Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH  TIỂU LUẬN Học phần QUẢN LÍ TÀI CHÍNH TRONG TRƯỜNG HỌC  Thành phố Hồ Chí Minh ­ 2020 1
  2. MỤC LỤC PHẦN I. Phân tích thực trạng cơ chế tự chủ tài chính đối với trường phổ  thông hiện nay và đề xuất lộ trình áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đối với  trường phổ thông. 1. Khái   niệm,   vai   trò   của   tự   chủ   tài   chính   đối   với   các   đơn   vị   sự  nghiệp công lập nói chung và đối với trường trung học phổ  thông nói  riêng ­ Cơ  chế  tự chủ tài chính đối với các đơn vị  sự  nghiệp công lập nói chung và   đối với trường trung học phổ thông nói riêng được hiểu là cơ chế theo đó các đơn vị  sự  nghiệp công được trao quyền tự quyết định, tự  chịu trách nhiệm về  các khoản   thu, khoản chi của đơn vị mình, nhưng không vượt quá mức khung do Nhà nước qui  định.  ­ Đơn vị sự nghiệp công lập là các đơn vị do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền  quyết định thành lập, thuộc sỡ hữu của Nhà nước, là đơn vị dự toán độc lập, có con   dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán. Có   thể kể đến các đơn vị sự nghiệp công lập, như: trường học, bệnh viện,… 2.    Mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập  nói chung và đối với trường trung học phổ thông nói riêng ­ Trao quyền tự  chủ, tự  chịu trách nhiệm cho đơn vị  sự  nghiệp trong việc tổ  chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử  dụng lao động và nguồn lực tài chính để  hoàn thành nhiệm vụ  được giao; phát huy mọi khả  năng của đơn vị  để  cung cấp  dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội; tăng nguồn thu nhằm từng bước giải quyết   thu nhập cho người lao động.  ­ Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy  động sự  đóng góp của cộng đồng xã hội để  phát triển các hoạt động sự  nghiệp,   từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.  2
  3. ­ Thực hiện quyền tự  chủ, tự chịu trách nhiệm đối với trường học, Nhà nước  vẫn quan tâm đầu tư  hoạt động sự  nghiệp ngày càng phát triển; bảo đảm cho các  đối tượng chính sách – xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, xa, đặc biệt khó   khăn được cung cấp dịch vụ theo quy định ngày càng tốt hơn.  3.    Cơ sở pháp lí tự chủ tài chính và tự chủ tài chính theo cấp độ đối với các  trường phổ thông hiện nay 3.1   Cơ sở pháp lí của cơ chế tự chủ tài chính đối với trường phổ thông  hiện nay  Thời gian qua, cơ chế tự chủ tài chính tại các trường phổ thông đều được thực   hiện theo đúng cơ sở Pháp luật:  ­   Nghị   định   số   16/2015/NĐ­CP   ngày   25/4/2006   của   Chính   phủ   quy   định   về  quyền tự  chủ, tự  chịu trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ, tổ  chức bộ  máy, biên   chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này thể hiện rõ mục  tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập.  ­ Thông tư  14/2019/TT­BGDĐT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định  mức kinh tế ­ kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá trị dịch vụ giáo dục đào tạo áp  dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.  3.2   Tự chủ tài chính theo cấp độ Tự chủ tài chính theo 4 mức độ: ­ Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư ­ Tự chủ tài chính đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên ­ Tự  chủ  tài chính đối với đơn vị  tự  bảo đảm một phần chi thường xuyên (do   giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ  chi phí, được nhà nước đặt hàng,   giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính dủ chi phí) ­ Tự  chủ  tài chính đối với đơn vị  được Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên   (theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có ngườn thu hoặc  nuồn thu thấp).  3
  4. 4.   Thực trạng cơ chế tự chủ tài chính đối với trường phổ thông hiện nay Việc thực hiện tự chủ giáo dục phổ thông bắt đầu thực hiện từ năm 2006, khi có  Nghị  định số  43/2006/NĐ­CP của Chính phủ  Quy định quyền tự  chủ, tự  chịu trách  nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị  sự nghiệp công lập. Theo Nghị định 43, liên bộ  đã có Thông tư  71, hướng dẫn thực   hiện. Sau đó, Chính phủ  có Nghị  định 16 về  Quy chế  tự  chủ  của đơn vị  sự  nghiệp   công lập. Bộ  GD và ĐT cũng đã tham mưu với Thủ  tướng Chính phủ  để  chuẩn bị  ban hành nghị định về tự chủ trong giáo dục công lập phổ thông. Vấn đề  tự chủ  trong giáo dục phổ  thông được Bộ  GD và ĐT rất khuyến khích.  Trong nghị  định 16 đưa ra bốn mức về  tự  chủ  tài chính: tự  chủ  toàn phần (tự  chủ  phần chi đầu tư  và chi thương xuyên), mức hai là tự  chủ  phần chi thường xuyên,   mức ba là tự chủ một phần, mức bốn là ngân sách nhà nước cấp. Các cấp độ tự chủ  do các địa phương quyết định. Hiện nay, nói chung các cơ sở giáo dục phổ thông đều   tự chủ một phần, đó là có thêm các khoản thu khác như học phí hỗ trợ  ngân sách để  bảo đảm chất lượng giáo dục. Ngành giáo dục đã đưa ra ba khâu tự  chủ, tự  chủ về  chuyên môn, tự chủ về nhân sự, tự chủ về tài chính. Thông qua thực tiễn tại các trường phổ  thông cho thấy, việc triển khai giao   quyền tự  chủ  tài chính cho các trường học đã mang lại một số  kết quả  tích cực   như: 4.1   Ưu điểm  ­ Thực hiện cơ chế tự chủ đã giúp nhà trường có cơ chế linh hoạt hơn trong việc   bổ  sung các nhiệm vụ  mới. Chẳng hạn như nhà trường có thể  liên kết đào tạo các  khóa học về kỹ năng sống hoặc các nội dung tập huấn cho cán bộ, giáo viên. ­ Tăng thu nhập cho cán bộ giáo viên. Hiện nay, lương của cán bộ, giáo viên của   nhà trường được trích từ nguồn thu học phí. ­  Giúp nhà trường chiêu mộ  được nhân tài, thu hút được nhiều giáo viên giỏi   tham gia giảng dạy tại trường và được phép chấm dứt hợp đồng với giáo viên không   đáp ứng yêu cầu. 4
  5. ­ Có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục nhờ  vào đội ngũ giáo viên giỏi đã  chiêu mộ được. ­ Nâng cấp, bổ sung thêm các trang thiết bị và cơ  sở vật chất hiện đại, đổi mới  phương pháp giảng dạy bằng hệ thống công nghệ thông tin. ­ Tạo điều kiện cho các trường THPT công lập hoạt động có hiệu quả, xây dựng  thương hiệu, uy tín để thu hút người học, nâng cao chất lượng GD&ĐT. ­ Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động đóng góp của người học để  từng  bước giảm chi cho ngân sách Nhà nước ­ Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo   dục.  ­ Nguồn thu của trường THPT cùng với nguồn kinh phí 10% chi hoạt động   thường xuyên NSNN giao đã góp phần bảo đảm bù đắp một phần nhu cầu tiền   lương tăng thêm, theo quy định của Chính phủ. Nhờ  có sự  tăng cường khai thác   nguồn thu, tiết kiệm chi và thực hiện cơ chế tự chủ, thu nhập và đời sống của các   cán bộ nhân viên trong nhà trường đã từng bước được nâng lên. ­ Trường THPT đã chủ  động xây dựng quy chế  chi tiêu nội bộ  trong phạm vi   nguồn tài chính được sử dụng phù hợp với đặc thù của đơn vị và theo đúng qui định  nhà nước.  ­ Chất lượng đào tạo của trường học trở  nên đa dạng và có tính qui mô hơn  trong việc nhà trường tự chủ và huy động được. Nhà trường thường xuyên tổ chức   các hoạt động ngoại khóa cho học sinh tham gia: Hoạt động về nguồn, lửa trại cuối  năm,.. Vào đầu mỗi sáng đầu tháng Nhà trường mời chuyên gia báo cáo về các chủ  đề tháng, những kĩ năng sống mà các bạn học sinh cần có. Ngoài ra nhà trương còn   mời các chuyên gia nước ngoài vào Việt nam để  giảng dạy tiếng anh bản ngữ tại   trường cho các học sinh.  ­ Đảm bảo công tác quản lí tài chính tại trường học được thực hiện thống nhất  dân chủ, công khai, minh bạch; thúc đẫy các đơn vị tự chủ tạo lập và sử dụng các   5
  6. nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của   tập thể học sinh trong trường THPT. ­ Trường THPT tự chủ  về mặt tài chính họ  đã đảm bảo một phần quan trọng   nguồn tài chính thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước qui định. Trường cũng đã   hoàn thiện công tác hạch toán và kết quả  tài chính, khai thác nguồn thu, đổi mới  phương thức quản lí,..để nhằm phát triển mục tiêu trường học.  4.2   Hạn chế Cơ  chế tự  chủ tài chính tại trường THPT hiện nay trong những năm qua đã có   nhiều thay đổi và đã đáp ứng phù hợp với tình hình của nhà trường về mục tiêu giáo   dục. So với yêu cầu thực tiễn hiện nay thì vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: ­ Tại trường phổ  thông hiện nay các nhân viên, cán bộ  quản lí còn lúng túng   trong xây dựng và triển khai quy chế chi tiêu nội bộ; hạn chế bởi khả năng cân đối   thu chi, các trường thường lập dự  toán thu sự  nghiệp thấp hơn nhiều so với thực   hiện. Một số trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ rất chi tiết nhưng có một số  nội dung chi và mức thi chưa thật sự là phù hợp.  ­ Khi bắt tay vào thực hiện tự  chủ, tất cả các nguồn thu, chi đều không có sẵn   công thức mà hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và sự năng động của người quản lý,   đội ngũ cán bộ, giáo viên. ­ Toàn bộ kinh phí chi thường xuyên của nhà trường đều từ nguồn thu học phí mà  không nhận kinh phí từ ngân sách. + Chỉ  cần 1 năm không tuyển sinh được thì nhà trường buộc phải dừng hoạt   động. Do đó, thu hút được học sinh là vấn đề sống còn của nhà trường. + Trong khi đó,  ở  mô hình công lập được cấp ngân sách thì các trường không  phải lo lắng bởi cách chi tiêu đã có công thức, không phải vất vả, suy nghĩ nhiều. + Hơn nữa, các trường công lập có lợi thế là học phí rẻ, không phải chứng minh   năng lực nhiều mà vẫn thu hút được học sinh. ­ Công tác tuyển sinh bởi áp lực đóng góp cho học sinh đi học là rất lớn đối với   các trường trung học phổ thông tự chủ tài chính hiện nay. 6
  7. + Việc đóng góp phải đáp ứng 2 tiêu chí: phụ huynh, học sinh phải tự nguyện và  nhà trường phải bảo đảm chất lượng cao. + Nếu là trường tư  thục, việc đóng học phí cao là đương nhiên nhưng nếu là   trường công lập, lại thu học phí cao hơn cũng không dễ. + Tâm lý của các bậc phụ huynh cho rằng, đã là trường công lập thì trách nhiệm  của Nhà nước, nhưng thu tiền học phí cao thì đấy là vấn đề cần thỏa thuận để  đạt   được sự đồng thuận và tự nguyện. ­ Khó khăn khi thực hiện tự chủ là đội ngũ giáo viên. +  Khi chuyển sang cơ  chế  tự  chủ, mô hình quản trị  nhà trường phải thay đổi  nhiều, trong khi đó năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ và tâm lý của giáo viên chưa   thực sự sẵn sàng  Nếu trường được tự chủ biên chế và tổ chức sẽ rất thuận lợi vì trường là đơn vị  trực tiếp sử dụng người lao động nên họ biết cần tuyển giáo viên có năng lực, phẩm   chất thế nào là phù hợp với hoạt động giáo dục, năng lực học sinh nhà trường. ­ Khó khăn nữa là khi nhắc đến tự chủ là bị cắt một khoản tiền chi thường xuyên  từ ngân sách. + Nhưng ở bậc phổ thông, muốn tự chủ trước hết phải tự chủ về kế hoạch dạy   học. + Kế hoạch dạy học phải xây dựng phải bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng theo   hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, phù hợp với điều kiện nhà trường; + Không giảm bớt số  giờ  và đầu điểm theo quy định của Bộ  Giáo dục và Đào  tạo, bảo đảm tính logic của mạch kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học, trải   nghiệm sáng tạo…Quá trình này hiện nay buộc giáo viên phải nỗ lực hết mình những  vẫn băn khoăn với việc thi cử. ­ Nhà trường chưa thực sự cập nhật đầy đủ  các văn bản hướng dẫn hiện hành   nên một số định mức chi chưa phù hợp với tình hình thực tế, một số khoản chi không   7
  8. có trong dự toán chi làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả công việc  của đội ngũ cán bộ GV. ­ Bên cạnh đó, việc tự  chủ  tại trường phổ  thông có liên quan chặt chẽ  đến an  sinh xã hội. Muốn tự chủ thì phải có kinh phí thực hiện hoạt động giáo dục, kinh phí   đó phải được xã hội  ủng hộ  trên cơ  sở  xã hội hóa giáo dục, Nhà nước và nhân dân  cùng làm.  Vì vậy, chương trình giáo dục được xây dựng dựa trên những nguyên tắc bảo   đảm chương trình giáo dục hiện hành, còn có những chuyên đề dạy học dự  án, dạy  học trải nghiệm liên môn, đơn môn, những chuyên đề tự chọn cho học sinh. 5.   Nguyên nhân tồn tại những hạn chế ­ Điều kiện kinh tế của phụ huynh học sinh phải đồng đều. ­   Hiện nay do chưa có hành lang pháp lý hướng dẫn chi tiết, rõ ràng nên các  trường rất khó triển khai hoạt động tự chủ. ­ Toàn bộ kinh phí chi thường xuyên của nhà trường đều từ nguồn thu học phí mà  không nhận kinh phí từ ngân sách. ­ Đa số các trường THPT thực sự chưa có nhiều mô hình trường phổ thông công  lập tự chủ. ­ Tâm lý phụ huynh lâu nay vẫn mong muốn con em mình học tập ở  các trường  công lập. ­ Vướng mắc hiện nay là theo Nghị định 86/2015/NĐ­CP, quy định tối đa mức thu  học phí đối với giáo dục phổ  thông công lập là 300.000 đồng/tháng/học sinh. Nếu  thực hiện tự chủ 70%­100%, mức thu sẽ vượt quá mức quy định. ­ Hiện nay Chính phủ  chưa ban hành Nghị  định quy định cơ  chế  tự  chủ  đối với   cơ  sở  GD&ĐT công lập do đó Bộ  GD&ĐT cũng chưa có hướng dẫn để  các địa  phương thực hiện. 8
  9. 6. Đê xuất lộ trình, biện pháp 6.1 Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lí tài chính ­ Tiếp tục phân cấp và trao quyền tự chủ, các đơn vị tự chiụ trách nhiệm. Việc  phân cấp cần thực hiện tại trường, thực hiện tự chủ tài chính càng cao thì phân cấp   nhiều, đơn vị tự chủ tài chính thấp thì phân cấp ít. Cần phân cấp trong lĩnh vực đầu  tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị tại cơ sở.  6.2 Hoàn thiện cơ chế tự chủ về nguồn thu và chi ­ Tham mưu và làm việc với Bộ  GD và ĐT để  có phương án dự  giao dự  toán   NSNN tương ứng với cơ cấu của trường học để thực hiện tốt và đạt hiệu quả. ­ Tăng cường khai thác nguồn thu phí, lệ phí bằng những việc đa dạng hóa các  loại hình và các phương thức dạy học, nhà trường kí hợp đồng thuê các trung tâm   giáo dục bên ngoài về dạy tại trường cho các học sinh để dạy Kĩ năng sống, tiếng  anh bản ngữ, hát, nhảy múa,… trường có thể  tận dụng những phòng học trống   hoặc sân để cho thuê,.. Từ đó nhà trường có thêm một khoản tự riêng và sẽ dựa trên   thực tiễn và mức độ  chất lượng mà thu mức học phí thêm khác nhau phù hợp với   chất lượng đào tạo cung cấp cho xã hội. ­ Tăng cường công tác quảng bá và tư vấn tuyển sinh, phối hợp với Sở GDDT,   Đoàn thanh niên địa phương, các trung tâm giáo dục quốc tế  khác tại địa phương;   tuyên truyền trên các kênh báo chí, truyền hình, apphich,.. mục đích tuyển đủ  số  lượng chỉ tiêu của trường đã đề ra nhằm tăng nguồn thu tại trường học.  ­ Tăng cường và cung ứng dịch vụ, rà lại cơ sở  vật chất hiện có để  lập đề  án   kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết, thành lập các doanh nghiệp trực thuộc của   trường nhờ vào đó sẽ tăng thêm nguồn thu cho các nhà trường phổ thông. ­ Thành lập các nhóm vận động, tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ  trong và ngoài  nước, nhà trường khuyến khích khen thưởng hoặc chi phần trăm trên tổng số nguồn   thu, từ đó cũng có thể thu hút một phần tài chính cho trường.  6.3   Hoàn thiện cơ chế tự chủ về sử dụng nguồn tài chính ­ Phân chia chức trách công việc cụ  thể, rõ ràng để  căn cứ  tinh giảm biên chế  nhằm giảm quỹ lương và một số khoản chi khác. Tăng chi cho công tác giảng dạy,   học tập của học sinh.  9
  10. ­ Cần có các chính sách, quy định để  thống nhất chi một số nội dung chi như:   tiền lương tăng thêm, chi phí phúc lợi cho các ngày lễ, tránh tình trạng chênh lệch   thu nhập khá lớn của các cán bộ trong nhà trường.  6.4   Hoàn thiện cơ chế tự chủ về tiền lương, tiền công và thu nhập tăng  thêm ­ Căn cứ  vào kết quả  xếp loại viên chức, công chức, những người hoàn thành   tốt công việc trong năm thì nhà trường cần xem xét và điều hành chi trả  mức thu   nhập thêm cho các cán bộ, nhân viên nhà trường, phải đảm bảo nguyên tắc người   nào có hiệu quả công xuất làm việc tốt hơn, góp phần cho công việc nhiều hơn thì  chi trả cao hơn.  Cơ chế tự chủ tài chính của Nhà nước đối với các trường phổ thông hiện nay,  nhìn chung đã thực hiện đúng pháp luật và đảm bảo một phần chi thường xuyên.   Với các đề  xuất biện pháp trên sẽ  giúp được cho việc quản lí tài chính của nhà  trường được cụ thể  và phát triển hơn về việc tự chủ tài chính tại các trường phổ  thông hiện nay.  10
  11. PHẦN II. Lựa chọn 1 hoạt động ở Trường học, xây dựng kế hoạch và dự trù  kinh phí đối với hoạt động này. 1.  Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi “Tự hào Hội viên” năm 2020 HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BCH KHOA KHOA HỌC GIÁO DỤC ____                                 Số: 06/KH­HSV     TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2020 KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi “Tự hào Hội viên”, năm 2020 ­­­­­­­­­­ Thực hiện thông báo 12/TB­BTK ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Ban Thư ký  Hội Sinh viên Việt Nam Trường về việc tổ chức “Ngày hội Sinh viên 5 Tốt ­2020”,  nhằm tạo ra cuộc thi công bằng, lành mạnh giúp cho Sinh viên trong khoa giao lưu,  rèn luyện được khả năng của Hội viên, Liên chi hội ban hành thông báo về việc tổ  chức cuộc thi “Tự hào hội viên” năm 2020, cụ thể như sau: I. MỤC ĐÍCH ­ YÊU CẦU 1. Mục đích ­ Giúp Hội viên, sinh viên nắm vững về  công tác Hội và phong trào sinh viên  Việt Nam.  ­ Tạo điều kiện hội viên, sinh viên phát huy năng lực, khả  năng của bản thân   trong hoạt động, học tập và phấn đấu đạt danh hiệu SV5T các cấp.  11
  12. ­ Tăng cường tính đoàn kết, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các hội viên,   sinh viên trong đơn vị. 2. Yêu cầu ­ Cuộc thi được tổ chức ấn tượng, ý nghĩa, tiết kiệm và hiệu quả. ­ Cuộc thi phải được tuyên truyền rộng rãi và thu hút sự  tham gia, quan tâm  đông đảo hội viên, sinh viên trong khoa. II. THỜI GIAN ­ ĐỊA ĐIỂM ­ ĐỐI TƯỢNG 1. Thời gian: 06/12/2020. 2. Địa điểm: Giảng đường D, cơ sở 280 An Dương Vương, P4, Q5.  3. Đối tượng: Sinh viên khoa Khoa học Giáo dục. III. NỘI DUNG ­ HÌNH THỨC 1. Hình thức ­ Vòng loại (30 phút): thí sinh thi vòng loại bằng hình thức “Rung chuông vàng”  thi trắc nghiệm trực trên giấy. Ban tổ  chức chọn ra 09 thí sinh xuất sắc nhất vào  vòng chung kết. ­ Vòng chung kết (60 phút): 09 thí sinh xuất sắc nhất được phân chia ngẫu nhiên   thành 3 đội thi, vượt qua 3 vòng thi: Kiến thức Hội viên (Các đội chơi bấm chuông   dành quyền trả lời các câu hỏi do BTC đưa ra; sẽ có 15 câu hỏi trắc nghiệm đội nào   bấm chuông trước sẽ dành quyền trả lời), Phẩm chất Hội viên (Ban giám khảo tiến   hành phỏng vấn trực tiếp các đội chơi thông qua các câu hỏi tự  luận), Tự  hào hội   viên (các đội chơi thì theo hình thức “Ơn giời cậu đây rồi”, bốc thăm và xử  lý các   tình huống do BTC chuẩn bị). 2. Nội dung - Điều lệ Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII thông qua ngày 25/12/2009; - Hướng   dẫn   thực   hiện   Điều   lệ   Hội   Sinh   viên   Việt   Nam   ban   hành   ngày   31/3/2017; - Sự hình thành và phát triển Hội Sinh viên Việt Nam; - Sự hình thành và phát triển Hội Sinh viên Việt Nam Trường Đại học Sư phạm   TP. HCM; 12
  13. - Phong trào Sinh viên 5 tốt; - Hiểu biết về chương trình công tác Đoàn ­ Hội trường Đại học Sư  phạm TP.   Hồ Chí Minh nói chung và khoa Khoa học Giáo dục nói riêng. IV. THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC ­ Đ/c Nguyễn Thị Mỹ A Liên chi Hội Trưởng  Trưởng ban ­ Đ/c Đặng Thị Hồng B Liên chi Hội Phó Phó ban ­ Đ/c Trần Thị Thu C Ủy viên BCH Liên chi Hội Thành viên ­ Đ/c Nguyễn Hồng D Ủy viên BCH Liên chi Hội Thành viên ­ Đ/c Hồ Phương Đ Ủy viên BCH Liên chi Hội Thành viên ­ Đ/c Nguyễn Thái Hải V Ủy viên BCH Liên chi Hội Thành viên Chi   Hội   Phó   Chi   hội   QLGD  ­ Đ/c Lê Thị Quỳnh M  K45 Thành viên V. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN -  08/11 ­ 15/11/2020: Lập kế  hoạch, trình Chi  ủy ­ Ban Chủ  nhiệm khoa, Ban   Thư ký HSV Trường; -  16/11/2020: Thực hiện công tác tuyên truyền, triển khai đến các Chi hội; -  17/11 ­ 22/11/2020: Nhận và chốt danh sách tham gia; -  23/11 ­ 05/12/2020: Công tác chuẩn bị; -  06/12/2020: Tổ chức Cuộc thi “Tự hào Hội viên”; -  07/12/2020: Họp rút kinh nghiệm. TM. BAN CHẤP HÀNH LIÊN CHI HỘI   Nơi nhận: LIÊN CHI HỘI TRƯỞNG - Chi ủy ­ BCN Khoa;  - BTK HSV Trường;  - BCH LCH, các Chi hội trực thuộc; - Lưu. 13
  14. Nguyễn Thị Mỹ A Ý KIẾN CHI ỦY – BAN CHỦ NHIỆM KHOA Ý KIẾN BAN THƯ KÝ HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG 3.  Bảng dự trù kinh phí                             BẢNG DỰ TRÙ KINH PHÍ   Hoạt động: Tổ chức Cuộc thi “Tự hào Hội viên”, năm 2020 1. Quỹ Đoàn – Hội chi cho hoạt động: 50.000đ 2. Các nội dung dự kiến thu: Không có 3. Các nội dung dự kiến chi STT NỘI DUNG SỐ TIỀN GHI CHÚ 14
  15. Công   tác   tổ   chức ­   Backround:  01 x 190.000đ ­   Strandee:   01  1 600.000đ x 80.000đ ­   In   ấn:  120.000đ ­   Văn   phòng  phẩm: 140.000đ Bồi   dưỡng   Ban tổ chức ­   01   Trưởng  ban: 01 x 120.000đ 2 450.000đ ­   01  Phó   ban:  01 x 80.000đ ­   05  Thành  viên: 05 x 50.000đ Quà tặng  ­ Giải nhất: 01  x 250.000đ        3 ­ Giải nhì: 01 x  500.000đ 150.000đ ­ Giải ba: 01 x  100.000đ TỔNG CỘNG 1.550.000đ Số tiền bằng chữ: Một triệu năm trăm măm mươi nghìn đồng.   Dự kiến xin kinh phí trường: 1.500.000đ TM. BAN CHẤP HÀNH LIÊN CHI HỘI 15
  16. LIÊN CHI HỘI TRƯỞNG                                                                                     Nguyễn Thị Mỹ A PHẦN III.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1.   Nghị  định số  16/2015/NĐ­CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ  quy định về  quyền tự  chủ, tự  chịu trách nhiệm về  thực hiện nhiệm vụ, tổ  chức bộ  máy, biên   chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này thể hiện rõ mục  tiêu đổi mới toàn diện các đơn vị sự nghiệp công lập.  2. Thông tư 14/2019/TT­BGDĐT hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định  mức kinh tế ­ kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá trị dịch vụ giáo dục đào tạo áp  dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.  3.  Quyết định 186/QĐ­TTg về việc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công  sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh giáo dục và đào tạo  4.   Thông tư  của bộ  tài chính số  71/2006/TT­BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006   hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐ­CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy   định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên   chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.  5. Thông báo 12/TB­BTK ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Ban Thư  ký Hội Sinh   viên Việt Nam Trường về việc tổ chức “Ngày hội Sinh viên 5 Tốt ­2020”. 16
  17. 17
nguon tai.lieu . vn