Xem mẫu

TRUNG TÂM THẦN HỌC SEDES SAPIENTIAE
Ban Triết học

TẬP TỤC ĐỐT VÀNG MÃ TẠI VIỆT NAM, LỢI VÀ HẠI

Sinh viên: Phạm Trọng
Giáo sư: TS. Lý Tùng Hiếu

Niên khóa 2017-2018

NHẬN XÉT CỦA GIÁO SƯ

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

XIN KHOANH TRÒN SỐ ĐIỂM
Thang điểm
Thang điểm
Xếp hạng
UST
10
1.00
1.10
1.15
1.20
1.30
1.35
1.40
1.45
1.55
1.65
1.75
1.85
1.95
2.10
2.25
2.40
2.55
2.70
2.85
3.00
3.01 - 5.00

Xuất sắc

Giỏi

khá

Trung bình
khá

Trung bình
Rớt

9.75-10.00
9.50
9.25
9.00
8.75
8.50
8.25
8.00
7.75
7.50
7.25
7.00
6.75
6.50
6.25
6.00
5.75
5.50
5.25
5.00
4.99 - 1.00

Ngày…….. Tháng……. Năm…….

TS. Lý Tùng Hiếu

MỤC LỤC
1.

2.

Dẫn nhập ........................................................................................................................................ 2
1.1.

Lý do chon đề tài..................................................................................................................... 2

1.2.

Mục đích nghiên cứu............................................................................................................... 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 3

1.4.

Phương pháp và nguồn tư liệu ................................................................................................ 3

Khái niệm và thuật ngữ dùng trong tiểu luận ............................................................................ 3
Vàng mã .............................................................................................................................................. 3

3.

4.

5.

6.

Nguồn gốc và đặc điểm của tập tục đốt vàng mã tại việt nam .................................................. 3
3.1.

Nguồn gốc tập tục đốt vàng mã .............................................................................................. 3

3.2.

Du nhập và phát triển tại Việt Nam ........................................................................................ 6

Cách cử hành việc đốt vàng mã hiện nay ở Việt Nam ............................................................... 6
4.1.

Thời điểm và sự kiện cần sử dụng vàng mã ............................................................................ 7

4.2.

Các lễ vật trong nghi thức hóa vàng........................................................................................ 7

4.3.

Nghi thức hóa vàng ............................................................................................................... 10

Lợi ích và tác hại của tập quán dùng vàng mã ......................................................................... 10
5.1.

Lợi ích của việc đốt vàng mã ................................................................................................ 10

5.2.

Tác hại của việc đốt vàng mã ................................................................................................ 11

5.3.

Các ý kiến trái chiều liên quan đến việc sử dụng vàng mã ................................................... 13

Kết luận ........................................................................................................................................ 14

Phụ lục ..................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
Thư mục ................................................................................................................................................. 1

1

1. Dẫn nhập
1.1. Lý do chon đề tài
Những năm gần đây việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng vàng mã ở nước ta phát triển
mạnh mẽ, kèm theo đó là những biến tướng, cũng như những tác động tiêu cực của nó đối với
xã hội. Vàng mã hiện nay đang là đề tài “nóng” trên các trang mạng, các trang báo, trong quần
chúng nhân dân. Đây cũng là vấn đề đang làm băn khoăn những nhà quản lý trong việc xác
định một thái độ ứng xử đúng đắn đối với vàng mã.
Từ năm 1998 đến nay, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến việc sử dụng vàng mã
được đưa ra. Quan sát cho thấy, mức độ quy định của các văn bản pháp luật về việc sử dụng
vàng mã ngày càng chặt. Từ việc “vận động nhân dân bỏ dần tục đội mũ rơm, chống gậy, rắc
vàng mã dọc đường ”1, kế đến là “hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường”,2
đến việc đưa ra những mức hình phạt cụ thể như trong nghị định Nghị định 158/2013/NĐ-CP
năm 2013: “Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đốt vàng mã không
đúng nơi quy định tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa”. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật
giáo Việt Nam cũng đã ra công văn kêu gọi các tăng, ni và phật tử trong cả nước “loại bỏ mê
tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo.”3 Có thể nói đây là một sự cố gắng của
Phật giáo trong vấn đề bài trừ những tập tục sai lạc với giáo lý của nhà Phật đặt biệt là việc sử
dụng vàng mã trong giới tăng, ni và phật tử.
Hiện nay có hai luồng quan điểm chính về vấn đề sử dụng vàng mã. Luồng quan điểm
thứ nhất cho rằng, việc sử dụng hàng mã là lãng phí, một hủ tục cần phải loại bỏ. Trong khi đó,
luồng quan điểm thứ hai cho rằng, nó là một nét tín ngưỡng thể hiện những giá trị nhân văn
của người đang sống đối với người đã khuất, đối với thần thánh nên hạn chế và đưa nó về bản
chất ban đầu vốn có của nó, chứ không nên loại bỏ.4 Mặc dù hiện tại có khá nhiều bài viết liên
quan đến tập tục đốt vàng mã trên các trang mạng, cũng như báo giấy. Tuy nhiên, đa phần các
bài viết chỉ nêu lên một vài khía cạnh của vàng mã; hoặc chỉ nêu lên nguồn gốc, hoặc chỉ nêu
lên những ý nghĩa của vàng mã, hay đa số là các bài viết bài xích, lên án tập tục này. Hiện vẫn
chưa thấy có bài viết nào đưa ra một cái nhìn bao quát, khách quan về việc sử dụng vàng mã,
mặt tích cực, tiêu cực của nó trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Thông tư số 04/1998/TT-BVHTT ngày 11-7-1998.
Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25-11-2005 của Thủ tướng Chính phủ.
3
Công văn 031 /CV-HĐTS ngày 12 tháng 02 năm 2018 Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
4
Nguyễn Văn Phải, Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (Nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở
thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nhân Học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 2016, tr. 2.
1
2

2

Vì vậy, em chọn đề tài “TẬP TỤC ĐỐT VÀNG MÃ TẠI VIỆT NAM, LỢI VÀ HẠI”
làm đề tài tiểu luận kết thúc môn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quát và khách quan về việc sử dụng vàng mã hiện nay tại
Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là hoạt động đốt vàng mã tại Việt Nam hiện nay.
1.4. Phương pháp và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu trong tiểu luận này là phương pháp phân tích các nguồn tài
liệu thứ cấp, tức, nghiên cứu các tài liệu thành văn có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Sử dụng lý thuyết cơ cấu chức năng của Xã hội học trong việc đánh giá một hoạt động
văn hóa, cụ thể ở đây là tập tục đốt vàng mã, nhằm đưa ra những nhận định khách quan về hệ
quả chức năng của nó đối với sự vận hành của xã hội.
Nguồn tư liệu là các tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài nghiên cứu như: sách, luận
văn, tạp chí, các trang mạng internet…
2.

Khái niệm và thuật ngữ dùng trong tiểu luận

Vàng mã
Vàng mã (đồ mã, hàng mã) là đồ vật được làm bằng giấy và các vật liệu dễ cháy khác
để đốt (còn gọi là hóa) sau khi cúng cho người chết sử dụng ở âm phủ. Các hàng mã có thể là
quần áo, tiền bạc, các loại gia súc hay các đồ dùng khác trong đời sống thường ngày của con
người.5
Ngày nay, các sản phẩm vàng mã trên thị trường rất đa dạng. Ngoài những mẫu mã
truyền thống như tiền giấy, trang phục hay vật dụng lao động, người ta còn “cập nhật” những
sản phẩm “thời thượng” trên thị trường như điện thoại thông minh, máy tính, xe hơi, máy bay,
v.v. Theo Nguyễn Văn Phải,6 người buôn bán và người sử dụng đều chia vàng mã thành: tiền
vàng và đồ mã. Trong đó, tiền vàng là phương tiện trao đổi, đồ mã là đồ dùng sinh hoạt.
Trong tiểu luận này, khái niệm vàng mã được dùng chung cho cả tiền vàng và đồ mã.
3.

Nguồn gốc và đặc điểm của tập tục đốt vàng mã tại việt nam

3.1.

Nguồn gốc tập tục đốt vàng mã

Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam (tập
1), Nxb Trung tâm biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, 1995, tr. 839.
6
Nguyễn Văn Phải, Chuỗi cung ứng và tiêu thụ hàng mã (Nghiên cứu trường hợp một số hộ gia đình ở
thôn Yên Cốc, xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội), Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Nhân Học,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội 2016, tr. 10.
5

3

nguon tai.lieu . vn