Xem mẫu

Tiểu luận Tư pháp quốc tế Đề bài: BÌNH LUẬN HỆ THỐNG QUY PHẠM THỰC CHẤT VÀ QUY PHẠM XUNG ĐỘT TRONG CÁC ĐẠO LUẬT CƠ BẢN HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM. Bài làm: Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu hướng hội nhập hóa quốc tế, tăng cường giao lưu văn hóa, kinh tế như hiện nay, các mối quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động có yếu tố nước ngoài (quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài) ngày càng phát triển một cách khách quan, phong phú và đa dạng. Thực tiễn cho thấy số lượng người nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng như số du khách sang Việt Nam du lịch không ngừng gia tăng bởi Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng kinh tế và du lịch. Song song với đó, lượng người Việt Nam ra nước ngoài để học tập, kinh doanh, du lịch cũng ngày càng nhiều. Vì vậy, sự ra đời của hệ thống quy phạm thực chất và quy phạm xung đột trong các văn bản pháp luật của quốc gia để điều chỉnh các mối quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài là một yếu tố rất cần thiết. Bên cạnh những ưu điểm của hệ thống quy phạm thực chất và quy phạm xung đột thì vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập không nhỏ như còn thiếu những quy phạm mang tính chất là nguyên tắc, nền tảng, thuộc về chính sách TPQT của Việt Nam; có những quy phạm xung đột còn chưa phù hợp với nhu cầu của đời sống thực tế…Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu hệ thống quy phạm thực chất và quy phạm xung đột để hoàn thiện chúng, góp phần phát triển giao lưu dân sự, kinh doanh, thương mại, lao 1 Tiểu luận Tư pháp quốc tế động, hôn nhân và gia đình giữa công dân, tổ chức của Việt Nam với công dân, tổ chức của nước ngoài là một tất yếu khách quan. 2. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hệ thống quy phạm pháp luật thực chất và quy phạm xung đột ở Việt Nam; Đưa ra quan điểm cá nhân về hệ thống quy phạm pháp luật thực chất và quy phạm xung đột đó. Lập luận và đề xuất những quan điểm, phương hướng và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là: Hệ thống quy phạm pháp luật thực chất và quy phạm pháp luật xung đột ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề về quy phạm xung đột liên quan trực tiếp đến đề tài như: khái niệm, cấu trúc, phân loại quy phạm thực chất và quy phạm xung đột; - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật điển hình có chứa các mối quan hệ có tính chất dân sự như: Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thương mại, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai… - Đề tài không phân tích hết tất cả các quy phạm xung đột trong các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên và các văn bản PLVN, mà đề tài chủ yếu tập trung phân tích những quy phạm xung đột còn có những điểm bất cập, không phù hợp. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: việc nghiên cứu đề tài luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Phương pháp cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận, luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích luật thực định…. 2 Tiểu luận Tư pháp quốc tế Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận của hệ thống quy phạm thực chất và quy phạm xung đột 1.1 Quy phạm pháp luật thực chất 1.1.1 Khái niệm quy phạm thực chất Quy phạm thực chất là quy phạm trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp cũng như trách nhiệm pháp lý mà họ phải chịu khi có các hành vi vi phạm pháp luật. 1.1.2 Phân loại quy phạm thực chất Quy phạm thực chất bao gồm: quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm thực chất thông thường Quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm được các bên thống nhất quy định trong các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế nhất là trong lĩnh vực thương mại và hàng hải quốc tế. Khi đã có các điều ước quốc tế mà trong đó bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ theo đó để xem xét và giải quyết vấn đề trên cơ sở áp dụng ngay các quy phạm đó. Nó cũng loại trừ việc chọn luật và áp dụng pháp luật nước ngoài khác. Các quy phạm thực chất thống nhất còn được ghi nhận trong các tập quán quốc tế, nhất là trong lĩnh vực thương mại và hàng hải quốc tế. Ví dụ như các quy tắc tập quán trong Các điều khoản thương mại quốc tế-Incoterms 2010 như các điều kiện mua bán, vận chuyển, bảo hiểm và các phương thức giao hàng FOB (giao hàng trên tàu), CIF (tiền hàng và cước phí), FAS (giao dọc mạn tàu)… Quy phạm thực chất thông thường là quy phạm được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia (Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015, Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật đầu tư năm 2014,…) Tuy nhiên, nhóm quy phạm này thường nằm trong các đạo luật chuyên ngành về thương mại, về đầu tư nước ngoài, về cư trú, đi lại của người nước ngoài… 3 Tiểu luận Tư pháp quốc tế 1.2 Quy phạm pháp luật xung đột 1.2.1 Khái niệm quy phạm xung đột Quy phạm pháp luật xung đột là loại quy phạm không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ cũng như các biện pháp chế tài kèm theo, mà chỉ xác định hệ thống pháp luật của quốc gia này hoặc hệ thống pháp luật của quốc gia khác được áp dụng để điều chỉnh quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài. 1.2.2. Cấu trúc của quy phạm pháp luật xung đột Khác với quy phạm pháp luật thông thường, quy phạm xung đột chỉ gồm hai phần: phần phạm vi và phần hệ thuộc Phần phạm vi của quy phạm xung đột là phần chỉ ra quy phạm xung đột này áp dụng đối với quan hệ xã hội nào. Phần hệ thuộc của quy phạm xung đột là phần chỉ ra hệ thống pháp luật của quốc gia nào đó được áp dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội được chỉ ra trong phần phạm vi. 1.2.3 Phân loại quy phạm pháp luật xung đột * Căn cứ vào hình thức của quy phạm xung đột có: - Quy phạm xung đột một chiều: là quy phạm quy định bắt buộc phải áp dụng pháp luật của quốc gia đã ban hành ra quy phạm này. - Quy phạm xung đột hai chiều: là quy phạm chỉ quy định những nguyên tắc chung xác định pháp luật của một quốc gia nào đó sẽ được áp dụng. * Căn cứ vào nội dung của quy phạm xung đột có: quy phạm xung đột về năng lực hành vi dân sự, về hợp đồng, về thừa kế, về hôn nhân và gia đình…. * Căn cứ vào tính chất của quy phạm xung đột có: - Quy phạm xung đột mệnh lệnh: là quy phạm quy định nhất thiết phải áp dụng một hệ thống pháp luật nào đó mà không có quyền thỏa thuận lựa chọn pháp luật để áp dụng. - Quy phạm xung đột tùy nghi: là quy phạm quy định cho phép các bên chủ thể có quyền lựa chọn hệ thống pháp luật của một quốc gia nào đó để áp dụng. 4 Tiểu luận Tư pháp quốc tế * Căn cứ vào nguồn chứa đựng quy phạm xung đột có: - Quy phạm xung đột thông thường (quy phạm xung đột quốc gia): là loại quy phạm có trong các văn bản pháp luật, tập quán hoặc án lệ của quốc gia. - Quy phạm xung đột thống nhất: là loại quy phạm có trong các ĐƯQT hoặc tập quán quốc tế do các quốc gia, tổ chức quốc tế thỏa thuận thống nhất xây dựng, áp dụng. 1.2.4. Các hệ thuộc cơ bản của quy phạm pháp luật xung đột * Hệ thuộc luật nhân thân (lex personalis): là hệ thuộc chỉ ra luật liên quan đến nhân thân của một con người. Hệ thuộc luật nhân thân bao gồm hai loại: - Hệ thuộc luật quốc tịch (lex patriae): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch. - Hệ thuộc luật nơi cư trú (lex domicilii): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nước mà cá nhân có nơi cư trú. * Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân (lex societatis): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch. * Hệ thuộc luật nơi có tài sản (lex rei sitae): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nước nơi tài sản liên quan đến quan hệ đang tồn tại. * Hệ thuộc luật tòa án (lex fori): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nước nơi có trụ sở của tòa án có thNm quyền giải quyết vụ việc mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài. * Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (lex loci actus): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nước nơi hành vi được thực hiện. Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi bao gồm các dạng cụ thể sau: - Hệ thuộc luật nơi giao kết hợp đồng (lex loci contractus): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nước nơi hợp đồng được giao kết. - Hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng (locus regit actum): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nước nơi hợp đồng được thực hiện. - Hệ thuộc luật nơi thực hiện nghĩa vụ (lex loci solutionis): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nước nơi nghĩa vụ được thực hiện. - Hệ thuộc luật nơi thực hiện kết hôn (lex loci celebrationis): là hệ thuộc chỉ ra pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn