Xem mẫu

  1. lOMoARcPSD|16911414 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH {0} Tiểu luận: Triết học Mác lê-nin Đề tài: Hiện tượng tha hóa và vấn đề giải phóng con người. Liên hệ với Sinh viên, học sinh hiện nay Lớp : HS46B1 Giảng viên : Nguyễn Thanh Hải Năm học : 2021-2022 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 2 MỤC LỤC Lời cảm ơn............................................................3 Phần 1: 1.1 Con người là gì?...........................................4 1.2 Ý nghĩa của cuộc sống con người................. Phần 2: Nhiệm vụ triết học tác động đến con người Phần 3:Khái niệm 3.1 Tha hóa là gì?................................................5 3.2 Giải phóng là gì?...........................................6 Phần 4: Nguồn gốc và nguyên nhân 4.1 Nguồn gốc sự tha hóa...................................7 4.2 Nguyên nhân tha hóa ...................................8 Phần 5: Những tác động đến “tha hóa”................................8 Phần 6: Mác phân tích sự tha hóa ở 3 phương diện 6.1 Tôn giáo và xã hội-chính trị..........................9 6.2 Lao động......................................................10 6.3 Bản chất con người và người với người......10 Phần 7: Biểu hiện..................................................11 Phần 8: Hình thức và hậu quả 8.1 Các quan hệ xã hội.......................................13 8.2 Quyền lực.....................................................13 8.3 Tín ngưỡng ..................................................13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 2 8.4 Giá trị xã hội...................................................14 8.5 Hành vi sản xuất.............................................14 Phần 9: Vấn đề giải phóng con người.....................15 Phần 10: Liên hệ Học sinh, Sinh viên 10.1 Nguyên nhân................................................17 10.2 Thực trạng....................................................17 10.3 Giải pháp......................................................18 Tổng kết...................................................................19 Nguồn tham khảo....................................................2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 4 1.Con người là gì? Ý nghĩa của cuộc sống con người 1.1. Khái niệm về “con người” Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. 1.2. Ý nghĩa của cuộc sống con người Ý nghĩa cuộc sống là một câu hỏi triết học về mục đích và ý nghĩa của sự sống hay tồn tại nói chung. Khái niệm này được thể hiện qua một loạt các câu hỏi liên quan: "Vì sao ta ở đây?" "Cuộc sống là gì?" "Ta sống vì cái gì?". Câu hỏi lớn này được nghiên cứu bởi triết học, thần học và khoa học trong suốt lịch sử nhân loại, và đã có một lượng lớn các câu trả lời từ các nền văn hóa và hệ tư tưởng khác nhau. Ý nghĩa cuộc sống liên quan đến các khái niệm triết học và tôn giáo về tồn tại, ý thức (tự giác) và hạnh phúc, và còn đề cập đến những lĩnh vực khác, như ý nghĩa của biểu tượng, bản thể luận, giá trị, mục đích, đạo đức, thiện và ác, tự do ý chí, thượng đế quan, tồn tại thần linh, linh hồn, thế giới bên kia... Trong đó khoa học có nhiều đóng góp gián tiếp, bằng cách mô tả các sự kiện thực nghiệm về vũ trụ, khoa học cung cấp một số bối cảnh và đặt nền cho các cuộc hội thoại về các chủ đề liên quan. Một phương pháp tiếp cận đặc biệt, phi vũ trụ, phi tôn giáo, lấy con người làm trung tâm là: "Ý nghĩa cuộc đời tôi là gì?". Câu trả lời cho câu hỏi này có thể liên quan đến các thành tựu của cá nhân trong xã hội, hoặc thành tựu trong đời sống tinh thần. 2.Nhiệm vụ triết học tác động đến con người Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc (1845): “Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 5 Ở đây, cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là người sáng tạo các quan hệ xã hội; sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ xã hội của nó. Hơn thế, mỗi cá nhân là sự tổng hợp không chỉ của các quan hệ hiện có, mà còn là lịch sử của các quan hệ đó. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội loài người. Vạch ra vai trò của mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là một cống hiến quan trọng của triết học mác - xít. Kế thừa và quán triệt tư tưởng lý luận của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến con người. Theo Người “chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”. Với ý nghĩa đó, khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, con người xã hội, phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động và sinh sống Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba chiều: Quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức bóc lột; quan hệ với tự nhiên trong đó con người là một bộ phận không thể tách rờ i. Con người trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữa thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động. Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm sức khoẻ, tri thức, năng lực thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần... Bác Hồ còn cho con người là tài sản quý nhất, chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con người, coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, nhân tố quyết định thành công của cách mạng Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồn sáng tạo có ý thức, chủ thể của lịch sử. 3. Khái niệm 3.1 Tha hóa là gì? Xét về khái niệm triết học, tha hóa là một hiện tượng xã hội, xuất phát từ con người, từ xã hội loài người; là lao động bị tha hóa; dẫn đến hệ quả - con người mất dần tính loài; con người đã trở thành không phải chính mình, quay trở lại chi phối, nô dịch con người và xã hội loài người. Cụ thể: Tha hóa là trở nên khác biệt đi, biến thành cái khác, mất đi phẩm chất vốn có =>Là sự thay đổi theo hướng tiêu cực so với ban đầu, khiến con người trở nên xấu hơn, không phù hợp với chuẩn mực xã hội Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 6 Một là, quá trình và những kết quả chuyển hoá của các sản phẩm hoạt động của con người cũng như của những đặc tính và năng lực của con người thành một cái gì độc lập với con người và thống trị con người. Hai là, sự chuyển hoá của những hoạt động và quan hệ nào đó thành một cái gì khác với bản thân chúng, sự bóp méo và xuyên tạc trong ý thức của con người những quan hệ sinh sống hiện thực của họ. Với nghĩa như vậy, tha hoá là một hiện tượng phổ biến trong mọi giai đoạn phát triển của xã hội cho đến ngày nay. Trong xã hội chúng ta, xã hội ở trạng thái quá độ, còn tồn tại nhiều mâu thuẫn về lợi ích, thậm chí những mâu thuẫn có tính chất đối kháng, có thể thấy sự hiện diện của tha hoá trong nhiều lĩnh vực, trong nhiều thời điểm. Sự biến chất của không ít cán bộ công chức trong kinh tế thị trường, sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận dân cư, sự phai nhạt lý tưởng sống của một bộ phận thanh niên, sự hình thức hoá trong thực hiện cơ chế dân chủ, sự dễ dãi trong sinh hoạt Đảng, sự lạm dụng quyền lực để trục lợi... chính là những biểu hiện của tha hoá trong xã hội chúng ta. 1 số biểu hiện về sự tha hóa. 3.2 Giải phóng là gì? Thực chất của triết học Mác – Lênin là học thuyết giải phóng con người, vì sự phát triển toàn diện của con người, từ giải phóng con người cụ thể sẽ dẫn đếngiải phóng nhân loại. Các học thuyết triết học duy tâm và tôn giáo quan niệm giải phóng con người là giải thoát về mặt tâm linh để con người có thể đạt được cuộc sống cực lạc vĩnh cửu ở kiếp sau trong một thế giới khác ngoài tự nhiên, hay nói cách khác chỉlà giải phóng ảo tưởng. Khi xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, triết học Mác- Lê Nin giải đáp một cách duy vật vấn đề con người, bản chất con người, con người với tư cácht hực thể sinh học- xã hội, vị trí vai trò của con người trong tiến trình lịch sử nhânloại. Những quan niệm duy vật đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng lý luận về con người, mà hơn thế nữa còn nhằm mục đích giải phóng con người, giải phóngxã hội. Giải phóng con người là xóa bỏ người bóc lột người, xóa bỏ tha hóa để con người trở về với chính mình, phát triển bản tính chân chính của mình. Lênin nhậnđịnh rằng điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai tròlịch sử thế giới của giai cấp vô sản là thực hiện sứ mệnh giải phóng con người. Xã hội tư bản, theo Các-Mác, là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nội dung bước tiến ấy là cơ sở cho sự phát triển của bản chất con người, là điều kiện cho sự giải phóng xã hội, giải phóng nhân loại. Nhưng trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, khi mà tư liệu sản xuất chủ yếu còn nằm trong tay giaicấp tư sản thì con người chưa thực sự được giải phóng về chính trị, cũng chưađược giải phóng về kinh tế, văn hóa. Do vậy, nếu không xóa bỏ nó (chế độ tư hữutư sản) thì tuyệt đại đa số nhân dân lao động sẽ không có sở hữu, và như thế thìtình trạng con người chịu sự nô lệ vào người khác còn tồn tại. Từ đó, C. Mác - Ph. Ăngghen đã khẳng định: “không thể thực hiện được một sự giải phóng thực sự Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 7 nào khác nếu không thực hiện sự giải phóng ấy trong thế giới hiện thực và bằng những phương tiện hiện thực”. Xóa bỏ đi kiểu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng đồng thời với việc lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản là cơ sở xóa bỏ tận gốc mọi điều kiện con người bị áp bức. Sự tự do đem lại cho con người quyền được lao động, được phân phối công bằng của cải vật chất và tinh thần, được tham gia vào tất cả các công việc xã hội, được phát triển và vận dụng các năng lực của mình với tư cách sự thực hiện những nhu cầu cơ bản, quyền được nghỉ ngơi. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là phải pháp tối ưu cho các vấn đề xã hội liên quan tới sự phát triển xã hội và con người. 4. Nguồn gốc và nguyên nhân tha hóa 4.1.Nguồn gốc sự tha hóa Nguồn gốc tư tưởng về tha hoá có thể tìm thấy ở những đại diện của triết học Pháp và Đức thời cận đại như Rút-xô, Gớt, Sin-lơ. Trong triết học của Rút-xô (1712 - 1778), nhà triết học nổi tiếng của phong trào Khai sáng Pháp, tha hoá là sự chuyển hoá những mối quan hệ xã hội, những hiện tượng xã hội thành cái đối lập với bản chất tự nhiên của nó. Khi nghiên cứu vấn đề con người và quá trình phát triển của xã hội, Rút-xô khẳng định bản chất con người là tự do - con người sinh ra vốn được tự do, tuy thế, trong các xã hội từ trước tới giờ, luôn tồn tại sự bất công, mất dân chủ giữa người và người, tự do của con người luôn bị kìm hãm. Ông đi tìm nguồn gốc của tình trạng đó ở bản thân sự phát triển kinh tế và các hình thái sở hữu của xã hội. Nguồn gốc của sự tha hóa là do sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Theo C. Mác, thực chất của lao động bị tha hóa quá trình lao động và sản phẩm của lao động từ chỗ để phục vụ con người để phát triển con người đã bị biến thành lực lượng đối lập, nô dịch và thống trị con người. Người lao động chỉ hành động với tính cách con người khi thực hiện các chức năng sinh học như ăn ngủ, sinh con đẻ cái...còn khi lao động, tức là khi thực hiện chức năng cao quý của con người thì họ lại chỉ như con vật. C.Mác viết: “Tư liệu sinh hoạt của tôi thuộc về người khác, ở chỗ đối tượng mong muốn của tôi là vật sở hữu của người khác mà tôi không với tới được, cũng như ở chỗ bản thân mỗi vật hóa ra là một cái khác với bản thân nó, ở chỗ hoạt động của tôi hóa ra là một cái khác nào đó và cuối cùng - điều này cũng đúng cả đối với nhà tư sản, - lực lượng không phải người nói chung thống trị tất cả”. Như vậy, tha hóa chính là cái xuất phát từ con người, từ xã hội loài người, song trong những điều kiện và hoàn cảnh bất Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 8 thuận đã trở thành cái xa lạ, quay trở lại chi phối, thống trị con người và xã hội loài người. 4.2 Nguyên nhân tha hóa Nguyên nhân gây nên hiện tượng tha hóa con người là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Nhưng tha hoá con người được đẩy lên cao nhất trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Chế độ đó đã tạo ra sự phân hóa xã hội về việc chiếm hữu tư nhân tư liệu sản xuất khiến đại đa số người lao động trở thành vô sản, một số ít trở thành tư sản, chiếm hữu toàn bộ các tư liệu sản xuất của xã hội. Vì vậy những người vô sản buộc phải làm thuê cho các nhà tư sản, phải để các nhà tư sản bóc lột mình và sự tha hóa lao động bắt đầu từ đó. Lao động bị tha hóa là nội dung chính yếu, là nguyên nhân, là thực chất của sự tha hóa của con người. Con người bị lệ thuộc vào chính sản phẩm do chính mình tạo ra. Mặt khác để có tư liệu sinh hoạt, người lao động buộc phải lao động cho các chủ tư bản, sản phẩm của họ làm ra trở nên xa lạ với họ và được chủ sở hữu dùng để trói buộc họ, bắt họ lệ thuộc nhiều hơn vào chủ sở hữu và vào các vật phẩm lao động. Lao động bị tha hóa đã đảo lộn quan hệ xã hội của người lao động. Các đồ vật đã trở thành xa lạ, trở thành công cụ thống trị, trói buộc con người. Quan hệ giữa người lao động với chủ sở hữu tư liệu sản xuất cũng bị đảo lộn. Đúng ra đó phải quan hệ giữa người với người nhưng trong thực tế nó lại được thực hiện thông qua số vật phẩm do người lao động tạo ra và số tiền công người lao động được trả. Quan hệ giữa người và người đã bị thay thế bằng quan hệ giữa người và vật. Tha hóa con người là thuộc tính vốn có của các nền sản xuất dựa trên chế độ tư hữu tư liệu sản xuất nhưng nó được đẩy lên ở mức cao nhất trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong nền sản xuất đó, sự tha hóa của lao động còn được tạo nên bởi sự tha hóa trên các phương diện khác của đời sống xã hội: Sự tha hóa của nền chính trị vì thiểu số ích kỷ, sự tha hóa của các tư tưởng của tầng lớp thống trị, sự tha hóa của các thiết chế xã hội khác. Chính vì vậy, việc khắc phục sự tha hóa không chỉ gắn liền với việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa còn gắn liền với việc khắc phục sự tha hóa trên các phương diện khác của đời sống xã hội. Đó là một quá trình lâu dài, phức tạp để giải phóng con người, giải phóng lao động. 5. Những tác động nào tác động đến “tha hoá” Sự tha hoá của lao động là kết quả tất yếu của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong điều kiện của chế độ bóc lột tư bản, sự tha hoá lao động của người công nhân được Mác phân tích: - Người công nhân bị tha hoá trong sản phẩm: sản phẩm lao động là kết quả của quá trình lao động, người công nhân đặt hết tâm huyết vào sự sáng tạo ra sản phẩm, sản phẩm Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 9 biểu hiện năng lực lao động của họ, gắn bó với họ, thuộc về họ. Nhưng những sản phẩm lao động của họ đều bị nhà tư bản tước đoạt. Việc chiếm hữu sản phẩm biểu hiện ra là một sự tha hoá đến nỗi người công nhân sản xuất ra càng nhiều sản phẩm bao nhiêu thì lại càng nghèo đi bấy nhiêu. Sản phẩm càng được nhiều người sử dụng thì càng rẻ mạt, thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới nhân loại càng mất giá trị. Do đó người công nhân đối với sản phẩm lao động của mình như đối với một vật xa lạ. Sự tha hoá của công nhân trong sản phẩm được hiểu là mối quan hệ của công nhân với sản phẩm của lao động như với một vật xa lạ và thống trị họ. - Người công nhân bị tha hoá trong lao động:(*) sự tha hoá trong sản phẩm lao động dẫn tới tha hoá trong lao động của người công nhân. C.Mác phân tích lao động chính là bản chất con người, thông qua lao động con người tự khẳng định mình, có được trạng thái sung sướng, thoải mái; lao động giúp con người phát huy hoạt động thể xác tự do và hoạt động tinh thần tự do; hoạt động lao động do đó là một nhu cầu của con người, con người tự nguyện lao động và cảm thấy mình là chính mình trong quá trình lao động. Nhưng điều đó không xảy ra ở quá trình lao động trong chủ nghĩa tư bản, do sản phẩm của lao động là sự tha hoá nên bản thân lao động cũng là một sự tha hoá, đó là sự tha hoá bằng hành động, sự tha hoá của hoạt động. Sự tha hoá biểu hiện ở chỗ lao động không biểu hiện được chính mình của người công dân, họ chán nản không muốn lao động, họ không thoải mái. Lao động không khẳng định được họ mà lại phủ định. Họ trốn tránh công việc và không có hứng thú lao động - Sự tha hoá bản chất tộc loài của con người:. Lao động tha hoá làm cho giới tự nhiên (thân thể vô cơ của con người) bị biến thành một bản chất xa lạ với con người. Nó cũng làm cho bản thân con người, chức năng hoạt động của bản thân con người, hoạt động sinh sống của con người trở thành xa lạ với chính họ. Sự tha hoá bản chất tộc loài của con người được hiểu là: “lao động bị tha hoá làm cho thân thể của bản thân con người, cũng như giới tự nhiên ở bên ngoài con người, cũng như bản chất tinh thần của con người, bản chất nhân loại của con người trở thành xa lạ với con người”. 6. Mác phân tích sự tha hóa ở 3 phương diện 6.1. Tha hóa tôn giáo và tha hóa xã hội – chính trị:  Tha hóa tôn giáo – biểu hiện của tha hóa ý thức, tư tưởng: - C.Mác nghiên cứu về tha hóa tôn giáo khi ông còn ở phái Hêghen trẻ, do việc ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng của Phoi-ơ-bắc về đấu tranh chống sự tha hóa tôn giáo. Sự phê phán tôn giáo dẫn đến luận điểm: Không phải chúa trời đã tạo ra con người mà con người tạo ra chúa dựa theo hình ảnh của mình. - Chúa trời-một thực thể siêu nhiên, chính là biểu tượng tôn giáo do con người sáng tạo ra, là sự tuyệt đối hóa những đặc điểm và những tính chất của con người dưới một hình thức lý tưởng hóa, nghĩa là dưới hình thức một điển hình lý tưởng. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 10 - Vì vậy, sự xa lánh tôn giáo tự thể hiện như con người tự làm cho mình trở nên nghèo nàn, bởi vì con người tước bỏ những đặc điểm riêng của mình để chiếu hình ảnh vào tâm trí mình. Sản phẩm có dạng tự chọn. ngưỡng xã hội, nó “tinh thần hóa” sự tồn tại của nó đối với người tạo ra nó, biểu hiện ra với con người như một thế lực ngoài hành tinh, đôi khi chống đối và bắt đầu thống trị con người. Được sáng tạo và khách thể hóa để trở thành xã hội, niềm tin tôn giáo không chỉ trở nên xa lạ với con người, đôi khi xung đột và bắt đầu chi phối con người.  Tha hóa xã hội – chính trị: - Cách nhìn của C.Mác về sự tha hóa này xuất phát từ quan niệm của chính ông về “sự phân chia” bên trong con người, thể hiện ở hai vai trò, nhưng dưới một hình thức và giống nhau: với tư cách là thành viên của một “tổ chức công dân” và với tư cách là một thành viên của một "tổ chức nhà nước" Trong tổ chức đầu tiên, đối với công dân, nhà nước được trình bày như một hình thức đối lập; trong tổ chức thứ hai của Nhà nước, bản thân công dân tự thể hiện mình như một đối lập vật chất, sự phân đôi về vai trò của con người được khẳng định dẫn đến mâu thuẫn nội bộ và tình trạng khốn khổ của anh ta vì bị xa lánh vì xa lánh cái "được" của mình. - Sự tha hóa xã hội – chính trị biểu hiện tập trung nhất là sự tha hóa nhà nước. Theo một ý nghĩa nào đó nhà nước tương ứng với một đôi vũ trang (quân sự, cảnh sát,…), cơ quan hành chính…, quyền lực của nó càng lớn thì sự tha hóa của nó càng nguy hiểm, nó càng với tư cách là một bộ máy cưỡng bức có khả năng thống trị mọi cá nhân “nổi loạn”, và càng ngày càng là hiện thực của bộ máy tha hóa cai quản những sự vật không tách rời khỏi sự cai trị con người.  Cuộc đấu tranh của Mác và Ăngghen chống sự tha hóa trong chủ nghĩa tư bản gắn liền với quan điểm về việc xóa bỏ nhà nước tư sản – xóa bỏ sự thống trị chính trị, đồng thời gắn liền với sự “tiêu vong” của nhà nước trong chủ nghĩa xã hội. 6.2. Tha hóa lao động - Biểu hiện tập trung của tha hóa kinh tế. Khi giải thích về sự tha hóa nhà nước, Mác nhìn thấy mối liên hệ giữa nhà nước và xã hội công dân. Theo C. Mác không phải nhà nước chi phối xã hội mà ngược lại chính xã hội công dân chi phối nhà nước. Quan niệm duy vật đó hướng Mác tới nền kinh tế: nền tảng của sự tha hóa trong xã hội tư bản là sự Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 11 tha hóa về kinh tế. Chính sự tha hóa kinh tế là cơ sở cho sự tha hóa về xã hội – chính trị, nó quy định sự tha hóa ý thức tư tưởng. Trong tha hóa kinh tế Mác tập trung lý giải nhân tố cơ bản nhất của nó là lao động. Mác đưa ra quan niệm của mình về tha hóa lao động trên những khía cạnh sau:  Sự tha hóa của người công nhân đối với sản phẩm lao động của mình.  Tha hóa của người công nhân biểu hiện trong hành vi lao động của mình. 6.3. Tha hóa bản chất của con người và tha hóa con người với con người - Lao động bị tha hóa dẫn tới giới tự nhiên chỉ còn là phương tiện để duy trì sự tồn tại thân xác của con người. Lao động bị tha hóa làm cho lao động trở thành đối lập với giới tự nhiên, lao động không còn là hoạt động cải tạo tự nhiên, chiếm lĩnh tự nhiên phục vụ cho đời sống con người và thông qua đó mà con người hoàn thiện chính mình nữa. Lao động tha hóa khiến cho con người vì là một sinh vật có ý thức, chỉ biến chính hoạt động sinh sống của mình, bản chất của mình thành phương tiện để duy trì sự tồn tại thân xác của con người, mọi hoạt động tinh thần khác bị loại khỏi đời sống con người. Như vậy lao động tha hóa biến cái thế hơn của con người so với con vật thành cái tiêu cực đối với con người. - Sự tha hóa lao động dẫn tới kết quả “Bản chất có tính loài của con người-giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người bị biến thành một bản chất xa lạ với con người, thành phương diện duy trì sự tồn tại của cá nhân con người. - Kết quả trực tiếp của việc con người bị tha hóa với sản phẩm lao động của mình, với hoạt động sinh sống của mình chính là sự tha hóa của con người với con người. - Như vậy chính lao động bị tha hóa dẫn đến tha hóa bản chất của con người, biến cái vốn có của con người thành cái bị tách khỏi con người, đứng đối lập với con người như một cái xa lạ. Đồng thời sự tha hóa lao động cũng dẫn tới tha hóa của mỗi người với người khác.  Tha hóa là hiện tượng phổ biến trong xã hội tư bản, nó là một quá trình khách quan và biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mác đã đi từ quan hệ trực tiếp của lao động với sản phẩm của nó, tức là người công nhân với sản phẩm của mình để tìm ra bản chất của lao động bị tha hóa. Sự luận giải của Mác về lao động tha hóa – biểu hiện tập trung của tha hóa kinh tế, xem là nền tảng của tha hóa xã hội – chính trị và tha hóa tư tưởng. 7. Biểu hiện của tha hóa - Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động được cải tiến, những công cụ lao động bằng đá dần được thay thế bởi công cụ bằng đồng, bằng sắt làm cho của cả xã hội ngày càng tăng và phong phú. Sự phân công lao động diễn ra ngày càng mạnh mẽ, những yếu tố đầu tiên của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng trong xã hội mới đã xuất hiện. Con người bước sang thời kỳ lịch sử có lối sống hoàn toàn khác. Con người mất đi tính thống nhất ban đầu của mình mà lẽ ra nó phải được thể hiện theo hướng vốn có của nó. Nghĩa là lẽ ra con người phải được bình đẳng với nhau thì giờ đây lại xuất hiện những giai cấp đối lập nhau. Một thiểu số người đi chiếm đoạt tư liệu sản xuất của xã hội và thống trị xã hội. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 12 Còn đại bộ phận nhân dân lao động lại bị tước đoạt tư liệu sản xuất. Giờ đây họ phải phụ thuộc vào giai cấp có của, có quyền. Họ trở thành giai cấp bị thống trị. - Quan hệ xã hội đã thay đổi. Mối quan hệ giữa người với người không còn như trước nữa và lao động cũng không còn giữ nguyên bản chất tốt đẹp ban đầu. Lao động không còn là niềm kiêu hãnh của con người. Lao động bị tha hóa. Tình trạng tha hóa đó được khắc họa rõ nhất khi chủ nghĩa tư bản ra đời. Nhân tố quyết định toàn bộ mâu thuẫn của nó là sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Với tính cách là một cá nhân mang tính xã hội, con người phải thích ứng với một hệ thống quan hệ xã hội mới nhưng đồng thời quan hệ xã hội ấy cũng đối lập, xa lạ với con người dù con người đã tạo ra nó. Hoạt động của con người không mang lại mục đích như họ mong muốn. Tất cả những hiện tượng ấy diễn ra theo một quá trình gọi là sự tha hóa mà bản chất của quá trình ấy là con người mất đi khả năng kiểm soát chi phối các điều kiện kinh tế- xã hội và chính trị của đời sống - Theo C. Mác lao động bị tha hóa là lao động làm người lao động đánh mất mình trong hoạt động người nhưng lại tìm thấy mình trong hoạt động vật. Lao động là hoạt động cơ bản nhất để phân biệt người với các loài động vật khác. Nhờ lao động, cùng với ngôn ngữ, lao động làm cho tư duy của con người ngày càng phát triển, hình thành hệ thống các khái niệm, phạm trù, tạo điều kiện để con người nhận thức thế giới ngày càng sâu rộng hơn. Giờ đây, hoạt động lao động của con người không còn để thỏa mãn nhu cầu lao động nữa mà nó trở thành hoạt động nhằm duy trì sự tồn tại của thể xác. Đó là lao động cưỡng bức. Trong lao động, họ thấy mình như là con vật. Họ chỉ có thể là “người” khi thực hiện những chức năng động vật như ăn uống hay sinh con mà thôi. Cái vốn có của súc vật đã trở thành cái có tính người, còn cái có tính người lại trở thành cái có tính súc vật. Tính bị tha hóa của lao động biểu hiện rõ nét nhất ở chỗ là một khi không còn sự cưỡng bức lao động về thể xác hoặc về mặt khác thì người ta trốn tránh lao động như trốn tránh dịch hạch. - Lao động bị tha hóa là lao động làm đảo lộn các quan hệ của người lao động. Nếu trước kia, trong lao động, người lao động sử dụng tư liệu sản xuất thì giờ đây họ phải phụ thuộc vào tư liệu sản xuất là “tư liệu sản xuất sử dụng con người”. Sản phẩm của công nhân làm ra - vật mà lao động được cố định - đối lập với anh ta như trở về với lao động dã man và biến một bộ phận công nhân thành những cái máy. 8.Hình thức và hậu quả của tha hóa Nếu căn cứ vào tình hình thực tiễn của xã hội, của đất nước ta ngày nay, tha hóa đã không còn là một hiện tượng gì đó quá là xa lạ, nó đã trở nên quá là phổ biến, và xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội chúng ta. Dựa theo cách nhìn nhận của C.Mác về tha hóa, thì nó đã được chia ra các hình thức như sau: Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 13 8.1 Tha hóa về các quan hệ xã hội: Về cơ bản, không phải nơi nào cũng tồn tại sự bình đẳng và công bằng, ở một số lĩnh vực trong đời sống xã hội, những thành quả nhận được không tương xứng với sức lao động mà con người ta bỏ ra, không phải một nỗ lực nào cũng có thể được đền đáp một cách xứng đáng. Chính vì những hiện tượng ấy ngày càng diễn ra một cách thường xuyên, dần dần trở thành một điều bình thường trong xã hội chúng ta ngày nay. Con người ta phải tự chọn cho mình một con đường khác riêng, chỉ tồn tại cái lợi ích riêng của bản thân mình, không đồng nhất với con đường chung của xã hội. Ta dần trở nên thờ ơ, xa lánh xã hội, chỉ còn sự lo toan độc nhất cho lợi ích của bản thân. Giữa thế giới cá nhân và thế giới xã hội không còn thống nhất được nữa. Nhiều quan hệ xã hội đã có sự xâm nhập và lũng đoạn của đồng tiền, suy nghĩ và nhân cách đã bị cuốn theo đồng tiền và giải quyết mọi chuyện thông qua tiền. Và theo đó một thể chế vững mạnh, đóng vai trò điều hành xã hội có thể bị biến dạng, trở thành một lực lượng xa lạ, tách rời khỏi nhân dân. 8.2 Tha hóa về quyền lực Về bản chất, quyền lực trong xã hội loài người là thuộc về nhân dân. Khi xã hội phát triển, nhu cầu liên kết, hợp lực của xã hội đã hình thành và người dân đã trao quyền của mình cho một bộ máy nhà nước, biến nó trở thành quyền lực. Trong quá trình hoạt động, với các nguyên nhân khác nhau mà dần dần những người trong bộ máy ấy đã biến cái quyền lực được trao gửi trở thành quyền lực của riêng mình. Họ tham muốn được đứng trên vạn người, họ muốn người khác nể sợ về họ nên họ đã tước đoạt cái quyền đó, thậm chí còn dùng nó để thống trị lại chính người dân. 8.3 Tha hóa về hành vi tín ngưỡng Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 14 Sự phát triển của các tôn giáo, tín ngưỡng diễn ra hết sức là phức tạp, xuất hiện hiện tượng sùng bái mù quáng, “vượt ngưỡng” trong hoạt động tâm linh. Họ có thể thờ tất cả, tin tất cả, tất cả đều linh thiêng nếu điều họ cầu xin được toại nguyện, tâm linh họ được thoả mãn...” Về bản chất, tín ngưỡng, đức tin vốn là cái con người dựa vào để vươn lên và được an ủi trong cuộc sống, tuy nhiên trong một số trường hợp, đã trở thành cái chi phối và quyết định tất cả suy nghĩ, hoạt động của con người. Đây là sự tha hóa trong hành vi tín ngưỡng, tôn giáo, đòi hỏi phải có sự xử lý, chấn chỉnh kịp thời, hợp lý. 8.4 Tha hóa các hệ giá trị xã hội Từ xưa đến nay, các chuẩn mực xã hội tốt đẹp gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc và bản chất của một thế giới tốt đẹp mà ta hướng tới như: lòng nhân ái, thương yêu con người; tính phục thiện, trừ ác; tinh thần đấu tranh để bảo vệ lẽ phải, chống lại cái xấu; đức hy sinh, chia sẻ... đang dần phai nhạt. Thực tế hiện nay, “nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở... Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước”. Đây là hiện tượng đáng báo động “cấp” trong xã hội hiện nay. 8.5 Tha hóa về hành vi sản xuất (hình thái lao động) và sản phẩm lao động Lao động từ trước đến nay vẫn luôn là một phương tiện quan trọng, nó đã trở thành một nhu cầu trong cuộc sống thường ngày. Con người ta luôn hướng tới những công việc có thu nhập cao, đem lại nhiều lợi ích hơn là làm những việc phù hợp với khả năng và ước vọng cá nhân. Do đó, về cơ bản, trong suy nghĩ của họ lao động chỉ là một phương tiện để thỏa mãn nhu cầu cá nhân khác. Lao động chưa thể trở thành một khát vọng được cống hiến, một hoạt động tự do, một niềm vui trong đời sống con người. Đó chính là lí do mà dẫn đến sự tha hóa trong hình thái lao động … Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 15 Sản phẩm lao động của con người lẽ ra là niềm tự hào, hạnh phúc của họ, song, do quan hệ trao đổi, buôn bán chi phối, sản phẩm lao động lại trở thành “nỗi lo” với người lao động: sản phẩm có bán được không, có trao đổi được không?... Và, ở đây, tính tha hóa của sản phẩm lao động đã được “bộc lộ”. Nếu như tha hóa đã bao trùm lên tất cả các lĩnh vực và toàn bộ đời sống xã hội của con người. Vậy thì tha hóa sẽ biến đổi xã hội và cuộc sống ta ra sao? Liệu ta có còn sống trong một môi trường phát triển và hướng tới tương lai hoàn thiện mà ta đã từng nghĩ tới trước đó hay không? Sự “lệch chuẩn” này đã đem lại những hệ quả xấu, khó lường; đó là sự suy đồi, tha hóa về đạo đức, lối sống hiện đang trở thành hiện tượng nhức nhối trong xã hội. “Bản chất có tính loài của con người giới tự nhiên cũng như tài sản tinh thần có tính loài của con người bị biến thành một bản chất xa lạ với con người, thành phương tiện duy trì sự tồn tại của cá nhân con người. Tóm lại, tha hóa là quá trình con người tự đánh mất “những năng lực bản chất người” của mình, trở thành một thực thế khác. Như vậy, hậu quả của tha hóa trước hết là một quá trình xã hội, trrong đó, hoạt động của con người và những sản phẩm của nó biến thành lực lượng đối lập, thù địch và chống lại con người, trở nên xa lạ và khác biệt. 9. Vấn đề giải phóng con người Khẳng định bản chất xã hội của con người và vị thế chủ thể sáng tạo lịch sử của con người, C. Mác còn đi đến quan niệm rằng, trình độ giải phóng xã hội luôn được thể hiện ra ở sự tự do của xã hội; giải phóng cá nhân tạo ra động lực cho sự giải phóng xã hội và đến lượt mình, giải phóng xã hội lại trở thành điều kiện thiết yếu cho sự giải phóng cá nhân; con người tự giải phóng mình và qua đó, giải phóng xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Rằng, con người được giải phóng và được tự do phát triển toàn diện - đó là một trong những đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội mới, chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa mà giai cấp vô sản - giai cấp công nhân hiện đại và các chính đảng của nó có sứ mệnh phải xây dựng. Đây là một trong những tư tưởng căn bản, cốt lõi của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lênin về con người. Giải phóng con người được các nhà kinh điển triển khai trong nhiều nội dung lý luận và trên nhiều phương tiện khác nhau. Đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư iệu sản xuất và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa để giải phóng con người về phương diện chính trị là nội dung quan trọng hàng đầu. Khắc phục sự tha hóa của con người và của lao động của họ, biến lao động sáng tạo trở thành chức năng thực sự của con người là nội dung có nghĩa then Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 16 chốt. Điều kiện và tiền đề để giải phóng triệt để con người là xóa bỏ giai cấp, xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sức sản xuất phát triển ở trình độ rất cao. Đó là quá trình lịch sử lâu dài. “Xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt”. Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lênin, việc giải phóng những con người cụ thể để đi đến giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại. Việc giải phóng con người được quan niệm một cách toàn diện, đầy đủ, ở tất cả các nội dung và phương diện của con người, cộng đồng, xã hội và nhân loại với tư cách là các chủ thể ở cấp độ khác nhau. Mục tiêu cuối cùng trong tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác – Lênin là giải phóng con người trên tất cả các nội dung và các phương diện: lao động, chính trị, kinh tế, xã hội, năng lực, con người cá nhân, con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại, v.v… Tư tưởng về giải phóng con người trong triết học Mác – Lênin hoàn toàn khác với các tư tưởng giải phóng con người của các học thuyết khác đã và đang tồn tại trong lịch sử. Tôn giáo quan niệm giải phóng con người là sự giải thoát khỏi cuộc sống tạm, khỏi bể khổ cuộc đời để lên cõi niết bàn hoặc lên thiên đường ở kiếp sau. Một số học thuyết triết học duy vật cũng đã đề xuất tư tưởng giải phóng con người bằng một vài phương tiện nào đó trong đời sống xã hội: pháp luật, đạo đức, chính trị. Tính chất phiến diện, hạn hẹp, siêu hình trong nhận thức về con người, về các quan hệ xã hội và do những hạn chế về điều kiện lịch sử đã khiến cho những quan điểm đó sa vào lập trường duy tâm, siêu hình. “Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người”, “là sự xóa bỏ một cách tích cực mọi sự tha hóa”. Tư tưởng đó thể hiện chính xác thực chất của sự giải phóng con người, thể hiện lập trường duy vật biện chứng, khách quan, khoa học trong việc nhận thức nguồn gốc, bản chất và đời sống của con người và phương thức giải phóng con người. Quan điểm của Các Mác về con người, về giải phóng con người có giá trị to lớn về lý luận và thực tiễn, trở thành cơ sở lý luận cho nhiều ngành khoa học, cho Đảng ta trong việc giải quyết các vấn đề văn hoá, xã hội và con người: “Chủ nghĩa Mác có một ý nghĩa triết học; nó là một triết học: một “chủ nghĩa nhân bản” … chủ yếu nó là triết học về sự giải phóng và của tự do”. Quan niệm của Mác về phát triển xã hội lấy sự phát triển của con người làm thước đo cho sự phát triển càng được khẳng định khi loài người đang sống trong bối cảnh quốc tế đầy những biến động, khi tính đa dạng trong các hình thức phát triển của xã hội loài người đang ngày càng thể hiện rõ nét trong cộng đồng quốc tế. Song dù phát triển ở các nước, các khu vực khác nhau, theo định hướng nào, thì mọi định Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 17 hướng phát triển vẫn phải hướng tới giá trị nhân văn của nó - đó là hướng tới sự phát triển con người, phát triển con người toàn diện. 10.Liên hệ với Học sinh, Sinh viên Việt Nam hiện nay Những biểu hiện của tha hóa trong đa số Sinh viên, Học sinh thường thấy rõ trong đạo đức, lối sống trong xã hội và có những hệ quả khó tránh khỏi trong điều kiện xã hội còn đan xen giữa cái cũ và cái mới. 10.1 Nguyên nhân -Tâm sinh lý lứa tuổi này thường thích thể hiện cái tôi và thích làm người lớn. Tính cách thì bướng bỉnh, khó dạy bảo. -Do công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh qua các giờ học, các môn học khác chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Các trường chưa chú trọng đúng mức đến một số nội dung cụ thể, cần thiết cho lứa tuổi như: Giáo dục các giá trị: Tôn trọng, trung thực, khoan dung, nhân ái, hợp tác, chung thủy, tình bạn, tình yêu hay như các kỹ năng sống,.. -Do sự quá tải kiến thức dẫn đến quá tải thời gian học tập. Đặc biệt là ngay trong mùa dịch này khi đối diện với học trực tuyến thì việc học càng khó khăn hơn nên giải quyết bài tập cũng là một “ thử thách” -Đôi khi, thầy cô không còn là “tấm gương sáng” cho học sinh noi theo. Nhiều thầy cô có thái độ nóng nảy, thiếu kiềm chế, thiếu phương pháp sư phạm trong xử lý tình huống dẫn tới những phản ứng, hành động tiêu cực, bột phát ở học sinh. 10.2 Thực trạng Một số Sinh viên, học sinh có những biểu hiện nói tục, chửi bậy, hút thuốc lá, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm tác phong nề nếp của học sinh; vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, sống lười biếng, ỉ lại, đua đòi, thiếu trách nhiệm với gia đình và những người thân trong gia đình.Cũng vì thế mà xuất hiện những học sinh có biểu hiện lệch về đạo đức lối sống, hay gây gổ đánh nhau, thiếu tôn trọng bạn bè, vô lễ với thầy cô giáo, chây lười trong học tập; nghỉ học, đi học muộn không có lý do. Không những thế, còn đề cao lối sống thực dụng, ích kỉ, thích hưởng thụ, đua đòi, xa hoa lãng phí, xem nhẹ giá trị tinh thần, bị đồng tiền tha hóa ngày càng rõ. Số ít quan tâm đến cộng Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 18 đồng và người xung quanh và rất ít tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội. Họ sống khép mình, coi trọng chủ nghĩa cá nhân, xa rời tập thể, thiếu trách nhiệm chung, thờ ơ, vô cảm, ít quan tâm đến các vấn đề xã hội, thiếu ý thức cộng đồng. Một số lại tiếp thu không chọn lọc, đua đòi theo văn hóa phương Tây không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, sống buông thả, ham hưởng thụ, lười học tập, lao động, có hành vi bạo lực,…Thêm vào đó, tình trạng không trung thực trong thi cử vẫn còn khá nhiều trong các trường. Có đến 18,59%(2014) Sinh viên, học sinh được hỏi cho rằng hiện tượng quay cóp khi làm bài kiểm tra trong lớp còn tương đối nhiều, chỉ có 32,38%(2014) cho là không có. Những năm trở lại đây, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ những sách báo không lành mạnh, từ những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar. Mặt khác, tình trạng đua xe diễn ra ở nhiều nơi. Ví dụ: Ngay tại Thị xã Thủ Dầu Một, vào những đêm cuối tuần, khoảng 200 bạn trẻ tụ tập đua xe làm cho Cảnh sát Giao thông phải luôn giám sát. Chính những thực trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm, nhúng sâu vào vũng lầy tội lỗi. Đây là một hồi chuông báo động cho chúng ta. 10.3 Giải pháp * Về phía bản thân Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại. * Về phía gia đình Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Gia đình không khác gì ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó học được nhân cách làm người. Vì thế, gia đình phải là nơi mọi người sống yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau cũng bởi giới trẻ sống trong gia đình sẽ rập theo nếp sống đó. Đồng thời, gia đình phải sống hạnh phúc, nơi đó cha mẹ và con cái sống hài hoà với nhau thì mới cảm nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe, yêu thương, tha thứ, nâng đỡ và chấp nhận những khác biệt của nhau… * Về phía nhà trường Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các Sinh viên, học sinh. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ tốt hơn rất nhiều. * Về phía xã hội Xã hội nên quan tâm đến Sinh viên, học sinh, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là những người lầm lỡ, giúp họ trở thành những con người có ích cho xã hội. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 19 Tổng kết Khi nghiên cứu vấn đề “tha hóa”- “giải phóng” con người khỏi sự nô lệ vào người khác, C.Mác đã chỉ ra sự thay thế của các hình thái kinh tế-xã hội trong lịch sử là một quá trình lịch sử-tự nhiên. Trong đó, xã hội sau bao giờ cũng tiến bộ hơn xã hội trước và biểu hiện cụ thể mỗi bước phát triển đó là mức độ giải phóng con người. Ông chỉ ra vấn đề cốt lõi chi phối sự phát triển xã hội là lực lượng sản xuất. Lịch sử nhân loại đã chứng minh, mỗi bước tiến bộ của nền văn minh cũng là mỗi bước con người được giải phóng về mặt cá nhân và phát triển toàn diện hơn các quan hệ cá nhân trong xã hội. Thực tiễn lịch sử cho thấy, chủ nghĩa tư bản ra đời với nền đại công nghiệp phát triển đã tạo ra khối lượng của cải vật chất to lớn cho xã hội, song chủ yếu do một số ít người thuộc tầng lớp giai cấp tư sản nắm giữ. Vì thế, bên cạnh việc tạo ra những lâu đài lộng lẫy cho giai cấp tư sản, nó cũng đồng thời tạo ra sự bần cùng hóa cho người lao động, với những ngôi nhà ổ chuột của phần lớn người công nhân. Sự phồn vinh và nghèo khổ luôn song hành cùng nhau trong xã hội tư bản; bởi giai cấp tư sản chỉ có thể làm giàu trên lưng của những người lao động, còn người công nhân chẳng có gì ngoài sức lao động bán cho nhà tư bản. C. Mác đã phân tích sâu sắc trong Bộ “Tư bản”, chỉ rõ giai cấp vô sản được hình thành và phát triển nhanh chóng trong xã hội tư bản, cũng đồng thời tồn tại với tư cách là giai cấp đối lập với giai cấp tư sản và chứa đựng mầm mống để phủ định chính cái xã hội đầy rẫy sự áp bức, bóc lột, bất bình đẳng đã sinh ra nó. C.Mác đã nhấn mạnh biện chứng của quá trình lịch sử-tự nhiên với một luận điểm nổi tiếng: “Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Theo C.Mác, một hình thái kinh tế-xã hội mới tất yếu ra đời có khả năng giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất lên một nấc thang mới so với hình thái kinh tế-xã hội cũ, đồng thời xây dựng và ngày càng hoàn thiện các quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn, đó là hình thái kinh tế-xã hội xã hội chủ nghĩa với bản chất chế độ xã hội ưu việt tất cả do con người, vì con người. Lý luận về con người của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin là lý luận duy vật biện chứng triệt để mang tính khoa học và cách mạng, góp phần tạo nên cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Lý luận đó ngày càng được khẳng định tính đúng đắn, khoa học trong bối cảnh hiện nay và vẫn tiếp tục là ”kim chỉ nam” cho hành động, là nền tảng lý luận cho việc nghiên cứu, giải phóng và phát triển con người trong hiện thực. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16911414 20 Nguồn tham khảo: 1. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9D_ngh%C4%A9a_cu%E1%BB%99c_s%E1%BB %91ng 2. https://baothanhhoa.vn/thoi-su/tim-hieu-luan-diem-cua-c-mac-ve-ban-chat-con-nguoi-va-y- nghia-trong-phat-huy-nguon-luc-con-nguoi-viet-nam-hien-nay/135786.htm 3. https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/buoc-dau-tim-hieu-khai-niem-%E2%80%9Ctha-hoa %E2%80%9D-trong-triet-hoc-p24775.html) 4. https://hoatieu.vn/thuc-chat-cua-hien-tuong-tha-hoa-con-nguoi-la-gi-208467 5. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-mac/nghien-cuu- hoc-tap-tu-tuong/quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-ton-giao-va-su-van-dung-de-giai- quyet-van-de-ton-giao-trong-thoi-ky-3126 6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Karl_Marx#Marx_v%C3%A0_nh%E1%BB%AFng_ng %C6%B0%E1%BB%9Di_Hegel_tr%E1%BA%BB 7. https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/quan_niem_cua_heghen_ve_tha_hoa-e.html 8. http://tapchikhoahoc.dnpu.edu.vn/UserFiles/Docs/TapChi/2016/3/9.Ngo%20Thi%20Huyen %20-%20Chung%20Thi%20Van%20Anh_80-88.pdf 9. https://www.facebook.com/permalink.php? story_fbid=1574146539305269&id=330114327041836&substory_index=0 10. https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/buoc-dau-tim-hieu-khai-niem-%E2%80%9Ctha-hoa %E2%80%9D-trong-triet-hoc-p24775.html 11. Tạp chí khoa học, Đại học Đồng Nai, số 03, 2016. 12. http://www.baobinhdinh.vn/viewer.aspx?macm=1&macmp=1&mabb=79172 13. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen-lenin-ho-chi-minh/c-mac/nghien-cuu- hoc-tap-tu-tuong/hoc-thuyet-ve-con-nguoi-giai-phong-va-phat-trien-con-nguoi-mot-gia-tri- lam-nen-suc-song-truong-ton-cua-chu-nghia-3175 14. https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tu-tuong-cac-mac-ve-con-nguoi-giai-phong-con- nguoi-va-phat-trien-con-nguoi-toan-dien-o-viet-nam-111343 15. https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/gioi-tre-viet-cang-hoc-cao-cang-tha-hoa-vi-tien- post142844.gd 16. https://tgpsaigon.net/bai-viet/van-de-dao-duc-cua-gioi-tre-ngay-nay-42078 17. https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/tu-tuong-cac-mac-ve-con-nguoi-giai-phong-con- nguoi-va-phat-trien-con-nguoi-toan-dien-o-viet-nam-111343 18. Giáo trình Triết học Mác – Lênin Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
nguon tai.lieu . vn