Xem mẫu

  1. HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG TIỂU LUẬN: TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM SẢN  PHẨM, ĐẶC BIỆT LÀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM  HÀNG KHÔNG.
  2. TP. HỒ CHÍ MINH – 2019
  3. Môn: Bảo hiểm hàng không. Thành viên nhóm 1:
  4. ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM, ĐẶC  BIỆT LÀ TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM HÀNG KHÔNG. Trang 1. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM 1.1. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm là gì? Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm là loại hình bảo hiểm dành cho những sản phẩm  khi có những rủi ro bất ngờ làm cho người sử dụng bị thiệt hại về thân thể, tính mạng   hoặc tổn thất về tài sản. 1.2.Phạm vi của bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. Tất cả các khoản tiền mà Người được bảo hiểm có nghĩa vụ pháp lý phải trả  như  tiền bồi thường cho: ­ Những thiệt hại bất ngờ về người (thương tật, ốm đau) Những thiệt hại bất ngờ về tài sản gây nên bởi hàng hoá do Người được bảo hiểm   bán, cung cấp, sửa chữa, thay đổi, xử  lý hay phục vụ  có liên quan đến hoạt động sản  xuất kinh doanh do Người được bảo hiểm thực hiện và phát sinh trong suốt thời hạn bảo   hiểm và trong phạm vi lãnh thổ quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm; ­ Tất cả các khoản chi phí và phí tổn kiện tụng Bên nguyên đơn chống lại Người được Bảo hiểm được bồi hoàn, Phát sinh với sự đồng ý bằng văn bản của công ty bảo hiểm đối với bất kỳ khiếu   nại nào đòi Người được bảo hiểm phải bồi thường và thuộc diện được bồi thường theo  Đơn bảo hiểm này. ­ Các điểm loại trừ cơ bản đối với bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm: Chiến tranh, nội chiến, thiết quân luật, bạo động, khủng bố; Phản ứng hạt nhân, nhiễm độc Amiăng; Hành động cố ý.
  5. 1.3.Thực trạng bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm hiện nay. Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm được sử dụng ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác   nhau: tàu thủy, đường bộ, đường sắt, hàng không, vật liệu xay dựng, công nghiệp hóa  chất, các thiết bị công nghệ…
  6. Ví dụ: Hôm 31/8/2018, Apple cho biết "một số lượng nhỏ" điện thoại iPhone 8 bị lỗi phần   cứng, có thể khiến màn hình bị đơ, thiết bị khởi động lại bất ngờ hay thậm chí là không  thể bật màn hình. Ngày 3/4/2018, Toyota Việt Nam thừa nhận đã tung ra thị  trường VN hàng ngàn  chiếc xe bị lỗi Ngày 30/11/2015, Công ty Honda Việt Nam thực hiện triệu hồi xe Honda SH  để  khắc phục lỗi hệ thống khóa thông minh Năm 2017, Sản phẩm Vinacafe dòng sản phẩm cà phê hòa tan Wakeup  bị thu hồi  ở  Mỹ, nguyên nhân sản phẩm không in thông tin cảnh báo người dị   ứng sữa về  việc sản   phẩm có chứa sữa. 09/06/2017, Ecko Unltd tiến hành thu hồi mẫu áo thun IS17­90156 BL.WHT. Tai nạn tàu hỏa Wenzhou của Trung Quốc năm 2011 do lỗi thiết kế gây ra. Ngành hàng không trong những năm vừa qua đã xảy ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc   với lý do lỗi thiết kế: Ngày 12/8/1985, lỗi kỹ thuật khiến chiếc Boeing 747 của Nhật đâm  xuống núi, giết chết gần như toàn bộ người trên khoang; nguyên nhân do phần đuôi máy   bay gặp trục trặc; hay gần đây nhất là 2 vụ tai nạn máy bay Being 787max xảy ra do lỗi   thiết kế,…
  7. 2. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM HÀNG KHÔNG. 2.1.Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm hàng không là gì? Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm phát sinh từ  việc sản xuất hàng   hóa và việc cung cấp dịch vụ. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những tổn thất về người   hoặc tài sản gây ra do lỗi về thiết kế, lỗi về sản xuất hoặc cung cấp vật liệu, hàng hóa   có lỗi, bao gồm cả các bản in, tài liệu hướng dẫn,… trách nhiệm sản phẩm cũng có thể  phát sinh từ  những hàng hóa và/ hoặc dịch vụ  được bán hoặc cung cấp cho 1 bên thứ  3   ( ví dụ 1 dụng cụ bị để lại trong động cơ của 1 tàu bay sau quá trình bảo dưỡng và gây ra   1 vụ rơi tàu bay sau đó, hoặc công ty cung cấp suất ăn cho 1 hãng hàng không các đồ  ăn  thức uống bị nhiễm bẩn gây ra ngộ độc thực phẩm cho hành khách. 2.2.Bảo hiểm thân tàu bay. 2.2.1. Bảo hiểm thân tàu bay. Người bảo hiểm: các công ty bảo hiểm (các phong bảo hiểm hàng không của các   công ty bảo hiểm): ­ Người được bảo hiểm: các hãng hàng không; ­ Đối tượng bảo hiểm: thân máy bay gồm vỏ và máy; ­ Người mua bảo hiểm: các hãng hàng không, người sở hữu máy bay;  ­ Người được bồi thường: các hãng hàng không ­ Trị giá bảo hiểm: gồm trị giá thân  máy bay, phí bảo hiểm và các chi phí hợp lý khác. 2.2.2. Trách nhiệm của người bảo hiểm. ­ Được quy định trong các điều kiện bảo hiểm. ­ Năm 1991, Việt nam đã ban hành QTC về bảo hiểm hàng không, trong đó đối với  bảo hiểm thân máy bay gồm 2 điều kiện:  Điều kiện B­ Điều kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ. Điều kiện A­ Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro. * Các trường hợp được bảo hiểm: 1. Tổn thất toàn bộ thực tế  2. Tổn thất toàn bộ ước tính  3. Tổn thất bộ phận.
  8. 4. Các chi phí hợp lý khẩn cấp mà người được bảo hiểm phải chịu nhằm đảm bảo  an toàn cho máy bay ngay sau khi bị hư hỏng buộc phải hạ cánh (≤ 10% trị giá thân máy   bay). 5. Chi phí giám định, xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm. (Điều kiện B: 1 đến 2; Điều kiện A: 1 đến 5) 2.2.3. Các rủi ro loại trừ. 1. Hao mòn tự  nhiên, giảm dần chất lượng, gãy, vỡ, hỏng hoặc hậu quả  của các  trường hợp nói trên; 2. Phá huỷ  dần dần lâu dài gây ra (nếu gây tai nạn bất ngờ  thì vẫn được bồi  thường); 3. Máy bay được sử dụng với mục đích khác ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm; 4. Máy bay vượt ra khỏi phạm vi ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm trừ  trường   hợp bất khả kháng; 5. Máy bay hạ cánh  ở những nơi không phù hợp với tính năng kỹ  thuật trừ  trường  hợp bất khả kháng; 6. Máy bay được điều khiển bởi một người không có tên ghi trên hợp đồng bảo  hiểm; 7. Số lượng hành khách đi trên máy bay lớn hơn số lượng ghi trên giấy chứng nhận   bảo hiểm; 8. Những trách nhiệm và quyền lợi mà hãng hàng không chấp nhận hoặc từ bỏ theo   bất kỳ một thoả thuận nào khác với vé, phiếu hành lý hoặc vận đơn hàng không; 9. Những khoản tiền mà người được bảo hiểm đã đòi được ở những người khác; 10. Do phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ; 11. Có chiến tranh, đình công, vũ khí nguyên tử, khủng bố về chính trị, hành vi ác ý  hay phá hoại, tich thu hay trưng dụng, bắt cóc hoặc khống chế; 12. Máy bay được vận chuyển bằng bất cứ  phương tiện nào trừ  trường hợp bất  khả  kháng 2 trường hợp đầu loại trừ  riêng cho bảo hiểm thân máy bay, 10 trường hợp   còn lại loại trừ chung cho tất cả các loại hình bảo hiểm hàng không khác.
  9. 2.2.4. Ví dụ thực tế cho bảo hiểm thân tàu bay. Vào ngày 10 tháng 3, chuyến bay 302 của hãng hàng không Ethiopian Airlines rời sân  bay quốc tế  Addis Ababa Bole đến Nairobi, Kenya. Ngay sau khi cất cánh, phi công đã   gọi một cuộc gọi đau khổ và được thông quan ngay lập tức để trở về và hạ cánh. Nhưng   trước khi phi hành đoàn có thể  làm cho nó quay trở lại, chiếc máy bay bị  rơi 40 dặm từ  sân bay vào lúc 08:44, sáu phút sau khi nó rời khỏi đường băng. Trên tàu có 149 hành  khách và tám thành viên phi hành đoàn đại diện cho hơn 30 quốc tịch. Chiếc máy bay này chỉ  mới bốn tháng tuổi. Hãng hàng không lớn nhất châu Phi,  Ethiopia phục vụ các thành phố trên toàn thế giới (bao gồm cả Hoa Kỳ) và là thành viên   của Star Alliance, bao gồm United Airlines, Lufthansa và Air China.  Chi phí bồi thường ban đầu cho tất cả  157 hành khách đã chết trên chuyến bay có   thể  vào khoảng 25 triệu USD, theo tính toán của Reuters dựa trên các điều khoản của  công ước Montreal. Công ước Montreal quy định tối đa 113.100 quyền rút thăm đặc biệt, hiện trị giá 1,39   đô la, cho cái chết hoặc thương tích của mỗi hành khách, mặc dù không phải tất cả các   quốc gia đều tham gia hội nghị. 2.3.Trách nhiệm Bảo Hiểm tai nạn cho nhân viên tổ bay. Nhân viên tổ  bay bao gồm những người được người khai thác tàu bay chỉ  định để  thực hiện nhiệm vụ trong chuyến bay. Thành phần tổ bay bao gồm tổ lái, tiếp viên hàng  không và các nhân viên hành không khác theo yêu cầu thực hiện chuyến bay. Thành viên   tổ bay có nghĩa vụ phải tuân thủ mệnh lệnh của chỉ huy tàu bay. Bảo hiểm tai nạn đối với nhân viên tổ  bay thường là bảo hiểm tự  nguyện. Hợp   đồng bảo hiểm này thường được ký kết trực tiếp giữa người được bảo hiểm với công ty   bảo hiểm hoặc ký thông qua cơ quan chủ quản hoặc cơ quan vận chuyển trong đó thỏa   thuận số tiền bảo hiểm. Công ty Bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm toàn bộ  số  tiền Bảo   Hiểm trong trường hợp chết và theo tỉ  lệ  thương tật cùng các chi phí khác trong trường  hợp bị thương.
  10.   Ví dụ thực tế: Ngày 18/10/2016 Máy bay trực thăng của Trung tâm Huấn luyện bay (Công ty Trực   thăng Miền Nam) thuộc Tổng công ty trực thăng Việt Nam (VNH) bị  rơi tại núi Dinh,  tỉnh Bà Rịa ­ Vũng Tàu sau khoảng 15 phút bay huấn luyện. Trong ngày sảy ra tổn thất   sau khi lập Tổ  giải quyết sự cố  khẩn cấp có mặt tại Vũng Tàu phối hợp với Công ty   Trực thăng Miền Nam và các cơ  quan chức năng tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn,   giám định sự  cố  cũng như  tư  vấn cho khách hàng các vấn đề  liên quan đến bảo hiểm, 
  11. Hãng bảo hiểm PVI đã tiến hành tạm  ứng hỗ  trợ  cho VNH số  tiền 500 triệu đồng/gia  đình phi công hy sinh. Đến ngày 28/10/2016 hãng bảo hiểm PVI của Việt Nam đã hoàn   tất các thủ tục giải quyết bồi thường bảo hiểm tổn thất toàn bộ  thân máy bay cho máy   bay trực thăng EC 130T2 số đăng ký VN­8632 bị tai nạn trong quá trình bay tập tại Vũng  Tàu vào ngày 18/10/2016 vừa qua, với số tiền bồi thường 3,5 triệu đô la Mỹ. Được biết   Bảo hiểm PVI là nhà bảo hiểm gốc cho toàn bộ đội bay của VNH từ năm 2009 bao gồm   các loại hình bảo hiểm thân máy bay, trách nhiệm đối với người ngồi trên máy bay và phi   hành đoàn. 2.4.Bảo hiểm trách nhiệm dịch vụ cung cấp đồ ăn trên chuyến bay. 2.4.1. Bảo hiểm trách nhiệm dịch vụ cung cấp đồ ăn trên chuyến bay. Hiện nay, dịch vụ suất ăn tại các khu công nghiệp, văn phòng hay thậm chí trên cá  chuyến bay, ngày càng tăng cao, nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa chủ  động mua bảo  hiểm cho dịch vụ này bởi vì chưa nhận thấy được tầm quan trọng của bảo hiểm. Những giá trị mà bảo hiểm dịch vụ suất ăn mang lại khá rõ ràng. Theo đó, khi nhà  cung cấp thực phẩm – thức ăn đồ  uống bị  nhiễm bẩn, hay chế biến không phù hợp gây   ngộ độc cho khách hàng thì sẽ được công ty bảo hiểm đứng ra bồi thường ngay. Có thể  thấy, bảo hiểm này giảm đi rất nhiều áp lực cho công ty cung cấp suất ăn khi gặp sự cố  không mong muốn. 2.4.2. Các bên liên quan. Bên bảo hiểm: Các công ty bảo hiểm hàng không. Ví dụ  như  là công ty bảo hiểm   Bảo Việt. Logo Bảo Việt Bên mua bảo hiểm: Các công ty, tô ch ̉ ức cung cấp thức ăn cho các hãng hàng không.  Hiện nay, trong lãnh thổ  Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp suất ăn trên máy bay. 
  12. Nhưng nổi bật nhất vẫn là các công ty thành viên hoặc có liên quan đến Vietnam như là:  NCS ở Hà Nội, MASCO ở Đà Nẵng và VACS ở Hồ Chí Minh. NCS – Noibai Catering Services. MASCO – Middle Airports Services Company. Vietnam Airlines Caterers (VACS) Ngoài ra còn có công ty Dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam (VINACS – Vietnam   Catering Services), chính thức hoạt động vài năm gần đây, với vốn đầu tư  chủ  yếu từ 
  13. công ty Dịch vụ Hàng không Taseco (Thang Long Air Services Corporation). Nhưng theo   số liệu cuối năm 2018, VINACS đã lỗ 39 tỷ đồng vì do mới gia nhập thị trường và chưa   xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các hãng hàng không. 2.4.3. Trách nhiệm bảo hiểm. Nhà bảo hiểm phải chi trả toàn bô chi phí thi ̣ ệt hại về con người nếu nạn nhân ngộ  độc, bị ảnh hưởng sức khỏe do đồ ăn từ nhà cung cấp cung ứng trên chuyến bay. Đối với   trường hợp tử vong thì tùy mức đô xem xét mà s ̣ ẽ đưa ra chi phí bồi thường cao hơn. Và đương nhiên, nhà bảo hiểm cũng có nghĩa vụ phải bồi thường tất cả các khoản  phí tổn và chi phí kiện tụng liên quan trong quá trình xử lý. Nếu ngoài giới hạn trách nhiệm này, thì bên bảo hiểm sẽ  không phải bồi thưởng  bất ký khoản tiền nào. Chẳng hạn, năm 2016 nhiều tờ  báo có đưa tin 34 học sinh Nhật  Bản bị ngộ độc khi bay từ Việt Nam về Nhật Bản. Hãng hàng không liên quan lúc này là   Vietnam Airlines bị chỉ trích và lên án nghiêm trọng vì đã phục vụ thức ăn độc hại. Thế  nhưng, sau khi điều tra, sự tình mới vỡ lẽ là, không phải do thức ăn phục vụ trên chuyến  bay.
  14. Các nạn nhân ngộ độc được đưa đi cấp cứu tại sân bay Narita. Cụ thể như sau: Chiều 27/10, đoàn ăn tối (buffet) tại khách sạn New World Saigon (5 sao), đúng 20  giờ  30 phút cả  đoàn ra sân bay Tân Sơn Nhất đáp chuyến bay VN300, khởi hành lúc 00  giờ 35 phút ngày 28/10 về Tokyo (Nhật Bản). Do đó, sau khi làm rõ trách nhiệm, thì khách sạn New World Saigon phải bồi thường   các chi phí tổn thất về vấn đề sức khỏe của các hành khách này.  2.4.4. Miễn trừ Đương nhiên, vẫn có một số trường hợp miễn trừ bồi thường bảo hiểm như là: ­ Hành khách, nhân viên hàng không bị  kích  ứng với thực phẩm nhưng không khai  báo và tự ý sử dụng. ­ Người được bảo hiểm cô tình sai sót đê th ́ ̉ ừa hưởng phí bảo hiểm. Hiện nay, số  trường hợp hành khách cố  tình giả  bệnh để  được bồi thường ngày  càng tăng cao, đặc biệt là trong ngành du lịch. Hậu quả là khi các bên liên quan điều tra ra  được, thì những người khách này sẽ phải đối mặt với các án phạt, hoặc nặng hơn nữa là   sẽ bị ngồi tù. Qua đây cho thấy, nguyên tắc trung thực tuyệt đối phải luôn được ưu tiên   hàng đầu trong hợp đồng bảo hiểm, nếu không hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
  15. 2.5.Các loại bảo hiểm trách nhiệm khác. 2.5.1. Bảo hiểm rủi ro chiến tranh.  ­ Bao gồm rủi ro về hàng không: thiệt hại về vật chất cho máy bay Trách nhiệm pháp lý: gây ra những chấn thương và tử vong cho hành khách Trách nhiệm pháp lý của bên thứ  ba: gây thương tích cho cơ  thể  (con người) và   thiệt hại về tài sản của phi cơ.  Các HHK không thể hoạt động mà không có bảo hiểm rủi ro chiến tranh. 2.5.1.1. Khái niệm. Bảo hiểm rủi ro chiến tranh là một chính sách cung cấp bảo vệ  tài chính cho chủ  hợp đồng chống lại các tổn thất từ các sự  kiện như  xâm lược, nổi dậy, bạo loạn, đình   công, cuộc cách mạng, cuộc đảo chính quân sự  và khủng bố. Tự  động, chủ  nhà, người   thuê nhà, tài sản thương mại và chính sách bảo hiểm nhân thọ  thường có loại trừ  hành  động chiến tranh. Với những loại trừ này, chính sách sẽ không trả  tiền cho các tổn thất   từ các sự kiện liên quan đến chiến tranh. Bởi vì một chính sách bảo hiểm tiêu chuẩn có  thể  loại trừ  cụ  thể  rủi ro chiến tranh, đôi khi có thể  mua một người bảo hiểm rủi ro   chiến tranh riêng biệt. 2.5.1.2. Đối tượng bảo hiểm. Những thực thể  có nguy cơ  tiếp xúc với khả  năng biến động chính trị  bất ngờ  và   bạo lực là những khách hàng tốt cho bảo hiểm rủi ro chiến tranh. 
  16. Ví dụ: Các công ty hoạt động trong các bộ phận không ổn định về chính trị của thế giới đã  tiếp xúc với nguy cơ mất mát cao từ các hành động chiến tranh. Bảo hiểm rủi ro chiến   tranh có thể bao gồm các rủi ro như bắt cóc và đòi tiền chuộc, phá hoại, sơ tán khẩn cấp,   chấn thương người lao động, tàn tật lâu dài và mất mát hoặc hư  hỏng tài sản và hàng  hóa.  Ngoài ra, một số  chính sách có thể  bao gồm việc hủy sự  kiện do chiến tranh. Có   những chính sách bảo hiểm chiến tranh bao gồm các hành vi khủng bố, nhưng những  người khác cho rằng khủng bố  và chiến tranh là hai loại hiểm họa riêng biệt. Một số  quốc gia có thể yêu cầu các hãng hàng không có bảo hiểm rủi ro chiến tranh trước khi họ  có thể hoạt động trong không phận của họ hoặc sử dụng sân bay của họ. Các ngành công nghiệp trong lĩnh vực hàng không và hàng hải có thể  có nhiều lựa  chọn bảo hiểm chiến tranh cụ thể hơn để  đáp ứng nhu cầu cụ  thể  của họ. Ví dụ, bảo  hiểm rủi ro chiến tranh có thể  bồi thường cho chủ tàu về  toàn bộ  chi phí của tàu trong   trường hợp chính phủ thu giữ tàu. Nếu các hoạt động chiến tranh buộc tàu bị tạm giam,  bảo hiểm rủi ro chiến tranh có thể bao gồm thời gian mất mát đó.  2.5.1.3. Điều khoản loại trừ. Một điều khoản loại trừ  chiến tranh trong một chính sách bảo hiểm cụ thể  không   bao gồm bảo hiểm cho các hành vi chiến tranh như xâm lược, nổi loạn, cách mạng, đảo  chính quân sự  và khủng bố. Một điều khoản loại trừ  chiến tranh trong một hợp đồng  bảo hiểm đề cập đến việc bảo vệ cho một công ty bảo hiểm, những người sẽ không có   nghĩa vụ  trả  tiền cho các tổn thất do các sự  kiện liên quan đến chiến tranh gây ra. Các   công ty bảo hiểm thường loại trừ các rủi ro về bảo hiểm mà họ  không thể  trả  tiền cho   các yêu cầu bảo hiểm. Điều khoản loại trừ  chiến tranh đã trở  thành một vấn đề  nóng  trong ngành bảo hiểm sau ngày 11/9/2001, các vụ tấn công khủng bố  tại thành phố  New  York và Washington DC Trước các vụ tấn công, hầu hết các điều khoản loại trừ  chiến  tranh chỉ  áp dụng đối với trách nhiệm giả  định hợp đồng. người và tổ  chức không thể  chịu trách nhiệm khác liên quan đến chiến tranh. Tuy nhiên, sau ngày 11 tháng 9, các loại   trừ "chiến tranh và khủng bố" đã mở  rộng phần chiến tranh của việc loại trừ vượt quá   trách nhiệm giả  định hợp đồng đã nhanh chóng được thêm vào chính sách trách nhiệm 
  17. pháp lý. Sự  phát triển này mở  rộng phạm vi của điều khoản loại trừ  chiến tranh, hiện  được coi là tiêu chuẩn, bất kể khủng bố có được bảo hiểm hay loại trừ trong chính sách  hay không. Hai yếu tố  chính đòi hỏi phiên bản hiện tại của loại trừ  chiến tranh: các công ty   bảo hiểm không có khả  năng đánh giá phí bảo hiểm để  trang trải rủi ro chiến tranh và  nhu cầu cho các công ty bảo hiểm tự bảo vệ mình trước thảm họa tài chính thảm họa.   Nếu các công ty bảo hiểm tư  nhân cho rằng sự  cố  rủi ro bình thường đối với dịch vụ  quân sự trong thời chiến tranh dưới mức phí bảo hiểm thông thường, họ có thể sẽ bị phá   sản. _ Phá vỡ 'Điều khoản loại trừ chiến tranh': Bởi vì hầu hết các công ty bảo hiểm sẽ  không thể duy trì được dung môi, hãy để lợi nhuận một mình, nếu một hành động chiến  tranh đột ngột giới thiệu chúng với hàng ngàn hoặc hàng triệu tiền bồi thường, tự động,  chủ nhà, người thuê nhà, tài sản thương mại và chính sách bảo hiểm nhân thọ thường có   điều khoản loại trừ chiến tranh. Tuy nhiên, các thực thể phải đối mặt với nguy cơ chiến   tranh đáng kể, chẳng hạn như các công ty ở các nước không ổn định chính trị, có thể mua  một chính sách bảo hiểm rủi ro chiến tranh riêng biệt. Các công ty bảo hiểm thường sẽ  không bao gồm các thiệt hại do chiến tranh gây ra vì lý do rõ ràng. Thứ nhất, nếu chiến   tranh nổ ra ở một quốc gia, nó có thể gây ra một lượng lớn thiệt hại có khả năng phá sản   công ty bảo hiểm nếu nó bị móc để trang trải những thiệt hại đó. Hơn nữa, nếu một cá  nhân được bảo hiểm quyết định tham gia quân đội và đi đến chiến tranh, họ  tự  nguyện  đặt mình vào một nguy cơ  cao hơn nhiều khi bị tàn tật hoặc bị  giết. Kết quả  là, nhiều   chính sách đời sống và khuyết tật không bao gồm tổn thất từ chiến tranh. 2.5.2. Bảo hiểm rủi ro, bắt cóc và chiếm đoạt.  Cũng như rủi ro chiến tranh, rủi ro bắt cóc và chiếm đoạt máy bay cũng bị loại trừ  ra khỏi hợp đồng bảo hiểm thông thường và được bảo hiểm riêng với điều kiện đặc   biệt. 2.5.3. Bảo hiểm mất khả năng sử dụng. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho HHK phần thu nhập bị mất do máy bay bị tai   nạn bất ngờ  ngừng bay để  sữa chữa. Loại bảo hiểm này chỉ  áp dụng cho trường hợp 
  18. máy bay bị tổn thất bộ phận. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm không được  hưởng quyền bồi thường này vì họ đã đươc bồi thường trong bảo hiểm thông thường. 
  19. Ví dụ 1: MH 370­ Malaysia Airlines: Lộ  trình bay Kualumpur – Bejjing với loại máy bay  Boeing 777, chở  239 người tổng cộng trên chuyến bay đã mất tích. Thảm họa đã khiến   các   hãng   bảo  hiểm   chi   trả   490   triệu   USD.   Mặc   dù   máy   bay  MH   370  của   Malaysia   Airlines vẫn chưa tìm thấy nhưng hãng bảo hiểm Lloyds của LonDon đã bắt đầu trả tiền  bồi thường, ước tính hơn 119 triệu USD. Hiện nay Lloyds và các hãng thành viên đang theo dõi sát sao những diễn biến xung   quanh định vị chiếc MH370. Nếu chiếc máy bay này biến mất không vì tấn công khủng   bố, Lloyds xác định sẽ phải trả thêm 20% chi phí tìm kiếm máy bay.
  20. Ví dụ 2: MH17 – Malaysia Airlines Lộ trình: Amsterdam đến Kuala Lumpur  Loại máy bay: Boeing 777 Số người trên chuyến bay: 298 Ngày rơi: 17/07/2014 Địa điểm rơi:  Donetsk, Ukraine Mức bồi thường của các hãng bảo hiểm lên đến 600 triệu USD. Số  tiền mà hãng   này   bồi   thường   phải   tuân   thủ   thõa   thuận   về   hàng   không   quốc   tế   thuộc   công   ước   Montreal, với mức tối đa khoảng 170.000 USD/ hành khách.
nguon tai.lieu . vn