Xem mẫu

  1. TIỂU LUẬN: Thực trạng môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến sản xuất của ngành may mặc của nước ta và biện pháp phát triển
  2. LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành có sự thay đổi nhanh chóng cả về xu hướng và tốc độ. Sự thay đổi đó tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp do bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải tồn tại trong một môi trường kinh doanh nhất định. MTKD có thể mang đến cơ hội cũng như nguy cơ cho doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải phân tích môi trường kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích MTKD đối với mỗi doanh nghiệp em xin xây dựng đề tài:“ Phân tích tác động của môi trường kinh doanh tới hoạt động sản xuất của ngành may mặc Việt Nam ”để làm rõ hơn vấn đề này. Nội dung của đề tài bao gồm 2 phần chính: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về MTKD. Chương này giúp chúng ta hiểu được một số vấn đề của MTKD từ khái niệm, các yếu tố của MTKD, các cách tiếp cận đến các phương pháp phân tích. Chương 2: Thực trạng MTKD ảnh hưởng đến sản xuất của ngành may mặc của nước ta và biện pháp phát triển. Chương này phân tích cụ thể tác động của MTKD đến sản xuất của ngành may mặc ra sao cũng như đề ra một số biện pháp khắc phục những vấn đề còn bất cập. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1.1.KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH (MTKD) VÀ PHÂN TÍCH MTKD 1.1.1.Khái niệm MTKD
  3. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất cứ 1 quyết định nào của các cấp lãnh đạo hay nhà quản trị doanh nghiệp đều có thể thành công hay thất bại. Sự thành công hay thất bại đó phụ thuộc rất nhiều vào sự am hiểu các điều kiện của MTKD mà doanh nghiệp đã, đang, tiếp tục và sẽ hoạt động. Doanh nghiệp từ khi ra đời, tồn tại & phát triển đều ở trong môi trường kinh doanh nhất định. MTKD của doanh nghiệp là tập hợp những điều kiện, những yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2 Khái niệm phân tích MTKD . MTKD tồn tại khách quan đối với doanh nghiệp. Nó luôn luôn biến động theo những xu hướng thuận nghịch khác nhau đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay của ngành. Vì vậy, nó đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các nhà quản trị không chỉ dừng lại ở việc nhận thức được MTKD mà phải biết phân tích MTKD để tận dụng cơ hội do MTKD mang lại & hạn chế bớt ảnh hưởng không tốt từ MTKD. Phân tích MTKD là quá trình mà các nhà chiến lược tiến hành kiểm tra, xem xét các nhân tố môi trường khác nhau (môi trường kinh tế, môi trường văn hóa-xã hội, môi trường công nghệ, nhà cung cấp, nhà phân phối…) và xác định các cơ hội hoặc các đe dọa đối với doanh nghiệp. (theo giáo trình quản trị chiến lược của PGS.TS LÊ VĂN TÂM) Tuy nhiên, chúng ta cần phan biệt giữa 2 khái niệm phân tích MTKD& phán đoán MTKD. Phán đoán MTKD là việc đưa ra các ý kiến hay các quyết định nào đó từ việc phân tích MTKD. Như vậy phân tích phải đi trước, phán đoán chỉ có thể có được và đạt hiệu quả khi người phán đoán có đủ các thông tin, dữ liệu từ quá trình phân tích.
  4. 1.2. Vai trò của phân tích MTKD MTKD quyết định sự tồn tại & phát triển của doanh nghiệp,của ngành. Doanh nghiệp chỉ có thể thành công khi biết kết hợp hài hòa các yếu tố bên trong với các yếu tố và điều kiện của môi trường bên ngoài. Chỉ có trên cơ sở phân tích MTKD, doanh nghiệp mới nhận thức được các yếu tố của MTKD ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành. Đồng thời, doanh nghiệp thấy được tính chất phức tạp và biến động , xu hướng và tốc độ thay đổi cũng như tiên lượng đúng các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, vai trò của phân tích MTKD là rất quan trọng. Đó là, công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình kinh doanh. Cụ thể: Một là, phân tích MTKD giúp cho doanh nghiệp đối phó được với những thay đổi bất thường trong kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, không có một MTKD nào ổn định và ít biến động. Trong xu thế hội nhập khu vực hóa và toàn cầu hóa, MTKD luôn biến động nhanh chóng, khó dự đoán & gây ra những ảnh hưởng khó lường tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, của ngành. Và sản xuất kinh doanh của ngành may mặc ở nước ta không phải là một ngoại lệ. Sự biến động của MTKD có thể dẫn tới cơ hội hoặc nguy cơ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, của các doanh nghiệp. Những cơ hội là những điều kiện của MTKD phù hợp với nguồn lực của ngành, của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành& doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi, đạt kết quả và hiệu quả cao. Những nguy cơ đối với ngành, doanh nghiệp đó là những điều kiện của MTKD vận động trái chiều với nguồn lực của doanh nghiệp, ngành. Gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành. Từ đó, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành kém hiệu quả, doanh nghiệp ngành khó có thể đứng vững trong cạnh tranh và không thể phát triển được.
  5. Chẳng hạn, nhờ phân tích MTKD của ngành may mặc, giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nhận thấy được những cơ hội cùng những thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO. Những cơ hội đó có thể là thị trường được mở rộng, hàng rào ngăn cản xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường nước ngoài bị rỡ bỏ… Nhưng thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc cũng không phải là nhỏ. Đó là, các doanh nghiệp này sẽ phải cạnh tranh trong một thị trường khốc liệt hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn, kiểu dáng mẫu mã đa dạng hơn… Trên cơ sở nhận thức và nắm vững cơ hội & nguy cơ do môi trường mang lại, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc có thể chủ động chuẩn bị các điều kiện để tận dụng cơ hội, hạn chế nguy cơ để phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự tác động của các yếu tố MTKD tới các doanh nghiệp, các ngành khác nhau là khác nhau. Một sự thay đổi của MTKD có thể là cơ hội đối với doanh nghiệp này, ngành này nhưng lại có thể là nguy cơ cho doanh nghiệp khác, ngành khác. Vì vậy, phân tích MTKD giúp doanh nghiệp, ngành thấy được ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động của doanh nghiệp mình như thế nào để có biện pháp thích hợp. Ví dụ, nhu cầu và tâm lý trong cách ăn mặc của người dân luôn luôn thay đổi. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc phải không ngừng nghiên cứu tâm lý khách hàng để đưa ra sản phẩm may mặc phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. Hai là, nhờ phân tích MTKD giúp cho doanh nghiệp xây dựng được các chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Chiến lược kinh doanh là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp trong một thời kỳ dài và hệ thống các chính sách, biện pháp, điều kiện để thực hiện được mục tiêu đề ra. Phân tích MTKD chính là việc làm đầu tiên khi doanh nghiệp tiến hành lập chiến lược kinh doanh. Thông qua phân tích MTKD, doanh nghiệp thấy rõ được mình đang kinh doanh trong môi trường nào, chịu tác động của những yếu tố nào, các yếu tố đó tác động là bất lợi hay thuận
  6. lợi… Chẳng hạn các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ở nước ta cần phải nhận thức rõ MTKD của doanh nghiệp mình, ngành mình hiện nay là môi trường toàn cầu hóa. Đó là một sân chơi mới với những luật lệ, ràng buộc mới… Nó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh mới phải đề ra được chiến lược kinh doanh thích hợp. Đặc biệt, may mặc là một ngành hàng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường. Do vậy việc phân tích MTKD của hàng may mặc càng cần thiết & phải tiến hành liên tục và thường xuyên. Trên cơ sở phân tích MTKD giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thấy được sự biến động của thị trường nguyên vật liệu đầu vào như thị trường sợi, vải,chỉ...; Sự thay đổi trong tâm lý tiêu dùng của khách hàng…để xây dựng chiến lược sản xuất hàng may mặc cho phù hợp. Chiến lược kinh doanh cho đúng đắn là yếu tố kiên quyết đảm bảo sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp trên thương trường. 1.3.Các góc độ nghiên cứu MTKD 1.3.1.Xét theo cấp độ ngành & nền kinh tế quốc dân Theo cấp độ ngành và nền kinh tế quốc dân, M TKD được chia ra thành môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và môi trường bên trong (hay còn gọi là hoàn cảnh nội bộ) Thứ nhất là, môi trường vĩ mô: Đây là môi trường của toàn nền kinh tế quốc dân, là môi trường khách quan tồn tại bên ngoài doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh doanh và đến từng doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô bao gồm rất nhiều các yếu tố như: Yếu tố văn hóa, xã hội; yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị- pháp lý, yếu tố công nghệ, yếu tố tự nhiên, yếu tố toàn cầu hóa…Đối với mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, do may mặc là mặt hàng gắn liền với cuộc sống của con người nên việc sản xuất măt hàng này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố văn hóa, xã hội, dân cư. Chỉ một sự
  7. xác định không đúng xu hướng “mặc” của người tiêu dùng có thể dẫn tới ứ đọng hàng may, rồi ứ đọng vốn và có thể là sự phá sản của doanh nghiệp. Do vậy, đòi hỏi trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành cần phải xác định cho được trong số những yếu tố của môi trường vĩ mô, đâu là yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, ngành mình để chủ động đối phó nhằm đạt hiệu quả cao. Thứ hai là môi trường tác nghiệp: Đây cũng là môi trường bên ngoài doanh nghiệp, nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Nó được xác định với một ngành kinh doanh hoặc từng doanh nghiệp kinh doanh trong mối quan hệ với các đối tác hữu quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường tác nghiệp cũng bao gồm rất nhiều các yếu tố. Các yếu tố đó là đối thủ cạnh tranh hiện hữu, khách hàng, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn… Bất kỳ một doanh nghiệp nào, một ngành nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều chịu sự tác động của các yếu tố này. May mặc là mặt hàng tiêu dùng nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố khách hàng. Chỉ khi nào sản phẩm bán được thì khi đó doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, có lãi và tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh. Thứ ba là môi trường bên trong: khác với hai môi trường trước, môi trường bên trong là môi trường mà doanh nghiệp hoặc ngành có thể kiểm soát được. Nó bao gồm các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, c ủa ngành. Đó là nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống thông tin, thị trường của doanh nghiệp, vốn kinh doanh, bộ máy nhân sự, quản trị tài chính-kế toán, nề nếp văn hóa tổ chức, thương hiệu của doanh nghiệp… Do đây là những yếu tố có thể kiểm soát được, nên trong quá trình sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải phát huy nguồn nội lực vốn có của doanh nghiệp đồng thời kết hợp với những điều kiện của môi trường bên ngoài để tiến hành kinh doanh có hiệu quả. 1.3.2. Xét theo nhóm các yếu tố của MTKD
  8. Theo nhóm các yếu tố của MTKD thì MTKD có thể chia thành các nhóm sau: Một là, nhóm môi trường kinh tế-chính trị-xã hội: Đó là trình độ phát triển kinh tế-xã hội, mức thu nhập của dân cư, luật pháp, tâm lý, tập quán xã hội, các chính sách kinh tế-xã hội của chính phủ…Đối với ngành may mặc đó có thể là tâm lý ăn mặc, phong tục tập quán của người dân,qui định hạn ngạch, thuế đối với việc nhập khẩu sợi, vải, quần áo, vào thị trường nội địa…Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập WTO hàng rào hạ n ngạch sẽ bị xóa bỏ, mức thuế sẽ giảm dần, tiến tới xóa bỏ. Hai là, nhóm môi trường sinh thái: Đó là sự ràng buộc của xã hội về vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm, bảo vệ cảnh quan, xử lý phế thải của sản xuất kinh doanh…bất kỳ một doanh nghiệp, một ngành nào muốn bền vững thì đều phải quan tâm đến môi trường này, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ba là, nhóm môi trường hành chính- kinh tế: Bao gồm cơ chế quản lý kinh tế và hoạt động kinh doanh của nhà nước, thủ tục hành chính, kinh tế, sát nhập, giải thể doanh nghiệp…Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc thì đó có thể là các thủ tục liên quan đến việc xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc, nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào như vải, sợi, máy khâu, thuốc nhuộm…,các thủ tục sát nhập các doanh nghiệp nhỏ thành tổng công ty, các hiệp hội như tổng công ty dệt may Việt Nam- Vinatex nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. 1.3.3. Xét theo môi quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động kinh doanh. Theo tiêu thức này, MTKD có thể chia ra thành môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Thứ nhất, môi trường bên ngoài: Đó chính là các yếu tố của môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. Các yếu tố này đều được hình thành khách quan và luôn ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh
  9. nghiệp. Do vậy,doanh nghiệp cần phải thích nghi với hoàn cảnh, tận dụng cơ hội và hạn chế nguy cơ nhằm đẩy mạnh hoạt động và phát triển kinh doanh, giảm thiểu tối đa những bất lợi do môi trường mang lại. Thứ hai, là môi trường bên trong: nó bao gồm tất cả các yếu tố bên trong doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần kết hợp được điều kiện chủ quan của mình với điều kiện khách quan của MTKD để kinh doanh đạt kết quả. 1.4 C¸c ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu m«I tr­êng kinh doanh 1.4.1 Kiểu ma trận đánh giá yếu tố ngoại vi (EFE) §©y lµ mét c«ng cô gióp chóng ta l-îng ho¸ ®-îc sù t¸c ®éng cña m«i tr-êng bªn ngoµi tíi hoạt ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña doanh nghiÖp tr-íc nh÷ng thay ®æi cña m«i tr-êng. §Ó xây dựng môi trường này chúng ta tiến hành 5 bước Một là xác định các yếu tố của môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là gán trọng số từ 0 đến 1 cho từng yếu tố sao cho tổng bằng 1 Ba là cho điểm và phân loại. Nếu doanh nghiệp phản ứng rất tốt với yếu tố nào đó thì cho 4 điểm, phản ứng tốt thì cho 3 điểm, phản ứng trung bình thỡ cho 2 điểm, phản ứng rất ít thì cho 1điểm. Bốn là xác định số điểm bằng cách nhân trọng số ở bước 2 với sè ®iÓm ®· cho ë b-íc 3 Cuối cùng cộng dồn các điểm ở bước 4. Số điểm sẽ dao động từ 1- 4. Nếu bằng 4 chứng tỏ doanh nghiệp phản ứng rất tốt với môi trường, nếu đạt từ 2,5-4 thì doanh nghiệp phản ứng khá tốt với môi trường, từ 1-2,5 thì cho thấy doanh nghiệp không tận dụng được các cơ hội của môi trường và chịu sự đe doạ từ môi trường từ bên ngoài. 1.4.2 Kiểu ma trận đánh giá các yếu tố nội vi (IFE) Đây là kiểu ma trận tóm tắt và đánh giá những yếu tố bên trong có thể kiểm soát được của doanh nghiệp, của ngành. Trên cơ sở đó doanh
  10. nghiệp, ngành thấy được điểm mạnh, điểm yếu cũng như mối liên quan giữa các yếu tố tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn trên cơ sở đánh giá môI trường bên trong, doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nhận thấy điểm mạnh của họ là lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ đồng thời cũng thấy mặt yếu là công nghệ sản xuất, vốn kinh doanh… Ma trận IFE cũng được lập tương tự như ma trận EFE 1.4.3 KiÓu ma trËn c¬ héi vµ ma trËn nguy c¬ §Ó lËp ma trËn c¬ héi, doanh nghiệp tiến hành phân loại theo thứ tự ưu tiên cao, trung bình, thấp và khả năng mà doanh nghiệp có thể tranh thủ là cao, trung bình, thấp. Trên cơ sở đó doanh nghiệp lựa chọn những vùng sao cho phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp. T-¬ng tù doanh nghiệp cũng phân loại nguy cơ theo thứ tự nguy hiểm, nghiêm trọng, ít ảnh hưởng và khả năng doanh nghiệp gặp nguy cơ theo thứ tự nguy hiểm , nghiêm trọng, ít ảnh hưởng và khả năng mà doanh nghiệp có thể gặp phải nguy cơ là cao, trung bình hay thấp để từ đó doanh nghiệp có biện pháp hạn chế tác động của nguy cơ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.3 Ma trận phân tích mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ Đây là ma trận tổng hợp cả các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp . Doanh nghiệp cần phải xác định xem đâu là cơ hội chính, đâu là nguy cơ chủ yếu, doanh nghiệp có điểm mạnh gì, điểm yếu nào. Từ đó kết hợp giữa điểm mạnh bên trong với cơ hội và nguy cơ bên ngoài, điểm yếu bên trong với cơ hội và nguy cơ bên ngoài. Trên cơ sở đó lựa chọn các chiến lược và kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm tận dụng cơ hội, hạn chế nguy cơ. Chẳng hạn khi doanh nghiệp nhận thấy cơ hội nào đó phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược tăng trưởng tối đa. Nếu doanh nghiệp đang trong tình trạng tiềm lực yếu kém, vốn ít… và nhận thấy có thể bị nguy cơ bên ngoài đe doạ doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược thu hoạch và rút lui. Ví dụ các doanh nghiệp sản
  11. xuất hàng may mặc khi mùa hè sắp hết thì các doanh nghiệp này phải có kế hoạch tiêu thụ hết sản phẩm mùa hè bằng nhiều phương pháp như giảm giá, thanh lý… nhằm nhanh chóng thu hồi vốn để chuẩn bị cho kế hoạch sản xuất hàng quần áo cho vụ tiếp theo. Tuỳ thuộc vào đặc điểm ngành hàng kinh doanh cũng như tiềm lực và mục đích phân tích, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các kiểu ma trận khác nhau để phân tích môi trường kinh doanh sao cho đạt kết qu¶ vµ hiÖu qu¶ cao nhÊt. 1.5 C¸ch thøc khai thac m«i tr­êng kinh doanh Như trên đã phân tích chúng ta thấy rõ ảnh hưởng sâu rộng của môi trường kinh doanh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nói riêng. Đồng thời chúng ta cũng thấy rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải phân tích môi trường kinh doanh. Để phân tích môi trường kinh doanh mỗi doanh nghiệp, mỗi ngành tuỳ thuộc vào mặt hàng hay lĩnh vực kinh doanh cũng như khả năng của từng doanh nghiệp mà có các biện pháp khai thác moi trường kinh doanh khác nhau. Nhưng tổng quát nhất để khai thác môi trường kinh doanh các doanh nghiệp, các ngành cần phải tiến hành các bước sau: 1.5.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh Người Trung Quốc có câu “ Muốn làm giàu,thông tin phải đi đầu” câu nói ấy cho thấy tầm quan trọng của “thông tin” khi giải quyêt hay tiến hành bất cứ công việc gì. Đặc biệt trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, thì việc có được nguồn thông tin đáng tin cậy, kịp thời, đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp thành công trong kinh doanh. Thông tin là cơ sở là nguồn gốc của các hoạch định về chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về môi trường kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết và cần phải đặt lên hàng đầu.
  12. Để tổ chức và xây dựng hệ thống thông tin 1 cách hiệu quả thì trước hết doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu về các loại thông tin cần thiết, sau đó đến mức độ và thời gian cần, rồi căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp để tiến hành thu thập, phân tích, xử lý, đánh giá thông tin. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc, trước khi quyết định sản xuất lô quần áo kiểu gì, mẫu mã thế nào, sẽ bán với mức giá nào… thì cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường, khách hàng nhằm xác định các thông tin về thị trường, khách hàng có nhu cầu về quần áo như thế nào, khả năng thanh toán của họ ra sao, các sản phẩm may khác có khả năng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp mình, dung lượng thị trường, các doanh nghiệp cung cấp vải sợi… Trước hết doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống thông tin về bản thân doanh nghiệp. Những thông tin đó bao gồm doanh thu bán hàng, dịch vụ,chi phí để sản xuất 1sản phẩm, hàng tồn kho, lưu lượng tiền mÆt, kho¶n ph¶I thu, kho¶n ph¶I tr¶… Hầu hết các thông tin này đều được đưa lên mạng nội bộ của doanh nghiệp. Việc xây dựng hệ thống thông tin về doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp chủ động nắm chắc tiềm lực của doanh nghiệp để sẵn sàng huy động và có biện pháp sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhằm phát huy tối đa lợi thế của doanh nghiệp. Hai là doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống thông tin về môi trường bên ngoài. Đó là hệ thống thông tin về môI trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp. Do đây là môi trường đa yếu tố nên cùng một lúc có thể có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều quan trọng doanh nghiệp phải biết đánh giá xem trong những nhân tố đó thì đâu là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ở nước ta, yếu tố thời tiết mà điển hình là các mùa trong năm ảnh hưởng quyết định đến việc sản xuất ra loại quần áo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phả căn cứ vào từng mùa mà lên kế hoạch s¶n xuÊt cho phï hîp.
  13. Xây dựng hệ thống thông tin không phải một lần là xong mà là quá trình thường xuyên của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện hệ thống thông tin nhằm khai thác một cách tối đa và hữu hiệu. Đó là tài sản vô giá của doanh nghiÖp. 1.5.2 Lựa chọn phương thức thâm nhập và mở rộng thị trường. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nói riêng thị trường chính là đầu ra của doanh nghiệp. Bán được hàng đồng nghĩa với sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận. Khi đó doanh nghiệp sẽ thu hồi được vốn và có lãi. Do vậy để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần phảI biết các phương thức thâm nhập thị trường. Việc lựa chọn các phương thức thâm nhập thị trường đúng đắn có ý nghĩa hết sức to lớn giúp doanh nghiệp giảm được chi phí kinh doanh, chiếm lĩnh được thị trường,vượt qua rào cản của đối thủ cạnh tranh, phong tục tập quán của khách hàng… Đối với các doanh nghiệp sản xuất may mặc có thể lựa chọn các phương thức thâm nhập thị trường như: Mở các đại lý, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, ký các hợp đồng gia công xuất khẩu sang thị trường nước ngoài một cách trực tiếp hoặc qua trung gian… Thứ hai doanh nghiệp phảI nắm rõ các loại chi phí hình thành nên giá bán của mỗi laọi sản phẩm. Trên c ơ sở đó để tìm kiếm nguồn đầu vào với chi phí thấp nhất nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời tìm kiếm thị trường đầu ra lớn, ổn định và có tiềm năng. Thứ ba là trong cạnh tranh doanh nghiệp cần phải nắm chắc các đối thủ cạnh tranh của mình về quy mô, số lượng, khả năng cạnh tranh, phương thức cạnh tranh… để có các biện pháp đối phó phù hợp. 1.5.3 Lùa chän c¬ héi kinh doanh Khi doanh nghiệp có đủ thông tin mình cần, lựa chọn được phương thức thâm nhập thị trường đúng đắn thì doanh nghiệp cần phải tiến hành lựa chọn kinh doanh. Các nhà quản trị doanh nghiệp căn cứ vào thông tin
  14. họ thu thập được để xác định cơ hội hay nguy cơ đối với doanh nghiệp để lựa chọn cơ hội kinh doanh tốt nhất. Cơ hội không phải tồn tại mãi mãi mà nó qua đi rất nhanh. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải biết nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Ví dụ việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm may mặc của chúng ta. Việc gia nhập này sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nếu họ nhận thức được điều đó và có các biện pháp khai thác thông qua việc đổi mới mẫu mã, nâng cao chất lượng để thích nghi, mở rộng thị phần của doanh nghiệp. Tuy nhiên đó cũng có thể là nguy cơ đối với những doanh nghiệp không chịu đổi mới sản xuất, mặt hàng… nên không có khả năng cạnh tranh. Để phân tích được môi trường kinh doanh và lựa chọn được cơ hội kinh doanh, các nhà quản trị doanh nghiệp dùng một số kiểu ma trận như: ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi, ma trận đánh giá các yếu tố nội vi, ma trận cơ hội-nguy cơ, ma trận phân tích mặt mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ… 1.4.5 Xây dựng chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính là mục đích và hướng đi của doanh nghiệp. Việc xây dựng được một chiến lược kinh doanh đúng đắn quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những thay đổi của điều kiện môI trường. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh là một tiến trình gồm ba giai đoạn: hoạch định chiến lược, thực hiện và kiểm soát chiến lược. Trên cơ sở chiến lược, các nhà quản trị, nhà lãnh đạo doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh cho từng tháng, từng quý, từng thời kì. V í dụ các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc lập kế hoạch sản xuất quần áo may sẵn cho mùa hè. Do đặc điểm của mùa hè thời tiết, khí hậu khác các mùa khác nên sản xuất quần áo phảI phù hợp với khí hậu mùa hè. Nó phảI đảm bảo sao cho người mặc cảm thấy thoáng mát, dễ chịu. Có như vậy sản
  15. phẩm của doanh nghiệp mới bán được và doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển. 1.5.5 Hoµn thiÖn c¸c ho¹t ®éng nghiÖp vô kinh doanh BÊt k× doanh nghiÖp nào muốn chiến lược và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trở thành hiện thực phảI thông qua hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc cũng vậy, để thực hiện chiến lược kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải tiến hành các công việc cụ thể như sau: mua vảI từ nhà cung cấp nào, số lượng bao nhiêu loại vải gì, sản xuất lượng quần áo bao nhiêu cho vụ tới, dự trữ là bao nhiêu, tổ chức bán hàng như thế nào, phương thức thanh toán ra sao… Để thực hiện được các hoạt động nghiệp vụ trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên có tính chuyên môn có tính chuyên nghiệp cao trong từng hoạt động nghiệp vụ. Ví dụ như phải có đội ngũ thợ may giỏi, nhanh nhậy trước biến động của tình hình kinh doanh, chỉ đạo tốt có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, nắm bắt cơ hội thị trường, đưa về cho doanh nghiệp mình những hợp đồng làm ăn lớn. 1.5.6 Góp phần hoàn thiện môI trường kinh doanh Môi trường kinh doanh tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các ngành kinh tế. Tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không phải lệ thuộc một chiều vào môi trường kinh doanh mà nó có sự tác động qua lại. Hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp đều có những ảnh hưởng ở một mức độ nào đó đến các yếu tố của môI trường kinh doanh. Chẳng hạn việc dùng thuốc nhuộm để nhuộm vả có thể gây ô nhiễm môi trường, các vải phế liệu từ quá trình cắt may có thể là rác thải ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường… nếu doanh nghiệp không có biện pháp xử lý đúng đắn. Trong điều kiện kinh doanh mới “Chi phí môi trường” đang là vấn đề đáng để các doanh nghiệp phải quan tâm. Do vậy các doanh nghiệp cần phải xây dựng cơ sơ vật chất
  16. kỹ thuật phù hợp với yêu cầu vệ sinh của môi trường, theo hướng văn minh, hiện đại để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi con người, nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. II. THỰC TRẠNG MTKD ẢNH HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT NGÀNH MAY MẶC Ở NƯỚC VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN 2.1.Sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam. Dệt may là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Việt Nam trong những năm qua cả về số doanh nghiệp, số lao động thu hút vào ngành cũng như kim ngạch xuất khẩu. Theo báo cáo gần đây nhất của bộ thương mại, Việt Nam có khoảng 1050 doanh nghiệp dệt may, nhiều gấp 5-6 lần 10 năm trước đây.Đây là ngành thu hút 1 lượng lao động lớn khoảng hơn 2 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu trung bình 23,8%/năm trong giai đoạn 1991-2000. Kim ngạch xuát khẩu của dệt may tăng lên đáng kể: Năm 2001 là2 t ỷ USD, 2002 là 2,7 tỷ USD , năm 2003 là 3,6 tỷ USD và năm 2006 là gần 6 tỷ USD tăng 22% so với cùng kì và góp 15% vào tổng kim ngạch xút khẩu của cả nước . May mặc là sản phẩm đa dạng , nhiều chủng loại và nhu cầu liên tục tăng lên cùng với xu hướng tăng trưởng của nền kinh tế. Trong 10 năm trở lại đây ngành may của nước ta đã chứng tỏ là một ngành công ngiệp mũi nhọn của nền kinh tế đóng góp nhiều vào GDP của cả nước.Trước đây sản xuất hàng may gia công là chính , công nghệ lạc hậu, mẫu mã đơn giả ,kiểu dáng chưa phong phú. Nhưng khoảng từ năm 2002 trở lại đây ngành may mặc của ta đã có những bước tiến vượt bậc. Các công ty may mặc đã bắt đầu đưa công nghệ mới vào trong sản xuất, đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã sản phẩm sản xuất . Vì vậy sản phẩm của các công ty may của nước ta không những chiếm lĩnh được thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới.
  17. Tuy nhiên thực trạng hiện nay các doanh nghiệp may của ta phần lớn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài mà bỏ ngỏ thị trường trong nước . Trong khi đó thị trương trong nước lại là một thị trường to lớn. Nhu cầu may mặc của thị trường nội địa là 389000 tấn sản phẩm/ năm. Nếu biết khai thác thì đây sẽ là một thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng. Mặt khác các doanh nghiệp của ta chưa chú ý đến vấn đề xây dựng thương hiệu. Do vậy khả năng cạnh tranh khi hội nhập nền kinh tế thế giới là rất kém. Do đó để hội nhập vào nền kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp của ta cần phải xây dựng chiến lược và hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp mình trong đó phân tích MTKD là một việc làm hết sức cần thiết. 2.2.Sự ảnh hưởng của MTKD đến sản xuất của ngành may mặc ở nước ta và biện pháp phát triển. 2.2.1.Môi trường vĩ mô . Môi trường vĩ mô là môi trường của toàn ngành kinh tế quốc dân ,có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc nói riêng và toàn ngành dệt may nước ta nói chung. Đây là môi trường đa yếu tố. Mỗi yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc mặc cách độc lập hoặc trong mối liên hệ với các yếu tố khác. Để phân tích được sự ảnh hưởng của môi trường vĩ mô tới hoạt động của ngành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ta lần lượt xem xét các yếu tố sau: a)Yếu tố kinh tế. Yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuât hàng may mặc. Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng, ảnh hưởng tới sức mua và cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng. Các yếu tố kinh tế là: tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất đầu tư,tỷ lệ lạm phát, chính sách tài chính, tín dụng , tiền lương, thu nhập bình quân đầu người…Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc
  18. tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đầu tư, thu nhập của dân cư ó ảnh hưởng rất quan trọng.Trước đây sức mua của người dân trong nước với hàng may mặc không cao do nước ta tuy có thị trường rộng lớn nhưng nhưng súc mua lại hạn chế do hơn 80% dân số ở nông thôn có thu nhập thấp. Thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 500-600 USD/năm. Thu nhập thấp buộc người dân phải đắn đo trước khi ra quyết định mua quần áo. Tuy nhiên phân hóa thu nhập lại không đồng đều. Việc phân hóa thu nhập sẽ chỉ ra cho các nhà sản xuất các đoạn thị trường khác nhau để sảc xuất ra sản phẩm cho phù hợp. Những người có thu nhập thấp họ chỉ cốt sao mặc ấm, mặc bền, giá cả phải chăng. Vì vậy, nó đòi hỏi các nhà sản xuất không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm. Còn đối với một bộ phận dân cư có thu nhập cao thì giá cả không phải vấn đề họ quan tâm. Đối với họ chất lượng , mẫu mã, kiểu dáng quần áo là đòi hỏi hàng đầu, quần áo mặc lên người phải đẹp, mốt, phải thể hiện được phong cách, sự quí phái của họ. Nó đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc phải đầu tư vào thiết kế để tạo ra các kiểu dáng, mẫu mã đẹp. Đặc biệt phải tạo dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp mình đồng thời không ngừng củng cố và phát triển để thương hiệu đó nổi tiếng nhằm thu hút khách hàng. Thật vậy, trong xu hướng hiện nay, nhiều người khi mua họ chỉ quan tâm đến thương hiệu quần áo đó là gì. Do vậy, song song với việc xây dựng thương hiệu các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc cần có biện pháp để chống hàng giả, hàng nhái để bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp mình. Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta luôn giữ mức tăng trưởng cao (năm 2006 khoảng 8.2%), đời sống người dân đã được cải thiện đáng kể. Do đó đòi hỏi ăn mặc đẹp đó là lý do tất yếu. Các sản phẩm may mặc cần phải đa dạng hóa chủng loại để phục vụ đầy đủ các nhu cầu khác nhau trong xã hội. Khi đó, tăng nhu cầu về mặt hàng cao cấp, sản phẩm có chất lượng, mẫu mã kiểu dáng mới, bắt mắt… khi đó hàng may mặc không chỉ
  19. đơn thuần là đáp ứng nhu cầu là hàng may mặc mà còn là may hàng thời trang. Lãi suất cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đế n đầu tư vào sản xuất ngành may mặc của Việt Nam. Trong những năm qua, tỷ lệ lãi suất của chủng ta khá ổn định vì vậy mà đã thu hút được các nhà đầu tư vào ngành này. Tuy vốn đầu tư vào ngành này không cần nhiều như các ngành khác nhưng nếu có tỷ lệ lãi suất hợp lý sẽ kích thích các nhà đầu tư đầu tư vào vốn, công nghệ, thiết kế… làm cho cung hàng hóa về may mặc ngày càng phong phú, đa dạng mẫu mã, chất lượng, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc cần phải xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cũng như chuẩn bị tốt các yếu tố khác nhằm thu hút sự đầu tư từ bên ngoài. b.Yếu tố chính trị, pháp lý Trong kinh doanh hàng may mặc, môi trường chính trị, pháp lý có ảnh hưởng mạnh đến các quyết định của doanh nghiệp. Ở nước ta, nền kinh tế là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước do vậy, vai trò của nhà nước đối với hoạt đọng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là rất lớn. Ở Việt Nam,trong những năm qua, dệt may được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn nên được Đảng và nhà nước quan tâm. Do vậy, đã có rất nhiều chế độ, chính sách , văn bản pháp luật, qui định...hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp may mặc. Luật đầu tư nước ngoài ra đời tạo điều kiện cho ngành thu hút được vốn đầu tư nước ngoài. Quyết định 908/QĐ-TTg ngày 26/7/2001 đã tháo gỡ cụ thể cho ngành như: cho phép chuyển nhượng 20 trong số 29 mã dệt may vào thị trường EU từ cấp hạn ngạch sang cấp giấy phép tự động ,giảm 50% phí đấu thầu hạn ngạch hạ phí hạn ngạch để tăng khả năng cạnh tranh, ưu đãi về thuế theo quy định hiện hành trong lĩnh vực gia công hay sản xuất hàng xuất khẩu, miễn thuế trong vòng một năm toàn bộ lệ phí hải quan và lệ phí hạn ngạch xuất khẩu…Trước đó thủ tướng chính phủ đã phê duyệt quyết định
  20. 55/2002/QĐ về chiến lược phát triển và một số cơ chế chính sách hỗ hợp cho ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010.Theo đó ngành dệt may sẽ được tạo điều kiện phát triển để trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu trong nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng canh tranh hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, Việt Nam được đánh giá là nước có nền chính trị , an ninh ổn định. Đó là cơ hội và điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào Việt Nam.Trên thực tế, so với nhiều ngành khác vốn đầu tư để đổi mới thiét bị máy móc trong ngành may mặc tăng khá nhanh. Hiện nay tổng vốn đầu tư của Vinatex khoảng 4000 tỷ đồng . Tuy nhiên so vớ yêu cầu còn thấp. Trong 10 năm tới theo tính toán của các nhà kinh tế thì đầu tư cho ngành dệt may Việt Nam phải ở mức2-4 tỷ USD mới đạt mục tiêu tăng tốc do chính phủ đạt ra. Hiện nay trong đầu tư của ngành, tình trạng đầu tư khong hợp lý, thiếu đồng bộ còn khá phổ biến. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ muốn đầu tư vào máy móc để sản xuất ra những mặt hàng quen thuộc, tiêu thụ nhanh. Điều đó dẫn tới các sản phẩm may mặc của chúng ta rất đơn điệu. Nhiều doanh nghiệp chỉ đầu tư thiết bị máy móc hiện đại đắt tiền mà chưa chú ý đến đào tạo cán bộ quản lý và sử dụng dẫn đến tình trạng lãng phí. Vì vậy để thu hút nguồn vốn đàu tư nước ngoài vào ngành đòi hỏi nhà nước ta phải tạo dựng một nền chính trị ổn định, hành lang pháp luật thông thoáng, rõ ràng minh bạch. Đồng thời các doanh nghiệp trong ngành cần phải có sự đầu tư hợp lý , đồng bộ để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước nhoài thuận lợi trong đầu tư nhằm phát triển kinh doanh. Với phương châm coi ngành sản xuất may mặc là ngành công nghiệp mũi nhọn, nhà nước và chính phủ ta phải có các chính sách nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc phát triển: Chính phủ cần phải quy hoạch vùng trồng bông , ban hành một số chính
nguon tai.lieu . vn