Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA VIÊN THÔNG ……… oOo ……… BÀI TIỂU LUẬN TÊN MÔN HỌC :  KỸ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN Họ tên sinh viên : Lại Hữu Minh Lớp :    Mã sinh viên :    Giáo viên hướng dẫn :  Đinh Thị Hương
  2. HÀ NỘI ­2020 MỤC LỤC  MỞ ĐẦU ……………………………………………………………… 2 Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính liên kết trong văn bản  tiếng Việt……………………………………………………………….  4  Câu 2 (4 điểm). Anh (chị) hãy soạn thảo một báo cáo về tình hình học tập của bản thân đối với môn học Kỹ năng tạọ lập văn bản tiếng  Việt trong thời gian học kỳ 2 (năm học 2019 – 2020)  ……………………… 6 Câu 3 (3 điểm). Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về hình thức   của loại văn bản là Công văn phúc đáp. Cho ví dụ minh hoạ…………. 8 LỜI CẢM  ƠN………………………………………………………….12
  3. MỞ ĐẦU Kỹ năng soạn thảo văn bản: Là một phần không thể thiếu trong nhiều vị trí ở hầu hết các ngành nghề cũng  như trong cuộc sống. Ngay cả khi không là một nhà văn thì tần suất bạn soạn thảo văn  bản thường xuyên hơn bạn nghĩ. Ít nhất, bạn cũng sẽ viết công văn xin việc, email gửi  đến nhà tuyển dụng, đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội… Nếu công  việc yêu cầu, bạn cũng tạo ra những văn bản như báo cáo, thuyết trình, bản tin… Vậy kỹ năng tạo lập văn bản là cách bạn thực hiện các thao tác như  nhập thông tin,   chỉnh sửa, trình bày văn bản được thực hiện trên giấy hoặc các phần mềm ứng dụng   như Microsoft Word. Đây cũng là một phần trong chương trình đại học và là kỹ năng  mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy trong văn bản ứng tuyển của ứng viên  trong thời đại ngày nay. Tầm quan trọng của kỹ năng soạn thảo văn bản chuyên nghiệp: Khi người khác đọc văn bản của bạn, họ sẽ đưa ra đánh giá về  trí thông minh và  sự siêng năng của bạn dựa trên những gì họ nhìn thấy. Cho dù văn bản đó là trên giấy   hay trực tuyến (chẳng hạn như email, bài viết trên trang web…), người đọc sẽ  có ấn   tượng tiêu cực về bạn nếu văn bản của bạn có lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp.   Hậu quả của một văn bản kém chất lượng có thể  khá nặng. Chẳng hạn, kỹ năng   soạn thảo hợp đồng thương mại không tốt sẽ làm khách hàng của bạn phật lòng và họ  sẽ  tìm đến một nhà cung cấp khác. Hoặc nếu văn bản kém đó được in ra thì chắc  chắn doanh nghiệp của bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí để in lại.   Khi xin việc, kỹ năng soạn thảo văn bản không tốt sẽ khiến bạn không nhận được   lời mời phỏng vấn cho công việc thực sự  mong muốn. Gửi một  hồ  sơ hoặc thư  xin  việc chứa nhiều lỗi cho thấy bạn không chuyên nghiệp. Đây không nên là  ấn tượng   bạn tạo ra cho nhà tuyển dụng tiềm năng khi đang tìm việc làm.  Nhằm giải quyết vấn đề  đó và đem lại kỹ  năng nhất định cho sinh viên về  kỹ  năng tạo lập văn bản, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông đã đem bộ môn kỹ  năng tạo lập văn bản Tiếng việt vào chương trình dạy học cho sinh viên, đáp ứng nhu  cầu cho công việc trong tương lai.
  4. Câu 1 (3 điểm). Anh (chị) hiểu thế nào về tính liên kết trong văn bản tiếng  .Việt : Trả lời :Tính liên kết trong văn bản tiếng việt Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các   cấp độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn,  giữa các đoạn, các phần, các chương với nhau, xét về mặt nội dung cũng như hình  thức biểu đạt, là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản, làm cho  văn bản có nghĩa và dễ hiểu. Trên cơ sở đó, tính liên kết của văn bản thể hiện ở  .hai mặt: liên kết nội dung và liên kết hình thức Để văn bản có tính liên kết người viết phải làm cho nội dung của các câu, các    đoạn thống nhất và găn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời phải biết kết nối các câu, .các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự  liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:  Liên kết về nội dung:  Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố  cơ  bản: đề  tài và chủ  đề  (hay còn gọi là   chủ  đề  và lô­gích). Do đó, tính liên kết về  mặt nội dung thể  hiện tập trung qua   việc tổ chức, triển khai hai nhân tố này, trên cơ sở đó hình thành 2 nhân tố liên kết:   liên kết đề tài và liên kết chủ đề (còn gọi là liên kết chủ đề và liên kết lô­gích).
  5.  Liên kết đề  tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ  đơn vị  dưới văn bản trong   việc tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến. ( Liên kết lô­gíc là các  câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một  trình tự hợp lí).  Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lô­gích về nội dung nghĩa giữa các cấp   độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự tương hợp về nội dung miêu tả, trần thuật hay   bàn luận giữa các câu, các đoạn, các phần trong văn bản. Một văn bản được xem   là có liên kết lô­gích khi nội dung miêu tả, trần thuật, bàn luận giữa các câu, các   đoạn, các phần không rời rạc hay mâu thuẫn với nhau, ngoại trừ  trường hợp   người viết cố tình tạo ra sự mâu thuẫn nhắm vào một mục đích biểu đạt nào đó.  Liên kết hình thức:  Liên kết hình thức trong văn bản là sự  kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ  đơn vị  dưới văn bản xét trên bình diện ngôn từ biểu đạt, nhằm hình thức hoá, hiện thực  hoá mối quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.  Như  đã nói, liên kết nội dung với hai nhân tố  đề  tài và chủ  đề  thể  hiện qua mối  quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần..., xoay quanh đề tài và chủ đề của văn  bản. Mối quan hệ này mang tính chất trừu tượng, không tường minh. Do đó, trong   quá trình tạo văn bản, người viết (người nói) bao giờ  cũng phải vận dụng các   phương tiện ngôn từ  cụ  thể  để  hình thức hoá, xác lập mối quan hệ  đó. Toàn bộ  các phương tiện ngôn từ có giá trị xác lập mối quan hệ về nội dung giữa các câu,   các đoạn... là biểu hiện cụ thể của liên kết hình thức.  Liên kết hình thức trong văn bản được phân chia thành nhiều phương thức liên   kết. Mỗi phương thức liên kết là một cách tổ  chức sự  liên kết, bao gồm nhiều  phương tiện liên kết khác nhau có chung đặc điểm nào đó. Nhìn chung, liên kết   hình thức bao gồm các phép liên kết: lặp ngữ âm, lặp từ vựng, thế đồng nghĩa, liên   tưởng, đối nghịch, thế  đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc và tuyến tính. Các   phép liên kết này sẽ được xem xét cụ thể trong tổ chức của đoạn văn ­ đơn vị cơ  sở và là đơn vị điển hình của văn bản. Các phép liên kết này cũng được vận dụng   giữa các đoạn, phần... trong văn bản. Ðiều đó có nghĩa là liên kết hình thức thể  hiện  ở  nhiều cấp độ  trong văn bản. Trong văn bản, liên kết nội dung và liên kết  hình thức có mối quan hệ  biện chứng với nhau, trong đó, liên kết nội dung quy  định liên kết hình thức.  Các phép liên kết chính: + Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác  nhau để tạo sự liên kết. + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa  hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. + Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở  câu đứng trước. + Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.  Ví dụ 1: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục 
  6. đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà.  Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong  kiến.             Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để  tiến bộ hơn nữa” .                                   (Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục) Các phép liên kết được sử dụng là: – Phép lặp: “Trường học của chúng ta” – Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế cho toàn bộ nội dung của đoạn trước  đó.  Ví dụ 2: a) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài  nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá  chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào  tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm  đến… (Nguyên Hồng) b) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng  khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn,  chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo.  Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê. (Mai Văn Tạo) a)  Phép lặp: mẹ tôi – mẹ tôi. Phép thế: có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và        ruồng rẫy mẹ tôi – những rắp tâm tanh bẩn. b)  Phép thế: cây sầu­riêng – nó. Phép liên tưởng: cây – thân – lá – trái. Phép nối: vậy mà.
  7. Câu 2 (4 điểm). Anh (chị) hãy soạn thảo một báo cáo về tình hình học tập của  bản thân đối với môn học Kỹ năng tạọ lập văn bản tiếng Việt trong thời gian  .(học kỳ 2 (năm học 2019 – 2020 : Trả lời
  8. CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
  9. BÁO CÁO 
  10. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP
  11. . ­ Giảng viên môn kỹ năng tạo lập văn bản Kính gửi:
  12.   :Lớp   Họ và tên:
  13.   :Ngày sinh
  14.   :Quê quán
  15. .Nghề nghiệp: Sinh Viên
  16. .Nơi học tập hiện tại: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
nguon tai.lieu . vn