Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOAKINH TẾ - QTKD  BÀI TẬP NHÓM MARKETING NÔNG NGHIỆP CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP Cán bộ giảng dạy: TS.Bùi Văn Trịnh CẦN THƠ, 10/2010 1 Nhóm: 1.2 Chương 2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ CUNGVÀ CẦU SẢN PHẨM NÔNGNGHIỆP 2.1CẦU VỀ SẢN PHẨM NÔNGNGHIỆP 2.1.1 Khái niệm Cầu sản phẩm nông nghiệp là khái niệm dùng để chỉ lượng hàng hóa nông sản mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá trong những thời điểm nhất định. Cầu bao gồm: cầu cá nhân và cầu thị trường. Đối với từng cá nhân người tiêu dùng phân biệt nhóm sản phẩm cuối cùng cho sinh hoạt (lương thực, thực phẩm...) và nhóm sản phẩm tiêu dùng trung gian (hạt giống, thức ăn gia súc, nguyên liệu chế biến...). Những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng sẽ cần một lượng hàng hóa tương đương với phần thu nhập và mua thứ hàng đó. Như vậy khi giá thấp anh ta mua được lượng hàng nhiều còn khi giá cao thì ngược lại. Những người tiêu dùng sản phẩm trung gian sẽ cần một lượng hàng nhất định dựa vào định mức kinh tế kĩ thuật và qui mô sản xuất của họ. Như vậy nếu giá hạ người ta cũng không mua nhiều hơn, còn nếu giá tăng người ta sẽ tìm mặt hàng khác để thay thế, thậm chí trong chừng mực phải giảm qui mô sản xuất hoặc chuyển hướng sản xuất. 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm nông nghiệp 2.1.2.1 Giá cả: Đường cung cầu tổng quát (2.1) biểu diễn mối quan hệ giữa giá cả P và lượng cầu Q. Số cầu là cầu ứng với mỗi mức giá P1 là Q1 và ở giá P2 thì số cầu là Q2. Tổng hợp tất cả các số cầu ta có đường cung cầu. Quan hệ giữa lượng cầu và giá cả là quan hệ tỉ lệ nghịch. Vì vậy ta có thể biểu diễn đường cung cầu về một loại hàng hóa nông sản như hình 2.1 2 Nhóm: 1.2 P2 P1 Q2 Q1 => Khi giá cao lượng cầu giảm khi giá giảm thì lương cầu tăng lên. 2.1.2.2 Tính sẵn có của hàng hóa thay thế: Ví dụ: Người ta có thể dùng thịt bò hoặc thịt gia cầm thay cho thịt lợn trong trường hợp giá thịt lợn tăng nhưng giá thịt bò và thịt gia cầm không tăng. 2.1.2.3 Thu nhập và phân phối thu nhập: Thu nhập của người tiêu dùng dành mua từng loại nông sản thực phẩm. Người tiêu dùng rất nhạy cảm với biến giá của những loại nông sản mà họ dành tỷ trọng lớn phần thu nhập để mua. Ngược lại những sản phẩm như gia vị, muối... chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng cầu thì khi có biến giá, người tiêu dùng cũng không cần thêm bớt nhiều. Do vậy khi giá loại nông sản thay thế giảm xuống sẽ làm thay đổi lượng cầu về một nông sản khác. Tình hình phân phối thu nhập và mức thu nhập của các nhóm dân cư: Khi thu nhập thấp, cầu về các nông sản thông thường lớn hơn. Ngược lại khi thu nhập tăng thì cầu về các loại nông sản có chất lượng cao sẽ tăng lên. Tình trạng phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng ảnh hưởng tới lượng cầu một loại nông sản hàng hóa. Thực tế cho thấy, càng có sự chênh lệch trong phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư thì lượng cầu về lương thực thực phẩm càng giảm hơn so 3 Nhóm: 1.2 với trường hợp ít có sự chênh lệch trong phân phối thu nhập. Ở nước ta khi bình quân thu nhập của dân cư nông thôn đạt 4.617 ngàn đồng/hộ/năm, thì chi tiêu cho hầu hết các loại lương thực thực phẩm đều cao hơn mức chi tiêu cho các lương thực phẩm cùng loai của nhóm hộ có mức thu nhập tương tự là 4.787 ngàn đồng/hộ/năm. 2.1.2.4 Thị hiếu và tập quán tiêu dùng của dân cư và các phong tục địa phương: Ví dụ: trong dịp lễ tết nhu cầu tiêu dùng thịt và các loại gạo nếp, gạo tấm tăng lên 2.1.2.5 Dân số và qui mô dân số: Dân số làm cho qui mô tiêu dùng tăng lên. Khi dân số tăng thì cầu về các sản phẩm cũng tăng theo. Tuy nhiên cầu các sản phẩm nông nghiệp có tính đặc thù. Nếu sức sản xuất thấp, khi dân số tăng thì những nhu cầu nông sản rẻ tiền tăng lên. Ngược lại, khi sức sản xuất phát triển, mức sống tăng, khi dân số tăng làm cho nhu cầu về mọi loại nông sản tăng, kể cả những mặt hàng nông sản cao. 2.1.2.6 Dự đoán về giá cả trong tương lai: Mục đích có thể dự báo xu hướng lượng sản phẩm cần cung cấp, nhu cầu sản phẩm và giá sản phẩm thông qua việc hiểu được sản xuất từng mùa vụ và chu kỳ giá và các yếu tố chính ảnh hưởng đến các chu kỳ đó. Chẳng hạn như: Dự báo xuất khẩu gạo của nước ta sẽ gặp khó khăn trong nửa cuối năm nay. Mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo của nước ta có thể đạt được nhưng kim ngạc xuất khẩu gạo thì sẽ thấp hơn nhiều so với dự kiến. Hiện nay, lượng gạo tồn kho ở Việt Nam và Thái Lan còn rất lớn, do đó, giá gạo có thể giảm nửa. 2.1.2.7 Cầu cho dự trữ: Cầu cho dự trữ thể hiện một loại cầu quan hệ đến nhu cầu và giá cả theo dự toán trong tương lai. Thông thường các hàng hóa nông nghiệp được sản xuất theo thời vụ nhưng lại tiêu thụ hầu hết điều đặn trong năm. Các đơn vị dự trữ cung ứng các dịch vụ dự trữ hàng hóa vào thời điểm thu hoạch để đáp ứng nhu cầu 4 Nhóm: 1.2 tiêu thụ trong năm. Các đơn vị này dự đoán rằng chênh lệch giá cả từ thu hoạch đến những thời điểm tiêu thụ khác đem cho lợi nhuận. Như vậy hàm số cầu có thể diễn giải là bao gồm cả cầu sử dụng cho hiện tại và cả cầu cho mục đích dự trữ. Nếu cầu cho dự trữ kết hợp vào hàm cầu thì sẽ có thêm các nhân tố tác động đến sự dịch chuyển của đường cầu. Hoạt động dự trữ được cho là có tác động gia tăng tần suất và độ lớn của sự biến động về giá cả. Dự trữ làm gia tăng tổng cầu và điều này làm gia tăng giá cả. Dự trữ theo dự báo hợp có khuynh hướng điều hòa mức độ biến động giá cả. 2.2 CO GIÃN CẦU VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC HỆ SỐ 2.2.1 Định nghĩa Hệ số co giãn của cầu được sử dụng để đo độ nhạy cảm của lượng cầu hàng hóa đối với sự thay đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. Nó cho biết khi yếu tố ảnh hưởng thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hóa sẽ thay đổi bao nhiêu %. 2.2.2Các loại hệ số co giãn của cầu 2.2.2.1 Co giãn của cầu theo giá: Hệ số co giãn của cầu theo giá được định nghĩa như là một hệ số thể hiện phần trăm thay đổi về lượng cầu tương ứng với mức phần trăm thay đổi về giá của sản phẩm đó. Theo định nghĩa, ta có công thức tính hệ số co giãn của cầu theo giá như sau: ΔQD /QD (%) QD ,P ΔP/ P(%) Hệ số này thường được diễn giải như là phần trăm thay đổi về lượng cầu 5 Nhóm: 1.2 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn