Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI CÂY SẮN
TẠI TỈNH TÂY NINH

Họ và tên sinh viên: HUỲNH THỊ MỸ TRINH
Ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý
Niên khóa: 2012 – 2016

Tháng 6/2016

ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI CÂY SẮN
TẠI TỈNH TÂY NINH

Tác giả
HUỲNH THỊ MỸ TRINH

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Kim Lợi

Tháng 6 năm 2016

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tiểu luận, tôi nhận được sự giúp đỡ tận
tình của quý thầy cô bộ môn Hệ thống Thông tin Địa lý trường Đại học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh, gia đình, bạn bè.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập ở trường.
KS. Nguyễn Duy Liêm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá thực hiện
đề tài.
Gia đình và bạn bè luôn động viên giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập, cũng như trong lúc thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !
Huỳnh Thị Mỹ Trinh
Khoa Môi trường và Tài nguyên
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 01659252203
Email: 12162008@st.hcmuaf.edu.vn

i

TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng GIS đánh giá thích nghi cây sắn tỉnh Tây Ninh” đã
được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2016. Phương pháp
tiếp cận của đề tài là đã tiến hành thu thập tài liệu, số liệu đất đai, sản lượng, diện tích, các
yếu tố ảnh hưởng tới cây sắn, các dữ liệu bản đồ làm dữ liệu đầu vào cho quá trình đánh
giá. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc của khung hình đánh giá đất đai theo FAO để đánh giá
thích nghi tự nhiên cây sắn theo 4 tính chất đất đai bao gồm loại đất, tầng dày của đất,
thành phần cơ giới và độ dốc, cho ra bản đồ thích nghi cây sắn trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Kết quả đạt được của tiểu luận là xây dựng bản đồ thích nghi cho cây sắn tỉnh Tây
Ninh với 4 mức độ S1 (Rất thích nghi), S2 (Thích nghi), S3 (Thích nghi kém) và N
(Không thích nghi). Khi đó tỉ lệ thích nghi của S2 chiếm khá lớn là 80,80%, S3 chiếm
5,48% và N chiếm 13,72%.

ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ i
TÓM TẮT.............................................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT...................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..................................................................................................vii
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1. Tổng quan đối tượng nghiên cứu................................................................................... 3
2.1.1. Giá trị kinh tế ......................................................................................................... 3
2.1.2. Yêu cầu sinh thái .................................................................................................... 3
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 5
2.2.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................. 5
2.2.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................. 6
2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................................. 7
2.4. Thực trạng cây sắn trên địa bàn ..................................................................................... 7
2.5. Tình hình nghiên cứu..................................................................................................... 7
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................. 9
3.1. Dữ liệu ........................................................................................................................... 9
3.2. Phương pháp .................................................................................................................. 9
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN ........................................................................... 12
4.1. Xây dựng hệ thống bản đồ phục vụ đánh giá thích nghi cây sắn ................................ 12
4.1.1. Bản đồ đất ............................................................................................................ 12
iii

nguon tai.lieu . vn