Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ    BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGHÀNH  ĐỀ TÀI :  PHÂN TÍCH DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA  TAN G7 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUNG NGUYÊN TẠI  HÀ NỘI Giáo viên hướng dẫn 1 : ThS. Trần Thu Phương Giáo viên hướng dẫn 2 : ThS. Nguyễn Thu Hằng Lớp : Tin học kinh tế ­  K12A Sinh viên thực hiện : Nông Thu Hiền
  2. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................................. 4 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 Chương 1............................................................................................................................... 3 TỔNG QUAN VỀ CẦU VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7.............................................. 3 1.1.Những vấn đề cơ bản về cầu........................................................................................ 3 1.1.1.Cầu và các khái niệm liên quan.............................................................................. 3 1.1.2.Cầu cá nhân và cầu thị trường............................................................................... 4 1.1.3.Các yếu tố tác động đến lượng cầu ....................................................................... 4 1.2.Giới thiệu về sản phẩm cà phê hòa tan G7................................................................... 6 1.3.Giới thiệu Microsoft Excel............................................................................................. 7 1.3.1.Excel là gì ?............................................................................................................ 7 1.3.2.Các thành phần của Excel...................................................................................... 8 Chương 2............................................................................................................................. 10 KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA CÔNG TY TRUNG NGUYÊN............................................................................................... 10 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Trung Nguyên............................................................. 10 Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của tập đoàn Trung Nguyên...................................................... 11 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Trung Nguyên............................................. 12 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty cổ phần Trung Nguyên................13 2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội năm 2014 và năm 2015 .......................................................................................................................................... 13 2.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội...................................................................... 14 2.3.1.Nhân tố khách quan............................................................................................. 14 2.3.2.Các nhân tố chủ quan.......................................................................................... 16 2.3.3.Các doanh nghiệp cạnh tranh trong nghành cà phê và cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp.......................................................................................................... 17 2.4.Phân tích cầu.............................................................................................................. 18 2.4.1.Khái niệm và sự cần thiết của phân tích cầu........................................................ 18
  3. 2.4.2.Các phương pháp phân tích cầu.......................................................................... 19 2.5.Dự báo cầu................................................................................................................. 21 2.5.1.Khái niệm về dự báo, dự báo cầu ....................................................................... 21 2.5.2.Sự cần thiết của dự báo cầu................................................................................ 21 2.5.3.Các phương pháp dự báo cầu............................................................................. 22 Phương pháp hồi quy tuyến tính.................................................................................. 23 Hình 2.4. Lưu đồ thuật toán phương pháp hồi quy tuyến tính.............................................. 26 Phương pháp điều hòa mũ............................................................................................ 26 Hình 2.5. Lưu đồ thuật toán phương pháp san bằng mũ...................................................... 28 Phương pháp trung bình động giản đơn....................................................................... 29 Hình 2.6. Lưu đồ thuật toán phương pháp Trung bình động giản đơn................................. 31 2.5.4. Quy trình dự báo................................................................................................. 32 2.5.5.Các nhân tố ảnh hưởng tới cầu cà phê hòa tan G7 Trung Nguyên...................... 35 2.5.6.Một số kết luận rút ra ........................................................................................... 36 2.5.7.Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.................................................................. 37 2.6.Dự báo cầu về sản lượng cà phê G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội năm 2016.............................................................................................................. 37 2.7.Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới.............................................................................................................................. 38 Chương 3............................................................................................................................. 40 CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA TRUNG NGUYÊN........................................................................................................ 40 3.1. Mô tả bài toán............................................................................................................ 40 3.2. Giải quyết bài toán..................................................................................................... 41 KẾT LUẬN............................................................................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 45 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................................ 46
  4. DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................................. 4 LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1 Chương 1............................................................................................................................... 3 TỔNG QUAN VỀ CẦU VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7.............................................. 3 Chương 2............................................................................................................................. 10 KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA CÔNG TY TRUNG NGUYÊN............................................................................................... 10 Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của tập đoàn Trung Nguyên...................................................... 11 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Trung Nguyên............................................. 12 Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty cổ phần Trung Nguyên................13 Hình 2.4. Lưu đồ thuật toán phương pháp hồi quy tuyến tính.............................................. 26 Hình 2.5. Lưu đồ thuật toán phương pháp san bằng mũ...................................................... 28 Hình 2.6. Lưu đồ thuật toán phương pháp Trung bình động giản đơn................................. 31 Chương 3............................................................................................................................. 40 CHƯƠNG TRÌNH THỰC NGHIỆM DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 CỦA TRUNG NGUYÊN........................................................................................................ 40 KẾT LUẬN............................................................................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... 45 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................................ 46
  5. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay hàng ngoại ngập tràn trên thị  trường Việt Nam, cà phê cũng không  nằm ngoài số đó. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn thứ  hai trên thế giới  sau Brazil nhưng chúng ta xuất khẩu chủ  yếu  ở dạng thô. Trước Nescafe là hãng   chiếm   thị   phần   lớn   nhất   trên   thị   trường   cà   phê   hòa   tan   với   55,95%   thị   phần,   Vinacafe chiếm 38,45% thị phần, số còn lại chia nhỏ cho các nhãn hiệu cà phê nhập   khác. Thế  nhưng sau khi G7 nhập cuộc thì cục diện đã có sự  thay đổi rất lớn:  Nescafe chỉ chiếm 39% thị phần, Vinacafe chỉ chiến 31% thị phần, G7 leo lên đến   27% thị phần. Tuy bước đầu gặp được nhiều thành công nhưng G7 cần phải vươn   xa hơn nữa, đưa thương hiệu G7 của Trung Nguyên trở  thành một thương hiệu cà  phê hòa tan nổi tiếng không những  ở  trong nước mà được cả  thế  giới biết đến.  Trong đó tìm hiểu rõ được các nhân tố tác động đến lượng tiêu thụ cafe là một nhân  tố  quan trọng quyết định thành bại của thương hiệu cafe hòa tan G7 của Trung   Nguyên.  Qua học tập và nghiên cứu một số  tài liệu, em đã chọn đề  tài  “Phân tích dự  báo cầu về  sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ  phần Trung Nguyên   tại Hà Nội”.  2. Mục tiêu Nghiên cứu vấn đề  này giúp em hệ  thống hóa được những lý luận cơ  bản về  cầu và  ước lượng cầu cũng như  các nhân tố  tác động đến cầu. Trên cơ  sở  đó   nghiên cứu và phân tích các nhân tố   ảnh hưởng đến cầu và dự  báo cầu về  cà phê   hòa tan G7 của Trung Nguyên 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ­ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Cầu về cà phê hòa tan G7 của công ty cổ  phần Trung Nguyên ­ Phạm vi nghiên cứu là trên địa bàn Hà Nội 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1
  6. ­ Đề xuất các phương án đánh giá  mức độ ổn định và biến dạng của cầu ­ Đề xuất các phương án xác định sự thay đổi chuyển dịch của cầu ­ Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá độ ổn định và các yếu tố phù hợp với cầu ­ Kết quả nghiên cứu có thể được dùng để định hướng các thiết kế, các trạng  thái có thể xảy ra.   5. Phương pháp nghiên cứu ­ Phương pháp thu thập số liệu : thu thập số liệu thứ cấp Nghiên cứu dựa vào khai thác về số liệu mức thu nhập dân cư của người Hà  Nội và mức tiêu thụ cà phê G7 trên địa bàn Hà Nội. Từ hai bộ số liệu này đưa ra  kết luận nghiên cứu. ­ Phương pháp phân tích dữ liệu Sử  dụng mô hình kinh tế  lượng: Các công cụ  kinh tế  lượng trước hết sử  dụng được để phân tích tình hình tiêu thụ cà phê G7. Phương pháp tổng hợp thống kê: Được sử dụng để khai thác số liệu điều tra  mức tiêu thụ cà phê G7 ở thành phố Hà Nội.  6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu kết luận tài liệu tham khảo đề tài của em gồn 3 chương Chương 1 : Tổng quan về cầu và sản phẩm cà phê hòa tan G7  Chương 2 : Khảo sát, phân tích và dự  báo cầu về  sản phẩm cà phê hòa tan   G7 của công ty Trung Nguyên. Chương 3 : Chương trình thực nghiệm dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa  tan G7 của Trung Nguyên.  Do thời gian thực tập còn ít và trình độ của bản thân em còn hạn chế, nên bài  báo cáo của em không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Em mong nhận được ý  kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để em hoàn thiện tốt hơn. Em   rất   biết   ơn   sự   hướng   dẫn   tận  tình   của   cô   Trần   Thu  Phương   và   cô   Nguyễn Thu Hằng cùng các thầy, cô giáo trong khoa để em hoàn thành đề tài này.   2
  7. Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CẦU VÀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA TAN G7 1.1. Những vấn đề cơ bản về cầu 1.1.1. Cầu và các khái niệm liên quan  Nhu cầu Nhu cầu tiêu dùng là sự  mong muốn và nguyện vọng vô hạn của con người   trong việc tiêu dùng sản phẩm và trong các hoạt động diễn ra hàng ngày.  Cầu  Cầu phản ánh lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua mong muốn và có khả  năng mua tại các mức giá khác nhau trong một giai đoạn xác định (khi các yếu tố  khác là không đổi).  Lượng cầu  Lượng cầu là lượng hàng hóa hay dich vụ mà người mua mong muốn và có khả  năng mua trong một giai đoạn nhất  định, tại một mức giá xác định trong điều kiện   các yếu tố khác là không đổi. Cầu là tập hợp lượng cầu ở các mức giá khác nhau.  Biểu cầu  Biểu cầu là một bảng mô tả  mỗi quan hệ  giữa số  lượng hàng hóa mà người  mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong thời gian nhất  định(các yếu tố khác không đổi).  Luật cầu 3
  8. Giả định rằng tất cả các yếu tố khác là không đổi, khi giá của hàng hóa hay dịch   vụ  tăng lên sẽ  làm cho lượng cầu của hàng hóa hay dịch vụ  đó giảm đi và ngược  lại.  Đường cầu Đường cầu của hàng hóa thông thường là một đường dốc thể hiện mỗi quan hệ  tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu, khi giá tăng thì lượng cầu giảm và khi giá giảm  thì lượng cầu tăng, đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cầu.  Hàm cầu  Hàm cầu cho biết lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả  năng mua tại các mức giá khác nhau khi các yếu tố khác không đổi. 1.1.2. Cầu cá nhân và cầu thị trường ­ Cầu hàng hóa của cá nhân là cầu về hàng hóa của từng cá nhân ­ Cầu thị trường là tổng hợp tất cả các cầu cá nhân 1.1.3. Các yếu tố tác động đến lượng cầu   Giá cả của bản thân Giá cả bản thân hàng hóa là nhân tố quan trọng quyết định đến cầu hàng hóa đó.  Đối với hàng hóa thông thường, khi giá của bản thân hàng hóa tăng sẽ làm cho cầu  hàng hóa giảm và ngược lại.  Thu nhập của người tiêu dùng(I) Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả  năng mua  gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng. Do vậy mà thu nhập là yếu tố cơ bản để  xác định cầu. 4
  9. Đối với hàng hóa thông thường và hàng hóa cao cấp khi thu thập tăng sẽ  làm  cho cầu và hàng hóa tăng và ngược lại. Đối với hàng hóa thứ cấp thì thu nhập tăng sẽ làm cho cầu và hàng hóa giảm. Mức độ  nhạy cảm của thay đổi về  lượng cầu của một mặt hàng khi thu nhập  của người mua thay đổi gọi là độ co dãn của cầu theo thu nhập.   Giá cả của hàng hóa liên quan. Lượng cầu không chỉ chịu tác động từ gía cả chính hàng hóa đó mà còn tùy giá  cả hàng hóa khác. Giả định các yếu tố khác là không thay đổi. Lượng cầu về một mặt hàng sẽ giảm, khi giá cả  của những mặt hàng thay thế  của nó hạ xuống. Lượng cầu một mặt hàng sẽ  giảm khi giá của những mặt hàng bổ  sung tăng   lên. Mức độ nhạy cảm khi thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi giá cả các mặt  hàng khác thay đổi, gọi là độ co dãn của nhu cầu theo giá cả.  Thị hiếu của người tiêu dùng Giả  định các yếu tố  khác không đổi, khi người tiêu dùng thay đổi sở  thích của   mình đối với một mặt hàng nào đó thì lượng cầu của hàng hóa đó cũng thay đổi  theo.  Số lượng người tiêu dùng (N) Số  lượng người tiêu dùng hay quy mô thị  trường là một trong những nhân tố  quan   trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng. Thị trường tiềm năng càng nhiều người  tiêu dùng thì lượng cầu càng lớn. 5
  10.  Kỳ vọng về giá cả của hàng hóa trong tương lai Kỳ  vọng là mong đợi về  sự  thay đổi giá cả  của hàng hóa, giá của các tố  sản   xuất, chính sách thuế...đều có ảnh hưởng đến cầu của hàng hóa và dịch vụ Đó là những dự  đoán, dự  báo trong tương lai và người tiêu dùng tin tưởng vào   những dự  đoán, dự  báo đó. Nếu dự  báo rằng giá của hàng hóa đó trong tương lai   tăng thì sẽ làm cầu hiện tại hàng hóa đó tăng vì người tiêu dùng tránh mua hàng hóa  đó cao trong tương lai và ngược lại.  Dân số Dân số hay số lượng người mua cũng ảnh hưởng tới cầu hàng hóa hay dịch vụ.   Số lượng người mua sẽ tăng làm cầu hàng hóa hay dịch vụ tăng và ngược lại.  Các yếu tố khác Ngoài các yếu tố  tác động đến cầu đã nói trên thì còn có một số  yếu tố  khác  như: Thời tiết đối với hàng hóa mang tính thời vụ như quần áo mùa đông, mùa hè... Quảng cáo sẽ làm người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty từ đó sẽ làm  cho nhu cầu về hàng hóa đó tăng và lượng cầu tăng, quảng cáo là một trong những  yếu tố quan trọng quyết định đến lượng tiêu thụ hàng hóa. 1.2. Giới thiệu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 ­ G7 là sản phẩm cà phê hòa tan duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ  quốc gia tại ASEM 5. Thích hợp khi uống với đá. Cà phê hòa tan G7 hội tụ  những yếu tố  đặc biệt nhất thế  giới: Nguyên liệu tốt nhất, công nghệ  sản  xuất hiện đại, bí quyết Phương Đông độc đáo. ­ G7 Cappuccino Chocolate được chắt lọc tinh túy từ  những hạt cà phê ngon  nhất Buôn Ma Thuột kết hợp kem và các nguyên liệu cao cấp khác, cộng với   bí quyết độc đáo của Trung Nguyên, mang đến những người đam mê cà phê  6
  11. một loại cà phê hòa tan G7 Cappuccino Chocolate được pha chế theo phong   cách Ý. ­ G7 sản phẩm của cà phê Trung Nguyên, một thương hiệu cà phê nổi tiếng  của Việt Nam. Cà phê hòa tan G7 đã góp phần đáng kể trong việc phân chia   lại thị  phần ngành. Trung Nguyên cũng đang xây dựng nhà máy giá trị  hàng   trục triệu USD để phát triển tiếp dòng sản phẩm này ­ G7 không chỉ là một sản phẩm, một thương hiệu cà phê hòa tan mà G7 còn là  một minh chứng cho một khát vọng lớn, một lối tư duy đột phá, sự sẵn sàng  đối đầu và cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu đến từ  các công ty đa  quốc gia bằng chính tinh thần quật khởi và sự  thông minh và mưu trí của  người Việt mới. Sản phẩm cà phê hòa tan G7 chính là sự  hội tụ của những   gì tốt nhất, đặc biệt nhất của thế giới. Cà phê được thu mua từ những vùng  nguyên liệu tốt nhất, công nghệ sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới kết hợp   với những bí quyết pha chế huyền bí Phương Đông. Công nghệ hiện đại và   duy nhất chỉ có trong quá trình sản xuất ra G7 đó là khả năng chiết xuất độc  đáo chỉ lấy những phần tinh túy nhất chỉ có trong từng hạt cà phê để  cho ra  đời sản phẩm cà phê hòa tan với hương vi khác biệt, đậm đặc và đầy quyến  rũ. Chính những đặc biệt trên và đang tạo nên sự  khác biệt riêng cho cà phê  hòa tan G7 mà không một sản phẩm nào trên thị trường có được.   1.3. Giới thiệu Microsoft Excel 1.3.1. Excel là gì ? Microsoft Excel là một phần mềm hay là một chương trình ứng dụng, mà khi  chạy chương trình ứng dụng này sẽ tạo ra một bảng tính và bảng tính này giúp   ta dễ dàng hơn trong việc thực hiện: ­ Tính toán đại số, phân tích dữ liệu ­ Lập bảng biểu báo cáo, tổ chức danh sách ­ Truy cập các nguồn dữ liệu khác nhau 7
  12. ­ Vẽ đồ thị và các sơ đồ ­ Tự động hóa các công việc bằng các macro Và nhiều  ứng dụng khác để  giúp chúng ta có thể  phân tích nhiều loại hình bài   toán khác nhau.  Excel 2007 dùng định dạng tập tin mặc định là “.XLSX” (dựa trên chuẩn XML   giúp việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng được dễ dàng hơn) thay cho định  dạng chuẩn trước đây là “.XLS”. 1.3.2. Các thành phần của Excel Workbook: Trong Excel, một workbook là một tập tin mà trên đó bạn làm việc   (tính toán, vẽ  đồ  thị, …) và lưu trữ  dữ  liệu. Vì mỗi workbook có thể  chứa nhiều   sheet (bảng tính), do vậy bạn có thể  tổ  chức, lưu trữ  nhiều loại thông tin có liên   quan với nhau chỉ trong một tập tin (file). Một workbook chứa rất nhiều worksheet   hay chart sheet tùy thuộc vào bộ nhớ máy tính của bạn. Worksheet: Còn gọi tắt là sheet, là nơi lưu trữ  và làm việc với dữ liệu, nó còn  được gọi là bảng tính. Một worksheet chứa nhiều ô (cell), các ô được tổ chức thành  các cột và các dòng. Worksheet được chứa trong workbook. Một Worksheet chứa   được 16,384 cột và 1,048,576 dòng (phiên bản cũ chỉ  chứa được 256 cột và 65,536   dòng). Chart sheet: Cũng là một sheet trong workbook, nhưng nó chỉ chứa một đồ  thị.   Một chart sheet rất hữu ích khi bạn muốn xem riêng lẻ từng đồ  thị.  Sheet tabs: Tên  của các sheet sẽ thể hiện trên các tab đặt tại góc trái dưới của cửa sổ workbook. Để  di chuyển từ sheet này sang sheet khác ta chỉ việc nhấp chuột vào tên sheet cần đến  trong thanh sheet tab. Nút lệnh Office chứa các lệnh rất thường hay sử dụng như tạo tập tin mới, mở  tập tin, lưu tập tin, … và danh mục các tập tin đã mở  trước đó. Nút lệnh Office   giống như thực đơn File của các phiên bản trước.  8
  13. Chúng ta có thể chế biến thành các lệnh truy cập nhanh chứa các lệnh mà ta hay  sử dụng nhất. Nhấn vào để  mở  danh mục các lệnh và   vào các lệnh cần cho hiện  lên thanh lệnh truy cập nhanh. Nếu các nút lệnh  ở đây còn quá ít bạn có thể  nhấn  chọn More Commands… để mở cửa sổ điều chế thanh lệnh truy cập nhanh.  Ribbon: Excel 2010 thay đổi giao diện người dùng từ  việc sử  dụng các thanh   thực đơn truyền thống thành các cụm lệnh dễ  dàng truy cập được trình bày ngay  trên màn hình gọi là Ribbon. Có các nhóm Ribbon chính: Home, Insert, Page Layout,  Formulas, Data, Reviews, View, Developer, Add­Ins. Home: Là nơi chứa các nút lệnh được sử  dụng thường xuyên trong quá trình   làm việc như: cắt, dán, sao chép, định dạng tài liệu, các kiểu mẫu có sẵn, chèn hay   xóa dòng hoặc cột, sắp xếp, tìm kiếm, lọc dữ liệu,… Insert: Chèn các loại đối tượng vào bảng tính như: bảng biểu, vẽ sơ đồ, đồ thị,  ký hiệu, … Page Layout: Chứa các nút lệnh về việc hiển thị bảng tính và thiết lập in ấn. Formulas: Chèn công thức, đặt tên vùng (range), công cụ kiểm tra theo dõi công  thức, điều khiển việc tính toán của Excel. Data: Các nút lệnh thao đối với dữ  liệu trong và ngoài Excel, các danh sách,  phân tích dữ liệu,… Review: Các nút lệnh kiễm lỗi chính tả, hỗ  trợ  dịch từ, thêm chú thích vào các   ô, các thiết lập bảo vệ bảng tính. View: Thiết lập các chế độ hiển thị của bảng tính như: phóng to, thu nhỏ, chia   màn hình, … Developer: Tab này mặc định được  ẩn vì nó chỉ  hữu dụng cho các lập trình   viên, những người có hiểu biết về  VBA. Để  mở  nhóm này nhấn vào nút Office   >Excel Options>Popular>Chọn Show Developer tab in the Ribbon. 9
  14. Add­Ins: Tab này chỉ  xuất hiện khi Excel mở một tập tin có sử  dụng các tiện   ích bổ sung, các hàm bổ sung. Sử dụng thực đơn ngữ cảnh (shortcut menu) Khi muốn thực hiện một thao tác nào đó trên đối tượng (ô, vùng, bảng biểu, đồ  thị, hình vẽ…) trong bảng tính, bạn hãy nhấp phải chuột lên đối tượng đó. Lập tức   một thanh thực đơn hiện ra chứa các lệnh thông dụng có thể  hiệu chỉnh hay áp   dụng cho đối tượng mà bạn chọn Chương 2. KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CẦU VỀ SẢN PHẨM CÀ PHÊ HÒA  TAN G7 CỦA CÔNG TY TRUNG NGUYÊN 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần Trung Nguyên Trung Nguyên là một tập đoàn của Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chủ  đạo là sản xuất và phân phối cà phê đã chế  biến. Hiện tập đoàn này có 6 thành  viên, đó là: Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ  phần cà phê hòa tan Trung   Nguyên, Công ty trách nhiệm hữu hạn cà phê Trung Nguyên, Công ty cổ  phần   thương mại và dịch vụ G7, Công ty truyền thông bán lẻ  Nam Việt và Công ty liên  doanh Vietnam Global Gateway. 10
  15. Ra đời và giữa năm 1996 – Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ  của  Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà  phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả  trong và ngoài nước. Hiện nay   Trung Nguyên đang thực hiện các mục tiêu thống trị  thị  trường nội địa và chinh   phục thị  trường thế  giới: dịch chuyển từ  chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư  về  nganh và phát triển hệ thống nhượng quyền trong và thế giới.  Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Trung Nguyên Công ty  Công ty  Công ty  Công ty  Công ty  TNHH  cổ phần  cổ phần  truyền  liên  cà phê  cà phê hòa  thương  thông bán  doanh  Trung  tan Trung  mại và  lẻ Nam  Vietnam  Nguyên Nguyên dịch vụ  Việt Global  G7 Gatway Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của tập đoàn Trung Nguyên 11
  16. Bộ máy  Hội đồng  Ban kiểm  giúp việc quản trị soát Ban cố vấn Tổng giám  đốc Kế toán  Phó tổng  HT kiểm  trưởng giám đốc tra nội bộ Các phòng  chuyên môn Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Trung Nguyên Phòng  Phòng  Phòng  Phòng  Giám đ12 ốc  hành  truyề Phó giám quản lý  kinh  Chăm sóc  K Quếả toán tổng  ự n lý nhân s ạ Quan h HoTh ươ t đệ ộng hiệ ộ  công chúng ng xã h u i Quểản khai h Tri n lý chấệ  t  Sales ư v ấn dịch  doanhTkhách hàng chính n  đốc dự án
  17. Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của công ty cổ phần Trung Nguyên. 2.2. Tình hình tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội năm 2014 và  năm 2015 Năm 2003 cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời làm thay đổi thị phần  cà phê hòa tan trên thị trường Việt Nam. Tuy vẫn giữ vị trí “anh cả” trên thị trường  cà phê hòa tan nhưng thị  phần của Nescafe cũng giảm đáng kể, thay vào đó là sự  vươn lên của cà phê hòa tan G7. Theo thống kê, lượng tiêu thụ cà phê hòa tan G7 trên thị trường Hà Nội ngày   càng tăng qua các năm. Năm 2014, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 1,7 triệu tấn với mức tăng trung   bình mỗi năm khoảng 30,1% về  khối lượng, 30,9% giá trị  so với cùng kỳ  năm  trước. Đặc biệt, các quán cà phê rất phổ biến ở Việt Nam có mức thu nhập nội địa  ngày càng tăng, riêng năm 2014 là 96.000 kg cà phê. Trung Nguyên cũng đẩy mạnh công tác nhượng quyền  ở  Nhật Bản, Thái  Lan, Campuchia, Malaysia, Singapore và Trung Quốc bên cạnh các cửa hàng bán cà   phê đầu tiên được phát triển  ở  Đức, New York (Mỹ) có từ  năm 2006. Cà phê hòa   tan G7 của Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và rất được  ưa   chuộng   tại   Trunh   Quốc.   Với   đường   hướng   đúng   đắn   đưa   thương   hiệu   Trung  Nguyên phát triển nhanh chóng cùng chất lượng sản phẩm vượt trội, ông Đặng Lê   Nguyên Vũ lọt vào bảng xếp hạng triệu phú do tạp chí Forbes bình chọn vào năm   2014 với tổng tài sản hơn 100 triệu đôla. 13
  18. Đặc biệt, không gian quán cà phê là một dấu  ấn riêng của Trung Nguyên.   Theo một nghiên cứu thị  trường năm 2012, hơn 17 triệu người uống cà phê Việt  Nam đã mua cà phê Trung Nguyên, với giá trị hơn 11 triệu đô la (64,71%). Với bước tiến và sự  chủ  động trong đường hướng kinh doanh, ông Vũ cho  biết mục tiêu đưa công ty lên sàn giao dịch chứng khoán quốc tế và xây dựng một   “đế chế cà phê” trong 10 năm tới. Điều này hoàn toàn có thể khi báo cáo năm 2012,  doanh số  của Trung Nguyên đứng đầu với doanh thu đạt 200 triệu đô la. Dự  kiến   đến năm 2016, con số này sẽ chạm mốc 1 tỷ đô la với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm  của công ty vẫn tiếp tục được duy trì ở  mức 37%. Riêng năm 2015, mục tiêu của   Trung Nguyên là mở thêm 200 quán cà phê. Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đã ký thoả  thuận hợp tác chiến lược với   Global Hotel Managmeent Group để  mở  rộng chuỗi cửa hàng cà phê cao cấp và  phân phối cà phê chất lượng cao tại khu vực Trung Đông và Châu Phi. Được thành  lập vào năm 1996, các mặt hàng cà phê của Tập đoàn Trung Nguyên rất đa dạng  như  dòng sản phẩm cà phê G7 là sản phẩm cà phê hoà tan phổ  biến nhất tại thị  trường Việt Nam và có mặt tại nhiều hệ  thống siêu thị  trên toàn thế  giới. Trong   năm  2015,   cà   phê   hoà   tan  G7  đã   đáp  ứng  được   những  yêu  cầu  kiểm  toán  của  Walmart và sẽ được đưa vào hệ thống các cửa hàng của Walmart tại Chile, Brazil,  Mexico,   và   Trung   Quốc.   Trung   Nguyên   cũng   sản   xuất   cà   phê   hạt   đặc   biệt   là   "Legend". Sản phẩm hiện đang có mặt tại gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ  gồm   có Singapore, Malaysia, Thailand, Canada, Hà Lan, Nhật, Anh, Đức và Philpine. 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê hòa tan  G7 của công ty cổ phần Trung Nguyên trên địa bàn Hà Nội 2.3.1. Nhân tố khách quan  Tình hình kinh tế Việt Nam 14
  19. Các nhân tố  về  mặt kinh tế  có vai trò rất quan trọng đến việc hình thành và  hoàn thiện môi trường kinh doanh,  ảnh hưởng đến khả  năng của doanh nghiệp,   đồng thời ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định sẽ là cho thu nhập của các tầng lớp dân   cư  tăng dẫn đến sức mua hàng hóa và dịch vụ  tăng. Các doanh nghiệp coi đây là   một cơ hội tốt để đẩy mạnh tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng để thu   được lợi nhuận. Đây chính là một trong số  những nhân tố  quan trọng  ảnh hưởng   đến lượng tiêu thụ sản phẩm cà phê G7 của công ty Trung Nguyên.  Các nhân tố về chính trị pháp luật Một thể chế chính trị, một hệ thống pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, ổn định sẽ  tạo ra một mô trường kinh doanh thuận lợi, đảm bảo lợi ích cho các doanh   nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh. Các nhân tố  chính trị  pháp luật có tác   động đến cơ  hội và đe dọa cả  ngành cà phê việt Nam cụ  thể  là: Cà phê được  nhà nước bảo hộ  về  quyền lợi và thương hiệu, hỗ  trợ  giá thành sản phẩm và   tạo điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài, bên cạnh đó nhà nước thành lập hiệp   hội cà phê để điều hành và phát triển cà phê với mục đích quán triệt đường lối  chính sách của Đảng, nhà nước, bảo vệ lẫn nhau tránh các hành vi độc quyền,  tranh chấp thị  trường xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, bảo vệ  quyền lợi   cho cà phê Việt Nam trên thị  trường. Đối với sản phẩm cà phê hòa tan G7 của  công ty Trung Nguyên, thì hệ  thống chính trị  pháp luật của Việt Nam sẽ  tạo  điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.  Nhân tố khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ sẽ tác động đến khả năng cạnh tranh hay khả năng tiêu   thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khoa học sẽ  ảnh hưởng đến hai yếu tố là giá cả  và chất lượng hàng hóa. Khoa học công nghệ hiện tại sẽ tạo ra hàng hóa và dịch vụ  có chất lượng tốt, tiết kiệm được nhiều chi phí trong quá trình sản xuất, nên giá  thành hàng hóa sản phẩm sẽ có sức cạnh tranh hơn. Công ty cà phê Trung Nguyên  15
  20. có hai nhà máy sản xuất lớn và tổng diện tích 80 000m2 bao gồm cả kho lưu trữ và   cơ  quan sản xuất rất thuận lợi cho việc đưa nguyên liệu từ  nơi bảo quản tới địa  điểm sản xuất. Trung Nguyên sử  dụng trang thiết bị  hiện đại với 2 nhà máy sản   xuất cho tổng công suất là 13 000 tấn/năm. Vì vậy giá cà phê G7 rẻ  hơn các sản  phẩm cà phê hòa tan của các công ty khác. 2.3.2. Các nhân tố chủ quan  Giá bán sản phẩm Một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu dùng hàng hóa   và dịch vụ  của doanh nghiệp là giá cả  và dịch vụ. Khi giá cả  hàng hóa tăng, khả  năng mua của người tiêu dung giảm do đó mức độ  tiêu thụ  hàng hóa giảm, khi gia   tăng lên thì ngược lại. So với các loại sản phẩm cà phê hòa tan khác như Nescafe và  Vinacafe thì G7 có giá rẻ hơn một đến hai nghìn đồng. Trong những dịp lễ tết G7   giảm giá để tăng khả năng tiêu thụ vì vậy mà lượng tiêu thụ G7 trong những dịp tết   thì tăng mạnh.  Chất lượng sản phẩm Ngày nay khi cuộc sống con người ngày càng được nâng cao thì con người ngày  càng quan tâm đến chất lượng của sản phẩm, thành phẩm và công dụng của sản  phẩm. Vì vậy, chất lượng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ  G7. Người tiêu dùng luôn muốn mua những sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo sức  khỏe cho con người. Sản phẩm G7 của Trung Nguyên được người tiêu dùng ngày  càng tin tưởng ở chất lượng. Từ năm 2009 đến nay, với nhiều hình thức quảng cáo  khác nhau người tiêu dùng cả nước đều biết đến sản phẩm G7. Đặc biệt là người   tiêu dùng Hà Nội thì quá quen với sản phẩm này. Chính vì thế  mà sản lượng tiêu  thụ không ngừng tăng trong những năm qua.  Hoạt động tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm 16
nguon tai.lieu . vn