Xem mẫu

  1. Mục lục LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI..............2 1. Thế và lực của Mỹ ..........................................................................................2 2. Những xu thế quốc tế chủ yếu tác động đến chiến lược đối ngoại của  Mỹ. Những nhân tố quan trọng sau đây tác động đến hoạch định chính  sách đối ngoại của Mỹ là:...................................................................................6 CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI  NGOẠI CỦA MỸ8................................................................................................8 1. Mục tiêu và trọng điểm chiến lược:.............................................................8 2. Nội dung và những hướng chiến lược cơ bản:...........................................10 3. Chủ trương chiến lược của Mỹ đối với thế giới hiện nay 12.................12 4. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11­9 .................13 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ.................21 KẾT LUẬN............................................................................................................25 Danh mục tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 26
  2. LỜI MỞ ĐẦU Bước vào thập kỷ 90, tình hình thế giới có những thay đổi nhanh chóng,  phức tạp và có những yếu tố  khó lường . Sự  sụp đổ  của chủ  nghĩa xã hội  ở  Liờn Xụ  và Đông Âu kéo theo đối đầu với hai cực Xô­ Mỹ  cũng chấm dứt.   Duy chì hoà bình  ổn định trong môi trường quốc tế  mới và tìm kiếm vị  trí có   lợi nhất trong đó đang là mục tiêu chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế  giới. Được đánh giá là một siêu cường còn lại duy nhất sau chiến tranh lạnh,   bên cạnh những cơ  hội, Mỹ  cũng đang phải đối mặt với những thách thức   mới.Vỡ  thế  dể  phù hợp với tình hình, tiếp tục triển khai và giành thắng lợi   trong chiến lược toàn cầu của mình, Hoa Kỳ đó cú sự điều chỉnh đáng kể trong  chiến   lược   toàn   cầu   của   mỡnh.Sự   điều   chỉnh   chiến   lược   của   Mỹ   đã   ảnh   hưởng toàn diện tới chiến lược toàn diện của các nước đặc biệt tới các nước   lớn, buộc họ cũng phải thay đổi đường lối cho phù hợp với tình hình mới. Xột  trờn nhiều góc độ, sự điều chỉnh của Mỹ sau chiến tranh lạnh đã tạo ra nhưng  thay đổi to lớn mang tính toàn cầu, tác động,  mạnh mẽ đến hệ thống quan hệ  quốc tế bởi vậy việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ  sau chiến tranh   lanh. Mục tiêu và sụ điều chỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận và   thực tiễn.  Mục Tiêu Và Sự  Điều Chính Sách Đối Ngoại của Mỹ  Sau Chiến Tranh   Lạnh  
  3. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC ĐỐI NGOẠI 1. Thế và lực của Mỹ  Thế  và lực của Mỹ  là yếu tố  quan trọng hàng đầu, chi phối chiến lược  đối ngoại của Mỹ,  Mỹ hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, với 4,7% dân số thế giới, GDP  của Mỹ  chiếm 31,2 % GDP toàn cầu. GDP năm 200 đạt 9.996,2 tỷ  USD, lớn   gần gấp đôi so vói nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Nhật Bản là 4.619,8 Tỷ, và  gấp 10 lần so với nền kinh tế đang trỗi dậy của Trung Quốc 1.070,7 tỷ tính theo   cân bằng sức mua (PPP). Như vậy phải mất 30 năm nữa với tốc độ tăng trưởng  như  hiện nay, kinh tế  Trung Quốc mới đạt mức của Mỹ  hiện nay và tổng thu  nhập quốc dân tình theo đàu người và thấp hơn nhiều. Hơn nữa, thập kỷ  đầu  của thời kỳ  sau chiến tranh lạnh lại chứng kiến một thơig kỳ phát trển dài lâu  nhất trong lịch sử của nước Mỹ khoảng cách giữa Mỹ  và các đối thủ  đặc biệt   như Nhật Bản và EU vành được mở rộng và sự trờnh lệch lớn trong tộc độ phát  triển kinh tế. Từ  năm 1990 đến 1998, kinh tế  mỹ  tăng đến 27 % gấn như  gấp  đôi so với EU  15% và Nhật Bản 9%. Mỹ  có khả  năng duy trì được vị  trí siêu   cường của mình ít nhất trong nhiều thập kỷ  tới . Nền kinh tế Mỹ  vẫn là nền   kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thế giới . Mỹ giữ vai trò chủ đạo trong   các tổ chức tài chính, thương mại thế giới như,MF, WTO, WB, ….Nền kinh tế  Mỹ là nền kinh tế có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thế giới. Mỹ cũng là nước  đi đầu trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ  đồng đô la Mỹ  chiếm hơn 60 % giao   dịch thương mại toàn cầu . Đồng đụla cũng là đồng tiền dự trữ của hầu hết các   nước trên thế giới.Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tiềm lực kinh tế  của Mỹ  vô cùng to lớn . Những yếu tố  thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  dưới tác  động của thành tựu khoa học công  nghệ toàn cầu hoá và chính sách kinh tế và vĩ   mô có hiệu quả làm cho chu kỳ tăng trưởng kinh tế của mỹ kéo dài và bền vững  hơn chù kỳ suy thoái giảm hơn một cách đáng kể  như  thời gần đây kéo dài chỉ 
  4. khoảng 2 quý, ngay cả duúi tác động của vụ khủng bố 11­9. Đăc biệt công nghệ  tin  học và ứng dụng của nó dã góp phần tăng lăng suất lao động đáng kể và làm  cho “nền kinh tế mới” của Mỹ duy trì đươc tăng trưởng trong khi một loạt các  nền kinh tế   ở  châu Á Thái Bình Dương lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Căn  cứ  vào mức tăng trưởng hiện nay khoảng 3% và dự  báo trong thời gian tới 4%  Mỹ vẫn tiếp tục là nễn kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng mấy thập kỷ tới . Sức mạnh quân sự  của Mỹ  đứng đầu trên thế  giới. Theo Josph Nye, giáo sư  trường Đại Học Haward và nguyên trợ  lý bộ  trưởng quốc phòng Mỹ, về  măt  quân sự, có thể nói thế giới là đơn cực vì Mỹ là nước duy nhất có cả vũ khí hạt  nhân xuyên lục địa cũng như  sức manh vô địch,về  không quân, hải quân và bộ  binh. Chỉ tiêu quân sư chiếm 37% chỉ tiêu quân sự toàn cầu năm 20005. Do mức  giảm chi ngân sách quân sự của mỹ thấp hơn so với các nước khác thời kỳ, sau   chiến tranh lạnh kết thúc với khoảng 80% toàn bộ chi phí trên thế giới dành cho  nghiên cứu và phát triển  quân sự, Mỹ là cường quốc duy nhất có một quân sự ở  cả  năm châu lục và có tầu ngầm nguyên tử  và tầu sân bay  ở  cả  ba đại dương.   Kho vũ khi hạt nhân lớn nhất của Mỹ  trên thế  giới Mỹ  cũng là nước lãnh đạo   các liên minh quân sự  xuyên Đại Tây Dương, NaTo và qua đó duy trì sự  phụ  thuộc của các nước Tây Âu vào Mỹ  về mặt chính trị  và quân sự. Ở  châu Á hệ  thống Sanfransisco do Mỹ thành lập từ  sau chiến tranh lạnh đến nay vẫn được  duy trì và củng cố về tiềm năng khoa học công nghệ: sức sáng tạo khoa học kỹ  thuật cua mỹ chiếm 40,6% của tổng chi phÝ toàn cầu là 652,7 tỷ  USD. Chi phí   cho nghiờn cứu và phát triển khoa học công nghệ của các tập đoàn, công ty Mỹ  lên tới 200 tỷ đô la, nhiều hơn ngân sách của toàn bộ các nước còn lại trên thế  giới. Bằng phát minh khoa học của mỹ  chiếm hơn 60% toàn bộ  số  bằng phát  minh khoa học trên thế giới. Mỹ đi đầu ở 20 trong tổng số 29 ngành khoa học và   công nghệ mũi nhọn trên thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ tin học.   Mỹ  nắm giữ  vai trò chủ  đạo trong các thiết chế  tài chính thương mại thế  giới   như IMF. WTO, WB… Xét về tổng thể, Mỹ đang là siêu cường duy nhất ưu thế 
  5. vượt trội của Mỹ đươc thể hiện rõ nét trong lĩnh vực như kinh tế, quân sự khoa   học và công nghệ. Hơn thế  nữa, phạm vi và sức mạnh Mỹ  cã thể  vươn tới là   phạm vi toàn cầu, khả năng khống chế toàn cầu của Mỹ thông qua sức mạnh áp  đảo được thúc đẩy bởi một thế  giới toàn cầu hoá và ngày càng phụ  thuộc lẫn   nhau. Tuy nhiên, ưu thế của Mỹ nằm trong một thế tương quan lực lượng khác  biệt về cơ bản so vơi thời kỳ sau chiến tranh thÕ giới thứ hai, hơn thế nữa, cho   dù sức mạnh áp đảo nhưng pham vi triển khai sức mạnh trên toàn cầu của nước  Mỹ  ngày nay đang phải đương đầu với những thách thức phi truyền thống,  những mối đe doạ  không cân sức mà trong cuộc chơi đó sức mạnh áp đảo của  Mỹ chưa hẳn là nhân tố quyết định thắng lợi bởi những lý do sau : Thứ 1: Nước Mỹ không còn ở thế độc quyền vũ khí nguyên tử, kho vũ khí  hạt nhân của Nga vẫn đứng vị trí thứ 2 thế giới, cho dù mối đe đoạ hạt nhân từ  Nga giảm đi đáng kể . Kho vũ khí hạt nhân của Nga tuy đã giảm đáng kế nhưng  vẫn còn đủ  sức tiêu diệt 10 lần nước Mỹ. Ngoài và còn phải kể  dến cường  quốc hạt nhân khác .    Thứ  2: Những trung tâm quyền lực khỏc đó mạnh lên tương đối so với  mỹ và khả năng thách thức vị trí của mỹ trong tương lai sau chiến tranh thế giới   thứ  2 tổng thu nhập quốc nội (GDP)của Mỹ  chiếm khoảng 30% (GDP) toàn  cầu. Sức mạnh kinh tế  không còn áp đảo như  trước những trung tâm kinh tế  như EU, Nhật bản đã nổi nên cạnh tranh gay gắt . Thứ 3: Sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau trong kỷ nguyên toàn cầu hoá không   mang tính chất một chiều. Sự thịnh vượng kinh tế Mỹ phụ thuộc vào một phần   vào buôn bán, đầu tư  với các nước khỏc trờn thế  giới . Vì vậy lợi ích của Mỹ  trong quan hệ kinh tế với các nước khác đòi hỏi của Mỹ cũng phải hợp tác tính  đến lợi ích của các đối tác khác chứ  không thể  chỉ  có thể  áp đặt những điều  kiện của mình. Thứ 4: Những mối đe doạ không cân xứng là một trong những thách thức  và hạn chế to lớn đối với sức mạnh của Mỹ. Sự biểu dương sức mạnh của Mỹ 
  6. trong cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 cuộc không kích Kosovo năm 1999  và cuộc chiến tranh Afghamstan là những bức thông điệp mạnh mẽ  về  “sự  vô  địch” của Mỹ trong cuộc chiến tranh thông thường, chính vì vậy, kẻ thù của Mỹ  sẽ sử dụng những phương tiện phi truyền thống như khủng bố đe doạ hạt nhân  hay vũ khí hoá học chiến tranh tin học hay phá hoại môi trường, đây là mối đe  doạ không cân xứng với Mỹ . Thứ 5: Tuy là siêu cường duy nhất còn lại sau khi liờn xụ sụp đổ  nhưng  nước Mỹ  ngày nay không có đủ  ý chí và khả  năng lãnh đạo thế  giới theo kiểu   chả bất cứ lúc nào, đi bất cứ nơi đâu, chống lại bất cứ kẻ thù nào và bảo vệ bất   cứ người bạn nào. Nói một cách khác sự thiếu  nhất chí trong nội bộ của Mỹ về  vai trò của trong một thế giới mới với những thách thức đa dạng và phức tạp là  một trong những hạn chế cơ bản đối với khả năng thiết lập bản quyền của Mỹ  trên toàn thế  giới. Henoi Kissilger cho rằng mâu thuẫn giũa ba cách tiếp cận   khác biệt của ba thế  hệ  khác nhau là nguyên nhân sâu xa. Tại sao nước Mỹ  không đưa ra một chiến lược đối ngoại gắn liền với nhất quán trong thời kỳ sau   chiến tranh lạnh? Thế  hệ  của các cựu chiến binh trong chiến tranh lạnh nhìn  thế  giới với lăng kính của chủ  nghĩa hiện thực mà cân bằng quyền lực là khái  niệm chủ đạo và đối phó với mối đe doạ  tiềm tàng là nhiệm vụ  hành đầu của   chiến lược đối ngoại hành đàu của mỹ. Thế hệ của những người phải đối cuộc   chiến tranh  ở Viờt Nam mà Clinton là đại diện tiếp cận thế giới với lăng kính  của chủ nghĩa lý tưởng thế giới quan của thế hệ sau chiến tranh lạnh thiên  về  chủ nghĩa toàn cầu kinh tế mà việc theo đuổi lợi ích kinh tế của Mỹ tất yếu sẽ  dẫn đến hoà bình và dân chủ trên thế giới. 2. Những xu thế quốc tế chủ yếu tác động đến chiến lược đối ngoại của  Mỹ. Những nhân tố  quan trọng sau đây tác động đến hoạch định chính  sách đối ngoại của Mỹ là: Một là: xu thế  khách quan về  sự  phát triển về  khoa học công nghệ  các  ngành công nghệ cao phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử tin 
  7. học, truyền thông. Để giữ được hàng đầu trong việc chạy đua này nước Mỹ sẽ  buộc phải chạy đua kinh tế  khoa học kỹ  thuật bởi các trung tâm trên thế  giới   như  Nhật Bản và EU luôn có khả  năng đuổi kịp và thách thức của mỹ, vì vậy  Mỹ  sẽ  phải tiếp tục chính sách  ưu tiên phát trển kinh tế  đầu tư  mạnh mẽ  vào   khoa học kỹ thụõt để dảm bảo trong cuộc chiến tranh này . Hai là : Xu thế hoà bình hợp tác và phát triển đã trở thành su thế chủ đạo   chi phối quan hệ quốc tế thời kỳ sau chiến tranh lạnh tuy v ậy  ở nhi ều khu v ực   trên  thế  giới, xung đột cục bộ  và tình trạng bất  ổn định vẫn tiếp tục sảy ra.   Xong chanh chấp lãnh thổ xung đột cục bộ khó có khả năng lan rộng, kéo dài sự  đối đầu trực tiếp của các nước lớn và làm bùng nổ  cuộc chiến tranh thế  giới   thư  3. Khả  năng chiến tranh thế  giới khó có thể  xảy ra vỡ  cỏc nước lớn hiện  nay khó có thề  xảy ra vớ  cỏc nước lớn hiện nay có lợi ích lâu dài và cơ  bản   trong việc duy trì hòa bình để phát triển kinh tế, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh   tế  cao tuy không trừ  khả  năng chiến tranh nhưng có tác dụng giảm khả  năng   sung đột vì lợi ích đan xen, trồng chéo . Ba là: Sự chuyển đổi công nghệ tới năm 70 và cuộc cách mạng mạnh mẽ  tiến trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Một mạng lưới toàn cầu về  mậu dịch,   sản  xuất thông tin dần được hình thành. Xu hướng toàn cầu hoá là một su thế  khách quan không thế đảo ngược. Song hành với xu thế toàn cầu hoá là xu thế  khu vực hoá.  Ở  Châu Âu về  quá trình mở  rộng của EU được tiến hành đồng  thời với quá trình phát triển về  chiều sâu kinh tế.  Ở  châu Á Thái Bình Dương  tiến trình tự  do hoá thương mại của APECH đang tiếp tục tiến triển. Liên kết  tiểu khu vực cũng được thúc đẩy toàn cầu hoá và khu vực hoá mà hệ  quả  trực   tiếp là sự  phụ  thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế  ngày càng tăng, là một EU   thế giới quan trọng có tác động to lớn đến việc hoạch định chính sách đối ngoại  của các nước hiện nay trên thế giới. Bốn là: xu thế  đa cực hoỏ, Liờn Xụ  tan rã Mỹ  trở  thành siêu cường duy  nhất trật tự thế giới hai cực sụp đổ. Thế  giới đang chuyển tiếp sang một chật  
  8. tự đa cực. Dù là siêu cường duy nhất Mỹ không thể chi phối toàn bộ cộng việc  của thế giới và áp đặt ý chí của mình, những vẫn đề bức xúc đòi hỏi phải có sự  hợp tác của các nước trên thế giới. Sự trỗi dậy của Trung Quốc, sức mạnh còn  lại và khả nnăng hồi phục của Nga, tính độc lập ngày càng cao của Nhật Bản và  EU cũng như sự lớn mạnh của ấn độ đã làm cho Mỹ khó có thể thực hiện đựoc   tham vọng bá chủ của mình. CHƯƠNG 2  THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI  NGOẠI CỦA MỸ 1. Mục tiêu và trọng điểm chiến lược: Mục tiêu chiến lược đối ngoại bao chùm của Mỹ  là tập trung củng cố  thực lực và vị  trí siêu cường duy nhất của Mỹ, thiết lập một trật tự  thế  giới   mới do Mỹ  lãnh đạo mà  ở  đó giá trị  của Mỹ  được phổ  biến, ngăn chặn không  cho bất cứ nước nào nổI lên đe doạ vị trí của mình. Mục tiêu chiến lược dài hạn   bao trùm này tiếp tục được thể  hiện trong ba mục tiêu cơ  bản: tăng cường an   ninh, củng cố  thịnh vượng kinh tế  và thúc đẩy dân chủ  nhân quyền. mục tiêu  chiến lược xuyên suốt và dài hạn và những xu thế quốc tế chủ đạo phân tích ở  trên sẽ  tiếp tục chi phối đường hướng chính sách đối ngoại của Mỹ  sau chiến  tranh lạnh thúc đẩy kinh tế  thị  trường, mở  rộng tự  do hoá thương mại can dự  vào thế  giới. Đú chớnh là những nguyên tắc cơ  bản định hình chính sách đối  ngoại của  Mỹ trong nửa thế kỷ qua và những nguyên tắc này tiếp tục là cốt lõi  cho chính sách đối ngoại của Mỹ sau này.
  9. Sự  kiện 11­ 9 và cuộc chiến của mỹ   ơ  Afghamstan là một bước ngoặt quan   trọng mở  ra một thời kì mới, thời kì hậu chiến tranh lạnh theo cách gọi của  ngoại trưỏng mỹ  Colin Powel. Cuộc chiến chống khủng bố  trở  thành  ưu tiên  chiến lược hàng đầu của Mỹ. Đối với Mỹ  ở khía cạnh nào đó chống khủng bố  đã thay thế  mục tiêu “chống cộng sản” thời kì chiến tranh lạnh và trở  thành   ngọn cờ  tập hợp lực lượng, và danh giới phân định bạn thù. Học thuyết bus  “hoặc các bạn đứng về phía chúng tôi, hoặc đứng về phía bộn khủng bố” là lời  tuyên bố mạnh mẽ nhất về chính sách của mỹ  đối với các nước khỏc trờn thế  giới trong cuộc chiến chống khủng bố. Từ góc độ  này có thể khẳng định trọng  tâm chiến lược đối ngoại của Mỹ trong tương lai ngắn đến trung hạn sẽ là cuộc  chiến chống khủng bố. Mục tiêu này sẽ  chi phối và xác   định những  ưu tiên  chính sách đối ngoại của Mỹ đối với từng vấn đề, khu vực và đối tượng cụ thể.  Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ thể hiện sự kế thừa, hơn là thay đổi mục  tiêu cơ  bản then chốt nhất trong chính sách an ninh, đối ngoại cuả  Mỹ. Những   mục tiêu cốt lỗi cho chính sách đối ngoại của Mỹ như duy trì vị trí cường quốc   số một trên thế giới, thiết lập một trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo. Ngăn chặn  không để cho bất kỳ một cường quốc thù địch nào nổi lên đe doạ vị trí và vai trò  của Mỹ, thúc đẩy một nền kinh tế mở toàn cầu , tự do hoá thương mại, dân chủ  và nhân quyền trên toàn thế giới. Châu Âu tiếp tục là một hướng chiến lược quan trọng hàng đầu của Mỹ  bởi người Mỹ  có những lợi ích sống còn  ở  khu vực này, do đó Mỹ  sẽ  tiếp tục   tăng cường can dự  với Châu Âu , thúc đẩy quá trình NATO mở  rộng, thúc đẩy  cải cách kinh tế , chính trị ở Nga và các nước Đông Âu và SNG, lôi kéo các nước  này vào một cơ cấu chính trị mới nhằm mục đích lâu dài là xây dựng một châu   Âu không bị chia cắt, hoà bình và đõn chủ. So với Châu Âu, tình hình khu vực Châu Á còn nhiều yếu tố bất  ổn định.  Các vấn đề  an ninh khu vực có khả  năng bùng nổ  thành xung đột, chưa có dấu  hiệu được giải quyết. Trong các khu vực ở Châu Á chưa có một cơ chế hợp tác 
  10. an ninh hữu hiệu. Quan trọng  hơn hết là sự  trỗi dậy của Trung Quốc và khả  năng của Trung Quốc đang thách thức đến các lợi ích của Mỹ   ở  khu vực, cũng  như  vị  trí siêu cường duy nhất của Mỹ  trên thế  giới. Vì vậy, trọng tâm chiến   lược an ninh cảu Mỹ đang chuyển dịch về châu Á nhằm đối phó với những bất   trắc trong môi trường an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương. Sự chuyển dịch   trọng tâm chiến lược đã bắt đầu manh nha từ cuối nhiệm kỳ của BillClinton và  dưới chính quyền Bush, nó đó được tiếp tục thúc đẩy.
  11. 2. Nội dung và những hướng chiến lược cơ bản: Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến chính quyền G.W.Bush hiện nay,  trải qua nhiều đời tổng thống Mỹ, nước Mỹ  đã có nhiều lần thay đổi chiến   lược lớn, chiến lược toàn cầu. Vào   năm   1989   G.H.Bush   (Bush   cha)   lên   làm   tổng   thống   thay   thế   cho  Rigõn.  Đứng  trước  sự  thay  đổi  của  Liên  Xô và  các  nước  XHCN   Đông  Âu,  G.H.Bush đã nêu ra chiến lược “vượt trên ngăn chặn” nhằm mục tiêu tiến công  toàn diện bằng diễn biến hoà bình làm sụp đổ  Liờn Xụ, Đông Âu và các nước  XHCN khác, tiến tới xây dựng trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo. Chiến lược  này được thực hiện trong bốn năm (1989­1992) trong nhiệm kỳ của tổng thống   G.H.Bush . Đầu năm 1993 Billclinton nhận chức tổng thống thứ  42 của nước Mỹ,   sau   nhiều lần điều chỉnh, bổ  sung chính sách, đến năm 1995 Mỹ  đã công bố  chiến   lược an ninh  quốc gia cam kết (dính líu) và mở  rộng. Chiến lựơc này vừa có   tính chất kế thừa những ý tưởng của Busơ vừa điều chỉnh cho phù hợp thực tế  nước Mỹ và tình hình thế giới biến chuyển phức tạp trong thập niên cuối thế kỉ  20. Chiến lược này nhằm mục tiêu: ra sức củng  cố và phát huy sức mạnh mọi  mặt của Mỹ ở trong nước cũng như trên thế giới, tập trung  chấn hưng nền kinh   tế Mỹ, bảo vệ an ninh và các lợi ích chiến lược của Mỹ, xây dựng trật tự  thế  giới và ngăn chặn không để xuất hiện  một đối thủ nào có khả năng tranh giành   quyền bá chủ  của Mỹ  trong thời kì hậu chiến tranh lạnh và đang còn những  phức tạp mà Mỹ phải đối phó. cuối năm 1998 chính quyền Billcliton công bố bản “chiến lược an ninh quốc gia   của Mỹ  cho thế giới mới”. Đõy là bước điều chỉnh chính sách đối ngoại mang   tính chiến lược, đồng thời là nền tảng định hướng chiến lược đối ngoại của  Mỹ  “chiến lược an ninh quốc gia cam  kết và mở  rộng” có điều chỉnh một số  nội dung mới: sau khi G.W.Bush lên thay Billclinton lắm chính quyền ( 2001) về  cơ  bản chiến lược đối ngoại vẫn tiếp tục theo định hướng đã được xác lập 
  12. dưới thời Billclinton. Tuy nhiên chính sách đối ngoại trong giai đoạn trước sự  kiện ngày 11/9 của chính quyền tổng thống G.W.Bush vẫn đang trong qua trình   định hình và sẽ  có những điều chỉnh mới cho phù hợp với bối cảnh quốc tế  trong   giai   đoạn   hiện   nay.   Những   thách   thức   đối   ngoại   mà   chính   quyền  G.W.Bush phải đối, mặt  trải rộng từ  Châu Âu qua Trung Đông sang Châu Á,   các vấn đề  trong quan hệ  quốc tế với các cường quốc lớn như  Mỹ  ­Nga; Mỹ­   Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ vẫn còn tiềm ẩn  nhiều khó khăn và phức  tạp cũng như cựu tổng thống Billclinton, ông G.W.Bush theo chủ nghĩa quốc tế.  Nước Mỹ sẽ tiếp tục can dự tích cực vào công việc quốc tế và trọng tâm chiến   lược của Mỹ vẫn là châu Âu, Trung Đông, Châu Á, đặc biệt là tăng cường quan   hệ với các đồng minh chủ chốt của Mỹ, ủng hộ việc triển khai hệ thống phòng  thủ tên lửa hạn chế trên mặt đất, trên biển và trên không. Có thể  khẳng định rằng dù đảng dân chủ  hay đảng cộng hoà lắm chính quyền  cũng đều chủ  trương một chính sách đối ngoại phục vụ  mục tiêu chiến lược  toàn cầu của Mỹ  là lãnh đạo thế  giới. Nội dung chiến lược toàn cầu mới của  Mỹ hiện nay bao gồm những vấn đề chủ yếu sau: ­ Thúc đẩy sự thịnh vượng ở nước Mỹ lấy đối ngoại phục vụ đối nội và  bảo đảm sức cạnh tranh cuả nền kinh tế Mỹ. chiến tranh lạnh đã làm cho nền  kinh tế Mỹ yếu đi so với các nước khác như Nhật Bản, Đức… chi phớ quỏ tốn   kém cho cuộc chạy đua vũ trang, ngân sách quân sự  và chiến tranh khiến cho  nền kinh tế Mỹ lâm vào suy thoái, tài chính thâm hụt, nợ nần quốc gia tăng lên,  cán cân ngoại thương không cân bằng, các tệ  nạn xã hội gia tăng. Sự  khuyếch   trương quá mức của G.W.Bush trên trường quốc tế  càng làm cho nền kinh tế  Mỹ phải chịu gánh nặng quá tải.  ­ Sau khi thắng cử  tổng thống Billclinton đã đặt  ưu tiên cho   nhiệm vụ  vực dậy nền kinh tế  Mỹ   ụng núi “giỏi thì thế  giới ngày nay, chính sách đối  ngoại, chính sách đối nội có quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời nhau   nếu thực hư bên trong của nước Mỹ không mạnh thì  chúng ta không có cái nhìn 
  13. để phát huy tác dụng lãnh đạo và cống hiến to lớn với thế giới”. Nếu chúng ta  thoái lưu  ở  các nơi trên thế  giới, xã hội của chúng ta, sẽ  bị  tổn thất (Mỹ  điều  chỉnh lớn chiến lược toàn cầu của Lý Thực Cốc, trang 31). ­ Chính quyền Mỹ hiện nay nhận thức lợi ích an ninh và kinh tế  của Mỹ  là không tách rời. Họ  đã và đang ra sức thực hiện phương hướng tăng cường   cạnh tranh nền kinh tế, tăng cường thâm nhập thị trường nước ngoài, đảm bảo  an ninh về năng lượng, giảm thâm hụt ngân sách, đầu tư vàog khoa học kĩ thuật,   chuyển một phần kinh tế quân sự sang dân sự, cải thiện hệ thống thông tin, tăng  cường giáo dục, đào tạo… nhờ vậy Mỹ đã cải tạo lên kinh tế một  phần. Mỹ có   tham vọng về  kinh tế, dùng mô hình Mỹ  để  quy hoạch cục diện kinh tế  thế  giới. ­ Mở rộng nguồn khai thác tài nguyên và thị trường ra toàn thế giới để có  lợi cho Mỹ với vai trò lãnh đạo nền kinh tế toàn cầu và chi phối cả EU và Nhật   Bản. ngày 18/1/1993 trong diễn văn nhận chức của tổng thống Billclinton nhấn   mạnh     (chính sách quan trọng hàng đấu là coi sự  an toàn kinh tế  cảu Mỹ  là   mục tiêu chủ  yếu của chính sách đối ngoại và tìm cách xác định thương mại  toàn thế giới) (Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu của Lý Thực Cốc trang 43)  về chính trị, Mỹ  dùng quan điểm giá trị  của mình để  phổ  biến và chi phối toàn   thế  giới. Từ  trước tới nay Mỹ  luôn kiêu hãnh với truyền thúng dân chủ  nhân   quyền và tự do của mình, tôn thờ như thánh thần chế độ đa nguyên, đa đảng và   tam quyền nhân lập và coi chế độ khác đều là những lý thuyết xa lạ . 3. Chủ trương chiến lược của Mỹ đối với thế giới hiện nay    Chiến lược “cam kết và mở rộng” của Mỹ với trụ cột như trên thực chất  là mưu đồ  bá quyền của Mỹ nhằm thực hiện chủ nghĩa thực dân mới trên toàn  cầu. Chiến lược đó có tham vọng rất lớn khác hẳn với những tham vọng trước   đây của Mỹ. Trong thời kỳ  chiến tranh lạnh, Mỹ  vươn lên lãnh đạo cá nước  phương Tây, cùng với các nước đồng minh Tư  Bản chủ  nghĩa bao vây và tiến   công Liờn Xụ và các nước XHCN, nay trong tình hình mới, Liên Xô tan rã, Mỹ 
  14. không còn đối thủ, và Mỹ  đã trở  thành đối thủ  duy nhất, hy vọng vươn lên trở  thành lãnh đạo toàn cầu với nhiều thủ đoạn và biện pháp mới hòng . _Thâu tóm trong tay và chi phối tất cả các khu vực trên thế giới . _Tiếp tục tiến công nhằm xoá bỏ hết các nước XHCN còn lại . _Vừa liên kết với các đồng minh tư  bản chủ  nghĩa, vừa kiềm chế  cạnh   tranh với họ, ngăn cản không để Đức, Nhật Bản vươn lên ngang hang cũng như  không để nước lớn nào trở thành đối thủ nguy hiểm đối với Mỹ. Mỹ muốn xây  dựng một trật tự  thế  giới duy nhất một cực do Mỹ  lãnh đạo, kiểm soát và  khống chế toàn thế giới. Trong chiến lược “cam kết mở rộng” Mỹ đã nói ra tham vọng đó, Mỹ cho   rằng “sự lãnh đạo của Mỹ đối với thế giới hiện nay là quan trọng và cần thiết   hơn bất kì thời kỳ nào trong quá khứ… nếu không có vai trò lãnh đạo và cam kết  của Mỹ , thì những mối đe doạ sẽ phát triển thành u nhọt và những cơ hội của  Mỹ thu hẹp lại. Mỹ  có vai trò lãnh đạo toàn cầu để tạo các quan hệ chính trị ổn   định và thương mại mở  cửa của Mỹ  phải là cường quốc kinh tế  và quân sự  đứng đầu thế  giới. Chính sách đối ngoại của Mỹ  sau chiến tranh lạnh chứa  đựng nhiều yếu tố  mất  ổn định toàn cầu vì chính sách đối ngoại chủ  quan, tự  cho mình là nhất, tự  mình áp đặt các điều kiện cũng như  tiến hành phát động  chiến tranh đối với bất cứ nước nào mà Mỹ muốn. 4. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau sự kiện 11­9  Sự  kiện 11­9 tác động rất sâu sắc đến quan hệ  quốc tế, làm tăng thêm   những nhân tố phức tạp, khó lường trong nền an ninh thế giới. Khủng bố quốc   tế trở thành mối đe doạ  nghiêm trọng đối với hoà bình thế  giới và ổn định khu  vực. Khủng bố và chống khủng bố trở thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh chính   trị, quân sự thế giới trong thế kỷ mới. Đây cũng là bước ngoặt mới quan trọng trong quan hệ  quốc tế  bởi nó   buộc Mỹ phải điều chỉnh chính sách để ứng phó với tình hình mới, xác định lại  các quan hệ bạn thù, các tiêu chí tập hợp lực lượng cho phù hợp với thời cơ mới  
  15. trên bàn cờ chiến lược quốc tế. Các  quốc gia khỏc trờn thế giới cũng lợi dụng  cơ  hội này để  để  cải thiện quan hệ với Mỹ,  ủng hộ  cuộc chiến chống khủng   bố  để mặc cả có lợi cho quốc gia mình. Một liên minh chông khủng bố do Mỹ  cầm đầu đã được hình thành. Các nước Tây Âu  ủng hộ  Mỹ  để  khẳng định lại  quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ vốn đã bị sứt mẻ trong thời gian gần đây  và cũng nhân cơ hội này để mở rộng ảnh hưởng. Nhật Bản nhân cơ hội này sửa  lại hiến pháp cho phép lực lượng phòng vệ  của mình được đưa quân ra hoạt  động  ở  nước ngoài với danh nghĩa lực lượng hoà bình của Liên Hợp Quốc, để  tăng cường hiệp ước an ninh Mỹ ­Nhật. Đối với Nga về lợi ích chiến lược sâu   xa, ủng hộ Mỹ là góp phần tiêu diệt Taliban mạng lưới khủng bố An­ke­da. Đây  là những thế lực có móc lối với phiến quân ở Tresnia chống lại Nga. Thấy rõ được tầm quan trọng của việc tập hợp lực lượng chống khủng   bố, Mỹ  thực hiện một số  điều chỉnh chớnh sỏch đối ngoại, nhấn mạnh hơn   khÝa cạnh hợp tác và lợi ích chung, tạm gác những bất đồng tranh chấp hình  thành một “nền ngoại giao chống khủng bố” theo đó Mỹ  lấy thái độ  khủng bố  làm sự kiện 11­9 và sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ  vạch ra một đường phân giới mới trong nền  chính trị quốc tế . Chiến dịch chống khủng bố  cần có sự   ủng hộ  và phối hợp của nhiều nước vì  vậy để tập hợp lực lượng, Mỹ  đó cú những điều chỉnh nhất định. Tăng cường  quan hệ với nhiều quốc gia theo hướng ổn định và hợp tác vụ khủng bố 11­ 9 đã  dẫn tới việc xác định lại mối quan hệ  giữa cường quốc số  1 của thế  giới và   một số nước trong đó có nước Châu Âu. Mối quan hệ giữa Mỹ và Châu Âu có   thể có những thay đổi đáng kể do ảnh hưởng của sự kiện 11­ 9. Một mặt cuộc   chiến tranh ở Kasovo đã khẳng định với bộ tham mưu liên quân Mỹ rằng NATO  có thể là một trở ngại đối với các chiến dịch quân sự  do Mỹ  chỉ  huy vì cơ  chế  kiểm soát đa phương tỷ mỷ của NATO đối với Mỹ. Mỹ thấy mình tự tiến hành   một cuộc chiến tranh dưới chiờu bài liên quân quốc tế và tù mình lựa chọn đồng  minh cho mình trong các nước có thể có ích thực sự đối với mình, tốt hơn là dựa  
  16. vào bộ máy tập thể của NATO  từ chỗ là một tổ  chức chính trị quân sự  NATO   đang dần trở thành một nguồn dự trữ các phương tiện cho các nước thành viên. Trước mắt, Mỹ kiềm chế đơn phương hành động và lỗ lực xấy dựng một  liên minh quốc tế  chống khủng bố. Mỹ  cải thiện quan hệ  với một số  nước   trước đây đã từng có quan hệ  căng thẳng để  đổi lấy sự   ủng hộ  chống khgủng   bố, Mỹ đó xoỏ bỏ trừng phạt đối với Pakixtan, Sudan,  ẤN Độ  cho Pakixtan, lôi  kéo Pakixtan vào bàn cờ lực lượng của Mỹ. Đối với các nước Arập, Mỹ hiểu rõ  hơn ai hết chính sự ủng hộ quan trọng của Mỹ đối với Isreal đã biến nước Mỹ  thành kẻ thù cảu cả thế giới Hồi Giáo. Vì vậy ngay sau sự kiện 11­ 9 Mỹ đó cú  những động thái tích cực đối với tiến trình hoà bình ở Trung Đông. Nói tóm lại   Mỹ  đang và sẽ  có những bước điều chỉnh mạnh mẽ, về  mặt an ninh và đối  ngoại  để tập trung sức cho cuộc chiến chống khủng bố. Có thể thấy, Mỹ đó cú những điều chỉnh chính sách đối ngoại quan trọng.   Tuy nhiên, Mỹ  sẽ  khụng vỡ  hợp tác quốc tế  chống khủng bố  mà hoàn thành  thay đổi chiến lược hiện có của mình. Tuy Mỹ tạm thời làm dịu mâu thuẫn với  Nga, Trung Quốc và thế giới thứ ba nhưng một khi cuộc đấu tranh chống khủng   bố  giành được tiến triển nhất định thì những bất đồng này sẽ  trở  thành mâu  thuẫn lớn trong quan hệ  quốc tế. Do đó những điều chỉnh chính sách nói trên  mang tính chiến thuật hơn là chiến lược. Đối với châu Á , ngoại trưởng Mỹ  Colinpowell đã đưa ra tuyên bố  hoàn   chỉnh nhất về chính sách châu Á của chính quyền Bush và nhấn mạnh tầm quan   trọng của các mối quan hệ  giữa Mỹ  và các đồng minh Châu Á, thể  hiện lập  trường tích cực hơn đối với quan hệ Mỹ ­ Trung và cũng đặt ra những điều kiện   cụ thể cho các cuộc đối thoại có thể có giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên. Tầm quan trọng của các nước châu Á đối với Mỹ  dựa trên các  ưu tiên   mới của Mỹ tập trung vào nỗ lực chống khủng bố. Dưới con mắt của chính phủ  Bush, châu Á trở thành một mặt trận chống khủng bố, do đó Mỹ đã dần lỗ  lực  vào việc củng cố quan hệ và tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực.
  17. Trong quan hệ với các nước châu Á, đặc biệt là Đông Âu và Đông Nam Á,   các yếu tố  quyết định chính sách của Mỹ  trước ngày 11­ 9 là vấn đề  an ninh,  quyền lợi thương mại và các quan tâm nhân quyền. Nhưng bây giờ  cuộc chiến   chống khủng bố  là  ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên Mỹ  vẫn tiếp tục thảo luận về  vấn đề nhân quyền với các giới lãnh đạo Châu Á. Tiếp tục chiến lược dựa vào đồng minh ở Châu Á vẫn là trọng tâm trong chiến   lược Đông Á của chính quyền G.W.Bush. Trong mối quan hệ  ấy quân hệ  đồng  minh  Mỹ ­ Nhật Bản đã được ông Powell đánh giá cao. Mối quan hệ này không   chỉ đóng góp tích cực cho ổn định khu vực mà còn tạo khuôn khổ cho Nhật Bản   đóng góp nhiều hơn vào bảo vệ nền quốc phòng của chính mình cũng như  nền  hoà bình và an ninh trên toàn thế giới. Như vậy Mỹ đang ủng hộ mong muốn và  khuyến khích Nhật Bản đóng vai trò to lớn trong khu vực.  Ông Powell cũng đánh giá cao nỗ  lực của các đồng minh Châu Á – Thái  Bình Dương khác như  Oxtralia, Newdilon, Korea và Philippin trong cuộc chiến   chống khủng bố. Tuy nhiên trong khi thừa nhận mối quan tâm của các nước  Châu Á có đông người Hồi giỏo sinh sống sẽ nguy hiểm hơn nếu các nước này  bỏ qua chủ nghĩa khủng bố và để cho các lực lượng thiểu sè thao túng nền chính  trị trong nước. Đặt điều kiện cho việc cải thiện quan hệ  Mỹ  và CHDCND Triều Tiên,  Mỹ  có thể  duy trì chính sách là sắn sàng gặp CHDCND Triều Tiên vào bất cứ  lúc nào và ở đâu và không có điều kiện tiên quyết, nhưng rõ ràng Mỹ đã đặt cho   những tiến bộ có thể có trong quan hệ hai nước. Mỹ yêu cầu và chỉ rõ rằng CHDCND Triều Tiên cần phải chấm dứt phổ  biến vũ khí và huỷ bỏ  chương trình phát triển tên lửa tầm xa, phải nỗ  lực hơn   nữa trong việc bảo đảm cuộc sống của người dân kể  cả  việc cho phép người   nước ngoài giám sát và tiếp cận… Điều này thể hiện lập trường cứng rắn hơn   của Mỹ đối với các cuộc thảo luận giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên.
  18. Với Liên Bang Nga, Nga được hình thành là biểu hiện quan trọng của   những thay đổi và liên kết trong quan hệ quốc tế. Cuộc chiến chống khủng bố  là trung tâm của ngoại giao Mỹ  và khiến Mỹ  phải có những điều chỉnh nhất  định trong quan hệ  với Nga. Những điều chỉnh đó bao gồm việc lôi kéo Nga  tham gia vào liên minh chống khủng bố  của Mỹ. Đổi lại, Mỹ  có lập trường   mềm dẻo hơn đối với Nga trên một số vấn đề như vấn đề Tresinia, tăng cường   hợp tác kinh tế, cắt giảm vũ khí chiến lược… Thực chất là nhân nhượng để  đánh đổi sự ủng hộ của Nga. Đối với Trung Quốc, hiện nay Mỹ  đang tìm kiếm sự  hợp tác trong các  vấn đề quốc tế quan trọng và các vấn đề an ninh khu vực đề phòng Trung Quốc  có tiếng nói chống đối Mỹ. Trung Quốc có sức mạnh kinh tế, quân sự  và  ảnh  hưởng lớn đến thế  giới thứ  ba. Điều này sẽ  không có lợi cho lợi ích toàn cầu  của Mỹ. Trung Quốc là một trong năm nước lớn có vũ khí hạt nhân, là một trong  số ít quốc gia trên thế giới có khả năng gây ảnh hưởng đối với CHDCND Triều   Tiên, Mianma và tham gia vào hầu hết các cuộc tranh chấp lãnh thổ đã từng xảy  ra hoặc tiềm  ẩn trong khu vực Đông Á.. Do đó Trung Quốc có  ảnh hưởng lớn  đến hoà bình  ổn định khu vực và có liên quan đến lợi ích của Mỹ. Sự  hợp tác  với Trung Quốc sẽ đảm bảo an ninh và ổn định ở châu Á . Mặt khác thông qua   việc mở rộng giao lưu và hợp tác quân sự  giữa hai nước là Mỹ  muốn tìm hiểu,   lắm ý đồ  thực lực của Trung Quốc đồng thời tìm cách ngăn cản Trung Quốc  xuất khẩu vũ khí, đặc biệt là bán cho những nước bị Mỹ coi là thù địch với họ. Tóm lại từ  sau sự  kiện 11­ 9 Mỹ  đã bộc lộ  là một siêu cường đầy tham   vọng, muốn nhanh chóng áp đặt sự  thống trị    “đơn cực” của Mỹ  lên toàn thế  giới, quốc gia khác, công dân Mỹ được đặc biệt miễn trừ. Quan điểm về vũ khí hạt nhân trong chiến lược an ninh quốc gia mới của  Mỹ cũng đã thay đổi cơ bản. Sử dụng vũ khí hạt nhân không còn là quân sự cuối   cùng khi bị  tấn công bằng vũ khí hạt nhân, mà đã trở  thành vũ khí tiến công   chiến thuật để đáp trả nguy cơ bị tấn công bằng các loại vũ khí khác như vũ khí 
  19. sinh học và hoá học. Các tổ chức khủng bố cũng đã trở thành mục tiêu tấn công  của Mỹ  bằng vũ khí hạt nhân. Chính sách hạt nhân mới cuả  Mỹ  đã  đi ngược  với những quy định cơ bản trong hiệp ước quốc tế về không phổ biến về vũ khí   hạt nhân. Ngày 17­12­2002 tổng thống G.W.Bush còn tuyên bố  bắt đầu triển  khai các tên lửa đánh chặn đầu tiên trong hệ  thống phòng thủ  tên lửa quốc gia   NMD vào năm 2004. Những thay đổi trong chiến lược an ninh của Mỹ  trong  năm 2002 đã tạo điều kiện cho đảng cộng hoà của tổng thống Mỹ  Bush giành  thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ. Vỡ nó đỏnh đỳng tâm lý  của cử tri Mỹ là “cần được bảo vệ bằng mọi giỏ” nhưng cũng chính quan điểm   an ninh mới này theo đó đánh động quyền tự  do bảo vệ  với quyền tấn công   nước khác, đồng thời đẩy mạnh an ninh và hoà bình thế giới tới gianh giới nguy   hiểm nhất. Nhưng cái cớ  mà Mỹ  không ngớt rêu rao rằng : Iraq tích trữ  vũ khí  hủy diệt, đe doạ an ninh thế giới, rằng chính quyền S.Hussen cấu kết với các tổ  chức khủng bố  như  Al­Queda đã không hề  thuyết phục được hội đồng bảo an  Liên Hợp Quốc và hầu hết 200 quốc gia trong cộng đồng quốc tế.Cuộc chiến  tranh  mà Mỹ đã tiến hành với Iraq nằm trong mục tiêu chiến lược đã được xác  lập: Khẳng định quyền bá chủ  thế  giới không ai có thể  cạnh tranh mà Mỹ  đã  làm, thiết lập trật tự tại Trung Đông theo sự  sặp đặt của Mỹ, đồng thời là đòn  răn đe đối với bất cứ  quốc gia nào không tuân theo cây gậy chỉ  huy của “ siêu  cường”. Hiện nay, chi phí quân sự  của Mỹ  chiếm 40% ngân sách quân sự  toàn  thế giới. Chiến tranh Iraq dự kiến Mỹ đã tiêu phí hết hơn 100 tỉ USD. Theo các nguồn tin của Liên Hợp Quốc, các quan chức Mỹ  và Liên Hợp   Quốc hiện nay đều cho rằng Mỹ đang phá hoại chế độ giải trừ quân bị quốc tế  thông qua việc trừ bỏ chế độ đa phương và theo đuổi chế độ đơn phương. Được cổ vũ bởi thắng lợi quân sự trong cuộc chiến Iraq, Mỹ đã công khai   bác bỏ  các cơ  quan năng lượng nguyên tử  quốc tế  TAEA và uỷ  ban giám sát  kiểm chứng và thanh tra của Liên Hợp Quốc (UNMOVIC) vốn là cơ  quan hợp   phát duy nhất của Liên Hợp Quốc có quyền tuyên bố  liệu Iraq có vũ khí giết 
  20. người hàng loạt hay không. Nhà trắng còn tuyên bố Mỹ chống lại việc thanh tra   vũ khí của Liên Hợp Quốc trở lại  Iraq và khẳng định liên minh do Mỹ cầm đầu  đảm nhiệm và giải giáp vũ khí của Iraq thay cho Liên Hợp Quốc.  Khuynh hướng theo đuổi của chủ  nghĩa đơn phương của Mỹ  cũng thể  hiện rõ trong cách xử  sự của Mỹ đối với các vấn đề  quốc tế. Mỹ  đơn phương   rút khỏi    “ nghị định Kyoto” từ chối phê chuẩn “ Hiệp  ước cấm thử hật nhân   toàn cầu” và từ  chối tham gia đàm phán “ Nghi định thư  công  ước cấm vũ khí  sinh học”. Không có bất cứ thay đổi nào mà cũn cú những phát triển mới. Ví dụ : Bất   chấp sự phản đối rộng rãi của cộng đồng quốc tế, chính phủ Bush tuyên bố  rút  khỏi “ Hiệp  ước chống tên lửa đạn đạo” năm 1972, từ  chối tham gia hội nghị  thúc đẩy hiệu quả ‘hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện của Liên Hợp Quốc”. Học thuyết quân sự  của Mỹ tự cho mình có quyền tấn công phủ  đầu các   nước có vũ khí giết người hàng loạt. Chính quyền G. W. Bush cũng núi công   khai rằng Mỹ  đang xem các kế  hoạch phát triển các vũ khí hạt nhân nhỏ  và  chính xác hơn có khả năng phá huỷ các hầm ngầm nằm sâu trong lòng đất. Bình  luận về  vấn đề  này, nguyên cố  vấn an ninh quốc gia Mỹ  Condonuza Rice nói  rằng cách duy nhất đẻ răng đe “cỏc nước cứng đầu cứng cổ’. Không tuân theo chiếc gậy chỉ huy của Mỹ là sử dụng vũ khí huỷ diệt với  việc từ bỏ chế độ thanh sát vũ khí của Liên Hợp Quốc . Chính quyền G.W Bush đã bỏ  qua cơ  chế  an ninh tập thể  và đã sử  dụng  sức mạnh quân sự  hùng mạnh của mình để  tấn công các nước mà Mỹ  cho là  mối đe doạ tiềm tàng. Chiến tranh Iraq đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm và mọi  công thức sai lầm khi xử lý các thách thức chung của toàn cầu.Với việc tự cho   mình tự  xâm lược Iraq, Mỹ  đã làm dấy lên lo ngại trong nước và nước ngoài   rằng: Mỹ đã tự  coi mình đứng đầu trên pháp luật và các tiêu chuẩn và chi phối   các quan hệ và cả quốc tế cũng như các thế chế quốc tế.
nguon tai.lieu . vn