HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN
MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA GIÁO DỤC
VÀ Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG
NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

GIẢNG VIÊN

:

TS. NGUYỄN THỊ LAN PHƯƠNG

NHÓM LỚP

:

53 CA 2 THỨ 2

HÀ NỘI – 2013

DANH SÁCH NHÓM 8 :
1. Nguyễn Thị Giang (nhóm trưởng)
2. Hoàng Thị Thu
3. Trần Thùy Linh
4. Chu Thị Thu Hiền
5. Nguyễn Minh Tú
6. Lê Thị Hạnh
7. Phan Thị Kim Anh
8. Cao Quỳnh Anh.

2

MỤC LỤC
Mục lục...............................................................................................................................3
Phần A : MỞ ĐẦU............................................................................................................4
I. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................4
II. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu..................................................................5
III. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu................................................................5
IV. Ý nghĩa của đề tài......................................................................................................6
Phần B: Nội dung...............................................................................................................7
I. Khái quát Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.............................................................7
1. Định nghĩa về văn hóa.............................................................................................7
2. Vị trí và vai trò của văn hóa....................................................................................7
3. Tính chất của nền văn hóa.......................................................................................7
4. Chức năng của văn hóa............................................................................................8
II. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục........................................................8
1. Mục tiêu của văn hóa giáo dục................................................................................9
2. Nội dung giáo dục.................................................................................................13
3. Phương châm, phương pháp giáo dục...................................................................15
3.1. Phương châm giáo dục...................................................................................15
3.2. Phương pháp giáo dục....................................................................................16
4. Đội ngũ giáo viên..................................................................................................18
III. Ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền giáo dục Việt Nam
hiện nay.........................................................................................................................19
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng trong việc vận dụng sang tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh trong việc đổi mới tư tưởng trong thời đại mới...............................................19
2.Những thành tựu đã đạt được của giáo dục............................................................20
3. Những hạnh chế,yếu kém......................................................................................22
4. Nguyên nhân..........................................................................................................24
5. Giải pháp...............................................................................................................24
Phần C : Kết luận............................................................................................................26
I. Kết luận......................................................................................................................26
II. Học sinh, sinh viên đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục.................27

3

Phần A : MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng, nhà lý luận thiên tài của cách
mạng Việt Nam. Toàn bộ di sản tư tưởng của Người là một kho báu văn hoá của
dân tộc, hàm chứa nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú, đặc sắc và sáng
tạo. Trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người thì tư tưởng về văn hoá chiếm
một vị trí quan trọng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá là một hệ thống các quan điểm lý luận
mang tính khoa học và cách mạng về văn hoá và xây dựng nền văn hoá Việt Nam.
Nó chắt lọc, tổng hợp và kết tinh những giá trị văn hoá phương Đông và phương
Tây, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, trong đó cốt lõi là sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với tinh hoa và bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Khi phân tích mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và cơ sở hạ tầng, văn hoá
với kinh tế -chính trị, Hồ Chí Minh đã khẳng định: Văn hoá là một kiến
trúc thượng tầng, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hoá mới
kiến thiết được và có đủ điều kiện để phát triển, có thực mới vực được đạo, xã hội
thế nào thì văn hoá thế ấy. Nhưng mặt khác, đến lượt mình, văn hoá là động
lực của sự phát triển xã hội và "văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi".
Đối với nước ta hiện nay, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm,
là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân,song đó phải là sự phát
triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế và văn hoá. Vì vậy, chúng ta không chỉ xây
dựng nền kinh tế mới mà còn phải xây dựng nền văn hoá “tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc".
Năm 1945, cùng với thắng lợi chính trị, nhân dân ta đã xóa đi một nên giáo
dục đồi bại, xảo trá của thực dân Pháp: Chỉ dạy cho nhân dân sùng bái những
kẻ mạnh hơn mình; dạy cho thanh niên yêu một Tổ quốc không phải là Tổ quốc
của mình; dạy cho thanh niên khinh rẻ nguồn gốc, dòng giống mình…Đó là một
nền giáo dục nguy hiểm hơn cả sự dốt nát. Chế độ mới ra đời, cùng với việc thiết
lập nền cộng hòa dân chủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giải quyết nạn dốt là
4

một tronh những nhiệm vụ cấp bách. Bởi vì “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”,
“Yếu thì dại, dại thì hèn”. Quan điểm của Hồ Chí Minh là phải làm cho nhân dân
biết đọc, biết viết, từng bước nâng cao dân trí. Bởi vì nước ta là một nước dân chủ,
dân là chủ và dân làm chủ. Công việc kháng chiến kiến quốc, đổi mới, xây dựng là
trách nhiệm của dân. Chúng ta phải đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho
dân. Muốn làm được điều đó, cần phải có giáo dục và giáo dục lại nhân dân.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng em đã chọn đề tài : “Quan điểm của Hồ
Chí Minh về văn hóa giáo dục và ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây
dựng nền văn hóa giáo dục nước ta hiện nay” làm đề tài thảo luận của nhóm 8
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1. Mục đích
Làm rõ quan điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục qua đó thấy
được ý nghĩa của quan điểm đó trong việc xây dựng nền văn hóa giáo dục Việt
Nam hiện nay.
2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nêu trên, bài thảo luận cần tập trung giải quyết các
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Trình bày khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa.
- Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục.
- Nêu ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục trong việc xây
dựng nền văn hóa giáo dục Việt Nam hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá có phạm vi rất rộng, trong bài thảo luận
này, chúng em chủ yếu tập trung nghiên cứu : Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn
hóa giáo dục và ý nghĩa của văn hóa giáo dục trong việc xây dựng nền giáo dục
nước ta hiện nay.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh dựa trên lập trường, quan điểm, phương
pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản

5

nguon tai.lieu . vn