣ, cất trữ truyền thống của ngƣời Việt Nam. Việc quy đổi tài sản theo giá trị của vàng đã trở thành thói quen lâu đời và đã đƣợc ngƣời Việt Nam lựa chọn là phƣơng tiện đo lƣờng, trao đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Trƣớc những đợt biến động giá vàng trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức và cá nhân đã đổ xô đi mua vàng. Có thể thấy vàng đã len lỏi vào định giá hàng hoá, dự trữ và dẫn đến “vàng hoá”. Trên thực tế, Việt Nam cũng nằm trong những nƣớc n hập khẩu vàng lớn trên thế giới (Năm 2006, nhập 91 tấn vàng, năm 2007 nhập 51 tấn vàng, năm 2008 nhập 90,5 tấn vàng). Mặt khác, cùng với khủng hoảng kinh tế, lạm phát, năm 2010 việc đầu tƣ vào các chứng khoán và bất động sản đều hạn chế, thậm chí thua lỗ đã khiến các nhà đầu tƣ Việt Nam tập trung vào vàng. Theo tính toán sơ bộ, lƣợng vàng dự trữ (chủ yếu trong dân cƣ) của Việt Nam đã tăng liên tục trong nhiều năm qua và đạt mức cao nhất 1.000 tấn vào cuối năm 2009 với tổng trị giá lên tới 45 tỉ USD, bằng 50% GDP của Việt
  14. Nam cùng thời điểm và sang năm 2010 lƣợng vàng trong dân cũng tăng cao. Do đó, việc nhìn nhận vai trò của vàng đối với hệ thống tài chính là hết sức quan trọng.  Thứ ba: Cung vàng trong nước được kiểm soát chặt chẽ Trong khi cầu vàng trong nƣớc tăng đột biến thì cung lại rất hạn chế. Khoảng 95% lƣợng vàng tiêu thụ tại Việt Nam đƣợc nhập khẩu, tuy nhiên hoạt động nhập khẩu vàng đƣợc quản lý rất chặt chẽ, các doanh nghiệp kinh doanh vàng muốn nhập khẩu phải xin hạn ngạch từ Ngân hang Nhà nƣớc. Tháng 5/2008, để làm dịu áp lực lạm phát và bình ổn nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nƣớc ngừng cấp phép nhập khẩu vàng. Điều này hạn chế lƣợng ngoại hối dùng để nhập vàng, nhƣng lại tạo ra ít nhất là ý niệm khan hiếm vàng. Khi chênh lệch giữa giá vàng trong nƣớc và thế giới tăng cao, không đƣợc phép nhập khẩu qua đƣờng chính thức, nhà đầu cơ đẩy mạnh mua USD để nhập lậu vàng, tạo áp lực khan hiếm đồng USD và đẩy giá USD lên cao.  Thứ tư: tỷ giá hối đoái tăng cao Giá vàng hiện chủ yếu đƣợc yết bằng USD, do vậy khi USD bị đẩy lên cao, đến lƣợt nó lại ảnh hƣởng trực tiếp đến giá vàng. Theo đó, khi giá USD tăng, giá vàng sẽ tăng tƣơng ứng. Giá vàng tăng trong khi cầu về vàng vƣợt quá cung khiến nhu cầu mua USD để nhập khẩu vàng tăng, lúc này, giá vàng đã tác động ngƣợc trở lại giá USD, tạo vòng xoáy giữa vàng, USD. 2.2.2. Tác động của giá vàng đến các yếu tố kinh tế vĩ mô và hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới, lƣợng vàng hiện có tại Việt Nam (lấy lƣợng vàng nhập khẩu trừ đi số đã xuất khẩu) khoảng 1.000 tấn, tƣơng đƣơng với 45 tỷ USD. Tuy con số này chƣa đƣợc công nhận, nhƣng chắc chắn một lƣợng vàng rất lớn đang đƣợc ngƣời dân nắm giữ, đang trở thành luồng vốn hoạt động không chính thức, gây sức ép không nhỏ đến chính sách tiền tệ, tăng trƣởng kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Mặt khác, giá vàng tăng cao gây ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả của chính sách tiền tệ và ổn định kinh tế vĩ mô trong trung hạn. Xét từ quan hệ ảnh hƣởng từ trực tiếp đến gián tiếp có thể thấy tác động của giá vàng tăng nhƣ sau:  Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động nguồn vốn của khu vực tài chính: Khi giá vàng tăng ngƣời dân rút tiết kiệm để đầu tƣ vàng thay vì gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Đồng thời vốn rút ra lại loanh quanh ở thị trƣờng vàng và ngoại tệ dẫn đến
  15. khả năng huy động vốn của các ngân hàng thƣơng mại bị giảm sút, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.  Thị trường ngoại tệ tự do bành trướng: Tình trạng đô la hóa ở Việt Nam không chỉ biểu hiện bằng tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi trong hệ thống ngân hàng mà còn là khối lƣợng ngoại tệ lƣu hành ngoài hệ thống tài chính. Khi giá vàng tăng làm cho nhu cầu mua USD trên thị trƣờng tự do để nhập khẩu vàng lậu lớn dẫn đến tỷ giá USD tăng, khó kiểm soát.  Nguy cơ lạm phát: Tuy chƣa thống kê đƣợc quy luật cụ thể cho mối liên quan chặt chẽ giữa vàng và lạm phát. Tuy nhiên, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế dẫn đến hiện tƣợng dùng vàng để định giá các tài sản lớn, điển hình là giá bất động sản. Khi vàng trở thành thƣớc đo giá trị, việc vàng tăng giá kéo giá bất động sản và các loại hàng hóa khác tăng theo, gây nguy cơ lạm phát.  Thâm hụt cán cân thương mại: Khi giá vàng tăng thì nhập khẩu vàng tăng và nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu càng lớn. Với khối lƣợng vàng cất trữ rất lớn và gia tăng nhanh chóng những năm gần đây giải thích vì sao thâm hụt cán cân thƣơng mại.  Ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ: Với số liệu trên cho thấy tỉ trọng vàng trên GDP ở Việt Nam rất lớn. Điều này ảnh hƣởng khá lớn đến điều hành chính sách tiền tệ. Đơn cử, với tổng phƣơng tiện thanh toán không kể vàng (M2) thì hệ số nhân tiền theo tính toán của các chuyên gia khoảng 4,8. Nhƣng nếu tính gộp M2 + vàng thì hệ số này chỉ còn 2,0. Rõ ràng rằng có rất nhiều vấn đề đối với hệ thống tiền tệ đang bị chi phối bởi khối lƣợng vàng và thị trƣờng vàng đang bành trƣớng hiện nay. Nhƣ vậy, vàng không còn là vấn đề nhỏ của các nhà kinh doanh, mà đang thực sự trở thành một lực lƣợng thị trƣờng có khả năng chi phối cả tiết kiệm, đầu tƣ, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Vì vậy, việc quản lý thị trƣờng vàng, vấn đề vàng hóa và đô la hóa cần phải đƣợc nghiên cứu toàn diện hơn để có chiến lƣợc và chính sách hợp lý. Bảng 1: Quy mô vàng thuộc Dữ trữ quốc tế của các nƣớc từ 2001 - 2010 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
  16. Nghìn 33.06 32.78 32.41 31.86 31.34 30.74 30.38 29.87 29.73 30.1 tấn 9 Tỷ 291.7 291.4 361.8 426.4 438.9 507.0 617.3 800.8 831.3 1,00 5.4 USD 11.5 10.8 11.4 10.8 9.2 9.6 9.7 9.9 9.8 9.9 % so với tổng dự trữ ngoại hối Nguồn: World Gold Council-WGC Bảng 2: Lƣợng vàng nắm giữ và tỷ lệ so với tổng dự trữ của một số nƣớc cuối năm 2010 Quốc gia Tổng lƣợng vàng (tấn) Tỷ lệ so với tổng dự trữ (%) Mỹ 8.133,5 77,4 Một số nƣớc Châu Âu Đức 3.406,8 69,2 Ý 2.451,8 66,6 Pháp 2.435,4 70,6 Eurozone ( bao gồm ECB) 10.797,9 59,7 Anh 310,3 17,6 Một số nƣớc Bắc Á Trung Quốc 1.054,1 1,9 Hàn Quốc 14,4 0,2 Nhật 765,2 2,3 Một số nƣớc Đông Nam Á Thái Lan 84 2,1
  17. Malaysia 36,4 1,2 Indonesia 73,1 3,9 Singapore 127,4 2,2 Nguồn: World Gold Council-WGC 2.3. Vai trò của vàng 2.3.1. Tác động của vàng đối với tỷ giá Trong giai đoạn 5 năm 2006-2010, tỷ giá ngoại tệ USD so với đồng Việt Nam (VND) đƣợc điều chỉnh linh hoạt theo cung cầu ngoại tệ của thị trƣờng và tình hình kinh tế vĩ mô. Sự điều chỉnh tỷ giá USD/VND xuất phát từ nhiều yếu tố kinh tế cơ bản khác nhau, chủ yếu là do cán cân thƣơng mại mất cân đối, giải pháp kỹ thuật hạn chế nhập siêu, và chính sách khuyến khích xuất khẩu. Tính từ năm 2008 đến nay, bình quân mỗi năm tỷ giá đƣợc điều chỉnh tăng khoảng 5%. Bảng thống kê điều chỉnh tỷ giá USD/VND trong giai đoạn 2006-2010 Điều chỉnh Tỷ lệ điều chỉnh biên độ và/hoặc Stt Ngày Ghi chú chung cuộc tỷ giá bình quân Tăng biên độ giao dịch 1 31/12/2006 0,50% 0,25% Tăng biên độ giao dịch 2 24/12/2007 0,75% 0,25% Tăng biên độ giao dịch 3 10/03/2008 1% 0,25% Tăng biên độ giao dịch 4 27/06/2008 2% 1,00% Tăng biên độ giao dịch 5 11/07/2008 3% 1,00% Giữ nguyên biên độ giao dịch, 16.494 lên 16.989, tăng tỷ giá bình quân liên ngân 6 25/12/2008 3,00% % hàng Tăng biên độ giao dịch 7 24/03/2009 5% 2,00% Giảm biên độ giao dịch, 26/11/2009 17.034 lên 17.961,% tăng tỷ giá bình quân liên ngân 8 3,44% hàng Giữ nguyên biên độ giao dịch, tăng tỷ giá bình quân liên ngân 9 11/12/2010 17.961ên 18.544,% 3,24% hàng
  18. Vàng không đƣợc xem là một thƣớc đo hoặc một loại hàng hóa chủ lực trong chính sách điều tiết hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và điều hành chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc. Khi mà vàng không đƣợc xem là một thƣớc đo giá trị một loại hàng hoá thì đồng nội tệ của Việt Nam (VNĐ) là đồng tiền duy nhất mà luôn gắn liền với giá trị của hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ, giữa tiền và vàng có sự liên hệ gắn bó rất chặt chẽ với nhau, khi vàng tăng giá mạnh, những hệ quả của sự tăng giá đó vẫn gây ra những tác động vừa trực tiếp, vừa gián tiếp đối với tỷ giá VND nhƣ trong những năm vừa qua. Khi giá vàng tăng với mức tăng trung bình từ 20-25%/năm, các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng tài chính không thể không chú ý đến vàng, nhất là khi những loại tài sản khác nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản v.v… chƣa mang lại hiệu quả sinh lợi nhƣ mong đợi. Nói cách khác, nhà đầu tƣ sẽ có xu hƣớng chuyển dịch một phần vốn vào vàng để vừa đa dạng hóa danh mục đầu tƣ, vừa hƣớng tới mục tiêu sinh lợi kỳ vọng. Kể từ tháng 06/2008, Ngân hàng Nhà nƣớc tạm thời không cấp hạn mức (quota) nhập khẩu vàng cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng và các ngân hàng thƣơng mại nhƣ trƣớc đó, trừ trƣờng hợp nhập khẩu can thiệp thị trƣờng. Có thể nói cung cầu vàng trong nƣớc không còn liên thông với thế giới n ữa. Vì nguồn cung vàng trong nƣớc bị gián đoạn, bị thắt cổ chai và thiếu tính liên tục tại một số thời điểm nhất định do cái “van” nhập khẩu đang tạm khóa, nên chỉ cần nhà đầu tƣ muốn mua vàng, giá vàng trong nƣớc sẽ tăng lên. Khi lực cầu không đƣợc đáp ứng đầy đủ, giá vàng trong nƣớc sẽ tăng mạnh và nhanh hơn ở thế “lệch pha trên” so với giá vàng thế giới với mức chênh lệch giá có khi lên đến hơn 1 triệu đồng/lƣợng vàng nhƣ đã từng xảy ra. Trường hợp không cho phép nhập khẩu vàng chính thức Ở tình huống mất cân đối cung cầu này, nếu không cho phép nhập khẩu chính thức và nếu mức chênh lệch giá quá lớn, sẽ có một khối lƣợng nhập khẩu vàng “không chính thức” vào Việt Nam qua các đƣờng biên giới giáp ranh với Campuchia, Lào và Trung Quốc để giải tỏa “cơn khát” vàng trong nƣớc. Để “nhập” đƣợc số vàng này, một số đầu mối phải tích cực thu gom USD trên thị trƣờng tự do để thanh toán số vàng nhập khẩu đó, tạo sức cầu và sự khan hiếm “cục bộ” đối với tiền mặt USD.
  19. Do tình trạng thâm hụt mậu dịch bị mất cân đối trong một thời gian dài và do giá vàng vẫn tiếp tục tăng chƣa có điểm dừng, thực tế cho thấy trong một số tình huống ngân hàng nhà nƣớc phải điều chỉnh tỷ giá chính thức theo “ tín hiệu đón đầu” của tỷ giá tự do, khi mà ngƣời cần ngoại tệ và ngƣời có ngoại tệ đã xác lập trƣớc một mức tỷ giá kỳ vọng mới. Đây là tình huống tỷ giá USD/VND tăng trong bối cảnh không cho nhập khẩu vàng chính thức. Bảng tóm tắt mức thâm hụt mậu dịch trong giai đoạn 2007-2011 Năm Kim ngạch xuất Kim ngạch nhập Thâm hụt mậu Tăng/ giảm so khẩu (tỷ USD) khẩu (tỷ USD) dịch (tỷ USD) với năm trƣớc 2007 39,6 44,41 -4,81 2008 48,38 60,83 -12,45 +158,84% (tăng 22,17%) (tăng 36,97%) 2009 62,69 80,71 -18,02 +44,74% (tăng 29,1%) (tăng 28,8%) 2010 57,04 69,96 -12,92 -28,30% (giảm 9,01%) (giảm 13,32%) 4 tháng 51,5 60,08 -8,58 đầu năm 2011 Khi đó sẽ dẫn đến lƣợng tiền VND bỏ ra để thu về ngoại tệ phục vụ cho các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ rất cao dẫn đến giá bán sản phẩm ra thị trƣờng cũng cao theo. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến chính sách quản lý hàng hóa của nƣớc nhà, giá mặt hàng ngày càng càng tăng làm cho cuộc sống của ngƣời dân ngày càng khó khăn. Trường hợp cho phép nhập khẩu vàng chính thức Nếu ngân hàng nhà nƣớc cho nhập khẩu vàng chính thức, một lƣợng ngoại tệ cũng sẽ đƣợc chi ra từ hệ thống ngân hàng để thanh toán tiền nhập khẩu vàng. Có thể nói rằng trong bối cảnh giá vàng tăng và nhiều nhà đầu tƣ đang muốn mua vàng, việc nhập khẩu vàng bằng con đƣờng chính thức hay không chính thức cũng đều tác động lên cung cầu ngoại tệ và gây áp lực lên tỷ giá.
  20. Đây cũng chính là thế “tiến thoái lưỡng nan” mà ngân hàng nhà nƣớc luôn luôn đối diện khi xử lý vấn đề nhập khẩu vàng. Tuy nhiên, việc nhập khẩu vàng chính thức vẫn đƣợc xem là giải pháp tích cực hơn, vì Nhà nƣớc sẽ đạt đƣợc nhiều mục tiêu k hác nhau nhƣ  Kiểm soát đƣợc số lƣợng nhập khẩu  Kiểm soát đƣợc doanh thu của các đơn vị nhập khẩu vàng  Chủ động tăng nguồn cung vàng trong nƣớc  Giảm bớt sự căng thẳng tâm lý muốn mua vàng của ngƣời dân  Ngăn chặn tình trạng đầu cơ “đục nƣớc béo cò”  Gia tăng tính công khai minh bạch trong chính sách quản lý thị trƣờng vàng  Chủ động điều chỉnh tỷ giá khi cần thiết, thay vì để cho thị trƣờng tự do thản nhiên thao túng. Trong 2 năm 2009-2010 vừa qua, vàng không phải là nguyên nhân làm tiêu tốn ngoại tệ, mà ngƣợc lại còn góp phần đáng kể trong việc cải thiện cán cân thƣơng mại. Với mức xuất siêu vàng (xuất vàng nhiều hơn nhập vàng) khoảng 60 tấn/năm, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã mang về khoảng 2,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm. Tuy nhiên, sự đóng góp từ kim ngạch xuất siêu vàng chỉ giúp giảm bớt mức thâm hụt mậu dịch trong ngắn hạn. Vấn đề cốt lõi đó là sự mất cân đối trong cán cân thương mại trong suốt một thời gian dài luôn gây áp lực trực tiếp lên tỷ giá, không nhất thiết xuất phát từ vàng. Bảng tóm tắt số liệu xuất nhập khẩu vàng trong giai đoạn 2006-2010 Tấn vàng 2010 (*) 2006 2007 2008 2009 Nhập khẩu 91 51 90.5 12 9 Xuất khẩu - - 11 72 70 Chênh lệch -79.5 +60 +61 (XK - NK) 2.3.2. Vàng giúp đa dạng hóa danh mục đầu tƣ: Hầu hết các danh mục đầu tƣ ban đầu chỉ tập trung vào những tài sản truyền thống nhƣ cổ phiếu và trái phiếu. Lý do để nắm nhiều tài sản khác nhau là để bảo vệ danh mục đầu tƣ tránh đƣợc những rủi ro từ biến động giá của một loại chứng khoán nhất định. Danh mục đầu tƣ có bao gồm vàng sẽ ổn định hơn so với danh mục khác.
nguon tai.lieu . vn