Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn cầu, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển của thế giới. Để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tạo điều kiện cho quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng – mạch máu của nền kinh tế quốc gia cũng phải liên tục phát triển để bắt kịp với sự phát triển của thế giới. Và cổ phiếu từ lâu đã là một trong những lĩnh vực được cái nhà đầu tư yêu thích. Vì thế quá trình chuyển dịch bộ máy điều hành doanh nghiệp theo hướng cổ phần hóa ra đời như một kết quả đã được xác định. Chính vì điều đó, sự cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã tạo ra những bước đột phá mới cho hệ thống ngân hàng nước nhà. Cổ phiếu ngành ngân hàng luôn có độ tin cậy cao và luôn giành được ưu thế thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.  Cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam là một trong số những cổ phiếu có nhiều biến động trong những năm gần đây. Ngày 27/10/2009, EIB được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mức giá chào sàn là 28.000đ. Dù đã từng đạt được mức lợi nhuận vượt kỳ vọng trong vài năm nhưng vì nhiều lí do giá của cổ phiếu EIB vẫn không có được nhiều niềm tin nơi nhà đầu tư. Vào ngày 8/4/2016, vì lỗ lũy kế nên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã đưa cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Eximbank vào diện bị cảnh báo. Nhưng sau 2 năm, với nổ lực của toàn bộ tập thể Eximbank, ngày 4/4/2018, sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã quyết định đưa cổ phiếu EIB ra khỏi diện cảnh báo và cũng từ đó đến nay giá của cổ phiếu này đã có những bước phát triển vững chắc để lấy lại niềm tin từ những nhà đầu tư.  Trong bối cảnh đó,nhận thấy nhà đầu khó khăn trong việc đánh giá và phân tích cổ phiếu EIB để đầu tư nên nhóm em chọn đề tài “Phân tích mã chứng khoán EIB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2017- 2019” để làm để tài tiểu luận tiểu luận của nhóm, nhằm tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng tại Eximbank làm ảnh hưởng đến cổ phiếu của Ngân hàng . Từ đó xây dựng giải pháp để giải quyết thực trạng hiện này và giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng nhất về thực trạng tại Eximbank. 1
  2. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm về cổ phiếu: Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.  Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành.  Việc phát hành cổ phiếu rất quan trọng. Bởi vì bên cạnh vốn góp ban đầu và lợi nhuận giữ lại thì nguồn tài chính dài hạn chính là cổ phiếu cũng góp phần huy động vốn cho doanh nghiệp. Việc phát hành cổ phiếu còn được gọi là hoạt động tài trợ dài hạn, làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.  Cổ phiếu còn là giấy chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp tác đối với thu nhập ròng và tài sản của công ty cổ phần. 2.1.2Phân loại cổ phiếu Hiện nay các công ty cổ phần tại thị trường chứng khoán thường phát hành 2 loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.  Tuỳ theo việc cổ đông nắm giữ loại cổ phiếu nào thì cổ đông sẽ được hưởng các quyền lợi khác nhau. 2.1.2.1 Cổ phiếu thường Cổ phiếu thường ( hay cổ phiếu phổ thông) là chứng chỉ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông trong doanh nghiệp, cho phép cổ đông được hưởng những quyền lợi thông thường của doanh nghiệp cổ phần.  Một số đặc điểm của cổ phiếu thường:  Quyền trong quản lý và kiểm soát doanh nghiệp: Cổ đong có quyền tham gia bỏ phiếu, ứng cử vào hội đồng quản trị, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng đối với tài sản của doanh nghiệp.  Quyền đối với tài sản của doanh nghiệp: Cổ đông được quyền nhận phần lợi nhuận của doanh nghiệp chia cho cổ đông hàng năm dưới hình thức cổ tức. Trong trường hợp doanh nghiệp phá sản hay giải thể thì cổ đông được quyền nhận 2
  3. một phần giá trị còn lại của doanh nghiệp (sau khi đã thanh toán các khoản nợ, các chi phí và thanh toán cho cổ đông ưu đãi).  Quyền chuyển nhượng cổ phần sở hữu: Cổ đông có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phần cho người khác bằng cách bán lại trên thị trường chứng khoán.  Ngoài những quyền lợi được nêu trên thì cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường còn được hưởng những quyền khác như quyền được ưu tiên mua cổ phiếu mới do doanh nghiệp phát hành.. 2.1.2.2 Cổ phiếu ưu đãi Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng thời cho phép người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ phiếu thường.  Một số đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi:  Quyền ưu tiên về cổ tức và thanh toán khi thanh lý doanh nghiệp: Người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được hưởng một mức cổ tức cố định, xác định trước, không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ đông ưu đãi còn được nhận cổ tức trước cổ đông thường. Ngoài ra thì khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể thì cổ đông ưu đãi sẽ được nhận giá trị còn lại của doanh nghiệp trước cổ đông thường.  Không được hưởng quyền bỏ phiếu: Cổ đông ưu đãi không được hưởng quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, cũng như thông qua các vấn đề quan trọng trong quản lý doanh nghiệp.  Cổ phiếu ưu đãi có thể được phép chuyển đổi thành cổ phiếu thường ( tuy nhiên cổ phiếu thường không được phép chuyển thành cổ phiếu ưu đãi).  Các loại cổ phiếu ưu đãi thường gặp:  Cổ phiếu ưu đãi quyền biểu quyết.  Cổ phiếu ưu đãi cổ tức.  Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.  Cổ phiếu ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. 3
  4. 2.1.3 Các chỉ số cần thiết để phân tích mã chứng khoán EIB của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam Các chỉ số cần thiết để phân tích mã chứng khoán EIB sẽ được tính toán dựa trên các số liệu thu thập từ Báo cáo tài chính hợp nhất đã được công bố của Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Việt Nam các năm 2017, 2018, 2019. 2.1.3.1 Phân tích tài chính Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính quan trọng của Eximbank  Quy mô vốn:  Tổng tài sản: là tổng giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của công ty tính đến thời điểm lập báo cáo  Vốn chủ sở hữu : là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, vốn chủ sở hữu thường bao gồm: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới, các quỹ của công ty.  Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất:  Tỉ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại.  Theo Quyết định số 297/1999/QĐ - NHNN ngày 25/8/1999 ban hành qui định về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng chính thức. Theo đó, Quyết định nêu rõ tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%.  Kết quả hoạt động  Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư:  Nợ quá hạn (Nhóm 2 – 5).  Nợ xấu (Nhóm 3 – 5).  Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ.  Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.  Tình hình tài chính  Thu nhập lãi thuần: là tổng số doanh thu bán hàng (trừ đi các khoản giảm trừ) công ty đạt được trong năm.  Thu nhập ngoài lãi thuần.  Thu nhập từ hoạt động khác.  Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh.  Tổng chi phí hoạt động.  Chi phí dự phòng rủi ro.  Lợi nhuận trước thuế (EBT): Là số tiền lợi nhuận chưa khấu trừ đi phần  Thuế thu nhập doanh nghiệp  Thuế thu nhập doanh nghiệp:  Lợi nhuận sau thuế(EAT) : Là tổng số tiền thực lãi (lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp) công ty thu về trong năm.  Khả năng sinh lợi 4
  5.  Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu ( ROE): 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế ROE = 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của công ty càng mạnh và cổ phiếu của công ty càng hấp dẫn, Vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty, hơn nữa tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty. Tỉ số này đánh giá mức sinh lời vốn chủ của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì vốn cổ đông của công ty càng được sử dụng hiệu quả và ngược lại. Lưu ý khi đánh giá chỉ tiêu này, vốn chủ sở hữu càng lớn thì chỉ tiêu này càng thấp và nên so sánh công ty tương đương về vốn. Mức đầu tư hợp lý đối với doanh nghiệp sản xuất chỉ tiêu này phải đạt từ 20% trở lên, lĩnh vực tài chính từ 15% trở lên.  Tỷ suất sinh lợi trên Tổng tài sản (ROA): 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế ROA = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 ROA là hệ số tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu càng có sức hấp dẫn hơn vì hệ số này cho thấy khả năng sinh lợi từ chính nguồn tài sản hoạt động của công ty. Tỉ suất này rất quan trọng khi phân tích lựa chọn cổ phiếu. Khi đánh giá ROA cần phải so sánh với các công ty trong cùng ngành. Chỉ tiêu này là thước đo cho biết tài sản của công ty được sử dụng như thế nào. Đồng thời còn cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. Nếu chỉ tiêu này nhỏ cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả.  Hệ số khả năng thanh khoản  Tỷ lệ khả năng thanh toán ngay 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑙ư𝑢 độ𝑛𝑔 RC = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛  Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, nó cho biết tỷ lệ các khoản nợ ngắn hạn của công ty được trả bằng các tài sản tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. 5
  6.  Hệ số này của từng công ty thường được so sánh với hệ số trung bình của ngành, tuy nhiên mỗi ngành sẽ có một hệ số trung bình khác nhau.  Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn:  Tỷ lệ chi trả cổ tức Là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ.  Các chỉ số về cổ phiếu  Cổ tức : Cổ tức là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty để trả cho mỗi cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ.  Thu nhập trên mỗi cổ phiếu ( EPS ) (𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔−𝐶ổ 𝑡ứ𝑐 ư𝑢 đã𝑖) EPS = 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 𝑝ℎổ 𝑡ℎô𝑛𝑔 EPS cho biết nhà đầu tư được hưởng lợi nhuận trên mỗi cổ phần họ đang nắm giữ hàng năm là bao nhiêu. Chỉ số này càng cao thì càng được đánh giá tốt vì khi đó khoản thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cao hơn.  Giá trên thu nhập của cổ phiếu ( P/E ) 𝐺𝑖á 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 P/E = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 𝑐ủ𝑎 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢 Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price – P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share – EPS). P/E là hệ số dùng đánh giá đo lường mối liên hệ giữa thu nhập hiện tại và giá mỗi cổ phiếu, hay cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cho mỗi cổ phiếu cao hơn mức thu nhập hiện tại bao nhiêu lần. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được 1 đồng thu nhập. Nếu P/E cao điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến công ty đạt tốc độ tăng trưởng cao trong tương lai. Thông thường cổ phiếu được đánh giá tốt khi tỷ lệ P/E nằm trong khoảng giá trị 10 lần. Theo quan điểm "bảo thủ", P/E dưới 10 thì nên mua. Nếu đang nắm giữ cổ phiếu có mức P/E từ 10 - 12 lần thì không nên bán và có thể mua tiếp. P/E 12 - 18 có thể mua được khi thị trường đang trong giai đoạn ổn định theo hướng tốt. P/E từ 18 trở lên xem xét bán cổ phiếu. 6
  7. Tuy nhiên, với nhà đầu tư theo trường phái "tăng trưởng", P/E có thể được chấp nhận cao hơn nếu tốc độ tăng lợi nhuận (E) cao.  Cổ tức trên thu nhập ( D/E ) Cổ tức D/E = Thu nhập trên mỗi cổ phiếu Hệ số này đo lường tỷ lệ phần trăm lợi nhuận ròng trả cho cổ đông phổ thông dưới dạng cổ tức. Hệ số này càng cao thì cổ phiếu đó càng nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, bởi lẽ họ sẽ được trả mức cổ tức cao cho mỗi cổ phiếu nắm giữ.  Cổ tức trên thị giá ( D/P ) Cổ tức D/P = Giá thị trường hiện tại Hệ số này phản ánh mức lợi tức mong đợi của nhà đầu tư khi mua một loại cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Nếu tỷ lệ này càng cao thì cổ phiếu đó càng được các nhà đầu tư ưa thích vì họ kỳ vọng vào lợi nhuận cao thu về khi đầu tư vào cổ phiếu. 2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Nguồn số liệu được Nhóm thu thập từ Báo cáo tài chính Hợp nhất của Eximbank qua 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để phân tích tình hình nguồn vốn, kết quả kinh doanh của Eximbank trong giai đoạn 2017 – 2019. Bên cạnh đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thấy được sự biến động của các chỉ số qua các năm. Sau đó dùng phương pháp bình quân số học để tính tỷ suất sinh lợi trung bình để xác định phương sai và độ lệch chuẩn từ đó so sánh sự biến động qua từng thời kỳ của mã chứng khoán EIB trên thị trường chứng khoán. 2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối Phương pháp này được sử dụng để phân tích và so sánh kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn vốn của Eximbank trong giai đoạn 3 năm 2017 – 2018 – 2019. Từ kết quả so sánh của 2 phương pháp trên giúp đánh giá về sự chênh lệch và biến động về kết quả kinh doanh và nguồn vốn qua từng giai đoạn. 7
  8. a) Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế: ∆𝑦 = 𝑦1 − 𝑦0  Trong đó: 𝑦0: Chỉ tiêu năm trước 𝑦1: Chỉ tiêu năm sau ∆𝑦: Phần chênh lệch tăng, giảm qua các chỉ tiêu kinh tế.  Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm này được tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó để ra biện pháp khắc phục. b) Phương pháp so sánh bằng số tương đối Là việc xác định số phần trăm tăng hoặc giảm giữa kỳ thực tế so với kỳ gốc hoặc tỷ trọng của một của một hiện tượng trong tổng thể quy mô chung, cho thấy tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức độ phổ biến của hiện tượng. 𝑦1 ∆𝑦 = − 100% 𝑦0  Trong đó: 𝑦0: chỉ tiêu năm trước 𝑦1:chỉ tiêu năm trước ∆𝑦:phần chênh lệch tăng, giảm qua các chỉ tiêu kinh tế.  Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả Là loại tổng hợp các phương pháp đo lường, tính toán, mô tả và trình bày các số liệu được ứng dụng vào kinh doạnh để từ đó đưa ra kết luận dựa trên số liệu và các thông tin thu thập được. 8
  9.  Phương pháp dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu. Cùng với phân tích đồ hoạ đơn giản chúng tạo ra nền tảng của mọi sự phân tích định lượng về số liệu, để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn. Trong bài sử dụng:  Biểu diễn số liệu thu nhập được thành các bảng số liệu tóm tắt.  Biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị để mô tả dữ liệu và so sánh dữ liệu giữa các năm với nhau. 2.2.2.3 Phương pháp bình quân số học, Tỷ suất sinh lợi trung bình và Phương sai Phương pháp bình quân số học  Tỷ số sinh lợi bình quân số học là số trung bình sinh lợi hàng năm của một thời kỳ. Công thức của nó như sau : 𝑅1+𝑅2+⋯+𝑅𝑛 Tỷ suất sinh lợi bình quân số học = 𝑁  Sinh lợi trung bình và phương sai  Trên thị trường chứng khoán , ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi của một cổ phiếu luôn biến động. Sự biến động của sinh lợi đã xảy ra trên thị trường được đo lường thông qua phương sai và độ lệch chuẩn của giá trị trung bình của sinh lợi, 𝑅. Sinh lợi trung bình và phương sai, độ lệch chuẩn được xác định theo công thức: ∑𝑛 𝑖=1 𝑅𝑖 Tỷ suất sinh lợi trung bình = (𝑅) = 𝑁 2 ∑( 𝑅𝑖−𝑅𝑖) Độ lệch chuẩn = (𝜎) = 𝑠 = √ 𝑁−1 Phương sai = (𝜎 2 ) = ∑𝑁 2 𝑖=1[𝑅1 − 𝐸 (𝑅 )] 𝑃𝑖 9
  10. CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ MÃ CHỨNG KHOÁN EIB CỦA EXIMBANK 3.1 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI EXIMBANK GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 Các tỷ số về hoạt động kinh doanh đã được nhóm tính toán để phân tích thực trạng về hoạt động kinh doanh Của Ngân hàng Eximbanbk giai đoạn 2017 -2019 sẽ được Nhóm thể hiện trong bảng 3.1 sau đây. 3.1.1 Quy mô vốn Bảng 3.1.1 Chỉ tiêu Quy mô vốn của Eximbank giai đoạn 2017-2019 Đvt: Tỷ đồng Số tuyệt đối Số tương đối Quy mô (%) 2017 2018 2019 (tỷ đồng) vốn 18/17 19/18 18/17 19/18 Tổng tài 149.370 152.652 167.538 2,2 9,75 3.282 14.886 sản Vốn chủ 14.251 14.884 15.749 4,44 5,81 633 865 sở hữu Tỷ lệ an toàn (CAR) 15,98 15,05 13,81 -5,82 -8,24 -1 -1 hợp nhất (%) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Eximbank 2017 - 2019) Từ bảng trên cho thấy tổng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu của Eximbank tăng liên tục qua hàng năm. Năm 2017, tổng tài sản là 149.370 tỷ đồng. Đến năm 2018 con số này là 152.652 tỷ đồng tăng 3.282 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 2,20%. Tốc độ tăng trưởng tiếp tục tăng lên thành 9,75% ở năm 2019, với tổng tài sản là 167.538 tỷ đồng tăng 14.886 tỷ đồng so với 2018. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu cũng tăng dần qua từng năm. Năm 2018, giá trị này là 14.884 tỷ đồng tăng 633 tỷ đồng so với 10
  11. năm 2017 với mức tăng trưởng là 4,44%. Đến năm 2019, con số này tiếp tục tăng lên 865 tỷ đồng thành 15.749 với mức tăng trưởng là 5,81%. Điều này cho thấy quy mô của ngân hàng không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng.  Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Eximbank luôn đạt hơn 13% qua các năm 2017, 2018, 2019 cho thấy ngân hàng hoạt động rất lành mạnh khi vượt xa con số 8% theo yêu của của Basel II. Và xa hơn nữa, ngân hàng hướng tới mục tiêu xa hơn khi Basel III yêu cầu hệ số cao hơn 13%. 3.1.2 Kết quả hoạt động Bảng 3.1.2 Kết quả hoạt động của Eximbank giai đoạn 2017-2019 Đvt: tỷ đồng Số tương đối Số tuyệt đối (%) 2017 2018 2019 18/17 19/18 18/17 19/18 Huy động vốn 117.540 118.594 139.278 0,9 17,44 1.054 20.684 Nợ quá hạn 2.746 2.548 2.543 -7,21 -0,2 -198 -5 (2-5) Nợ xấu 2.298 1.921 1.933 -16,4 0,62 -377 12 (2-5) Nợ quá hạn/Tổng dư 2,71 2,45 2,25 -9,59 -8,16 -0,26 -0,2 nợ Nợ xấu/Tổng 2,27 1,85 1,71 -18,5 -7,57 -0,42 -0,14 dư nợ (Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank giai đoạn 2017 - 2019) Từ bảng trên cho thấy tổng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu của Eximbank tăng liên tục qua hàng năm. Năm 2017, tổng tài sản là 149.370 tỷ đồng. Đến năm 2018 con số này là 152.652 tỷ đồng tăng 3.282 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 2,20%. Tốc độ tăng trưởng tiếp tục tăng lên thành 9,75% ở năm 2019, với tổng tài sản là 167.538 tỷ đồng tăng 14.886 tỷ đồng so với 2018. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu cũng tăng dần qua từng năm. Năm 2018, giá trị này là 14.884 tỷ đồng tăng 633 tỷ đồng so với năm 2017 với mức tăng trưởng là 4,44%. Đến năm 2019, con số này tiếp tục tăng lên 11
  12. 865 tỷ đồng thành 15.749 với mức tăng trưởng là 5,81%. Điều này cho thấy quy mô của ngân hàng không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng.  Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Eximbank luôn đạt hơn 13% qua các năm 2017, 2018, 2019 cho thấy ngân hàng hoạt động rất lành mạnh khi vượt xa con số 8% theo yêu của của Basel II. Và xa hơn nữa, ngân hàng hướng tới mục tiêu xa hơn khi Basel III yêu cầu hệ số cao hơn 13%. 3.1.3 Tình hình tài chính Bảng 3.1.3 Tình hình tài chính của Eximbank giai đoạn 2017-2019 Đvt: tỷ đồng So sánh tương So sánh Tình hình đối (%) tuyệt đối 2017 2018 2019 tài chính 18/17 19/18 18/17 19/18 TN lãi 2.668 3.207 3.220 20,2 0,41 539 13 thuần TN ngoài 729 1.019 982 39,78 -3,63 290 -37 lãi thuần TN thuần 431 226 284 -47,56 25,66 -205 58 từ HĐ khác Tổng TN từ 3.828 4.452 4.486 16,3 0,76 624 34 HĐKD Tổng CP -2.206 -2.901 -2.701 31,5 -6,89 695 200 HĐ CPDPRR -604 -724 -690 19,87 -4,7 -120 34 EBT 1.018 827 1.095 -18,76 32,41 -191 268 Thuế -195 -167 -299 -14,36 37,13 28 -62 TNDN EAT 823 660 866 -19,81 31,21 -163 206 (Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank giai đoạn 2017 - 2019) 12
  13. Từ bảng trên cho thấy tình hình tài chính của Eximbank năm 2018 có sự tăng trưởng tích cực so với năm 2017 trong khi vẫn duy trì được phong độ ở năm 2019. Cụ thể, tổng thu nhập hoạt động kinh doanh năm 2018 đạt 4.452 tỷ đồng tăng 624 tỷ đồng so với năm 2017 đạt mức tăng trưởng là 16,3%. Năm 2019, con số đó là 4.486 tỷ đồng tăng 34 tỷ đồng so với năm 2018 đạt mức tăng trưởng là 0,76%. Tuy nhiên, tổng chi phí hoạt động năm 2019 là 2.701 tỷ đồng giảm 200 tỷ đồng so với 2018.  Lợi nhuận sau thuế cũng có sự biến động mạnh trong những năm này. Cụ thể năm 2018, con số này là 660 tỷ đồng giảm 163 so với năm 2017. Đến năm 2019, con số này tăng lên thành 866 tỷ đồng tăng 206 so với năm 2018. Đạt mức tăng trưởng là 31,21%.  Điều này là do năm 2018, Eximbank đã bán hết số cổ phiếu đầu tư vào một tổ chức tín dụng, làm tăng thu nhập góp vốn, mua cổ phần. Và nhờ những tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng mà chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2019 đã giảm rất nhiều. Do đó, lợi nhuận sau thuế đã có những sự tăng trưởng mạnh mẽ dẫn đến mã chứng khoán EIB cũng trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường. 3.1.4 Khả năng sinh lợi Bảng 3.1.4 Khả năng sinh lợi của Ngân hàng So sánh tương So sánh tuyệt Khả Đơn đối (%) đối (tỷ đồng) năng 2017 2018 2019 vị sinh lời 18/17 19/18 18/17 19/18 ROE % 5,94 4,53 5,65 -23,74 24,72 -1 1 ROA % 0,59 0,44 0,54 -25,42 22,73 -0,15 0,1 (Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank giai đoạn 2017 - 2019) Tỷ suất sinh lợi trên Vốn chủ sở hữu ( ROE):  Từ bảng 3.4, chỉ số ROE năm 2018 là 4.53% giảm 1,41% so với năm 2017. Đến năm 2019 chỉ số này tăng lên 1,12% so với năm 2018 thành 5,56%.  Điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của Eximbank có phần suy giảm cũng như sức hút trong mắt nhà đầu tư bị giảm trong năm 2018. Nhưng điều này đã được cải thiện đáng kể trong năm 2019  Tỷ suất sinh lời trên Tổng tài sản (ROA)  Năm 2018, ROA đạt 44% giảm 15% so với năm 2017 nhưng chỉ số này được cải thiện đáng kể vào năm 2019 khi tăng 10% thành 54%. Điều này cho 13
  14. thấy Eximbank sử dụng tài sản hợp lí và hiệu quả để tạo ra mức lợi nhuận cao qua từng năm. 3.1.5 Hệ số khả năng thanh khoản Bảng 3.1.5 Hệ số khả năng thanh toán của Eximbank giai đoạn 2017 – 2019 Đvt:% So sánh tương So sánh tuyệt đối Khả năng đối (%) (tỷ đồng) thanh 2017 2018 2019 khoản 18/17 19/18 18/17 19/18 Rc 1,54 13,86 16,16 800 16,59 12 2 Tỷ lệ Vốn 32,19 33,89 31,23 5,28 -7,85 2 -3 ngắn hạn (Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank giai đoạn 2017 - 2019) Hệ số khả năng thanh toán ngay của năm 2018 là 23,86% tăng 12,32% so với năm 2017. Và tiếp tục tăng 2,3% vào năm 2019 thành 166,16%. Điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn của Eximbank được đảm bảo ngày càng tốt qua từng năm.  Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn thì được duy trì ở mức hơn 30% đến 35% qua các năm.  Cả 2 chỉ số trên chứng tỏ Eximbank hoạt động lành mạnh và đảm bảo được khả năng chi trả các khoản nợ. 3.2 PHÂN TÍCH MÃ CHỨNG KHOÁN EIB Các tỷ số về mã chứng khoán EIB đã được nhóm tính toán để phân tích thực trạng về hoạt động kinh doanh Của Ngân hàng Eximbanbk giai đoạn 2017 -2019 sẽ được Nhóm thể hiện trong bảng 3.1 sau đây: 3.2.1 Cổ tức Giai đoạn năm 2017 đến năm 2019 là giai đoạn mà Eximbank không chia cổ tức cho cổ đông của mình.  Năm 2017 là khoản thời gian mà mã chứng khoán EIB của Eximbank vẫn nằm trong diện cảnh báo trong thông báo được Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh đưa ra vào ngày 08/04/2016. Trong giai đoạn này mặc dù việc kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng như đã phân tích thì Eximbank vẫn đạt lợi nhuận trước 14
  15. thuế ở mức 1.017 tỷ đồng. Tuy nhiên Ngân hàng đã trích lợi nhuận để giải quyết những khoản lỗ luỹ kế của năm trước nên lợi nhuận sau đó còn không nhiều nên Ngân hàng quyết định không chia cổ tức cho cổ đông.  Năm 2018 Ngân hàng đã có những bước chững lại khi chỉ đạt mức lợi nhuận trước thuế là 827 tỷ đồng giảm 19% so với năm 2017. Tuy sụt giảm ở lợi nhuận nhưng mức huy động vốn tăng thêm 0,9% so với năm 2017 ( 118.594 tỷ đồng > 117.540 tỷ đồng). Các tỷ lệ Nợ quá hạn trên Tổng dư nợ và tỷ lệ Nợ xấu trên Tổng dư nợ cũng có những chuyển biến tốt khi lần lượt giảm 9,59% và 18,5% so với cùng kỳ năm 2017, điều này giúp cho Ngân hàng có được nguồn hoàn nhập dự phòng đáng kể. Tổng tài sản năm 2018 tăng cao hơn năm 2017 ở mức 2.2% và Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh lại tăng trưởng mạnh khi tăng 16,3% so với năm 2017. Năm 2018 thì Ngân hàng vẫn tiếp tục không chỉ trả cổ tức cho cổ đông. Nhưng nhờ mức lợi nhuận sau thuế đạt 823 tỷ của năm 2017 đã giúp mã chứng khoán EIB của Ngân hàng được Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh đưa ra khỏi diện cảnh báo vào ngày 04/04/2018.  Năm 2019 là một năm thành công của Ngân hàng EIB, sau khi ra khỏi mức cảnh báo thì Ngân hàng đang dần lấy lại đà tăng trưởng khi các tỷ số về chỉ tiêu về quy môn vốn và tình hình tài chính đều có mức tăng trưởng như Lợi nhuận sau thuế tăng 31% đạt 866 tỷ so với mức 660 tỷ của năm 2018, tỷ số Tổng tài sản cũng có mức tăng trưởng khi tăng 10% đạt 167.538 tỷ đồng so với mức 152.652 tỷ đồng của năm 2018. Tuy nhiên trong năm 2019 thì Eximbank vẫn quyết định không chia cổ tức cho cổ đông để tiếp tục sử dụng lợi nhuận bù đắp phần lỗ luỹ kế của những năm trước.  Sau 3 năm không trả cổ tức cho cổ đông thì Eximbank đã giải quyết xong khoản nợ trái phiếu được bán cho VAMC theo đúng đề án tái cơ cấu của Ban lãnh đạo được trích từ thông tư số 08/2016 của Ngân hàng Nhà Nước nêu rõ: “ Tổ chức tín dụng được NHNN chấp thuận gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt không chia cổ tức để tạo nguồn xử lý nợ xấu cho đến khi trái phiếu đặc biệt đã gia hạn được thanh toán”.  Tuy mất lòng tin từ cổ đông nhưng từ những bước đi rõ ràng và vững chắc của mình, Eximbank đã giải quyết xong nợ và bắt đầu phát triển kinh doanh để chia lợi tức bền vững cho mình. Điều này đã dần lấy lại được uy tín và lòng tin trong lòng nhà đầu tư và cổ đông của Eximbank. 15
  16. 3.2.2 Tỷ suất sinh lợi trung bình và phương sai Bảng 3.2.2 Các tỷ số sinh lợi của mã chứng khoán EIB, VCB và VN-Index. Đvt: % Chứng khoán EIB VCB VN-Index Tỷ số Tỷ suất sinh lợi trung bình 1,91 2,77 1,16 (𝑹) Độ lệch chuẩn (𝝈) 7,76 8,17 5,22 Phương sai (𝝈𝟐 ) 0,60 0,67 0,27 (Nguồn: File Excel tính toán các chỉ số của nhóm). Bảng số liệu trên cho thấy mức lợi suất trung bình của các mã chứng khoán trong giai đoạn 2017 – 2019. Đầu tiên là chứng khoán EIB với tỷ suất sinh lợi trung bình là 1,91%, thấp hơn mức sinh lợi trung bình của mã chứng khoán VCB là 2,77% và thấp nhất là VN-Index với 1,16%. Tuy nhiên sự biến động của mức sinh lợi trung bình này chính là sự đo lường từ hai tỷ số là phương sai và độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn có giá trị là căn bậc 2 của phương sai, cũng chính là mức sinh lợi thực xung quanh mức sinh lợi trung bình. Mức dao động của độ lệch chuẩn càng lớn thì tài sản đó càng có mức rủi ro cao. Nên mã chứng khoán EIB tuy có tỷ suất sinh lời trung bình thấp hơn mã chứng khoán VCB đồng thời có độ lệch chuẩn thấp hơn, chứng tỏ mã chứng khoán EIB có mức độ rủi ro thấp hơn so với mã chứng khoán VCB. Khi so sánh với độ lệch chuẩn của VN-Index thì cao hơn ( 7,76% > 5,22%) chứng tỏ mức rủi ro của mã chứng khoán EIB cao hơn. Nhưng trong đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư muốn có lợi nhuận cao đồng nghĩa sẽ chấp nhận mức rủi ro cao, mã chứng khoán EIB với tỷ số sinh lợi cao sẽ được các nhà đầu tư đánh giá tốt trong danh mục đầu tư của mình. 16
  17. 3.2.3 Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) Bảng 3.2.3 Thu nhập trên mỗi cổ phần(EPS) của chứng khoán EIB giai đoạn 2017-2019 Đvt: đồng 2017 2018 2019 Thu nhập trên mỗi 664,12 532,20 698,93 cổ phần (EPS) (Nguồn: File Excel tính toán các chỉ số của nhóm). Qua số liệu từ bảng trên:  Năm 2017 thì thu nhập trên mỗi cổ phần của mã chứng khoán EIB đạt 664,12 đồng. Tức là với mỗi cổ phần thì cổ đông sẽ thu được 664,12 đồng lợi nhuận.  Đến năm 2018 thì tỷ số EPS có dấu hiệu sụt giảm so khi giảm 20% ở mức 532,2 đồng so với 664,12 đồng của năm 2017. Sự sụt giảm này là do sự chững lại của Eximbank trong hoạt động kinh doanh ở năm 2018 khi gần như tất cả các tỷ số của Ngân hàng đều sụt giảm.  Sang năm 2019 thì tỷ số EPS có dấu hiệu tích cực khi tăng 31% đạt 698,93 đồng so với mức 532,2 đồng của năm 2018. Sự tăng trưởng tích cực này là kết quả của việc kinh doanh thuận lợi của Ngân hàng trong năm 2019 khi tỷ số Lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với năm 2018 ( Tăng 31%; 866 tỷ đồng > 660 tỷ đồng). Nguyên nhân của việc tăng trưởng tích cực này cũng từ sự ảnh hưởng của việc mã chứng khoán EIB đã được đưa ra khỏi diện cảnh báo vào ngày 04/04/2018 giúp lấy lại được lòng tin từ khách hàng và nhà đầu tư.  Sự biến động của tý số EPS là dấu hiệu quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá cũng như tính toán giá của cổ phiếu. Sự tăng trưởng tỷ số EPS trong năm 2019 của mã chứng khoán EIB chính là một trong những điểm sáng quan trọng giúp chiếm được niềm tin của nhà đầu tư và góp phần thu hút vốn đầu tư dài hạn cho Ngân hàng. 17
  18. 3.2.4 Giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu (P/E) Bảng 3.2.4 Giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu (P/E) của chứng khoán EIB giai đoạn 2017 - 2019 Đvt: Lần 2017 2018 2019 Giá trên thu nhập của 18,9 26,15 25,27 cổ phần (P/E) (Nguồn: Trích số liệu bảng Báo cáo tài chính của Eximbank trong 3 năm 2017 – 2018 -2019) Vào năm 2018, tỷ số giá thu nhập trên cổ phần (P/E) của mã chứng khoán EIB tăng cao với mức tăng 38% so với cùng kỳ vào năm 2017. Sự tăng trưởng này là một dấu hiệu không mấy khả quan đối với các nhà đầu tư có xu hướng “bảo thủ” khi mà tỷ số P/E quá cao chúng tỏ nhà đầu tư phải bỏ ra nhiều đồng vốn hơn để thu được một đồng lợi nhuận nên các nhà đầu tư này thường sẽ không đầu tư vì ngại rủi ro.  Nhưng đồng thời với tỷ số P/E năm 2018 tăng cao đạt 26,15 lần lại là một dấu hiệu tốt đối với các nhà đầu tư “tăng trưởng”, bởi vì các nhà đầu tư dự đoán rằng Ngân hàng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận cao đồng nghĩa với mức rủi ro cao.  Đến năm 2019, tỷ số P/E có sụt giảm đôi chút khi giảm 3% đạt 25,27 lần so với năm 2018 là 26,15 lần. Tín hiệu sụt giảm này cho thấy Ngân hàng đang có mức tăng lợi nhuận khi mà nhà đầu tư đã phải bỏ ít đồng vốn hơn để kiếm được 1 đồng lợi nhuận từ cổ phiếu.  Tỷ số P/E năm 2019 tuy còn năm ở mức cao khi đạt 25,27 lần, tuy nhiên đã có sự sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2018. Điều này giúp nhà đầu tư có được những đánh giá khả quan hơn về khả năng sinh lợi từ mã chứng khoán EIB và cân nhắc đầu tư sinh lợi vào mã chứng khoán này. 18
  19. 3.2.5 Cổ tức trên thu nhập(D/E) Bảng 3.2.5 Cổ tức trên thu nhập (D/E) của chứng khoán EIB giai đoạn 2017-2019 Đvt: đồng 2017 2018 2019 Cổ tức trên thu 0 0 0 nhập (D/E) (Nguồn: Trích số liệu bảng Báo cáo tài chính của Eximbank trong 3 năm 2017 – 2018 -2019) Khi nhìn vào bảng số liệu này, với mức lợi nhuận trên thu nhập (D/E) cả ba năm đều bằng 0. Nhiều nhà đầu tư chắc hẳn sẽ bỏ mã chứng khoán EIB này khi mã chứng khoán này không đem đến bất kỳ sinh lợi cho nhà đầu tư.  Nhưng trên thực tế, chắc hẳn các nhà đầu tư đã biết rằng vào ngày 08/04/2016 thì mã chứng khoán EIB đã bị Sở giao dịch Chứng Khoán TP Hồ Chí Minh đưa ra thông báo xếp mã chứng khoán EIB vào diện cảnh báo do lỗ luỹ kế.  Để thoát khỏi tình trạng này, Ban lãnh đạo công ty đã có những phương án giải quyết và tiêu biểu trong số đó chính là đề án tái cơ cấu quyết tâm giải quyết xong toàn bộ nợ trước khi kết thúc năm 2019.  Bằng nổ lực của cán bộ/nhân viên cũng như Ban lãnh đạo Eximbank, ngày 04/04/2018 thì mã cổ phiếu EIB chính thức được đưa ra khỏi diện cảnh báo từ thông báo mới nhất thời điểm đó của Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh công bố. Sau khi thoát khỏi tình trạng cảnh báo thì Ban lãnh đạo vẫn tiếp tục phương án giữ lại lợi nhuận để trả nợ luỹ kế các năm trước và thanh toán xong toàn bộ trái phiếu bán cho VAMC (Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) theo đúng Thông tư số 08/2016.  Dần dần thoát khỏi tình trạng nợ và đưa Ngân hàng trở về mức phát triển bền vững để có thể chia lợi tức cho cổ đông của mình. Eximbank nói chung và Ban lãnh đạo Eximbank đang cho thấy sự nổ lực của mình để lấy lại sự tin tưởng của cổ đông và nhà đầu tư. Góp phần tạo nên một Eximbank phát triển vững mạnh và một mã chứng khoán EIB có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư. 19
  20. 3.2.6 Cổ tức trên thị giá (D/P) Bảng 3.2.6 Cổ tức trên thị giá (D/P) của chứng khoán EIB giai đoạn 2017-2019 Đvt: đồng 2017 2018 2019 Cổ tức trên thị giá 0 0 0 (D/P) Cũng như tỷ số Cổ tức trên thu nhập (P/E) thì tỷ số Cổ tức trên thị giá (D/P) cũng sẽ bằng 0 liên tục trong 3 năm khi mà cả 3 năm Ngân hàng đều không chia cổ tức cho cổ đông của mình. - Với D/P = 0 liên tục trong 3 năm thì mã chứng khoán EIB sẽ được nhận định là một trong những mã chứng khoán ít được mong đợi nhất của các nhà đầu tư khi đầu tư chứng khoán. Bởi vì theo lý thuyết , tỷ số D/P càng cao thì mức lợi tức mong đợi của nhà đầu tư cũng càng cao, họ kỳ vọng rằng cổ phiếu này sẽ có được sinh lợi cao sau khi đầu tư. - Thực tế, mã chứng khoán EIB đã chấp nhận đánh mất sự kỳ vọng và mong đợi này để giải quyết mục tiêu chung lớn nhất chính là thanh toán xong toàn bộ nợ và đưa Eximbank trở về đúng hướng đi của nó, hướng đi với sự phát triển bền vững. Để đạt được mục tiêu này cần sự cố gắng của tập thể cổ đông luôn sát cánh bên Eximbank cũng như Ban lãnh đạo công ty. Để rồi thành quả là cuối năm 2019 thì Eximbank đã giải quyết xong nợ từ lỗ luỹ kế các năm trước và thanh toán xong toàn bộ trái phiếu được bán cho VAMC. - Tiếp theo Eximbank sẽ tiếp tục mục tiêu của mình là trở thành một Ngân hàng phát triển bền vừng và mã chứng khoán EIB sẽ là một trong những mã chứng khoán có mức độ thu hút nhà đầu tư và mức sinh lời cao trong nhóm chứng khoán ngành Ngân hàng nói riêng và toàn thị trường nói chung. 3.2.7 So sánh mức độ tăng trưởng của Eximbank so với Toàn ngành Ngân hàng giai đoạn 2017 - 2019 Ngoài việc nhận định và đánh giá mã chứng khoán qua các tỷ số đã được nhóm tính toán và phân tích bên trên thì sự ảnh hưởng của các yếu tố như mức tăng trưởng ngành Ngân hàng và biến động kinh tế vĩ mô cũng là những yếu tố quan trọng để nhà đầu tư có thể quyết định xem nên đầu tư vào mã chứng khoán EIB hay không. 20
nguon tai.lieu . vn