Xem mẫu

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hàng ngày trong cuộc sống chúng ta thường phải tiếp xúc rất nhiều với báo chí và  thông tin trên báo. Chắc hẳn nếu chúng ta không phải là người làm báo thì sẽ ít hoặc  không chú ý nhiều về thể loại mình đang đọc, cấu tạo hay khái niệm của thể loại đó  và làm như thế nào để viết được như vậy. Tiểu luận này nhằm giúp mọi người hiểu  rõ hơn về thể lại tin trên báo chí từ đó có thể cộng tác trong việc báo cũng như góp  phần mình vào công cuộc xây dựng một nền báo chí dân chủ văn minh. Trên báo chí hện nay có rất nhiều thể loại như xã luận, bình luận, phỏng vấn, tin,  ghi nhanh, tường thuật, phóng sự, điều tra,...để đề cập và làm rõ tất cả các thể loại  này cần rất nhiều thời gian và công sức, niên hiện tại em chọn làm về “tin”. Thể loại tin trên báo chí rất phổ biến nó chiếm phần lớn diện tích cũng như bạn  đọc trong các tờ báo. Thường chúng ta gặp phải một số bài tin như: Tai nạn giao  thông, đại hội, hội nghị…Nhưng nhiều lúc chúng ta tiếp xúc nhiều nhưng ít khi quan  tâm chú ý đến và hiểu rõ về việc viết tin, bài báo. Sau đây là bài nghiên cứu về tin trên báo chí, với mục đích làm rõ các vẫn đề liên  quan đến “tin” từ đó chúng ta cùng đi sâu vào tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến nó.  Từ đó giúp cho mọi người hiểu rõ và biết được cách thức viết tin trên một bài báo.  2. Phương pháp nghiên cứu  Với một đề tài mang tính thực tiễn như vậy thì phạm vi nghên cứu phải sử dụng  nguồn tài liệu tham khảo phong phú. Những hiểu biết của bản thân chưa có thể đáp  ứng được những yêu cầu của đề tài. Chính vì lý do này em đã thu thập tài liệu từ 
  2. Internet, báo chí, sách tham khảo… với mong muốn làm nổi bật nội dung cần có của  đề tài. 3. Lời cám ơn Trong quá trình nghiên cứu cũng như hoàn chỉnh nội dung của đề tài, em không  thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em mong nhận được sự đồng cảm và đóng góp ý  kiến của cô. Đồng thời, trên cơ sở dựa vào kiến thức trên lớp của cô, em cũng có thêm  ít kiến thức của riêng mình trong bài tiểu luận này. Em xin chân thành cám ơn!
  3. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm  “Tin” ra đời sớm và giữ vai trò then chốt, mũi nhọn trên báo chí nhưng cho đến nay  vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về thể loại này.Hiện nay có rất nhiều khái  niệm khác nhau được nhiều nhà báo, các tài liệu nêu lên như: ­ Tin là cái của ngày hôm nay khác ngày hôm qua, ngày mai khác ngày hôm nay về  bất cứ cái gì và bất kỳ ở đâu trong cuộc sống hàng ngày. ­ Tin là loại hàng hoá dễ hỏng. ­ Tin là cái hấp dẫn và có thật. ­ Tin là những gì được phản ánh lại. ­ Tin là cái gì đó mà người này muốn che đậy, còn người khác thì muốn công  khai. ­ Tin là một mẫu của thông tin chung quanh một sự kiện đáng chú ý, có một sức  hấp dẫn chung. ­ Tin là cái mới, cái thật, từng giờ, từng phút diễn ra dưới dạng mất đi hay nảy  sinh trong sự vận động vô cùng.
  4. ­ Từ điển tiếng Việt ( năm 1992) ghi: “Tin là điều được truyền đi, báo đi cho biết  về sự kiện, tình hình xảy ra”. ­ Giáo trình nghiệp vụ báo chí của trường Tuyên huấn Trung ương  định nghĩ:  “Tin tức trên báo chí là một thể tài phản ánh những sự kiện, sự việc, tình hình có thật  mới xảy ra – đang xảy ra – mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng hoặc có liên  quan đến xã hội, theo một đường lối, và cải tạo thực tiễn, bằng nhuengx hình thức  ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi bằng chữ,  tiếng nói hoặc hình ảnh…” Qua những ví dụ trên ta thấy quan niệm về “tin” trên báo chí còn rất nhiều ý kiến  quan điểm khác nhau. Do vây ở nơi những quan điểm này cũng có những điểm tương  đồng là sự mới mẻ, ngắn gọn, súc tích, nhanh chóng, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất  định. Như vậy có thể làm nên một quan niệm về tin như sau: Tin là một thể loại  thuộc nhóm thông tấn báo chí, trong đó thông báo phản ánh, bình luận một cách vừa  mức, ngắn gọn, chính xác, nhanh chóng về sự kiện, vấn đề, con người, có ý nghĩa  chính trị ­ xã hội nhất định. 1.2. Thể loại.  Tin được dùng khi có người viết muốn thông báo hoặc phản ánh sự kện mới,  chưa đi sâu vào phân tích đánh giá giải quyết vấn đề. Ở tin cũng được bình luận sự  kiện một cách nhẹ nhàng khi cần thiết cho việc nêu lên chính kiến hay định hướng xã  hội.Tin có nhều thể loại khác nhau như: tin vắn, tin bình, tin dự báo, tin tổng hợp,  chùm tin, tin tường thuật, tin ảnh, ảnh tin, tin thông báo…
  5. Tin vắn: Cũng có tên gọi khác là tin vắn, là dạng tin phản ánh, nêu lên một sự  kiện, sự việc xảy ra một cách ngắn gọn súc tích nhất. Đây cũng là loại tin thường  xuất hiện nhiều trên các loại hình báo chí. Tin bình: Hay còn được gọi là tin sâu, thường được dùng khi các sự kiện sự  việc cần bày tỏ chính kiến quan điểm của người viết từ đó định hướng dư luận.  Tin dự báo: là tin dự đoán các kết quả, các sự kiên sẽ xảy ra trong tương lại.  Với mục đích làm cho người đọc chủ động hơn trong các vấn đề mà mình quan tâm  tới. Tin tổng hợp: là loại tin phản ánh,  tái hiện lại những sự kiện quan trọng theo  một định kì nhất định, thường thì theo tuần, theo tháng hoặc tổng kết năm. Loại tin  này giúp người đọc có thể theo dõi, điểm lại nội dung các sự kiện nổi bật mà trước đó  mình chưa xem qua hoặc không có thời gian để theo dõi. Chùm tin: là thể loại tin điểm lại những sự kiện nổi bật trong cùng một chủ đề  trong khoảng thời gian và không gian nhất định. Tin tường thuật:  là tin điễn tả lại trình tự diễn biến của những sự kiện nổi bật,  thu hút phần lớn sự quan tâm của người đân. Tin ảnh: là tin có ảnh với mục đích để bổ sung thông tin cho người đọc cũng  như làm chân thực hơn cho bài viết. Ảnh tin: là ảnh có đi kèm với chú thích ở chân ảnh, ảnh là chính và tin ảnh là  phụ. 1.2   Dùng từ trong tin và các đề tài quen thuộc.
  6.     Một bài tin đầy đủ các yếu tố cần trả lời các nội dung như: chuyện gì, cái gì  xảy ra? (what), xảy ra ở đâu? (where), ai liên quan? (who), xảy ra khi nào? (when), tại  sao lại xảy ra? (why), xảy ra như thế nào? (how). Vậy để một bài tin không quá dài  như một bài bình luận thì người viết cần biết sử dụng ngôn từ cô đọng chuẩn mực.  Không những vậy mà tin còn đòi hỏi người viết phải biết triển khai những điểm khác  nhau, nhằm nhấn mạnh những điểm khác nhau, sử dụng những hình thức diễn đạt  khác nhau, từ đó có thể tiếp cận nhiều đọc giả hơn. Để được như vậy người viết tin  cần học hỏi trau dồi khả năng và  ngôn ngữ viết không ngừng.   Tin thường có nhiều đề tài xoay quanh các vấn đề xã hội, một số đề tài nổi bật  như tin tai nạn giao thông, tin kinh tế, tin hội họp, tin kỷ niệm, tin kinh tế, tin ngoại  giao, tin giáo dục, tin các tệ nạn xã hội, tin tìm người, v.v…Những thông tin này  thường lặp đi lặp lại hàng ngày nên dễ gây nhàm chán cho độc giả vì vậy nhà báo  cần  linh hoạt biến hoá cấu trúc bài viết và ngôn từ sao cho hấp dẫn và ít sự khuôn mẫu. 1.3 Đặc trưng của tin. Tin thường được viết theo cấu trúc  5W và 1H (when, why, what, where, who,  how), người viết có thể linh hoạt trong cách dùng. Bài viết thường không quá dài, tuỳ  theo thông tin và thể loại (ví dụ: tin vắn từ 60 đến 100 từ, và các loại tin khác trung  bình khoảng 200 từ). Tin là thể loại báo chí cơ bản, ngắn gọn nhất, cô đúc nhất, nhanh chóng nhất,  kịp thời nhất, thể hiện bằng chữ, bằng lời hoặc bằng hình ảnh để phản ánh những sự  kiện vừa mới xảy ra có tầm quan trọng đối với xã hội, nhằn định hướng xã hội.
  7. Chương 2: BÀI TIN  Tai nạn kinh hoàng khiến xe taxi không còn  nguyên hình dạng Tại ga Vinh, khi xe taxi đang dừng dèn đỏ thì bất ngờ bị một chiếc xe lao tới đâm  từ phía sau. Vụ tai nạn khiến cô gái và tài xế trong xe bất tỉnh.
  8.          chiếc taxi bị dập nát, người dân đang phá cửa xe để cứu người ( ảnh:  ) Vào 24 giờ ngày 5 tháng 1 tại ngã tư giao nhau giữa đường Lê Lợi và đường  Nguyễn Sĩ Sách ( TP Vinh) đã xảy ra vụ va chạm giữa xe bán tải nhãn hiệu Ford  Ranger và xe taxi Mai Linh. Vụ tai nạn diễn ra khiến người nữ ngồi phía sau xe taxi bị  kẹt lại được người dân nhanh chóng cạy cửa xe đưa đi nhập viện trong tình trạng  nguy kịch và tài xế trong tình trạng bất tỉnh.
  9.   Chiếc xe bán tải bị nát phần đầu ( ảnh: ) Lực lượng chức năng và CSGT TP. Vinh đã kịp thời có mặt tại hiện trường, để  điều tra và làm rõ nguyên nhân vụ việc. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  10. 1. Đinh Văn Hường, Các thể loại báo chí thông tấn, nxb Đại học Quốc gia  Hà Nội. 2. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí những vấn đề cơ bản, Nxb  Giáo dục. 4.  https://www.facebook.com/langthangngheanofficial/  5.  https://vnexpress.net/  6.  https://hoangcaodat.com/cach­viet­tin­bai­tong­the­theo­the­loai.html  7.  https://www.vietbaithue.com/tin/huong­dan­cach­viet­mot­bai­bao­cho­  nguoi­moi­bat­dau 8.  https://www.baogiaothong.vn/tai­nan­giao­thong­moi­nhat­trong­ngay­  hom­nay­channel30/  
nguon tai.lieu . vn