Xem mẫu

TIỂU LUẬN MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA I, GIỚI THIỆU Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người; ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác. II, NỘI DUNG 1, 2, Các từ ngữ chỉ họ hàng thân thuộc trong tiếng Việt và tiếng Anh Trong tiếng Việt: Một số từ để chỉ mối quan hệ nếu có trong gia đình như: ông nội là cha của cha, bà nội là mẹ của cha, ông ngoại là cha của mẹ, bà ngoại là mẹ của mẹ. • Miền Nam: bác (trai) là anh của cha, bác gái là vợ của anh của cha, chú là em trai của cha, thím là vợ của chú, cô là chị hoặc em gái của cha. Cậu là anh hoặc em trai của mẹ, mợ là vợ của cậu. Dì là chị hoặc em gái của mẹ. Dượng là chồng của cô hoặc dì. Thông thường để gọi một người trong gia đình người ta dùng từ chỉ mối quan hệ kết hợp với thứ của người đó (nếu có quan hệ huyết thống) hoặc thứ của chồng hoặc vợ người đó (nếu không có quan hệ huyết thống) chẳng hạn như chú tư, vợ của chú tư được gọi là thím tư. Con trong gia đình được gọi từ thứ hai (con đầu) trở đi, không có con cả. • Miền Bắc: bác là anh hoặc chị của cha hoặc mẹ, vợ/chồng của bác cũng được gọi là bác, chú là em trai của cha ngoài ra chú còn dùng để gọi chồng của cô hoặc chồng của dì, cô là em gái của cha, ngoài ra cô còn dùng để gọi vợ của chú, cậu là anh hoặc em trai của mẹ, mợ là vợ của cậu, dì là em gái của mẹ. Thông thường để gọi một người trong gia đình người ta dùng từ chỉ mối quan hệ kết hợp với tên của người đó. Con trong gia đình được gọi theo thứ tự cả, hai, ba, tư. Thí dụ : “Chị cả ơi, mẹ đâu rồi ạ?” (con dâu đầu tiên của một gia đình thường được các em gọi là chị cả) Anh em bà con (họ hàng): con của chú/bác gọi là anh/chị em chú bác (anh/chị em con chú con bác), con của dì gọi là anh/chị em bạn dì (anh/chị em con dì), con của cô/cậu gọi là anh/chị em cô cậu (anh/chị em con cô con cậu). Dâu/rể: gọi theo vợ hoặc chồng là người có quan hệ huyết thống với mình kết hợp với từ dâu hoặc rể ví dụ như con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu. Hai người chồng của hai chị em gái miền Nam gọi là anh em cột chèo, miền Bắc gọi là anh em đồng hao. Hai người vợ của hai anh em trai gọi là chị em bạn dâu. Trong tiếng Anh: Ông bà (ngoại và nội) : grand father/grand mother. Uncle : chú, cậu, bác, dượng (anh/em trai của bố/mẹ, anh/em rể của bố/mẹ dùng cho cả bên nội và bên ngoại) Aunt: dì, cô, thím, mợ,bác (chị/em gái của bố/mẹ, chị/em dâu của bố/mẹ dùng cho cả bên nội hoặc bên ngoại) Tiếng Việt những từ chỉ họ hàng phân biệt rất rõ rệt, nhưng trong tiếngAnh thì một từ có thể mang nhiều nghĩa so với tiếng Việt. Đó là do sự khác nhau về đặc trưng văn hóa và tính riêng biệt của hai ngôn ngữ. Hai nền văn hóa khác nhauVà tổng quát lại là do sự ảnh hưởng lẫn nhau cuả ngôn ngữ và văn hóa nên sinh ra sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ. Mỗi đất nước có nền văn hóa riêng của mình mà văn hóa và ngôn ngữ gắn liền với nhau nên kh 2, Cách chào hỏi trong tiếng Việt và tiếng Anh – Mỹ 2.1.Chào hỏi trong tiếng Anh – Mỹ Chào lướt (Greetings on the run) Loại thứ nhất được sử dụng phổ biến giữa những người Mỹ quen biết hoặc có mối quan hệ thân thiết đó là “vừa đi vừa chào” (greeting on the run). Đây là tình huống hai người gặp nhau và trao đổi vắn tắt. “Hi, how ya doin’?” (Chào, mọi việc thế nào?) “Hi! Gotta run, I’m late for class.” or “Okay!” (Chào! Phải chạy đây, muộn mất rồi) hoặc là (Cũng ổn.) Chào nhanh (Speedy greeting) Loại thứ hai thực hiện trong tình huống mà lời chào được bắt đầu và kết thúc một cách đường đột, và được gọi là “chào nhanh” (speedy greeting). Đây là kiểu chào hỏi thường được thực hiện giữa những người đồng nghiệp. Hi, how’ve you been? (Chào, ồng dạo này thế nào?) Not bad. ‘N you. (Tạm ổn. Còn ông?) Oh, can’t complain. Busy. (Ồ, không thể phàn nàn. Bận.) I know. Me, too. (Hiểu rồi. Tôi cũng vậy.) Oh well, gotta take off. See ya. (Ồ..., đi nhé. Hẹn gặp lại) Bye. Take care. (Tạm biệt.) Thăm hỏi (The chat). Chào hỏi trong tình huống này thường bắt đầu giống như ‘chào nhanh’ (speedy greeting) nhưng kèm theo đó là thảo luận về một, hai chủ đề nào đó trước khi hai người chia tay hoặc có khi mục đích của cuộc trò chuyện chỉ là để khoe, hoặc nói về một điều gì đó. A. Hi! (Chào) B. Hi! (Chào)A. Howa ya doin’? (Dạo này cậu thế nào?) B. All right – comfortable – pretty good. Oh! Got that letter, by the way, that I said I was waiting for. I finally got it. (Ổn – thoải mái – khá tốt. À, nhận được thư đó rồi, cái mà tớ nói tớ đang đợi ấy. Cuối cùng cũng đã nhận được.)A. Wow! That’s great. That’s pretty good. (Ồ! Tuyệt. Tốt quá.) B. Look, I’ll see you later. (Thôi nhé, gặp cậu sau nhé.)A. Okay. Bye. (Ừ. Tạm biệt.) Chào hỏi dài (The long greeting). Kiểu chào hỏi này thường bao gồm việc hâm nóng lại mối quan hệ giữa hai người sau một thời gian dài không gặp nhau. Tình huống này thường bao gồm nhiều hành động chào hỏi xen kẽ với những lời kể về các sự kiện xảy ra trong khi hai người không gặp nhau. Loại chào hỏi thứ tư rất đa dạng và tiềm ẩn nhiều đặc trưng văn hóa. M. Bea! (Bi) B. Michelle! (Michel) M. Where’ve you been? I haven’t seen you around. (Chị vừa đi đâu về thế? Lâu lâu tôi không thấy chị) B. We were away. We just got back. What’s new with you? What have you been up to? (Chúng tôi đi nghỉ. Mới về. Có gì mới không? Đang làm gì thế?) M. (Michelle reports on neighborhood news in detail) We missed you. How are you? It’s so nice to see you. Where’d you go? (Michel kể lại cho người hàng xóm nghe những chi tiết về chuyến đi. Nhớ chị quá. Chị có khỏe không? Được gặp lại chị mừng quá. Chị đi nghỉ ở đâu?) B. (Bea described her vacation in detail) (Bi kể lại chuyến đi của mình) M. Well, I’m glad you’re back. It’s so nice to see you. I missed talking to you. (Rất vui là chị đã về. Gặp chị vui quá. Tôi rất thích nói chuyện với chị.) B. Aw. Well, we’re back! How have you been doing? (Vâng. Chúng tôi cũng đã trở về. Mọi việc của chị thế nào?) Chào hỏi thân mật (The intimate greeting). Trong tình huống này hai người biết quá rõ về nhau nên họ đã sử dụng rất nhiều thông tin được hàm ngôn, không diễn đạt bằng lời. Đôi khi, trong tình huống này bản thân lời chào bị tỉnh lược chỉ còn lại những cử chỉ phi lời. Ví dụ: người chồng bước vào, hôn vợ và nói “Well?” (Thế nào?) Người vợ đáp, “Yes.” (Vâng.) Người chồng mỉm cười và nói “Great. What else did you do today?” (Tuyệt. Thế hôm nay em còn làm gì nữa?) Lúc này người vợ bắt đầu kể về những việc cô đã làm trong ngày. Chào hỏi vì công việc (the all-business greeting) Loại chào hỏi thứ sáu có đặc điểm được bắt đầu bằng một câu chào rất ngắn gọn ban đầu, đôi khi chẳng có chào hỏi gì cả, được gọi là “chào hỏi vì công việc” (all-business greeting). Kiểu chào hỏi này chủ yếu được sử dụng khi những người Mỹ không có những quan hệ xã hội thân thiết, bởi họ cho rằng người kia có rất ít thời gian, nên thể hiện sự tôn trọng và quan tâm bằng cách bắt đầu cuộc hội thoại là đề cập ngay đến công việc. Client: Mr. Matone? (Thưa ông Matone?) Joe Matone:Yes? (Có chuyện gì không?) Clien: I want to talk to you about Puerto Rico. (Tôi muốn nói với ông về Puerto Rico) Joe Matone: Oh? Come in. What about Puerto Rico. (Ồ thế à? Mời vào. Có chuyện gì về Puerto Rico.) Chào hỏi giới thiệu (The introductory greeting) Loại thứ bảy được gọi là “chào hỏi giới thiệu” (introductory greeting) gồm có những lời chào hỏi của những người mới gặp nhau lần đầu, có chức năng tối quan trọng là mở đường cho các bên tham gia giao tiếp tìm kiếm sự kết nối (những người bạn chung, những công việc giống nhau) hay cùng quan tâm đến một chủ điểm nào đó. A: Nice party. (Thật là một bữa tiệc tuyệt vời) B:Yes. (Đúng thế.)A: Who do you know here? (Anh biết ai ở đây?) B: Bill. I work with him. (Bill. Tôi cùng làm với anh ấy)A: Oh. Are you an accountant, too? (Ồ. Thế anh cũng là kế toán ả?) B: No, I’m in public relations. (Không, tôi làm ở bộ phận quan hệ với công chúng). A: Oh. Well, I’m an old friend of Bill’s. (Ồ. À, tôi là bạn cũ của Bill). Chào lại (The re-greeting) Còn một loại chào hỏi nữa được gọi là “chào lại” (regreeting) được thực hiện để khẳng định rằng đã chào người đó hoặc gặp người đó nhiều lần trong ngày. Kiểu chào lại này thường bao gồm những cử chỉ phi lời (một cái gật đầu hoặc vẫy tay) hoặc một vài từ nói rất nhanh về một chủ điểm hai người cùng biết. Ví dụ sau đây là việc chào hỏi được thực hiện giữa một người đồng nghiệp đã biết rằng người đồng nghiệp kia không được khỏe, họ chào nhau như sau “Mary? Fell better?” (Mary à? Khá hơn chưa?) và lời đáp lại là “Yes. Thanks!” (Đã khá hơn. Cảm ơn!) 2.2.Việc chào hỏi trong Việt. Tình huống 1 Số lượng lời chào hỏi trong tình huống này khá lớn do tính chất đơn giản, nhanh chóng của nó. Có thể chia ra làm 2 loại chào: a. Xuất hiện những câu hỏi chung chung, không cần câu trả lời; b. Gọi tên nhau hoặc dùng hô ngữ, đại từ nhân xưng (không quá 1 lượt lời). Chiến lượt chào hỏi giống kiểu chào lướt (greetings on the run). Ví dụ:A: Ê! Đi đâu thế? B: Ừ, chạy ra đây một chút. Ví dụ:A: Hà! B: Mày a! Nộp report à? A: Ừ. Nộp chưa? B: Đã xong đâu mà nộp. Ví dụ:A:Anh! B: Em! Tình huống 2 Sự khác biệt duy nhất là ở tình huống 2 này so với tình huống 1 loại a là tăng thêm về lượng thông tin trao đổi, bên cạnh những lời hỏi thăm xã giao. Có một vài trường hợp hai người hoàn toàn bỏ qua lời chào hỏi xã giao mà đi thẳng vào một câu hỏi cụ thể hoặc vấn đề cụ thể mà cả hai người đều biết. Chiến lược chào hỏi trong tình huống này khá giống với kiểu chào nhanh. A: Huyền! B: Ơ! Hôm trước trốn nhá! Không dùng lời chào theo ước lệ. A: Ừ, chán quá. Vụ kia xong chưa? B: Ối, còn lâu lắm! Đang bơi ra mà không biết có xong không ý chứ!A: Thoa cũng thế. Thôi cố mà xong đi! B: Ừ. Biết chuyện anh Thắng chưa? A: Sao? Một vài thông tin được trao đổi B: Ối, buồn cười lắm. Để tối gọi cho. A: Úi giời! Thế tối nhá. B: Ừ, té đây! Lời khẳng định sẽ liên lạc lại Tình huống 3 Lượng thông tin trao đổi trong tình huống này nhiều hơn hẳn hai tình huống trước. Chiến lược chào hỏi ở đây khá giống với ở tình huống 2. Có một vài trường hợp hoàn toàn không xuất hiện bất cứ một dấu hiệu chào hỏi nào, thay vào đó là vấn đề chính được đề cập tới. Trường hợp này khá tương thích với kiểu chào hỏi thăm (the chat) hoặc kiểu chào hỏi thân mật (the intimate greeting) trong tiếng Anh - Mỹ. Hai người này có quan hệ khá thân bởi trong lời nói chuyện của họ có những hàm ngôn như “dự án ấy mà”, cách chào “Mình à?” Ví dụ:A: Ơ chị! B: Mình à? Dạo này đi đâu mà lâu quá không gặp? A: Em đi công tác Sài Gòn. Dự án ấy mà. B: Thế hôm nay có vào cơ quan không? A: Có chứ. Đi mấy hôm rồi, hôm nay phải đến xem công việc thế nào. B: Ừ, thôi nhé. Đi chợ không hết mất đồ ăn rồi. Hôm nào rỗi sang nhà tớ chơi. A: Ừ, hôm nào ngồi với nhau tí nhé. Ví dụ:A đang đợi nhóm bạn từ bệnh viện thăm một bạn trong bệnh viện về A: Nó dứt sốt chưa? B: Rồi. Ăn được rồi. Tình huống 4 Trong tình huống này ta cũng thấy người ta đã thay lời chào bằng câu hỏi và câu mời. Tuy nhiên, điều khá rõ trong tình huống này là các mẫu câu chào hỏi phần lớn là theo ước lệ, có thể đoán trước được. Có hai trường hợp. 1.Giống với hình thức hỏi thăm. Thường thì hai người giao tiếp sẽ nói về những vấn đề không quan trọng, không liên quan gì đến chủ đề thảo luận chính. 2. Những kiểu chào hỏi mang tính công việc (all business greeting) được sử dụng giữa những người ít có quan hệ xã hội gần gũi với nhau và muốn tiết kiệm thời gian. Ví dụ: Cấp trên – cấp dướiA: Hạnh à, vào đi! B: Chị! Ví dụ:Trong văn phòng của một tổ chức phi chính phủA: Chị Thúy à B: Huyền ơi, vào đây!A: … Chào hỏi bằng cách thu hút sự chú ý. B: Hôm trước em không đi Hòa Bình nhỉ? Có mấy đứa đi thôi. A: Vâng… [A & B nói chuyện về chuyến đi Hòa Bình] Phần trao đổi thông tin ban đầu B: Huyền ơi, dạo này em có bận không? A: Dạ, cũng bận chị ạ. B: Ừ chị cũng đoán thế. Vì bài dịch lần này của em lại có vấn đề. … phần thông tin chính cần trao đổi. Tình huống 5 phần lớn lời chào hỏi trong tình huống này đều liên quan tới công việc. Mối quan hệ thân sơ giữa hai người đối thoại có ảnh hưởng rất lớn tới cách chào hỏi và hướng tiến triển của đoạn trò chuyện tiếp theo. Có thể thấy cách chào hỏi của người Việt trong tình huống này là sự kết hợp của các kiểu chào hỏi nhanh, chào hỏi dài và hỏi thăm. Ví dụ: Giáo viên – Học sinh T: Ừ, Minh à. Đợt này em có đi dạy thêm không? S: Cô à! Em vẫn dạy thằng bé ở chỗ Ngô Quyền ạ. T: Thế này em ạ. Có người nhờ cô tìm một gia sư cho một em bé học trường Ams. S: Vâng. T: Cô định hỏi xem em có thể dạy được chỗ này không… Ví dụ:Giáo viên – Sinh viên A: Em chào thầy [cười ngượng] B: [dứ dứ ngón tay] Cô Hường hay bỏ học lắm đấy nhá.A: [cười] dạ. Tình huống 6 & 7 Chào hỏi vì lý do trao đổi thông tin thông thường: bao gồm những mẫu đơn giản và khá trực tiếp. Kiểu chào hỏi này trùng khít với kiểu chào hỏi mang tính khuôn mẫu cao, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngữ cảnh. Ví dụ:A: Chị ơi! B: Chào em!A: em muốn hỏi về kỳ thi CAE. B: CAE à em? Em đợi chút nhé. [gọi điện] em qua bàn Exam Inquiry đợi chị chút nhé. A: Vâng Chào hỏi nhằm tìm kiếm sự hòa hợp: ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn