Xem mẫu

  1. A.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy. Dù ở xã hội nào, triết học bao gồm: yếu tố nhận thức là sự hiểu biết về thế giới xung quanh và yếu tố nhận định là sư đánh giá về mặt đạo lý Để phù hợp với trình độ phát triển ở giai đoạn đầu tiên của lịch sử loài người, triết học ra đời với tính chất là một khoa học tổng hợp các tri thức của con người về hiện thực xung quanh. Sau đó, do sự phát triển của xã hội triết học đã tách ra và trở thành khoa học độc lập. Triết học với tính chất là khoa học, nên nó có đối tượng và nhiệm vụ, nó là hệ thống những quan niện, quan điểm có tính chất chính thể về thế giới, về vật chất, tinh thần và mối quan hệ giữa chúng, về nhận thức và cải biên thế giới. Nghiên cứu về triết học, vai trò của triết học trong đời sống xã hội để thấy được triết học không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn. Xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị đinh hướng - một trong những biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học. Tiếc rằng, giá trị định hướng này hiện nay chưa được khai thác triệt để. Có lẽ chính vì vậy mà còn có những sự đánh giá chưa thoả đáng về vai trò của triết học trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống. B. NỘI DUNG CHÍNH I.TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC 1. Khái niệm triết học
  2. Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ III (TrCN) Trung Quốc: Người Trung quốc cổ đại quan niệm “ triết” chính là “ trí”, là cách thức và nghệ thuật diễn giải, bắt bẻ có tính lý luận trong học thuật nhằm đạt tới tối chân lý cao. Theo người Ấn Độ: triết học được đọc là darshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp được la tinh hoá là Philôsôphia - nghĩa là yêu mến, ngưỡng mộ sự thông thái. Như vậy Philôsôphia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người Tóm lại: Dù ở phương Đông hay phương Tây, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, nhà triết học là nhà thông thái có khả năng tiếp cận chân lý, nghĩa là có thể làm sáng tỏ bản chất của mọi vật. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, nhưng bao hàm những nội dung giống nhau, đó là: triết học nghiên cứu thế giới một cách chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý. Khái quát lại ta có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó. 2.Nguồn gốc triết học Triết học xuất hiện do hoạt động nhận thức của con người nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống, song với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học không thể xuất hiện cùng sự xuất hiện của xã hội loài người, mà chỉ xuất hiện khi có những điều kiện nhất định. Nguồn gốc nhận thức. Đứng trước thế giới rộng lớn, bao la, các sự vật hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con người có nhu cầu nhận thức thế giới bằng một loạt các câu hỏi cần giải đáp: thế giới ấy từ đâu mà ra?, nó tồn tại và phát triển như thế nào?, các sự vật ra đời, tồn tại và mất đi có tuân theo quy luật nào không? ... trả lời các câu hỏi ấy chính là triết học Triết học là một hình thái ý thức xã hội có tính khái quát và tính trừu tượng cao, do đó, triết học chỉ xuất hiện khi con người đã có trình độ tư duy trừu tượng hoá, khái quát hoá, hệ thống hoá để xây dựng nên các học thuyết, các lý luận. Nguồn gốc xã hội, lao động đã phát triển đến mức có sự phân công lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay, xã hội phân chia thành hai giai cấp cơ bản đối lập nhau là giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai cấp thống trị có điều kiện nghiên cứu triết học. Bởi vậy ngay từ khi Triết học xuất hiện đã tự mang trong mình
  3. tính giai cấp, phục vụ cho lợi ích của những giai cấp, những lực lượng xã hội nhất định. Những nguồn gốc trên có quan hệ mật thiết với nhau, mà sự phân chia chúng chỉ có tính chất tương đối. 3. Đối tượng của triết học; Khi mới xuất hiện, Triết học Cổ đại còn được gọi là Triết học tự nhiên - bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực, không có đối tượng riêng. Thời kỳ Trung cổ, ở Tây Âu khi quyền lực của giáo hội Thiên chúa bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội thì Triết học trở thành một bộ phận của thần học. Triết học chỉ có nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của nội dung trong kinh thánh. Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, triết học lúc này có tên gọi là Siêu hình học - Khoa học hậu vật lý. Đối tượng của Triết học thời kỳ này là nghiên cứu cái ẩn dấu, cái bản chất đằng sau các sự vật, hiện tượng “vật thể” có thể thực nghiệm được. Triết học duy vật dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng, đạt tới đỉnh cao mới với các đại biểu như Ph. Bây cơn, T.Hốpxơ (Anh), Diđrô, Hen Vêtiúyt (Pháp), Xpinôda (Hà Lan)... Mặt khác, tư duy Triết học cũng được phát triển trong các học thuyết duy tâm mà đỉnh cao là Triết học Hêghen. Đầu thế kỷ 19, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, cùng với sự chuyển biến tính chất từ khoa học thực nghiệm sang khoa học lý thuyết là cơ sở khách quan cho triết học đoạn tuyệt triệt để với quan niệm “khoa học của mọi khoa học”. Triết học Mác - Triết học duy vật biện chứng ra đời thể hiện sự đoạn tuyệt đó. Triết học Mác xít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những qui luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. 4.Vấn đề cơ bản của triết học. Triết học cũng như các khoa học khác phải giải quyết rất nhiều những vấn đề có liên quan với nhau, trong đó vấn đề cực kỳ quan trọng, là nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết những vấn đề còn lại được gọi là vấn đề cơ bản của triết học. Ăngghen định nghĩa vấn đề cơ bản của triết học như sau: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi Triết học, đặc biệt là Triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: Mặt thứ nhất: Giữa tư duy và tồn tại thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thể giới hay không? II VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC 1 Vai trò thế giới quan
  4. Triết học chính là thế giới quan, là tổng hoà các quan điểm của con người về thế giới nói chung và về mối quan hệ của nó với thế giới đó nói riêng. Bản chất của triết học được thể hiện ở những suy tư về các vấn đề phổ biến trong hệ thống "Thế giới - Con người". Từ đó cho thấy, vai trò của triết học trong việc xây dựng ý thức toàn cầu hiện nay thể hiện ở hai chức năng cơ bản của nó, chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận. Chức năng quan trọng nhất trong các chức năng thế giới quan là chức năng nhân văn. Triết học không chỉ giúp con người có những phản tư chính xác về chính bản thân nó, tức ý nghĩa cuộc sống của nó, và mối quan hệ của nó với thế giới xung quanh, mà còn định hướng hoạt động cho con người, cho xã hội và cho cả loài người tránh được những sai lầm trong mối quan hệ "xã hội - tự nhiên". Chức năng thứ hai trong chức năng thế giới quan là chức năng giá trị học - xã hội. Đó là chức năng xây dựng các giá trị, tức là nghiên cứu các quan niệm về giá trị, như chân, thiện, mỹ, công bằng, từ đó, đưa ra quan niệm về lý tưởng xã hội. Nguồn gốc của lý tưởng xã hội, theo P.I.Novogorodxev, một trong những người sáng lập trường phái triết học pháp quyền Mátxcơva đầu thế kỷ XX, là ở nhân cách sinh động của con người. Trong Về lý tưởng xã hội, ông viết: "Một nguyên tắc đương nhiên của nhân cách cần phải được quy về tư tưởng toàn nhân loại, về tình đoàn kết toàn thế giới... Lý tưởng xã hội có thể xem là nguyên tắc phổ quát cửa tự do". Theo chúng tôi, đây có thể được xem là quan điểm đúng đắn về vai trò mấu chốt của triết học trong sự hình thành ý thức toàn cầu. Chức năng cơ bản tiếp theo là chức năng văn hoá - giáo dục. Đây là chức năng quan trọng trong việc hình thành nhân cách có văn hoá của con người: sự định hướng vào cái chân, cái thiện, cái mỹ. Triết học giúp con người tránh được sự hời hợt, thiển cận của loại tư duy thường nhật, hiểu được đúng hơn những mâu thuẫn và những diễn biến xảy ra trong thế giới để tìm cách giải quyết các mâu thuẫn đó một cách có hiệu quả. Cuối cùng, một trong những chức năng thế giới quan khác cần được đề cập là chức năng phản ánh - thông tin. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của triết học là nghiên cứu thế giới quan trong sự phù hợp của nó với trình độ của khoa học hiện đại, với thực tiễn lịch sử và những đòi hỏi về mặt trí tuệ của con người. Cũng như một khoa học, triết học là một hệ thống thông tin năng động và phức tạp được thiết lập để tập hợp, phân tích và xử lý thông tin với mục đích tìm được thông tin mới. 2.Vai trò phương pháp luận Chức năng phương pháp luận cũng có những phương diện cơ bản liên quan đến khoa học. Đó là chức năng gợi mở, chức năng phối hợp, chức năng liên kết và chức năng logic - nhận thức luận. Bất kỳ phương pháp nào của khoa học cũng có những khả năng lý luận nhận thức và logic của nó. Ngoài các giới hạn của những khả năng đó thì hiệu quả của nó bị suy giảm hoặc hoàn toàn bị mất. Phương pháp luận triết học theo quan hệ với các phương pháp của khoa học cụ thể, có nhiệm vụ thiết lập mối liên hệ logic giữa các
  5. nhóm phương pháp. Các khoa học cụ thể cần đến logic, nhận thức luận và các phương pháp luận chung của nhận thức. Chức năng đó do phép biện chứng với tư cách logic học đảm nhiệm. Nó tìm ra các phương tiện cho sự phản ánh một cách đầy đủ, chính xác nhất về bản chất của khách thể đang phát triển và không ngừng biến đổi. 3. Vai trò của triết học Mác - Lê nin Triết học Mác - Lênnin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại. Nó được C.Mác và Ph. Ăngghen sáng tạo ra và V.I.Lênin phát triển một cách xuất sắc. Đó là chủ nghĩa duy vật biên chứng trong việc xem xét giới tự nhiên cũng như xem xét đời sống xã hội và tư duy con người. Với tư cách là một hệ thống nhận thức khoa học có sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp: triết học Mác-Lênin như Lê nin nhận xét: “Là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị” và “là một công cụ nhận thức vĩ đại”, triết học Mác-Lênin là cơ sở triết học của một thế giới quan khoa học, là nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là nguyên tắc xuất phát của phương pháp luận. Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau. Chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng là phép biện chứng duy vật. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để, và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học; nhờ đó triết học mácxít có khả năng nhận thức đúng đắn cả giới tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người. Nắm vững triết học triết học Mác-Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học. Nguyên tắc khách quan trong sự xem xét đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng, đồng thời nó ngăn ngừa thái độ chủ quan tuỳ tiện trong việc vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn. Trong quan hệ với các khoa học cụ thể, mối quan hệ giữa triết học Mác- Lênin và các khoa học cụ thể là mối quan hệ biện chứng, cụ thể là: các khoa học cụ thể là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học. Đến lượt mình, triết học Mác- Lênin cung cấp những công cụ phương pháp luận phổ biến, định hướng sự phát triển của các khoa học cụ thể. Mối quan hệ này càng đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. III.VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỒNG XÃ HỘI Triết học, ngay từ khi mới nảy sinh và cho đến mãi tận nay, dù tồn tại ở phương Đông hay phương Tây, dù dưới dạng các hệ thống, trào lưu, trường phái rất khác nhau nhưng đều là những cách lý giải nhất định về thế giới mà trong đó con người đang sống theo quan điểm của các hệ thống, trào lưu, trường phái triết học đó. Song, bất cứ hệ thống lý luận nào cũng không bao giờ chỉ làm một nhiệm vụ là lý giải về thế giới. Triết học cũng vậy. Trên cơ sở của sự lý giải ấy, triết học trở
  6. thành cái đinh hướng cho con người trong hành động. Khi trở thành cái định hướng cho con người trong hành động, triết học thực hiện một chức năng khác - chức năng phương pháp luận. Về nguyên tắc, giá trị định hướng này của triết học không khác với giá trị định hướng của các nguyên lý, quy luật, hệ thống lý luận của các bộ môn khoa học chuyên ngành nào đấy về một lĩnh vực nhất định nào đó của hiện thực, chẳng hạn, không khác với giá trị định hướng của định luật bảo toàn và chuyền hoá năng lượng, của quy luật giá trị... Cái khác chỉ là ở chỗ, vì các nguyên lý, các khẳng định của triết học là kết quả nhận thức những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung nhất của cả tự nhiên, xã hội lẫn tư duy, cho nên chúng có tác dụng định hướng không phải chỉ trong một phạm vi nhất định nào đấy như trong trường hợp các nguyên lý, quy luật do các khoa học chuyên ngành nêu lên, mà ở tất cả mọi lĩnh vực các nguyên lý, các khẳng định triết học ấy giúp cho con người khi bắt tay vào nghiên cứu và hoạt động cải biến sự vật bao giờ cũng có được một lập trường xuất phát nhất định. Lập trường xuất phát ấy giúp cho chủ thể hành động thấy trước được phương hướng vận động chung của đối tượng, xác định được sơ bộ các mốc cơ bản mà việc nghiên cứu hay hoạt động cải biến sự vật phải trải qua, nghĩa là nó giúp cho con người xác định được về đại thể con đường cần đi, có được phương hướng đặt vấn đề cũng như giải quyết vấn đề, tránh được những mò mẫm giữa một khối những mối liên hệ chằng chịt hết sức phức tạp mà không có tư tưởng dẫn đường. Xuất phát từ một lập trường triết học nhất định, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn một phương hướng giải quyết vấn đề theo một cách thức nhất định, và xuất phát từ những lập trường triết học khác nhau, con người sẽ đi đến chỗ lựa chọn những phương hướng và cách thức giải quyết vấn đề một cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là, việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đấy sẽ không chi đơn thuần là sự chấp nhận hay không chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận hay không chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hành động. Khẳng định trên đây cho thấy triết học không phải là một cái gì quá xa xôi, viển vông, ngược lại, nó gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống, với thực tiễn. Xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết đúng đắn các vấn đề do cuộc sống đặt ra. Còn ngược lại, xuất phát từ một lập trường triết học sai lầm, con người khó có thể tránh khỏi hành động sai lầm. Chính ở đây thể hiện giá trị đinh hướng - một trong những biểu hiện cụ thể chức năng phương pháp luận của triết học. Tiếc rằng, giá trị định hướng này hiện nay chưa được khai thác triệt để. Có lẽ chính vì vậy mà còn có những sự đánh giá chưa thoả đáng về vai trò của triết học trong việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống.
  7. C. KẾT LUẬN Nghiên cứu khái niệm và nguồn gốc của triết học cho chúng ta hiểu được Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó. Triết học đóng vai trò hạt nhân lý luận của thế giới quan, giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng người trong lịch sử. Nghiên cứu vấn đề cơ bản của triết học cho chúng ta hiểu được sự hình thành các trường phái triết học duy vật và duy tâm trong lịch sử, cũng như hai phương pháp nghiên cứu đối lập nhau trong lịch sử là phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng, giúp chúng ta xây dựng được phương pháp biện chứng trong nhận thức và cải tạo thế giới. Với chức năng thế giới quan và phương pháp luận, triết học trở thành công cụ đắc lực trong hoạt động chế ngự thiên nhiên và sự nghiệp giải phóng con người của những lực lượng xã hội tiến bộ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình triết học – NXB Lý luận chính trị 2.Tạp chí Giáo dục lý luận 3.Tạp chí Lý luận chính trị 4.Tạp chí triết học
nguon tai.lieu . vn