Xem mẫu

  1. LỜI MÓI ĐẦU Khoa học đã chứng minh, nhu cầu được kết nối và chia sẻ  là nhu cầu   thiết yếu của mỗi con người, thực tế cũng cho thấy rõ điều đó khi mà ngày  nay các bạn trẻ có thể ngồi online facebook cả ngày mà không biết chán. Blog cá nhân ra đời cùng với mục đích đáp  ứng nhu cầu được chia sẻ  của mỗi con người chúng ta. Và wordpress đã làm rất thành công điều đó.  Không những chỉ giới hạn trong việc phục vụ viết blog, wordpress còn có rất  nhiều ứng dụng khác như bán hàng, quảng bá thương hiệu, website tin tức… Trong báo cáo này em xin trình bày cụ thể về wordpress, các cài đặt, thử  nghiệm và các  ứng dụng của wordpress. Trong quá trình làm báo cáo chắc   chắn không thể không mắc phải sai sót, em mong rằng nhận được sự giúp đỡ  nhiệt tình từ thầy và các bạn để báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn nữa.
  2. Phần 1 : Tìm hiều về Wordpress 1. Wordpress là gì WordPress là phần mềm mã nguồn mở  được cung cấp miễn phí, sử  dụng ngôn ngữ  lập trình PHP và hệ  cơ  sở  dữ  liệu MySQL. Do đó, nó thích   hợp cho ai muôn đặt blog trên chính website sử dụng tên miền của riêng mình.  Tuy nhiên, nếu không có tên miền riêng và chịu được một vài hình ảnh quảng   cáo   đôi   khi   xuất   hiện,   bạn   vẫn   có   thể   dùng   chung   với   nhà   cung   cấp  Automatic Production tại địa chỉ  http://wordpress.com tương tự  các nhà cung  cấp khác. WordPress là một dạng phần mềm mã nguồn mở, là hậu duệ  chính  thức của b2/carelog, được phát triển bởi Michael Valrighị. Cái tên WordPress  được đề  xuất bởi Christine Selleck, một người bạn của nhà phát triển chính  Matt Mullerweg. . WordPress viết bằng PHP và sử dụng hệ quản trị MySQL. WordPress  chạy tốt trên  PHP5, hầu hết mọi host (dịch vụ  lưu trữ  trực tuyến) có PHP  đều hỗ  trợ  WordPress. Nhiều Host (Godaddy, Host Gator, ...) còn có chức  năng tự động cài đặt WordPress. WordPress để đăng tải thông tin lên mạng. WordPress có chức năng như  mọi Website khác. Nó có thể  làm site tin tức, đánh giá, bán hàng thậm chí là  mạng xã hội. Ngoài ra, WordPress còn hỗ trợ  tạo Blog miễn phí trên WordPress.com   để những ai không có điều kiện tài chính, kỹ thuật, thời gian... có thể sử dụng  được WordPress. WordPress còn thêm vào một số tính năng nhỏ nhằm hỗ trợ người dùng   trong quá trình sử dụng như khả năng tự động lưu liên tục khi soạn thảo, nạp   nội dung từ  blog khác hay chia mục cho bài viết. Tuy nhiên, WordPress lại  
  3. không có chức năng xem trước (preview) nội dung bài viết của mình, điều gây  khó khăn cho người dùng khi họ cần xem xét và chỉnh sửa. Các bản nâng cấp chính được chỉ định tên mã (codenames) đại diện cho   các nhạc sĩ nhạc jazz nổi tiếng 2. Các loại Wordpress Wordpress tạm được phân ra thành hai loại: Sử dụng dịch vụ của nhà cung  cấp (wordpress.com). WordPress.com là do 1 nhóm người dựa trên mã nguồn của WordPress   tinh chỉnh lại để cung cấp dịch vụ tạo blog cho những người sử dụng, nhằm   đơn giản hơn cho người dùng không chuyên. Khối lượng theme khá lớn, sử  dụng mã nguồn mở  PHP, tuý biến giao diện khá, xứng đáng là một đối thủ  ngang tài đối với google blogger Giao diện thân thiện dễ sử dụng, cung cấp 50 kiểu giao diện khác nhau   và cập nhật thường xuyên, hệ  thống quản lý bài viết và comment mạnh mẽ,  cho phép nhiều người cũng viết bài và cùng quản lý blog, kết nối với cộng   đồng wordpress.com thông qua trang chủ, hỗ trợ tốt tiếng Việt và nhiều điểm   nổi bật khác nữa. 3. Công dụng của wordpress Viết blog, ngoài ra còn có thể Tạo các site tin tức, bán hàng, khảo sát ý kiến... 4. Ưu điểm của wordpress Hệ  thống Plugin phong phú và không ngừng cập nhật, ngoài ra người   dùng có thể  viết Plugin hoặc tích hợp code vào Wordpress. (cái này yahoo  360plus cũng có nhưng mà yếu, dùng code html để tùy biến các wiget trên giao   diện blog). Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ (có tiếng việt).
  4. Cập nhật phiên bản liên tục, dễ cập nhật, cộng đồng hỗ trợ lớn. SEO rất tốt (nôm na là dùng nó để quảng bá thương hiệu lên internet thì   rất tuyệt)  Hệ thống theme, plug­in, wiget... đồ sộ, việc tạo trang và quản lý trang  wordpress gần như  chuyên nghiệp (quản lý IP, cho phép nhiều admin, thống   kê và quản lý comment, sao lưu dữ liệu...)  Ưu điểm nữa cũng phải kể đến ở wordpress đó là đơn giản, hiệu quả,  nội dung của các trang blog là thật sự phong phú và hữu ích. 5. Tình hình sử dụng wordpress ở việt nam và thế giới Dù có nhiều dịch vụ blog khác cạnh tranh với wordpress, một trong số  đó có thể  kể  đến blogpost của google, tuy nhiên wordpress vẫn phát triển  mạnh bởi tính mở của nó. Người dùng có thể cài đặt wordpress lên host riêng  của mình nên không bị  phụ  thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ  blog. Dịch vụ  wordpress hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi cho việc viết blog.  Việt nam nằm trong top 10 nước dùng wordpress nhiều nhất.   49%blog nổi tiếng thế giới dùng wordpress.  Wordpress trong kinh doanh  Số lượng người sử dựng lới. tính cho đến tháng 7/2011 đã có tới hơn 50  triệu người dung wordpress 6. Bản quyền wordpress Wordpress được phát hành dưới dạng Giấy phép Tài liệu Tự  do GNU.  Giấy phép Tài liệu Tự do GNU cung cấp cho người độc quyền sao chép, tái   phân phối và chỉnh sửa một tác phẩm và đòi hỏi tất cả  các bản sao và tác   phẩm phái sinh phải có thể được sử dụng với cùng giấy phép. Những bản sao 
  5. có thể  được bán thương mại, nhưng nếu được sản xuất với số  lượng lớn   hơn 100), thì người nhận tác phẩm phải được phép truy xuất tài liệu gốc  hoặc mã nguồn. Phần 2: Cài đặt  wordpress Bước 1: Cài đặt Xampp 1. Xampp là gì Xampp là chương trình tạo máy chủ Web được tích hợp sẵn Apache, PHP,  MySQL,   FTP   Server,   Mail   Server,   phpMyAdmin   và   các   công   cụ   như  phpMyAdmin. Không như  Appserv, Xampp có chương trình quản lý khá tiện  lợi, cho phép chủ  động bật tắt hoặc khởi động lại các dịch vụ  máy chủ  bất   kỳ lúc nào. 2. Download XAMPP Lựa chọn phiên bản phù hợp và download trực tiếp từ  trang chính của  XAMPP: https://www.apachefriends.org/download.html 3. Cài đặt XAMPP Question  Download   và   cài   đặt   file,   ví   dụ:   xampp­win32­5.6.24­1­VC11­ installer.exe
  6.  Double click file vừa download (hoặc chạy bằng quyền administrator   bằng cách right click lên file vừa download > Run as administrator), nếu máy  tính  bạn  có   chương  trình  duyệt   virus   sẽ   xuất   hiện  hộp  thoại   "Question",   không cần lo lắng, cứ chọn "Yes": Hình 2.1. Question Warning  Ngay sau đó là hộp thoại "Warning" về  quyền User điều khiển, nếu   bạn chạy bằng quyền administrator thì không cần quan tâm tới cảnh báo này,  chọn   "Ok"   để   tiếp   tục,   còn   muốn   an   toàn   hơn   thì   bạn   cứ   việc   chọn   cài   XAMPP ở ổ đĩa khác với ổ cài Window là được (chọn ổ đĩa tại bước Setup ­   Installation folder).
  7. Hình 2.2. Warning Setup – XAMPP  Màn hình Welcome của setup thì click "Next" Hình 2.3. Setup­ XAMPP Setup ­ Select Components  Tại màn hình này chọn các ứng dụng kèm theo của bộ XAMPP, bạn có   thể  bỏ  những phần không cần thiết đi nhe, tuy nhiên cứ  chọn hết và "Next"  thôi, vì sau này sẽ có dịp dùng đến.
  8. Hình 2.4. Setup ­ Select Components Setup ­ Installation folder  Chọn thư mục để cài đặt, chứa thư mục XAMPP, thường để mặc định  C:\xampp.
  9. Hình 2.5 Setup ­ Installation folder Setup ­ Bitnami for XAMPP  Giới thiệu về  bộ  tích hợp Bitnami cho XAMPP, muốn xem giới thiệu  thì click chọn "Learn more about Bitnami for XAMPP", còn không thì bỏ chọn  nhé.
  10. Hình 2.6. Setup ­ Bitnami for XAMPP Setup ­ Ready to Install  Các bước chuẩn bị sơ bộ đã xong, giờ thì click "Next" để cài đặt.
  11. Hình 2.7. Setup ­ Ready to Install Setup ­ Welcome to XAMPP!  Đây là màn hình cài đặt, cứ đợi chạy xong hết là có thể sử  dụng được  XAMPP.
  12. Hình 2.8. Setup ­ Welcome to XAMPP! 4. Khởi động Apache và MySQL Cài đặt hoàn thành  Đây là giao diện đầu tiên sau khi cài đặt XAMPP thành công.
  13. Hình 2.9. Cài đặt hoàn thành  Bên dưới "Actions" click vào 2 button "Start" tương  ứng của "Apache"   và "MySQL" để khởi động 2 ứng dụng. Chỉnh lỗi
  14. Hình 2.10. Chỉnh lỗi  Thông   thường   khi   cài   xong,   sẽ   dễ   gặp   lỗi   không   khởi   động   được  Apache, nguyên nhân dễ  gặp nhất là do xung đột port 80, port này có rất  nhiều chương trình  ưu tiên chạy, ví dụ  như  Skype, IIS, World Wide Web   Publishing service, HTTP Server API, ...  Cách   giải   quyết   là   tắt   các   chương   trình   trên   sau   đó   khởi   động   lại   Apache là được:  Skype, IIS hay HTTP Server API, ... thì close ứng dụng tương ứng.  World Wide Web Publishing service thì nhấn tổ hợp phím: Window + R  >   gõ services.msc >   tìm   trong   hộp   thoại   vừa   hiện   ra   "World   Wide   Web  Publishing Service" > click chuột phải chọn "Stop".  Sau khi tắt  ứng dụng tương  ứng xong thì click chọn "Start" để  khởi   động lại Apache, màn hình như bên dưới là thành công.
  15. Hình 2.11. Sau xử lý lỗi thành công Gõ lên trình duyệt http://localhost/ nếu xuất hiện chữ  "It works!" (hoặc hiển  thị màn hình dashboard của Xampp) là bạn đã cài đặt thành công. phpMyAdmin  phpMyAdmin đã được tích hợp sẵn bên trong bộ cài đặt Xampp, nên khi  cài xong Xampp hoàn thành thì ta có thể sử dụng được phpMyAdmin.  Click   vào   button   "Admin"   tương   ứng   với   "MySQL"   để   mở   trang  phpMyAdmin
  16. Hình 2.12. Giao diện phpMyAdmin 5. Thư mục làm việc  Thư mục thao tác từ đây về sau chính là C:\xampp\htdocs  VD bạn có project chứa trong folder có tên là "myproject", copy folder   này vào thư mục làm việc trên XAMPP, ta có C:\xampp\htdocs\myproject  Để   chạy   được   các   file   có   trong   project   này,   bạn   cần   gõ   lên   trình   duyệt http://localhost/myproject/ khi này nếu không có file index thì các file  hay folder bên trong sẽ được liệt kê đầy đủ.  Tiếp tục thử  tạo file hello­world.php với nội dung bên trong là đoạn   code PHP
  17.  Sau đó gõ lên trình duyệt http://localhost/myproject/hello­world.php ta  sẽ thấy được kết quả như bên dưới: Hello World! Nếu   tới   đây   có   vấn   đề   gì   chưa   giải   quyết   được   thì   bạn   liên   hệ  mail hocwebchuan@gmail.com để được hướng dẫn thêm. Bước 2: Cài đặt Wordpress trên Localhost Sau khi cài đặt xong một localhost hoàn chỉnh rồi, bây giờ  chúng ta có  thể tiến hành cài đặt WordPress vào localhost để khởi tạo một website trên  mạng host ảo của mình nhé. Trước khi cài đặt, các bạn nên tạo một thư mục  riêng tại thư  mục “C:\\xampp\htdocs” để  dễ  dàng quản lý, bạn có thể  thêm  tên miền ảo vào nếu thích. 1. Tải mã nguồn từ website WordPress.org Trước tiên bạn hãy tải phiên bản mới nhất của mã nguồn WordPress tại địa  chỉ https://wordpress.org/latest.zip. Sau đó bạn giải nén ra sẽ có được một thư mục mang tên “ wordpress“. Có  thể  thư  mục wordpress này sẽ   được lồng trong một thư  mục khác tên là  wordpress­x (x  ở  đây là số  phiên bản), nhưng nói chung bạn cứ  vào sẽ  có   được một thư mục tên wordpress như hình dưới.
  18. Hình 2.13. Thư mục wordpress Tiếp tục, hãy truy cập vào thư mục wordpress, bạn sẽ thấy có một số thư  mục   tên   là wp­admin,   wp­includes,   wp­content và   một   số   tập   tin tên  là index.php, wp­config­sample.php,…Tất cả tập tin và thư mục này, chúng ta  gọi nó là mã nguồn WordPress. Hình 2.14. Các flie trong thư mục Press 2. Copy mã nguồn WordPress vào Localhost Bây giờ, hãy copy toàn bộ  file và thư  mục này vào thư  mục website của  bạn trong localhost (ví dụ: C:\xampp\htdocs\thachpham). Nghĩa là bạn chỉ copy  các file và thư mục mã nguồn thôi, không copy cả thư mục wordpress vì chúng  ta cần  cài   WordPress  vào  tên  miền http://localhost/thachpham  mà, nếu  bạn  copy   cả   thư   mục wordpress vào   thì   website   của   bạn   sẽ   có   đường   dẫn  là http://localhost/thachpham/wordpress/.
  19. Hình 2.15. Copy mã nguồn WordPress vào Localhost 3. Tạo mới một database Để chạy được WordPress thì localhost của bạn phải có một database dùng  MySQL để nó có thể lưu các dữ liệu mềm vào đó như bài viết, các thiết lập, …trên website. Cách tạo database trên localhost mình đã có hướng dẫn tỉ  mỉ tại đây, bạn  có thể vào xem. 4. Chạy website để cài đặt Sau khi copy xong, hãy mở bảng điều khiển của XAMPP lên và khởi động  Apache   và   MySQL.   Sau   đó   truy   cập   vào   website   với   đường  dẫn http://localhost/thachpham
  20. Lúc này, nó sẽ  hiện ra bảng chọn ngôn ngữ  cần cài đặt cho WordPress,   hãy chọn là English và ấn Continue. Hình 2.16. Chọn ngôn ngữ dụng trên WordPress Ở  bước tiếp theo, nó sẽ  nhắc nhở  cho bạn là chưa tiến hành đổi file  wp­config­sample.php thành wp­config.php và khai báo thông tin database vào  đó. Hãy ấn  Let’s Go để nó tự làm việc đó cho bạn.
nguon tai.lieu . vn