Xem mẫu

  1. Tiểu luận Tình hình khai thác than ở Quảng Ninh
  2. Môc lôc Lời mở đầu 2 I. nhìn chung khai thác than ở Q uảng Ninh 3 II. thực trạng ô nhiễm môi trường do khai thác than đá 6 II.1 ô nhiễm không khí vì b ụi than 6 II.2 nước thải mỏ_ô nhiễm nguồn nước 7 II.3 Ô nhiễm đất 8 II.4 tác động đến địa hình, cảnh quan 9 III. Quản lí của cơ quan nhà nước trong khai thác than Quảng Ninh 10 III.1 Tích cực 10 III.2 H ạn chế 11 IV. K ết Luận, kiến nghị 12 Tài liệu tham khảo 14 Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 2
  3. Lời mở đầu Trong những năm qua “gần đây” nhờ đ ường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đ ã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, vững chắc và mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kéo theo nó các vấn đề môi trường diễn ra ngày càng phức tạp. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết phải b ảo vệ tài nguyên nhiên và môi trường. Nhưng do môi trường là một khái niệm có nội hàm vô cùng rộng lớn và phức tạp nó chứa đựng rất nhiều vấn đề như: Ô nhiễm không khí, nước, đất, tiếng ồn….. Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới, song chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và có khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào như than đá d ầu mỏ. Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đặc biệt. N ếu như quá trình đốt cháy than tạo ra các khí nhà kính thì quá trình khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái, và có những sự cố môi trường diễn ra ngày càng phức tạp đặt con người trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên đã ảnh hưởng trở lại tới phát triển kinh tế của con người. Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể không quan tâm đ ến cảnh quan môi trường đ ã và đ ang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, giảm diện tích rừng gây ô nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và cả ô nhiểm biển ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy,việc chống ô nhiễm môi trường là một bài toán vô cùng phức tạp và khó khăn đồi hỏi mọi người cùng tham gia thì mới hy vọng giảm thiểu ô nhiễm. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khai thác không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà dó còn là trách nhiệm của toàn xã hội và toàn cộng đồng trong đó yếu tố quyết định là ý thức của cộng đồng và sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước. Q ua việc khảo sát nghiên cứu thưc trạng ô nhiễm môi trường do khai thác than đá tại Quảng Ninh cùng với đó là cách xử lí bằng các chính sách, chiến lược, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước giúp tôi học và hiểu sâu hơn về bộ môn quan trọng là quản lí môi trường đã được đào tạo. Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 3
  4. I. nh×n chung « nhiÔm khai th¸c than qu¶ng ninh: Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… 90% trữ lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là đ ặc điểm hình thành vùng công nghiệp khai thác than từ rất sớm. Vùng khai thác than, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi rất lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả.Tuy nhiên, ho ạt động khai thác than luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác động xấu đến nhiều lĩnh vực. Một điểm khai thác than "thổ M ột lò than thổ phỉ mới phát phỉ" (Quảng Ninh ) h iện tại phường Cao Xanh - TP Hạ Long Khai thác than trái phép ở KM6, Tiêu thụ than tại cảng Cẩm Phả thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh) D o tốc độ khai thác than tăng nhanh nhưng các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lại không đầu tư thiết bị sản xuất tương xứng và hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Đ iều đó, đã làm cho môi trường ở Quảng Ninh bị huỷ hoại, tàn phá nặng nề, và người dân nơi đây đang từng ngày phải đương đ ầu, gánh chịu hậu quả. Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 4
  5. V iệc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động xấu về môi trường. Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 đến 10 m3 đất phủ, thải từ 1 đến 3m3 nước thải mỏ. Khối lượng chất thải rắn và nước thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ. Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả... V iệc khai thác than ở Quảng Ninh đã phá huỷ hàng trăm km2 rừng, tạo ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường. Do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi trùng và bụi trong không khí v.v... Để có sản lượng nhảy vọt, vượt công suất thiết kế, nhiều đơn vị đã chạy đua lộ thiên hoá dù đ ã được quy hoạch là khai thác theo công nghệ hầm lò. Trong khi đó, công nghệ khai thác lộ thiên được đánh giá là gây tác hại rất lớn về ô nhiễm môi trường, hạn chế độ sâu khai thác. Đến thời điểm này, nhiều mỏ lộ thiên đ ã âm quá giới hạn cho phép là -300m (so với mặt biển), nhưng vẫn tiếp tục khoan thăm dò khai thác, bất chấp những tác hại về cấu tạo địa chất, làm tiền đề cho những thảm họa khác như lở đất, nhiễm mặn và biến đổi sinh thái. H iện nay trong khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả có khoảng 30 mỏ than lớn nhỏ đang hoạt động, bình quân khoảng 2.000ha, có 1 mỏ với tổng diện tích là 175km2, chiếm 28,7% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả. Trong giai đoạn 1970 - 1 997, các hoạt động khai thác than ở Hòn Gai, Cẩm Phả đã làm mất khoảng 2.900ha đất rừng các loại (trung bình mỗi năm mất 100 - 110ha) , trong đó khoảng 2.000ha bị mất do mở vỉa, đổ đất đá thải. Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33 ,7% năm 1970 giảm xuống 6,7% (1985) và 4,7% (1997) Bảng 3. Biến động độ che phủ rừng khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả Đ ơn vị: % Nguồn: Trần Yêm, Luận án Tiến sĩ, 2000 Tại khu vực Cẩm Phả, trước năm 1975 việc khai trường được mở rộng chủ yếu về phía tây - nam (khoảng 100ha) và phía tây (25ha). Sau 1975 việc khai trường và bãi thải phát triển về phía bắc khoảng 435ha, phía tây - bắc 265ha và phía đông 75ha. Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 5
  6. Bảng 4. Diện tích khai trường, bãi thải và diện tích đổ thải ra vùng biển Cẩm Phả Đơn vị: ha Nguồn: Nguyễn Địch Dĩ, 2003 Một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất, đó là huyện Đông Triều, vùng trọng điểm lúa của tỉnh:gần 7.000 ha lúa và hoa màu ở Đông Triều (Quảng Ninh) đang đối mặt với nạn hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng trong khi nhiều hồ thủy lợi lớn bị ô nhiễm, tài nguyên rừng bị suy thoái , gây cạn kiệt d òng sinh thuỷ, gây ngập úng và hạn hán cục bộ, làm bồi lắng lòng hồ, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh các khu vực lân cận. Trong tổng số 25 hồ chứa nước ở huyện Đông Triều đã có gần một nửa bị bồi lấp, nguồn nước bị chua hoá từ quá trình sản xuất than gây ra, trong đó có nhiều hồ bị chua hoá nặng, độ PH đ ều ở mức d ưới 3,5 (PH tiêu chuẩn từ 5 – 5,5).Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang âm thầm huy hoại năng suất cây trồng, vật nuôi và nguy cơ bị cắt đứt to àn bộ nguồn thuỷ sản trong tương lai gần. Coi thường luật pháp Đặc điểm của ngành khai thác than đòi hỏi chiếm dụng một quỹ đất rất lớn để làm khai trường và làm nơi tập kết chất thải. Trong khi đó, khu vực sản xuất than hầu hết đều rất gần với đô thị, khu dân cư và các vùng sản xuất khác, nghĩa là đất đai không chỉ dành riêng cho ngành Than. Thế nhưng, qua cuộc thanh tra thí điểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tại một số đ ơn vị ngành Than dạo trước Tết Nguyên đán, cho thấy tình hình sử dụng đất rất tuỳ tiện. Điển hình: Công ty Than Hà Tu vượt 113ha, Xí nghiệp Than Tân Lập (Công ty Than Hòn Gai) chỉ thuê 1,4ha nhưng sử dụng đến 10 ha, vỉa 14 Công ty Than Hà Lầm cũng vượt 10ha. Cũng tại cuộc thanh tra này cho thấy hầu hết các đơn vị đều không có giấy phép khai thác than, không ký quỹ phục hồi môi trường và đ ất đai sau khai thác và khi đóng cửa mỏ, xâm phạm nghiêm trọng Luật Khoáng sản, Luật Môi trường. Đó là các trường hợp như: Xí nghiệp Khai thác than 148 (Tổng Công ty Đông Bắc), Xí nghiệp Than Giáp Khẩu (Công ty Than Hòn Gai), Công ty TNHH m ột thành viên Than Hồng Thái (Công ty Than Uông Bí), Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và Dịch vụ, Công ty TNHH một thành viên Nước khoáng Công đoàn Quanh Hanh. Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 6
  7. Cá biệt Công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái thu gom, quản lý chất thải rắn tại mặt bằng cửa lò +250 vỉa 46 đã không thực hiện đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Cần ghi nhận ngành Than có những đóng góp rất quan trọng trong chỉ số tăng trưởng GDP ngành Công nghiệp Quảng Ninh. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, nếu ngành Than đóng góp 1 đồng cho kinh tế địa phương thì địa phương phải bỏ ra nhiều đồng nếu muốn tái tạo hoàn nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường. V à nếu việc khai thác chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, sản lượng tăng không giới hạn thì chỉ nay mai thôi, nguồn "vàng đen" sẽ cạn kiệt, nước ta sẽ phải... nhập khẩu than. Vì lẽ trên, giữa tỉnh và ngành Than cần xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ trong lĩnh vực đưa hoạt động khai thác khoáng sản vào khuôn khổ quản lý theo pháp luật Nhà nước. Đã đ ến lúc cần đặt mục tiêu phát triển bền vững lên hàng chính yếu. Ii. thùc tr¹ng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than ®¸: Các mỏ than đang hoạt động phần lớn phân bố trên các dãy núi phía Bắc đường quốc lộ 18A từ Mạo Khê đến Mông Dương. Hoạt động sản xuất (khai thác, vận chuyển, chế biến, kho bãi, bến xuất) xen lẫn các khu dân cư, lân cận với các đô thị, các khu kinh tế trọng điểm, thượng nguồn sông suối, các hệ sinh thái nhạy cảm cửa sông ven biển và nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử quan trọng (Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Di tích lịch sử văn hóa Yên Tử). Hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ than đ ã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tỉnh Quảng Ninh trong suốt thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn 2003 đến nay do việc tăng nhanh sản lượng khai thác trong khi đó hạ tầng kỹ thuật và các công trình bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, gây b ức xúc trong nhân dân. II.1. ô nhiễm không khí vì bụi than: Môi trường không khí các khu vực khai thác khoáng sản và lân cận thường xuyên bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và tiếng ồn phát sinh ở hầu hết các khâu sản xuất. Đặc biệt khu vực Cẩm Phả, Uông Bí, Mạo Khê và các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong - TP H ạ Long. Nguồn phát sinh bụi lớn nhất là từ các khâu sàng, chế biến, vận chuyển than. Ngoài ra b ụi còn sinh ra từ các bãi thải chưa dừng đổ thải hoặc những bãi thải đã dừng đổ thải nhưng chưa được cải tạo, phủ thảm thực vật. Nhìn chung, hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác than, chế biến than đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,2 - 5,2 lần (trung b ình trong 24 giờ); hàm Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 7
  8. lượng bụi tại các khu dân cư lân cận các khu vực sản xuất, chế biến than tại Quảng Ninh vượt TCCP 3,3 lần (trung bình 24 giờ). Hiện nay, mặc dù tỉnh Quảng Ninh đ ã triển khai nhiều giải pháp quản lý BVMT, đặc biệt là việc cấm vận chuyển than trên quốc lộ 18A, các phương tiện vận chuyển theo đường chuyên dụng, quy hoạch, sắp xếp lại các cảng, bến cảng đã hạn chế được ô nhiễm môi trường trong vận chuyển than đến khu dân cư tập trung. Tuy nhiên, theo kết quả quan trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2009, tình trạng ô nhiễm bụi do hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển than vẫn còn tồn tại. Chuyện bụi đen đất mỏ, mấy năm gần đây ghi nhận có nhiều chuyển biến như không vận chuyển than trên quốc lộ, không chuyền tải than trên vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, có nhiều điểm giao lộ với đường dân sinh làm chưa triệt để, đi qua vùng Mạo Khê, Cẩm Phả bụi than vẫn ngập đường. Điều này cũng chưa phải hoàn toàn do lỗi của Tập đoàn Than - khoáng sản VN (TKV) vì hiện tượng vận chuyển than trái phép vẫn còn và chính quyền chưa triệt đ ược tận gốc nên vẫn gây ra bụi. II.2 Nước thải mỏ_ô nhiễm nguồn nước : Tại vùng than, theo số liệu kê khai, nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp của các đơn vị thuộc ngành than thì tổng lượng nước thải mỏ năm 2009 đã kê khai là 38.914.075 m3. Tuy nhiên, lượng nước thải này chưa tính đến nước rửa trôi từ các bãi thải mỏ. Hai thông số điển hình tác động đến môi trường là tính axit và cặn lơ lửng, bên cạnh đó là hàm lượng Fe và Mn. Độ pH của nước thải mỏ dao động từ 3,1 - 6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 - 2,4 lần, cá biệt có nơi vượt đến 8,09 lần. Nước thải mỏ gây nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối, hồ, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn sinh thủy, suy giảm chất lượng nước... Do tác động lâu ngày, trong đó có tác động của khai thác than trái phép trong một thời gian dài, một số hồ thủy lợi vùng Đông Triều đó bị chua hóa, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ nông nghiệp. Trước năm 2009, chỉ có 1 đ ơn vị thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) có hệ thống xử lý nước thải mỏ. Hiện nay, TKV đang đầu tư 32 dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ đảm bảo đạt TCCP (kế hoạch năm 2009 - 2010), trong đó hiện nay mới có 10 dự án đã xây d ựng xong với tổng lưu lượng xử lý lớn nhất là 2.370 m 3/giờ, các mỏ còn lại mới chỉ lắng sơ bộ và xả trực tiếp ra môi trường. Hồ thuỷ lợi thành bãi thải ! Kết quả quan trắc chất lượng nước các hồ thủy lợi đã ở mức báo động. Cụ thể, kết quả pH đo được tại 9 hồ ô nhiễm đều dưới 5. Nghiêm trọng nhất là hồ Bến Châu 3,75, hồ Cầu Cuốn 3,21, Nội Ho àng 3,02… Trong khi độ pH để các sinh vật, thực vật phát triển bình thường phải đạt mức 5,5 - 6. Điều này lý giải vì sao hồ không có nhiều các loài sinh vật sinh sống. Có hồ không thấy sự xuất hiện của cá. Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 8
  9. Theo phản ánh của người dân, việc lấy nước từ các hồ nuôi cá khiến cá chết hàng loạt, bị nổ mắt và nếu không chết thì năng suất giảm rõ rệt. Có nơi người dân đã không dám lấy nước vào ruộng và ao của mình… Ông Đoàn Văn Chiến - Giám đốc Cty Khai thác công trình thủy lợi Đông Triều – Sở NN & PTNT Quảng Ninh cho biết: “Từ nhiều năm nay các Cty than Mạo Khê, Xí nghiệp khai thác than Hồng Thái thuộc Cty Than Uông Bí (TKV) liên tục đẩy mạnh việc bóc đất đá khai thác các mỏ than gần các hồ thủy lợi khiến hàng loạt hồ bị bồi lắng, nhiễm chua và nguy hiểm hơn cả là bị lấp và cắt mất nguồn sinh thủy của các hồ khiến việc điều tiết nước của phần lớn hồ thủy lợi bị suy giảm đáng kể”. Tình trạng khai thác than đầu nguồn lấp mất nguồn sinh thủy các hồ thủy lợi Nghiêm trọng hơn cả, theo ông Chiến là có nhiều hồ đã bị lấp và hoàn toàn thành bãi thải. Hệ thống các hồ nhỏ bị chia cắt khiến cho nước tập trung tại hồ chính dẫn tới xả tràn ngay trong mùa khô, điều chưa từng xảy ra với hệ thống hồ thủy lợi tại đây trong khi nhu cầu nước tưới ngày càng lớn… Hiện đã có 9/15 hồ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng gồm Nội Hoàng, Cầu Cuốn, Cổ Lễ, Khe Ư ơn 1, 2, Rộc Chày, Yên Dưỡng, Tân Y ên, Bến Châu từ hoạt động khai thác than của Xí nghiệp Than Hồng Thái - Cty Than Uông Bí, Cty Than Mạo Khê và cả các chủ khai thác than trái phép. Tất cả các khai trường đều thuộc lưu vực hướng nước đổ về các hồ thuỷ lợi nói trên. Trong khi đó, phạm vi khai trường san gạt lộ thiên lại gần kề các hồ thủy lợi nên đã đổ san gạt đất, đá xít lấp hồ và lấp cả suối đầu nguồn của hồ Nội Hoàng, hồ Cầu Cuốn. Bảy hồ còn lại đất đá được san gạt lấp mất nguồn sinh thủy. Thậm chí các đơn vị khai thác than tự ý lấp hồ tạo các đường vận tải, đã chia cắt phần lớn lưu vực hướng nước của các hồ Khe Ươn 1, 2 nên nước đã tập trung vào các hồ Nội Hoàng, Cổ Lễ và nguy cơ vỡ đập là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng vật nuôi và đời sống nhân dân 9 xã trong huyện là các xã Đông Hồng Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 9
  10. Thái, Tây H ồng Thái, Hoàng Quế, Mạo Khê, Kim Sơn, Xuân Bình, Xuân Sơn, Tràng An, Bình Khê. II.3 Ô nhiễm đất : Các bãi thải của những mỏ khai thác than lộ thiên đáng lẽ ra phải đổ theo phân tầng, kiểu như ruộng bậc thang thì sẽ rất ổn khi xử lý trồng cây, thậm chí canh tác. Nhưng các mỏ khai thác than lộ thiên hiện nay sau khi bóc lớp đất, đá lại cứ đổ tràn từ trên xuống, bên dưới có thể xây kè chắn. Mưa to kè nào chịu nổi một lượng nước và đất đá khổng lồ dồn xuống như thế. Vì vậy những năm qua đã xảy ra nhiều hiện tượng kè chắn, đập ở Quảng Ninh bị vỡ, dân cư lâm vào cảnh lụt lội, ô nhiễm. Hoàn thổ các mỏ đã khai thác đ ể phục hồi nguyên trạng là việc làm rất khó. Trước kia, người Pháp khai thác than ở Quảng Ninh rất “khôn”, những mong than có độ sâu chừng vài chục mét ở Cẩm Phả là họ biến thành hồ chứa nước phục vụ cho sinh ho ạt, bên b ờ moong họ trồng cây xanh và lấy nước đó tưới luôn. Với những khu bãi thải, họ tạo một mặt bằng mới và đưa phu m ỏ (người lao động làm thuê) đến ở. Hiện nay, ở Q uảng Ninh, chúng ta đã khai thác những mong than lộ thiên có độ sâu 100-300m, các bãi thải bao gồm đất, đá đổ lan tràn vùng mỏ Quảng Ninh. Chỉ tính riêng vùng Cẩm Phả, Đèo Nai, có hơn 100 triệu m3 chất thải gồm đất, đá, sít đang ứ đầy các bãi thải. Việc xả thải của các doanh nghiệp khai thác than phía đ ầu nguồn đ ã khiến một số đoạn trong khu vực vịnh Cửa Lục (đoạn từ bến phà Bãi Cháy cũ đến khu vực chân Cầu Bang) bị bồi lắng, có điểm lượng bùn bồi lắng kéo dài tới vài chục mét ra phía biển hiện đang là thách thức lớn cho TKV trong việc phục hồi môi trường vùng mỏ. TKV cần thực hiện thật nghiêm túc Luật môi trường, Luật đất đai và những chính sách, quy định của địa phương về môi trường. TKV cần phải tăng cường đầu tư công nghệ và thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường hiện đại để giảm thiểu ô nhiễm. TKV phải có quy chế về môi trường của tập đoàn, rồi từng đơn vị cũng phải có quy chế riêng về bảo vệ môi trường, kế hoạch và phương án hoàn nguyên. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng của bộ, ngành, đ ịa phương phải thường xuyên kiểm tra giám sát. Để giúp TKV thực hiện tốt công tác này, Nhà nước nên có chế tài đủ mạnh để xử phạt những đơn vị khai thác mỏ thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, hay khen thưởng những đơn vị của TKV thực hiện tốt công tác bảo vệ và phục hồi môi trường. Đơn vị nào thực hiện không nghiêm túc phải có mức phạt để răn đe. Hiện nay nếu không quan tâm đến môi trường vùng mỏ Quảng Ninh mà cứ để “thả lỏng” thì sau này đầu tư hàng ngàn tỉ đồng vào đó cũng khó khắc phục được nguyên trạng. II.4 Tác động đến địa hình, cảnh quan: Biến đổi địa hình và cảnh quan. Những biến đổi mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở những khu vực có khai thác than lộ thiên. Các bãi đổ thải tạo nên những quả đồi ở Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 10
  11. Cọc Sáu cao 280 m, Nam Đ èo Nai có độ cao 200 m, Đông Cao Sơn cao 250 m, Đông Bắc Bàng Nâu cao 150 m và Núi Béo cao 240 m... và nhiều bãi thải trên các sườn đồi. Bãi thải thường có sườn dốc tới 350. Nhiều mong khai thác lộ thiên tạo nên địa hình âm có độ sâu từ - 50 m đến - 150 m dưới mực nước biển trung bình (các mỏ Cọc Sáu, H à Tu, Núi Béo...). Nhiều khu vực tập trung dân cư tại Mạo Khê (Đông Triều), V àng Danh, Quang Trung (Uông Bí), Hà Khẩu, Cao Xanh, Hà Khánh, Hà Lầm, Cao Thắng, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong (Hạ Long) và toàn bộ thị xã Cẩm Phả chịu tác động mạnh do các nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động khoáng sản, trở thành những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân. Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi. Một số loài thực vật bị giảm số lượng, động vật phải di cư sang nơi khác III. qu¶n lÝ cña c¬ quan nhµ n­íc trong khai th¸c than qu¶ng ninh: III.1 Mặt tích cực: Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản để tăng cường công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn tình trạng tái diễn khai thác vận chuyển than trái phép, gây ô nhiễm môi trường do khai thác than trên địa b àn tỉnh. Như đã nêu trên, mức đ ộ ô nhiễm môi trường tại vùng than đã ở mức quá nghiêm trọng, nếu chỉ BVMT bằng một vài việc, ở vài nơi thì chẳng thấm gì và môi trường sống và cảnh quan tỉnh Quảng Ninh tiếp tục bị hủy hoại. Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 11
  12. Vì vậy, ngoài những giải pháp cấp bách đối với hàng loạt vấn đề tồn tại, ô nhiễm môi trường phải được kiểm soát, ngăn chặn từ gốc, tức là trước khi có kế hoạch khai thác, phải chắc chắn không để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng về môi trường. Muốn làm được điều này, công tác quy hoạch từ khâu sản xuất đến tiêu thụ than đ ều phải gắn liền với quy hoạch BVMT. Để làm được điều này, dư luận rất mong UBND tỉnh giám sát, đôn đốc ngành than thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Ho àng Trung Hải tại Văn bản số 2171/VPCP-KTN ngày 7/4/2009: Đó là, khai thác than theo đúng tọa độ, diện tích, trữ lượng than và các qui định khác nêu trong giấy phép và qui định của pháp luật; việc thăm dò, khai thác ngoài phạm vi ranh giới được cấp phép chỉ được phép thực hiện khi có giấy phép của cơ quan thẩm quyền cấp theo qui định. TKV phải cung cấp lộ trình triển khai xây dựng các công trình BVMT và thực hiện đúng nội dung của ĐTM đó được phê duyệt; Chú trọng xử lý các nguồn nước thải có ảnh hưởng trực tiếp tới vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và hệ thống các sông, suối; Lập Quy hoạch bãi đổ thải và triển khai các dự án cải tạo bãi thải; Thường xuyên nạo vét, cải tạo các sông, suối chịu ảnh hưởng của khai thác than. Trữ lượng than đã đến hồi cạn kiệt, có lẽ giờ cũng là lúc phải tính đến chuyện hoàn trả lại cho người dân Quảng Ninh môi trường sống trong lành, tái tạo quỹ đất để phát triển sản xuất lĩnh vực khác khi "vàng đen" không còn nữa. Không làm được điều này, chiến lược phát triển bền vững của Quảng Ninh chắc chắn chỉ là khái niệm rất mơ hồ Các cơ sở khai thác than quốc doanh thuộc Trung ương và địa phương đều phải được củng cố và sắp xếp lại theo Quyết định 315/HĐBT ngày 01 tháng 9 năm 1990 của Hội đồng Bộ trưởng. Những cơ sở nào được tiếp tục hoạt động, giám đốc cơ sở đó phải ký kết Biên bản nhận khu vực mỏ được giao và có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một chủ mỏ theo quy định của Nhà nước. Các cơ sở khai thác than ngoài quốc doanh, các đơn vị quân đội, công an, các tổ chức đoàn thể x ã hội như thanh niên, trường học... các bộ phận không có nhiệm vụ trực tiếp khai thác than (Xây d ựng cơ bản, cơ khí...) muốn tham gia khai thác than phải nhận thầu của các chủ mỏ và phải bán toàn bộ than khai thác đ ược cho chủ mỏ theo giá thoả thuận ghi trong H ợp đồng nhận thầu khai thác và phải tuân theo những quy định của chủ mỏ nhằm đảm bảo trật tự, an toàn khai thác và các quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Hợp dồng khai thác có thời hạn nhất định, nội dung phải nêu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và Quyền lợi của các bên ký kết theo quy định trong Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế. Chủ mỏ có quyền giao thầu từng phần việc của quá trình khai thác mỏ hoặc giao thầu toàn bộ việc khai thác một phần mỏ trong quy hoạch khai thác chung của mỏ với điều kiện được cơ quan quản lý cấp trên đồng ý. III.2 Hạn chế còn tồn tại: Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 12
  13. Chiếm 90% sản lượng than cả nước, công nghiệp khai thác, sản xuất, chế biến than đ ã trở thành ngành kinh tế chủ lực của Quảng Ninh, tuy nhiên cũng là một thách thức lớn về môi trường. Rất cần một cơ chế giám sát các vấn đề môi trường có sự tham gia của người dân. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Chi cục phó, Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Ninh, "dưới đất là than và trên là dân, chính quyền địa phương và người dân cần có tiếng nói trong giám sát môi trường. Đồng thời cần có quy định trách nhiệm rõ ràng giữa doanh nghiệp khai thác than và chính quyền". Ngoài ô nhiễm bụi, không khí cao gấp 1,2-5,2 lần tiêu chuẩn cho phép, mới xử lý được 1/25 -1/30 lượng nước thải do khai thác than ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, thì những bãi thải cũng là m ối nguy lớn. Các công ty khai thác than và chính quyền đ ã nhiều phen khốn đốn, tốn không ít tiền của để cải thiện đời sống người dân sau mỗi trận mưa lớn khiến nước, đất đá tràn vào nhà dân. Rõ ràng những tác động tới môi trường từ khai thác than không phải diễn ra trong một vài năm mà nó kéo dài hàng chục năm, kể cả sau khi đóng cửa mỏ. Vấn đề là cần nhìn nhận một cách tổng thể, lượng hóa những ảnh hưởng về môi trường trong khai thác mỏ để tính toán giảm thiểu trong từng giai đoạn của dự án. Ông Trần Miên, Trưởng Ban Môi trường, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cho biết, ở các nước phát triển, trong một dự án khai thác mỏ, họ phải tính ngay từ ban đầu diện tích và lựa chọn không gian đổ thải đủ cho cả đời mỏ. Còn ở ta, đổ thải bãi thải cao là qui trình ngược lại với họ. Trong các văn bản pháp luật đ ã có những quy định về trích từ nguồn thu từ khoáng sản để đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, qua khảo sát ở Quảng Ninh của các nhà khoa học thuộc nhiều cơ quan nghiên cứu về môi trường nước ta, thực tế ở cấp địa phương, chưa có một cơ chế nào giữa phường với công ty than. Ngược lại, chính quyền địa phương cũng chưa thật sự có trách nhiệm trong việc đưa ra các ràng buộc về môi trường với các dự án khai thác. Giá trị tham vấn cộng đồng đối với đánh giá tác động môi trường không có nhiều giá trị về mặt thực tiễn. Mặt khác, nó thể hiện năng lực và trách nhiệm của cán bộ đại diện cho cộng đồng được tham gia tham vấn chưa tốt. Theo một nhóm các nhà khoa học soạn thảo Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên toàn cầu mới, người dân tại các vùng có khai thác tài nguyên cần được bồi thường, hỗ trợ về những ảnh hưởng xã hội, môi trường mà họ gặp phải. "Số tiền này cần được điều chỉnh theo thời gian khi những chi phí đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường tăng lên", dự thảo Hiến chương nêu rõ. IV. kÕt luËn vµ kiÕn nghÞ: Nhìn chung công tác bảo vệ môi trường của Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến, những vấn đề bức xúc về môi trường, nhất là trong khai thác than đã và đang từng bước được giải quyết. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 13
  14. trường được ban hành làm cơ sở cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện. Công tác quy hoạch bảo vệ môi trường của một số địa phương Uông Bí, H ạ Long, Cẩm Phả, Yên Hưng được triển khai xây dựng. Tuy nhiên công tác BVMT của tỉnh hiện nay chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - x ã hội; quản lý nhà nước về BVMT còn thiếu cụ thể; việc thực hiện các biện pháp, chế tài ở nhiều lĩnh vực chưa đủ mạnh; tuyên truyền chưa sâu rộng. Nhiều ý kiến tại cuộc họp quan tâm đến nỗ lực của ngành Than trong bảo vệ môi trường; đặc biệt là vấn đến chấm dứt việc vận chuyển than bằng đường bộ; chất thải rắn phát sinh của các bệnh viện; mức độ ảnh hưởng môi trường của các nhà máy điện, xi măng… Để bảo vệ môi trường tốt hơn trong thời gian tới cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường sự phối hợp quản lý giữa các cấp, ngành . Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 14
  15. Tài liệu tham khảo Internet: 1) www.google.com.vn 2) www.khoahoc.com.vn 3) www.vietbao.vn 4) www.vi.wikipedia.org 5) www.vnexpress.net 6) www.monre.gov.vn 7) www.quangninh.gov.vn 8) www.baoquangninh.com.vn 9) www.yeumoitruong.com ....... và một số tài liệu liên quan khác. Qu¶n lÝ m«i tr­êng « nhiÔm m«i tr­êng do khai th¸c than 15
nguon tai.lieu . vn