Xem mẫu

  1. MỤC LỤC
  2. BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân XĐGN Xóa đói giảm nghèo NĐ­CP Nghị định Chính phủ QĐ­TTg Quyết định Chính phủ BHYT Bảo hiểm y tế LĐ­TBXH Lao động – Thương binh Xã hội QĐ – UBND Quyết định Ủy ban nhân dân TS Tiến sĩ PGS.TS Phó giáo sư – Tiến sĩ
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi tới …………………… đã giúp đỡ em trong quá trình  học bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học,những kiến thức mà cô truyền đạt,  giảng dạy đã giúp em hoàn thành học phần cũng như bài thi kết thúc học phần này. Sự tiếp thu của kiến thức của bản thân mỗi người đều không giống nhau và   còn hạn chế  do đó trong quá trình hoàn thành bài khó tránh khỏi những sai sót em   mong nhận được ý kiến từ phía thầy cô để em có thể rút kinh nghiệm trong các bài  sau Kính chúc quý thầy cô sức khỏe. Xin cảm ơn!
  4. MỞ ĐẦU     1. Lý do chọn đề tài      Đói nghèo là hệ lụy ảnh hưởng tới kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc  phòng của một Quốc gia cũng là sự  quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia, xã hội   phát triển đã tác động đến những đối tượng yếu thế  trong xã hội làm gia tăng  khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, khu vực, vùng miền. Có thể  thấy đói  nghèo là chướng ngại cho sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội của mỗi quốc gia, nghèo  đói cũng là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, gia tăng tỉ  lệ thất   nghiệp và tệ  nạn xã hội đồng thời cũng gây mất  ổn định an ninh chính trị….. Do  vậy Đảng và nhà nước luôn đặt mục tiêu xóa đói giảm nghèo toàn diện, bền vững   lên hàng đầu đặc biệt là trong giai đoạn nước ta đang chuyển xang nền kinh tế thị  trường định hướng XHCN và mở rộng  hội nhập kinh tế quốc tế.            Huyện Hàm Yên là huyện có nhiều dân tộc thiểu số  (17.326 hộ  với   74.868 khẩu ) cũng là một địa phương có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác xóa   đói giảm nghèo cho người dân. Tính đến cuối năm 2018 số  hộ  nghèo là 5.816 hộ  chiếm 18,64% và cận nghèo là 5.448 hộ chiếm 17,46%  trong tổng số hộ trên toàn  huyện 30.741 hộ  vì vậy xóa đói giảm nghèo được coi là mục tiêu quan trọng để  đưa ngươi dân thoát nghèo bền vững       Từ lý do trên và qua tìm hiểu, nghiên cứu những chính sách của Đảng và   nhà nước cùng với tình hình thực tế  tại địa phương bản thân có mong muộn tìm  hiểu về  vấn đề  này nên chọn đề  tài “ Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo  tại huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang ” em hi vọng đề tài góp phần cung cấp   thêm thông tin về  thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tài huyện Hàm Yên và  đưa ra một số khuyến nghị để giúp giảm tình trạng đói nghèo trên địa bàn huyện.     2. Mục tiêu nghiên cứu      Công tác xóa đói giảm nghèo quyết định tới sự phát triển  kinh tế ­ xã hội  của mỗi quốc gia để thực hiện thành công công tác sóa đói giảm nghèo hệu quả thì  Đảng, Nhà nước và các địa phương phải phối hợp để đưa ra những biện pháp phù  hợp và đạt hiệu quả       Phân tích thực trạng đói nghèo tại huyện Hàm Yên, các mô hình giải pháp  thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua. Tìm ra những mặt tồn  
  5. tại và hạn chế trong khi thực hiện. Đưa ra những khuyến nghị, giải pháp để  nâng   cao hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo.       Trên cơ  sở  đó đề  ra các biện pháp, khuyến nghị  để  nâng cao hiệu quả  công tác XĐGN 3. Nhiệm vụ nghiên cứu     ­ Tìm hiểu thực trạng và phân tích thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo  tại huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 – 2020    ­ Từ quá trình nghiên cứu đưa ra một số giải pháp góp phần xóa đói giảm  nghèo cho huyện Hàm Yên 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu      ­   Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của  huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang     ­ Phạm vi nghiên cứu: Tất cả các xã, thị trấn, thôn bản trên địa bàn huyện  Hàm Yên và tập trung nghiên cứu trong những năm gần đây 5. Phương pháp nghiên cứu       ­ Phương pháp xử  lý thông tin: Quan sát vấn đề  liên quan tới quá trình  thực hiện một số chương trình địa phương.      ­ Phương pháp thu thập: tiến hành thu thập thông tin theo các đối tượng   mục tiêu nghiên cứu bao gồm những văn bản quy phạm pháp luật và các số  liệu,  báo cáo đói nghèo của các phòng ban có liên quan.      ­ Phương pháp quan sát: quan sát tình hình thực hiện một số chương trình   và các vấn đê có liên quan tại địa phương 6. Kết cấu đề tài          Ngoài phần mở  đầu, phần kết luận, phần nội dung của bài còn có 3  chương như sau:    ­ Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác sóa đói giảm nghèo     ­ Chương 2. Phân tích thực trang công tác xóa đói giảm nghèo của huyện   Hàm Yên  tỉnh Tuyên Quang
  6.    ­ Chương 3. Một số khuyến nghị, biện pháp nhằm xóa đói giảm nghèo bề  vững cho huyện Hàm Yên ­ tỉnh Tuyên Quang                             
  7. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1.  Khái niệm, nhiệm vụ và mục tiêu của xóa đói giảm nghèo 1.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm đói nghèo             Ở Việt Nam đói nghèo được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có   khả  năng thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ  bản của con người và có mức sống  ngang bằng với mực sống của cộng đồng xét trên toàn phương diện             Theo PGS.TS nguyễn văn định thì đói nghèo được hiểu là tình trạng thiếu  hụt những điều kiện cần thiết để  đản bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân   hay một cộng đồng dân cư. Như vậy có thể hiểu đói nghèo là tình trạng thiếu hụt  những điều kiện vật chất như: nước uống, thức ăn, quần áo … Đói nghèo cũng là  tình trạng thiếu hụt những điều kiện về mặt xã hội như; giáo dục, chăm sóc sức  khỏe, cung cấp thong tin….            Ngày nay trên quan điểm quản lý vĩ mô, khái niệm đói nghèo còn được chia   ra nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.            Nghèo tuyệt đối gắn liền với tình trạng thiếu hụt các điều kiện cần thiết để  đảm bảo như cầu dinh dưỡng ( gọi là đói ) và tiếp cận với các nhu cầu tối thiểu   như chữa bệnh, học tập…( gọi là nghèo ).           Nghèo tương đố  trước hết gắn liền với tình trạng  một cá nhân hay một bộ  phận dân cư  có thu nhập thấp hơn thu nhập bình quân đầu người của các thành  viên trong xã hội. Vậy có thể nói nghèo tương đối phản ánh trực tiếp sự bất bình   đẳng về thu nhập giữa các thành viên trong xã hội.           * Khái niệm chuẩn nghèo                Chuẩn nghèo là mức thu nhập bình quân đầu người được dùng làm tiêu   chuẩn để  xác định người nghèo hoặc hộ  nghèo. Những trường hợp có mức thu  nhập bình quân đầu người  thấp hơn chuẩn nghèo  được coi là hộ  nghèo hoặc  người nghèo           Chuẩn nghèo lương thưc được xác định bằng chuẩn nghèo lương thực thiết   yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng của một người
  8.            Chẩn nghèo chung được xác định bằng chuẩn nghèo lương thực cộng với   chi tiêu tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực gồm nhà  ở, quần áo, đồ  dùng   sinh hoạt….            * Khái niệm xóa đói giảm nghèo             Đói nghèo là vấn đề chung củ xã hội, cần tới sự quan tâm của toàn xã hội   vì đói nghèo có thể gây ra những tác hại tiêu cực về mọi mặt ; đói nghèo gây ra suy  thoái kinh tế, gia tăng tội phạm,tăng dịch bệnh,bất  ổn chính trị, gia tăng sự  phân  biệt đối sử, thậm chí dẫn tới nối chiến, chiến tranh……            Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của nhà nước và  xã hội và những đối tượng nghèo đói nhằm tạo ra các điều kiện để  tăng thêm thu   nhập thoát khỏi tình trạng thu nhập k đáp ứng nhu cầu tối thiểu trên cơ  sở chuẩn  nghèo             Vì vậy XĐGN là mục tiêu quan trọng của bất kì quốc gia nào nhằm hướng   tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.như vậy một mặt là sự  can thiệp của nhà  nước và xã hội mặt khác là sự tự vận động vươn lên của chính các đối tượng đói  nghèo 1.1.2. Nhiệm vụ và mục tiêu của xóa đói giảm nghèo           * Để công tảc XĐGN thực hiện khoa học, hỉệu quả và phù hợp với từng gỉai   đoạn phát triển của đất nước Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những nhỉệm vụ cụ  thể.              Đầu tiên, tăng cường sự  lãnh đạo, chỉ  đạo của các cấp  ủy Đảng, chính  quyền, ban, ngành, đoàn thể  đối với công tác giảm nghèo, xác định dây là một   trong những nhiệm vụ  trọng tâm hằng năm. đưa mục tiêu, nhiệm vụ  cụ  thể  về  công tác xóa dói gỉảm nghèo vào trong nghị quyểt của cấp ủy,  Hội dồng nhân dân  và Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban các cấp cần cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch   công tác chuyên đề để tổ thực hiện.            Thứ hai, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý  thức, trách nhệm của nhân dân làm cho nhân dân dổng tình ủng hộ và tự giác thực   hiện, khắc phục tình trạng trông chờ, ỷ lại không muốn vươn lên thoát nghèo.            Thứ ba, các đoàn thể chính trị ­ xã hội cần chủ động, thường xuyên rà soát   nắm chắc số đoàn viên, hội viên của đoàn thể mình thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo   ở từng vùng bản, thôn phố, có danh sách cụ thể từng thôn bản, khu phố. Tìm hiểu  
  9. làm rõ nguyên nhân của từng hộ  nghèo cụ  thể  từ  đó có giải pháp hỗ  trợ, giúp đỡ  kỹ thuật cụ thế , thiết thực, hiệu quả.             Thứ tư, ban chỉ dạo gỉảm nghèo cấp huyện, ban giảm nghèo cấp xã cần  nêu cao tinh thần, trảch nhỉệm, chủ động, tích cực tham mưu xây dựng kế  hoạch  giảm nghèo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tổ  chức thực hiện, đảm bảo hoàn  thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu giảm nghèo đã đề ra. Thực hiện phân công nhiệm vụ  cụ thể cho các thành vỉên ban chỉ đạo, ban giảm nghèo, phát huy đầy đủ tinh thần,  trách nhỉệm, tính chủ động,  sáng tạo của các thành viên.           Thứ năm, tổ chức rà soát hộ  nghèo, hộ  cận nghèo kịp thời, đảm bảo chính   xác, công bằng, đúng quy đinh, khắc phục tình trạng nể  nang thiếu công bằng  trong công tác đánh giá.            Cuối cùng, tổ  chức triển khai đồng bộ, đầy đủ  các nhiệm vụ, gìài phảp  giảm nghèo bển vững.          *  Mục tiêu của xóa đói gỉảm nghèo              Công tác xóa đói giảm nghèo yêu cầu cần thực hỉện trong một thời gian dài   không thể  mang lại kết quả  trong một sớm một chiều do đó cần có quy hoạch,   thời gian và chương trình cụ thể mới giúp công tác này thực hìện hiệu quả và thực   sự  bền vững. Do vậy chủng ta cần đưa ra mục chung và mục tiêu cụ thể dễ thực   hìện.           ­ Mục tiêu chung: Cài thiện và tìm bước nâng cao đời sống của người nghèo,   ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc xã có tỷ  lệ  hộ  nghèo cao, xã biên giới, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tạo sự  chuyển biến   mạnh mẽ, toàn diện về công tảc giảm nghèo ở các vùng nghèo, góp phần thu hẹp   khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch về  mức sống giữa thành thị  và nông thôn,  giữa các vùng dân tộc và cảc nhóm dân cư.             ­ Mục tiêu cụ thê: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm từ 4%/năm theo   chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 ­2015.               Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và cải thiện  đời sống của người nghèo trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nhà ở, nước sinh  hoạt; người nghèo được tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản như tín dụng   ưu đãi khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công và chuyển giao khoa học kỹ thuật   vào sản xuất. 
  10.             Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở cảc xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, thôn   bản đặc biệt khó khăn được tăng cường theo tiêu chí nông thôn mới truớc hết là hạ  tầng thiết yếu như: giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt. ..  Chỉ tiêu và chuẩn nghèo là một tiêu chuẩn để đo lường mức đội nghèo cùa cảc hộ  dân.  Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn đói nghèo:  Căn cứ vào nhu cầu tối thiếu, nhu cầu này đuợc lượng hoá bằng mức chi tiêu về  lương thực, thực phấm thiết yếu để duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu dùng. 1.2.  Tiêu chí xác định hộ nghèo và đối tượng, chính sách XĐGN 1.2.1. Tiêu chí xác định hộ nghèo          ­ Chỉ tiêu và chuẩn nghèo là một tiêu chuẩn để đo lường mức đội nghèo cùa   cảc hộ dân.         ­ Có 3 căn cứ quan trọng để xác định chuẩn đói nghèo:         ­ Căn cứ vào nhu cầu tối thiếu, nhu cầu này đuợc lượng hoá bằng mức chi tiêu  về  lương thực, thực phấm thiết yếu để  duy trì cuộc sống với nhiệt lượng tiêu   dùng.        ­ Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu người/thángTrong đó đặc biệt quan   tâm đến thu nhập bình quân đầu người/tháng của nhóm có thu nhập thấp. Căn cứ  vào nguồn lực thực tế  của quốc gia, của từng  địa phương đã được cụ  thể  hoá   bằng mục tiêu chương trình quốc gia giảm nghèo và chương trinh của từng địa  phương để thực hiện công tác giảm nghèo.         ­ Căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia, của từng địa phương đã đc cụ  thể hóa bằng mục tiêu chương trình quốc gia và chương trình của từng địa phương   đê thực hiện công tác giảm nghèo.            Theo Quyết định số  59/2015/QĐ­TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ  tướng Chinh phủ  ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho   giai đoạn  2016 – 2020 như sau Bảng 1; chuẩn hộ nghèo và cận nghèo Thu nhập bình quân/người/tháng Nhóm hộ
  11. Khu vực nông thôn Khu vực thành thị Hộ nghèo Dưới 700.000 đồng Dưới 900.00 đồng Hộ cận  Từ 700.000 đến 1.000.000  Từ 900.000 đồng đến 1.300.000  nghèo đồng đồng Hộ trung  Từ 1.000.000 đồng đến  Từ 1.300.000 đồng đến 1.950.000  bình 1.500.000 đồng đồng         Như vậy chuẩn đói nghèo qua các năm đã có sự thay đổi theo hướng nâng múc  chuẩn nghèo để phù hợp với từng giai đoạn. 1.2.2. Đối tượng và chính sách XĐGN  Đối tượng xóa đói giảm nghèo                 Để xác định đối tượng của chính sách XĐGN, tránh gây lãng phí và hiệu   quả,  Nhà nước đã đưa ra những quyết định rõ ràng về  từng đối tượng tại quyết   định   Số  1722/QĐ­TTg ngày 02 tháng 09 năm 2016 của Thủ  tướng Chính phủ  về  phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 –  2020 có quy định cho các đối tượng sau            ­ Hộ nghèo, hộ  cận nghèo, hộ  mới thoát nghèo trên phạm vi cả nước;  ưu  tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số, phụ nữ thuộc hộ nghèo;           ­ Người dân và cộng đồng trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo;            ­ Huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã  an toàn khu, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng  dân tộc thiểu số và miền núi theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền          Như vậy đối tượng chủ yếu của chính sách là những người yếu thế trong xã   hội và những khu vực được xác định thuộc đối tượng của quyết định này.  Chính sách XĐGN               Trong thời gìan qua Nhà nước ta đã thực hiện một số chinh sách trong toàn  quốc và mang lại bộ  mặt mới cho xã hội, góp phần nâng cao đời sống cùa nhân  dân và từng bưởc giảm hộ nghèo trong cả nước. Những chinh sách và mô hình này  triển khai theo từng giai đoạn và gắn liền với nhiều chính sách. Một số chính sách  đã và đang thực hiện trong thời gian qua như sau: 
  12.             ­ Chính sách hỗ  trợ  về  giáo dục trong thời gian qua thực hiện như: Miễn   giảm học phí cho con em thuộc diện hộ nghèo, vay vốn tín dụng ngân hàng, tặng   và   cấp   dồ   dùng   học   tập...   Trong   những   năm   qua   thực   hiện   theo   Nghị   định  86/2015/NĐ­CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ  sở  giáo dục thuộc hệ  thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí   và hỗ trợ chi phí học tâp từ năm học 2015­2016 đến năm học 2020 ­ 2021 . Chương   trình này áp dụng đã tạo cơ  hội cho con em gia  đình khó khăn có cơ  hội đến  trường. đối tượng của chính chính này là học sinh tiểu học, học sinh, sinh viên sư  phạm, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách   mạng.           ­ Chính sách hỗ  trợ về y tế;  Chính sách cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho người   nghèo, người dân tộc thiểu số  theo chương  trình 135. Chính sách bảo hiểm y tế  cấp thẻ Bảo hiểm y tế là Nhà nước thực hiện cấp thẻ, hưởng ngân sách Nhà nuớc   đóng, hỗ  trợ  mức đóng theo Luật. Đối tượng và điểu kiện áp dụng cho 5 nhóm:  Hộ  gia đình nghèo; cận nghèo; ngưòi dân tộc thiều số  sống  ở  vùng kinh tế  đặc  biệt khó khăn; người sinh sống  ở vùng kinh tế  khó khăn và người sinh sống  ở  xã  đảo, huyện đảo.              ­ Bên cạnh đó còn nhiều chính sách như an sinh xã hội, hỗ trợ đất, hỗ trợ   nhà ở, an sinh xã hội…… 1.3.  Ảnh hưởng của đói nghèo 1.3.1. Ảnh hưởng đói nghèo đến phát triển kinh tế            Đói nghèo là vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải quan tâm  đến trong quá trinh phát triến kinh tế xã hội. Đó cũng là một trong những mục tiêu   hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế  xã hội của Việt Nam. Chính vì vậy  XĐGN đóng vai trò quan trọng trong sự  phát triển kinh tế  đất nước nhất là trong  thời kỳ xây dụng nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa.              Đói nghèo làm cho thu nhập của người dân bấp bênh, không đủ  để  giải   quyết các vấn đề và thỏa mãn nhu cầu của con người trong cuộc sống. Nguồn vốn  đầu tư  không  ổn định, thiếu phương tiện khoa học kỹ thuật, đi liền với lạc hậu.   Do đó đói nghèo cản trở  cho sự  phát triển kinh tế  vì khi đói nghèo tăng sẽ  tăng   những  ảp lực từ  bên trong gây ra và bị  tác động bởi những bất lợi từ  bên ngoài,   làm hạn chế nội lực kinh tế phát triển vững chắc. ngược lại phát triển kinh tế  là  nội lực thúc đẩy và cơ sở cho công tác XĐGN đạt hiệu quả
  13. 1.3.2.  Ảnh hưởng của đói nghèo đến đời sống xã hội                        Đói nghèo gây  ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của đời sống con   người. Nó là nguyên nhân dẫn đến mức sống thấp của người dân, hạn chế  tiếp  xúc với tiến bộ khoa học kĩ thuật và văn minh nhân loại.              Đói nghèo là nguyên nhân gây ra tình trạng khó khăn và vật chất và đói kém   về tinh thần. Mặt vật chất thể hiện qua thiếu nguồn vốn để sản xuất, kinh doanh.   Nghèo về  tinh thần là không được tiếp cận với các dich vụ, nguồn thông tin, về  vui chơi, giải trí cho bản thân. Đó là yếu tố  cản trở  tầm hiểu biết về  nhận thức   con người đối với các vấn đề  xã hội, thiếu hiểu biểt về  pháp luật, không được  thỏa mãn về nhu cầu sinh học.             Đói nghèo tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh, gia tăng tội phạm gây   nguy   hiểm   cho   xã   hội,   tuổi   thọ   thấp,  tỷ   lệ   trẻ   tử   vong   cao,   trẻ   em  suy   dinh   dưỡng... Gây  ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai của đất  nước. 1.3.3. Ảnh hưởng của đói nghèo đến phát triển văn hóa – xã hội   Vấn đề đói nghèo không chỉ gây ra hậu quả cho bản thân người nghèo mà  còn  ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển chung của toàn xã hội, ta có thể thấy tác   động của đói nghèo đến sự phát triển của xã hội qua sơ đồ dưới đây.            Đói nghèo khiến cho gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, gia tăng các tệ nạn xã hội,   tội phạm, tiếp cân tới các dịch vụ  xã hội cơ  bản, nguy cơ  mắc các bệnh và tỷ  lệ  tử  vong cao….. Đói nghèo tạo ra nhiều hệ  lụy không mong muốn cho văn hóa –   hội mà bất cứ đất nước nào cũng cần loại bỏ để phát triển. Đói ngèo cũng gây ảnh  hưởng đến sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội và mọi mặt của đời sống người dân  không chỉ riêng với bản thân người nghèo mà nó còn kìm hãm sự phát triển của cả  cộng đồng. XĐGN  ảnh hưởng nhiều đến sự  nghiệp phát triển kinh tế  đất nước  nhất là trong thời kì nước ta đang xây dựng nên fkinh tế hội nhập với quốc tế.           
  14. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM  NGHÈO TẠI HUYỆN HÀM YÊN – TỈNH TUYÊN QUANG 2.1.  Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyên Hàm Yên  2.1.1. Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Hàm yên là huyện miền núi phía bắc tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp huyện  Bắc Quang ( Hà Giang ), phía nam giáp huyện Yên Sơn, phía đông giáp huyện   Chiêm Hóa, phía tây giáp huyện Yên Bình,Lục Yên( Yên Bái). Huyện Hàm Yên có 18 đơn vị  hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị  trấn Tân Yên (huyện lỵ) và 17 xã: Bạch Xa, Bằng Cốc, Bình Xa, Đức Ninh, Hùng  Đức, Minh Dân, Minh Hương, Minh Khương, Nhân Mục, Phù Lưu, Thái Hòa, Thái  Sơn, Tân Thành, Thành Long, Yên Lâm, Yên Phú, Yên Thuận.  Đặc điểm địa hình  Địa hình hàm yên khá phức tạp, bị chia cắt bởi dãy núi cao và hệ thống sông   ngòi thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, huyện hàm yên nằm giữa 2 dãy   núi lớn là dãy núi cham chu cao khoảng 1587m ( có những đỉnh cao từ  831m đến  1435m ), dãy núi phấn cao khoảng 651m ( nhiều đỉnh cao trên dưới 500m) cả  hai   dãy núi này đều chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có hướng dốc xuôi xuống  phía sông lô cùng với nhiều cánh đồng và bãi phù xa.  Khí hậu   Khí hậu  ở  Hàm Yên hình thành hai mùa rõ rệt; mùa nóng từ  tháng 4 đến  tháng 10; mùa lạnh từ  tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ  trung   bình hàng năm là 22,49oC, độ ẩm là 87,07%, lượng mưa bình quân là 162,40 mm.  Tài nguyên thiên nhiên  Tài nguyên rừng   Núi đồi Hàm Yên chủ yếu là núi đất (91,36% diện tích), có thảm thực vật   phong phú với nhiều loại gỗ quý hiếm như  đinh, lim, nghiến, lát….Núi đá chiếm   khoảng 8,64% diện tích núi đồi, phân bố chủ yếu ở các xã: Yên Thuận, Bạch Xa,   Minh Khương, Phù Lưu, Minh Hương, Thái Sơn, Thái Hoà, Yên Phú. Đặc biệt với   vị trí thuận lợi cho khai thác, vận chuyển với diện tích lớn và chất lượng tốt, rừng   Hàm Yên là vùng nguyên liệu giấy truyền thống của tỉnh Tuyên Quang.
  15.  Tài nguyên đất Diện   tích   đất   nông   nghiệp   của   huyện   khoảng   11.403   ha,   chiếm   khoảng   12,66% tổng diện tích, trong đó chỉ  có  khoảng 3.325ha lúa nước; bình quân là  khoảng 1.052m2/người. Các cánh đồng phần lớn nhỏ  hẹp, phân tán dọc các triền   đồi. Hàm Yên có một số  cánh đồng rộng khoảng từ  30 đến 70ha nằm  ở  các xã:  Hùng Đức, Đức Ninh, Thái Sơn, Thái Hoà, Nhân Mục, Yên Phú, Bình Xa, Minh  Hương và Phù Lưu. Huyện có khoảng 61.039ha đất đồi, thích hợp với các loại cây  công nghiệp (sả, chè), cây ăn quả (cam, quýt, dứa...), cây lương thực (ngô, sắn...). 2.1.2. Đặc điểm kinh tế ­ xã hội của huyện hàm yên ­  Kinh tế  của huyện có bước phát triển, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ  công nghiệp tăng 3% so với năm 2017 đạt 98.2 tỷ đồng năm 2018. Tổng sản lượng   lương thực năm 2018 đạt trên 53,682 tấn tăng 0,3% so với năm 2017. Trồng mới và  chăm sóc nhiều loại cây có giá kinh tế cao nhằm tăng nguồn thu nhập hằng năm. ­ Công tác giáo dục và đào tạo của huyện có nhiều chuyển biến mới chất   lượng giáo dục có hiệu quả,trong những năm qua các cơ  sở  giáo dục trên địa bàn   huyện đã được nâng cấp do đó mà các trường học đã tương đối đầy đủ  cơ  sở  vật  chất phục vụ  cho việc giảng dạy và học tập, đội ngũ giáo viên cơ  bản đáp  ứng   được về chất lượng và số lượng. ­ Công tác y tế: các cơ  sở  khám chữa bệnh trên toàn huyện đang được đổi   mới và nâng cấp, các trang thiết bị y tế đang được đầu tư, toàn huyện có 17 trạm y   tế cấp xã và 1 bệnh viện đa khoa với trên dưới 200 giường bệnh các trang tiết bị  cơ bản đáp úng được công tác khám chữa bệnh 2.2.  Đặc điểm đói nghèo của huyện Hàm Yên 2.2.1. Xác định hộ đói nghèo và nguyên nhân đói nghèo  Đặc điểm cơ bản của các hộ đói nghèo Hộ  nghèo là những hộ  có một số  đặc điểm riêng biệt có thể  dễ  dàng nhận  thấy. Trong quá trình rà soát hộ  nghèo đã xác định được những đặc điểm của hộ  nghèo và hộ cận nghèo có các đặc điểm.  ­ Thu nhập của hộ  gia đình thấp không đáp  ứng được những nhu cầu tối   thiểu của con người ­ Không có vốn hay thiếu vốn sản xuất
  16. ­  Thiếu  đất   canh  tác, phương tiện  hỗ   trợ   sản xuất  chủ  yếu  trong  nông  nghiệp ­ Hiện nay do phong tục tập quán một số vùn trên địa bàn huyện vẫn có một   số gia đình còn sinh từ 2 con trở lên sống chủ yếu bằng nông nghiệp.  Nguyên nhân đói nghèo ­ Địa hình của huyện chủ yếu là đồi núi nên khí khăn trong việc xây đựng cơ  sở hạ tầng, tuyến giao thông liên thôn, xã. Điều kiện khí hậu thay đổi khắc nghiệt   gây thiệt hại cho cây trồng và vật nuôi. ­ Phổ cập giáo dục một số vùng còn khó khăn chủ yếu là nơi có giao thông  đi lại khó khăn,tại đây chủ yếu là người nghèo và dân tộc thiểu số. ­ Thiếu vốn trong việc tổ  chức thực hiên XĐGN, một số  cán bộ  chưa có  năng lực, trình độ, chuyên môn và khả năng thực hiênj trên thực tế. ­ Phong tục tập quán canh tác lạc hậu chậm đổi mới, năng xuất lao động  thấp, tồn tại nhiều hủ tục ở một số nơi. 2.2.2. Thực trạng tình hình đói nghèo   vấn đề  đói nghèo và xóa đói  ở  huyện luôn có sự  chuyển biến, mỗi năm  huyện sẽ thực hiện rà xoát để xác định số lượng hộ nghèo và cận nghèo nắm bắt   sự biến động về số lượng để thực hiện chính sách phù hợp tùy theo từng giai đoạn   Kết quả thực hiện năm 2018  Theo báo cáo số 36/BC­UBND về kết quả công tác giảm nghèo năm 2018 và   phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của UBND huyện Hàm Yên. ­ toàn huyện 31.196 hộ, trong đó có 7.176 hộ nghèo,1.360 hộ  thoát nghèo, hộ  nghèo phát sinh là 247 hộ, số hộ tái nghèo là 1 hộ. ­ hộ cận nghèo: toàn huyện có 4.986 hộ cận nghèo ( đầu năm 2018 ) , số hộ  thoát cận nghèo là 995 hộ, số hộ phát sinh là 1.457 hộ, từ cận nghèo xuống nghèo  là 576 hộ. Tính đến cuối năm 2018 số hộ cận nghèo là 5.448 hộ (tăng thêm 462 hộ )  Kết quả thực hiện năm 2017 Theo báo cáo số  619/BC­UBND về  kết quả  công tác giảm nghèo năm 2017  và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 của UBND huyên Hàm Yên.
  17. ­ Số hộ nghèo toàn huyện là 8.642 hộ chiếm 28,47% , 1.466 hộ thoát nghèo,  19 hộ tái nghèo và 219 hộ nghèo phát sinh. ­ Hộ  cận nghèo trên toàn huyện chiếm 13,80% tương  ứng 4.188 hộ, giảm  519 hộ và phát sinh thêm 1.389 hộ cận nghèo. Số hộ cận nghèo tăng thêm 798 hộ Qua hai năm 2017 và 2018 có thể  thấy số  hộ  nghèo giảm theo từng năm  nhưng hộ  cận nghèo tăng thêm ít nhất 200 hộ/năm, vẫn còn một vài hộ  tái nghèo  và phát sinh thêm. 2.3. Chính sách XĐGN của huyện Hàm Yên  Chính sách về y tế ­ Tổng số  người dân tham gia BHYT đạt tỷ  lệ  94,6%. Cụ  thể  cấp 84.916   lượt thẻ  cho người nghèo với kinh phí 54.783 triệu đồng; 107.497 lượt thẻ  cho   người dân tộc thiểu số với kinh phí 73.938 triệu đồng; 20.652 lượt thẻ cho người   kinh sống ở nơi ĐBKK với kinh phí 14.150 triệu đồng; 12.451 thẻ cho người thuộc   hộ  cận nghèo với kinh phí 3.628 triệu đồng; 1.731 lượt thẻ  cho người thuộc hộ  cận nghèo theo Quyết định 705 với kinh phí 1.252 triệu đồng. ­ Quan tâm đầu tư  xây dựng cơ  sở  vật chất cho các cơ  sở  y tế   ở  tất cả  các   tuyến, đặc biệt là cơ sở y tế cấp xã, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, triển khai  thực hiện có hiệu quả  các chính sách hỗ  trợ  về  y tế  khác cho người nghèo, cận   nghèo.  Chính sách về giáo dục Triển khai thực hiện có hiệu quả  và kịp thời các chính sách hỗ  trợ  cho học  sinh nghèo, thuộc hộ cận nghèo, học sinh sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế  xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ.  Kết quả thực hiện như sau: + Chính sách miễn học phí cho 12.867 lượt trẻ  mẫu giáo học sinh và sinh   viên với kinh phí là 393 triệu đồng, kế hoạch năm 2018 là 8.930 lượt học sinh với   kinh phí 210 triệu đồng. + Chính sách giảm học phí: 6.874 lượt trẻ mẫu giáo học sinh và sinh viên với   kinh phí là 1.421 triệu đồng. + Hỗ trợ gạo cho 3.246 lượt học sinh theo Nghị định số 116/2016/NĐ – CP với  438.030 Kg gạo.
  18. + Chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ mẫu giáo và học sinh được hỗ trợ  chi phí học tập. + Hỗ trợ sách giáo khoa, vở viết, đồ dung học tập cho trẻ em mẫu giáo, học  sinh nghèo với kinh phí 570 triệu đồng.  + Hỗ trợ trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít   người theo Nghị định số 57/2017/NĐ­CP với kinh phí 39 triệu đồng.  Chính sách hỗ trợ về nhà ở Hỗ  trợ 570 hộ nghèo làm mới nhà ở với tổng kinh phí là 15.640 triệu đồng.   Trong đó từ  nguồn vay theo Quyết định số  33/2015/QĐ – TTg là 430 hộ  với kinh  phí 10.750 triệu đồng; Từ nguồn quỹ vì người nghèo của tỉnh hỗ trợ 35 hộ với số  tiền là 1.030 triệu đồng; Từ nguồn quỹ vì người nghèo của huyện hỗ trợ 28 hộ với   số tiền là 840 triệu đồng; Từ nguồn tài trợ của tập đoàn dầu khí Việt Nam hỗ trợ  17 hộ với số tiền 510 triệu đồng; Ban chỉ đạo Tây bắc hỗ trợ 10 hộ với số tiền 340   triệu đồng; Ngân hàng TMCP Đầu tư  và phát triển 12 hộ  với số  tiền 600 triệu   đồng; Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 13 hộ  với số  tiền 650 triệu   đồng; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 11 hộ với số tiền 550 triệu đồng;  Quỹ  người cao tuổi của tỉnh 10 hộ với số tiền 250 triệu đồng; Quỹ  mái  ấm tình   thương 02 hộ với số tiền 60 triệu đồng. Từ các nguồn hỗ trợ trên ước tính số tiền   hỗ trợ khoảng 31.650 triệu đồng  Chính sánh tín dụng ưu đãi Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện đã tham mưu cho Ban đại  diện Hội đồng quản trị phân khai kịp thời chỉ tiêu kế hoạch cho vay, phối hợp với   các tổ  chức đoàn thể,  Ủy ban nhân dân các xã, thị  trấn tăng cường các hoạt động  truyền truyền, phổ biến về chính sách vốn vay ưu đãi, thực hiện cải cách thủ  tục  vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ  nghèo, cận nghèo được tiếp cận nguồn  vốn. Đồng thời tích cực hướng dẫn, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ  đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần tăng thu   nhập cho các hộ nghèo. ­ Kết quả thực hiện:  Từ nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội cho 8.365 lượt hộ nghèo, cận   nghèo vay vốn.
  19. Từ nguồn quỹ Hội nông dân cho 73 hộ nghèo vay vốn để chăn nuôi, mua máy  móc phát triển sản xuất  Thực hiện Nghị  quyết số  12/2014/NQ – HĐND hỗ  trợ  lãi xuất tiền vay cho  160 hộ  nghèo, cận nghèo. Theo Quyết định số  30/2014/QĐ – UBND tỉnh cho 198   hộ nghèo và cận nghèo.  Chính sách đào tạo và giải quyết việc làm Xây dựng kế hoạch tuyển sinh đào tạo đào tạo nghề phù hợp với điều kiện  địa phương; găn đao tao, giai quyêt viêc lam v ́ ̀ ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ới tăng thu nhâp, cai thiên đ ̣ ̉ ̣ ời sông ́   ̉ ̣ cua nhân dân, nhât la lao đông nông thôn. K ́ ̀ ết quả tổ chức  trên 50 lớp dạy nghề cho  hơn 1.750 học viên. Kết quả  tỷ  lệ  lao động qua đào tạo 45,7%, trong đó đào tạo  nghề đạt 29,3% ­Tập trung thực hiện các giải pháp tạo việc làm, xuất khẩu lao động và giới   thiệu lao động đi làm việc trong nước. Chú trọng thực hiện tốt công tác điều tra  thu thập, xử lý thông tin, xây dựng cơ  sở  dữ liệu thi tr ̣ ương lao đông trên đ ̀ ̣ ịa bàn   huyện, làm tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm. ­ Kết quả đạt được: thực hiện giải quyết việc làm mới cho 8.706 lao động   làm việc trong các ngành kinh tế  tại tỉnh đạt 102,9% kế  hoạch; lao động đi làm   việc tại các tỉnh, thành phố  trong nước 2.747 lao động, đạt 128,12% kế  hoạch,   xuất khẩu lao động ra nước ngoài 132 lao động, đạt 110% kế hoạch. 2.4. Đánh giá chung hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo 2.4.1. Những thành tựu đạt được Để  công tác XĐGN đạt được thành tựu là do nhận được sự  quan tâm của   cấp ủy Đảng, Chính quyền và sự phối hợp của các ban, nghành, đoàn thể   Thường xuyên triển khai đồng bộ  các giải pháp giảm nghèo, thực hiện tốt  các dự án, chính sách ưu tiên giảm nghèo.  ­ Nhận thức trong nhân dân, người nghèo và người dân tộc thiểu số tiếp tục   có chuyển biến mạnh dẫn đến chuyển đổi hành vi để tự  vươn lên thoát nghèo và  phấn đấu vươn lên làm giàu.  ­ Nhiều dự án, chính sách giảm nghèo được thực hiện đồng bộ, phù hợp đã  có tác động hỗ trợ mạnh mẽ giúp nhiều hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.
  20. Chương trình giảm ngheo được thực hiện với nhiều chính sách hỗ  trợ  như:   chương trình  đào tạo và hỗ  trợ  việc làm, chính  sách về  y tê, giáo dục,nhà   ở,  chương trình hỗ trợ tết nguyên đán ….. góp phần tạo được niềm tin của nhân dân   làm tiền đề để người nghèo vươn lên ổn định cuộc sống 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế ­ Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhưng một số nơi tình trạng thoát nghèo chưa  bền vững, đặc biệt là vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.  ­ Công tác xây dựng kế hoạch, rà soát đánh giá nguyên nhân nghèo ở một số  xã chưa cụ  thể, chưa chính xác dẫn đến việc thực hiện các giải pháp, biện pháp  hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo hiệu quả chưa cao. ­ Nhiều hộ nghèo thiếu kiến thức, trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật hạn chế;  việc áp dụng kỹ  thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi nhưng chưa   chịu khó học hỏi thêm kinh nghiệm.  ­ Quỹ  đất sản xuất còn hạn chế  nên việc thực hiện chính sách hỗ  trợ  đất  sản xuất cho hộ nghèo còn gặp nhiều khó khăn.   ­ Một bộ  phận hộ  nghèo chưa có ý chí vươn lên thoát nghèo, còn có tư  tưởng  ỷ  lại, trông chờ  vào sự  hỗ  trợ  của Nhà nước, cộng đồng, chưa chủ  động  vươn lên thoát nghèo. ­ Một số  chính sách, dự   án khi triển khai chưa  được kiểm tra, giám sát  thường xuyên và đánh giá hiệu quả ­ Hoạt động của các Ban chỉ đạo giảm nghèo chưa được thường xuyên, còn  hạn chế chưa chủ động sáng tạo trong công tác, tinh thần trách nhiệm của một số  cán bộ còn hạn chế, chưa chủ động trong việc triển khai chính sách, chủ trương. ­ Phong tục tập quán chưa đổi mới, trình độ  canh tác thấp ít sáng tạo, phụ  thuộc vào điều kiện tự nhiên. ­ Điều kiện kinh tế xã hội thấp phụ thuộc nhiều vào khí hậu,tự nhiên, thực   hiện các biện pháp chưa phù hợp theo từng vùng, thiếu sự  phối kết hợp của các   ban ngành có liên quan
nguon tai.lieu . vn