Xem mẫu

  1. PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU   Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác  nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.  Theo nghĩa rộng, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả  những gì do  con người sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng  như  mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn  ngữ, chữ  viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ  thuật,   những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử  dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự  tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài  người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của  sự sinh tồn”. Văn hóa có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một  quốc gia, đặc biệt đối với thời kỳ  hiện nay, trong thời đại 4.0 với sự  phát  triển  chóng   mặt  của  công  nghệ,   trong   đó  phải  kể   đến  sự  phát   triển  của   Internet. Internet chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1996 và ngày càng  phát triển với tốc độ khá nhanh. Ai cũng biết rằng, ngày nay Internet mang lại   nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Internet giúp mở rộng tầm nhìn, mở  mang kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu, học hỏi, trao đổi  thông tin; đồng thời giúp mọi người trên toàn thế giới có thể rút ngắn khoảng  cách để xích lại gần nhau hơn. Bởi vì internet được ví như là "bộ óc của toàn   nhân loại". Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ, cơ sở hạ tầng và  mở rộng phạm vi hoạt động của internet thì các vấn đề liên quan đến Internet  cũng không ngừng phát triển cả  về  dịch vụ  lẫn về  mặt nội dung. Trong số  các dịch vụ  internet phát triển trên mạng toàn cầu thì dịch vụ  Trò chơi trực  tuyến  (Game online)  đã và đang thu hút hàng triệu người tham gia, trong đó  đối tượng nhiều nhất là thanh thiếu niên. Dịch vụ Game online tại Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển vào  1
  2. khoảng thời gian đầu năm 2003. Tính đến thời điểm này thì dịch vụ  Game  online cũng đã trải qua hơn 7 năm phát triển và hiện nay thị trường này đang  là sản phẩm kinh doanh hấp dẫn đối với các nhà cung cấp dịch vụ  nói trên.  Game online là một trong những nhu cầu vui chơi, giải trí của cuộc sống hiện  đại nhất là đối với giới trẻ; là một hình thức giả trí mới mang tính tư duy và  công nghệ cao; đó cũng là quy luật tự nhiên trong xã hội có nền khoa học phát   triển. Do đó, sự phát triển của Game online cũng là nhân tố kích thích sự sáng  tạo của con người và góp phần làm phong phú thêm văn hóa giải trí trong xã   hội hiện đại. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nắm được cách vận hành và  quản lý Internet nói chung và dịch vụ  Game online nói riêng sao cho tốt nhất  để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, trao đổi thông tin và giải trí của con   người. Bên cạnh những hữu ích là một trò chơi giải trí mang tính tư  duy và  công nghệ  cao thì hiện  nay Game online  cũng đang trở  thành  “con  dao hai   lưỡi”.  Nó làm lãng phí thời gian, tiền bạc, làm băng hoại về  đạo đức, lối   sống của một số thanh thiếu niên và làm chôn vùi ước mơ, hoài bão của tuổi   trẻ... thậm chí lấy đi cả  tính mạng của một số  đối tượng do lạm dụng quá  mức trò chơi giải trí này. Đây chính là hồi chuông cảnh báo, thách thức cho   các nhà chức trách, các cơ  quan quản lý Nhà nước cũng như  cho toàn xã hội   về vấn đề này. Trước thực trạng trên, Bộ  Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ  Thông tin   và Truyền thông) đã đưa ra nhiều quy định liên quan nhằm hạn chế tối đa do  Game  Online  gây   ra  như:   hạn  chế  giờ   mở  cửa  của  các   điểm   kinh  doanh  Internet công cộng, cụ  thể  là các nhà cung cấp dịch vụ  Game Online bị  giới  hạn giờ  chơi từ  06h đến 23h chứ  không có bất cứ  giới hạn nào như  trước  đây. Bên cạnh đó, các cơ  quan chức năng tại địa phương cũng đã thành lập   Đội kiểm tra liên ngành về  Internet nhằm tăng cường sự  kiểm tra, giám sát,  chấn chỉnh và xử  lý những vi phạm của các đơn vị, cá nhân trong quá trình  hoạt động kinh doanh về  internet. Song, trên thực tế  việc quản lý trong lĩnh   2
  3. vực Internet hiện nay vẫn còn lỏng lẻo, đặc biệt là về giờ giấc, nội dung, xử  lý hành chính chưa nghiêm minh... dẫn đến từ  một trò chơi giải trí đầy tính  sáng tạo lại trở nên phản tác dụng và trở thành một tệ nạn của xã hội. Chính vì các vi phạm của các đơn vị, cá nhân kinh doanh dịch vụ   Game  online  không ngừng gia tăng và sự  quản lý của cơ  quan quản lý Nhà nước  thiếu chặt chẽ  đã dẫn đến các vi phạm  ấy ngày càng phát sinh và những hệ  lụy khôn lường cho xã hội ngày càng khó kiểm soát hơn, nhất là các hành vi  của giới trẻ. Trước thực trạng hoạt động dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí đã   và đang phát triển không ngừng, đòi hỏi cơ  quan quản lý Nhà nước phải   nghiên cứu, tìm ra cách quản lý tối  ưu nhất để  đưa dịch vụ  này đi vào hoạt  động nền nếp và có hiệu quả hơn. Do vậy, tôi chọn đề tài “Giải quyết tranh   chấp giữa tổ  chức A với đơn  vị  B  ở  huyện  C  trong lĩnh vực hoạt động   Internet” để làm tiểu luận cuối khoá lớp “Bồi dưỡng kiến thức quản lỷ Nhà   nước chương trình chuyên viên – Lớp K2A­2020”. Mặc dù bản thân tôi có nhiều cố gắng tìm hiểu, thu thập thông tin, căn  cứ pháp lý để làm đề tài nói trên sao cho cụ thể và có t ính khoa học nhất, song  do trình độ và văn bản quy pháp luật liên quan được ban hành vẫn còn nhiều  hạn chế nên bài tiểu luận này sẽ  không tránh khỏi những sai sót. Kính mong  quý thầy cô góp ý, chỉnh sửa, bổ sung để  bài tiểu luận được hoàn thiện hơn   cũng như  bản thân tôi có thêm những kiến thức, kinh nghiệm giải quyết tốt  hơn trước những vấn đề phát sinh trong thực tế công tác trong thời gian tới. 3
  4. PHẦN 2: NỘI DUNG I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Theo quy định tại Khoản 3, Điều 11 Thông tư liên tịch số  60/2006/TTLT­  BVHTT­BBCVT­BCA ngày 01/06/2006 của Bộ Văn hóa thông tin, Bộ Bưu chính   viễn thông và Bộ  Công an về  quản lý Trò chơi trực tuyến   (Game  Online) thì:  “Chỉ được cung cấp dịch vụ  Trò chơi trực tuyến  ở  các địa điểm cách cổng ra   vào của các trường học (từ  mẫu giáo đến phổ  thông trung học) tối thiểu 200   mét, không phân biệt trường đó thuộc địa phương nào”. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những địa điểm kinh doanh internet trong đó  dịch vụ  Game online không đảm bảo khoảng cách theo quy định. Thời gian gần  đây, tại huyện C đã xuất hiện rất nhiều hiện tượng học sinh bỏ học, không vâng  lời bố mẹ, trốn gia đình đến các tụ điểm Internet công cộng chơi  Game, bỏ  ăn,  ngủ, học hành, sức khỏe bị  suy giảm nghiêm trọng và thậm chí tốn khá nhiều  công sức cũng như tiền bạc, gây nên các vấn đề khó khăn trong quản lý học sinh  của  nhiều  trường học, gây trở  ngại trong  vấn đề  dạy con của các bậc phụ  huynh. Một trong những trường hợp vi phạm khoảng cách điển hình vừa xảy ra  trên địa bàn huyện C thuộc thành phố  D là: Tổ  chức A có địa điểm kinh doanh  dịch vụ trò chơi trực tuyến đã vi phạm khoảng cách so với trụ sở của đơn vị B.  Trong đó, khoảng cách giữa cổng chính của tổ  chức  A  so với cổng chính của  đơn vị  B là dưới 200 mét, còn tính từ  cổng phụ  thì khoảng cách chỉ   ở  mức  khoảng 50 mét. Tại   điểm   a,   khoản   2,   điều   35   của   Nghị   định   số   56/2006/NĐ­CP   ngày  06/06/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa  ­thông tin thì: “Kinh doanh trò chơi điện tử   ở  điểm cách trường học dưới 200   mét bị  phạt tiền từ  500.000 đồng (Năm trăm ngàn đồng) đến 2.000.000 đồng   (Hai triệu đồng)”. Tuy nhiên, tôi nhận thấy việc áp dụng quy định xử lý vi phạm  hành chính vào thực tế chưa thực sự hiệu quả và cũng chưa giải quyết được gốc   4
  5. rễ của vấn đề. Như  chúng ta đã biết, bản thân  Game online  (Trò chơi trực tuyến)  chứa  đựng những hoạt động của con người, bất chấp cả tuổi tác, giới tính hay địa vị  xã hội. Cũng như  bất kỳ  các hoạt động kinh doanh nào, nếu không có sự  kiểm  soát, hướng dẫn cụ thể theo quy định của pháp luật cũng sẽ gây sự bất ổn trong   xã hội. Trò chơi trực tuyến là một dạng thức mới của vui chơi giải trí, một sự  phát triển tự nhiên trong kỷ nguyên kinh tế trí thức và công nghệ thông tin, song  nó có thể  dẫn tới chứng nghiện nếu chúng ta lạm dụng nó. Việt Nam là một   trong những đất nước trên thế giới đi sau về lĩnh vực này nên đất nước ta có thể  học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác. Chúng ta cần phải  nắm được cách vận  hành và quản lý nó theo hưởng tốt nhất để  có thể  đáp  ứng được  nhu cầu vui  chơi, giải trí và học tập của con người. Chính vì thế  tôi mạnh dạn chọn đề  tài  này để đưa ra một số giải pháp phù hợp giải quyết tình huống trên. II. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Đối với tình huống xử  lý vi phạm này, ta phải xét trường hợp: địa điểm  kinh doanh dịch vụ Internet (của tổ chức A) đã được cấp phép hoạt động trước   khi các quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi trực tuyến được ban hành. Bên cạnh đó, trước thực trạng hoạt động kinh doanh Trò chơi trực tuyến  trên địa bàn thành phố D đang diễn biến phức tạp và len lỏi đến từng khu dân  cư, đồng thời việc quy định việc kinh doanh Internet công cộng phải cách xa  trường học là từ  200 mét trở  lên cũng đang còn nhiều bất cập. Điều này chứng  tỏ mức độ quan tâm và tính cấp bách trong việc giám sát sự phát triển và quản lý  dịch vụ trò chơi trực tuyến. Do đó cần xác định mục tiêu cụ thể như sau: 1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước Nhằm tăng cường công tác quản lý đối với việc kinh doanh Trò chơi trực   tuyến, đề  ra những giải pháp vừa mang tính giáo dục, thuyết phục vừa kiên  quyết răn đe giúp chủ  kinh doanh nhận thức, hiểu biết và chấp hành đúng chủ  trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời đáp  ứng nhu  5
  6. cầu giải trí và học tập của con người. Giải quyết hài hòa các lợi ích của nhà nước, tập thể  và cá nhân. Với tư  cách là một cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương, để giải quyết các tồn tại   xung quanh vấn đề địa điểm kinh doanh Trò chơi trực tuyến, trong thời gian sớm  nhất.  Phòng Văn hóa  Thông tin và Truyền thông  huyện  sẽ  kiến nghị, trao đổi,  phối hợp với các cơ  quan có thẩm quyền để  đi đến thống nhất trong việc đảm   bảo cho các đơn vị kinh doanh trò chơi trực tuyến kinh doanh theo đứng quy định  về khoảng cách so với cổng trường học. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và tính nghiêm minh của pháp luật. 2. Đối với chính quyền địa phương Cần  tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ  đạo đối với  cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn  mình quản lý. Từ nội dung đơn thư  phản ảnh của nhân dân, các cơ  quan chức năng cần  tiếp tục quan tâm hơn nữa đến đời sống văn hóa, tinh thần sao cho mọi hoạt  động này có nền nếp hơn phù hợp với đường lối, chủ  trương định hướng phát  triển văn hóa, giáo dục nhằm bài trừ  các tệ nạn xã hội trên địa bàn dân cư  gắn   với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sổng văn hóa”. 3. Đối với cơ sở kinh doanh Nâng cao ý thức của cơ  sở  kinh doanh trong việc chấp hành các quy định  pháp luật. Trong tổ chức kinh doanh cần thể hiện  trách nhiệm và đạo đức nghề  nghiệp, không vì lợi nhuận trước mắt mà bất chấp không tuân thủ  các quy định  của pháp luật, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đạo đức lối sống và trật tự an toàn  xã hội trên địa bàn kinh doanh. III. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ 1. Nguyên nhân 1.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước Sự  yếu kém trong công tác quản lý nhà nước: Công tác quản lý nhà nước  6
  7. thiếu sự đồng bộ, chồng chéo và thậm chí còn vô hiệu hóa lẫn nhau. Công tác thanh tra, xử lý tệ nạn xã hội của cơ  quan chức năng có nơi, có   lúc chưa kiên quyết, triệt để, đôi lúc còn "nhẹ  tay" và không thường xuyên nên  các đơn vị, cá nhân kinh doanh internet vẫn ngang nhiên hoạt động và bất chấp  dư luận xã hội. Hệ  thống văn bản quy phạm pháp luật đối với việc quy định trong lĩnh  vực kinh doanh trò chơi trực tuyến còn nhiều bất cập. 1.2. Đối với chính quyền địa phương Công tác quản lý kiểm tra, nắm bắt địa bàn của Công an khu vực và Tổ  kiểm tra liên ngành thiếu sâu sát, chưa hướng dẫn kịp thời để chủ doanh nghiệp  nhận thức trách nhiệm của mình trong quá trình tổ chức kinh doanh. Khi nhận được ý kiến phản ánh của người dân, chính quyền địa phương   còn nể  nang, chưa kiên quyết trong xử  lý, để  tình trạng kinh doanh gây mất an   ninh trật tự  kéo dài, đặc biệt là gây  ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và   kết quả học tập của các đối tượng thanh thiếu niên. Mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo địa phương. 1.3. Đối với chủ cơ sở kinh doanh Sự  hiểu biết về  pháp luật của một số  chủ  hộ  kinh doanh còn hạn chế.   Một bộ phận chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ internet hám lợi, thiếu tôn trọng pháp  luật. Đa phần họ viện cớ là không biết đến quy định này. Trong số  rất nhiều quy định ràng buộc dành cho hoạt động kinh doanh   Internet công cộng, có một số quy định luôn gây tranh cãi, băn khoăn... đối với cả  người quản lý nhà nước lẫn người kinh doanh. 2. Hậu quả 2.1 . Đối với bản thân người chơi Chơi game nhiều giờ  sẽ   ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe: Theo  thống kê của viện nghiên cứu khoa học Cali (Mỹ), người ngồi máy tính thường  xuyên trên 2 giờ có thể sẽ bị các căn bệnh như: cao huyết áp, mắt giảm thị lực,   7
  8. da bị  khô, nhiều nếp nhăn và tàn nhan, giảm sức đề  kháng... Chưa kể  nếu bạn  ngồi máy tính không đúng tư thế cũng sẽ có nhiều vấn đề xảy ra cho cơ thể bạn  như   mỏi   lưng,   mờ   mắt,   cong   vẹo   cột   sống...Nếu   ngồi   bên   máy   tính   quá   5  giờ/ngày sẽ  khiến tinh thần, sức đề  kháng bệnh tật, hoạt động của tim đều bị  suy giảm tối thiểu là 10%. Người chơi game online thường xuyên tiếp xúc với  máy tính, nhiều khi lên đến hơn 10h/ngày, thường không tránh khỏi  ảnh hưởng  đến sức khỏe, nhiều trường hợp người chơi do ngồi quá lâu trước máy tính đã  dẫn tới tình trạng tử vong. Ngoài   ra,  chúng  còn  khiến  bản  thân  người  chơi  học   hành  sa  sút:  Một  nghiên cứu chỉ ra rằng trong 10 học sinh nghiện game, thì chỉ có 1/10 đạt kết quả  trung bình trong học tập, còn lại đều đạt kết quả dưới trung bình. Điều này cho   thấy rằng game online  ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả  học tập. Chúng ta ai  cũng chỉ  có 24h/ngày, một lẽ  đương nhiên, khi bạn dành nhiều thời gian cho  game thì thời gian dành cho học tập sẽ bị cắt giảm. Không những thế, nhiều người chơi còn mất dần khả năng giao tiếp: Tuy  đa số game online có hỗ trợ hệ thống chat để trò chuyện hay kết bạn trực tuyến   trong khi chơi game. Nhưng rõ ràng bạn không hề giao tiếp thực trong đó. Tất cả  đều là những mối quan hệ ảo. Bạn cũng ít có thời gian giao tiếp với người thân  trong nhà do hầu hết tâm trí và thời gian đều tập trung vào game online. Bạn sẽ  không thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp do quen với những ký tự viết tắt, các ngôn   ngữ giao tiếp trong game. Có thể sẽ tới lúc bạn không thể phát ngôn một câu nói  hoàn chỉnh. 2.2 . Đối với xã hội Dĩ nhiên đây là một lĩnh vực khá nóng bỏng hiện nay được cơ  quan ngôn  luận đưa tin phản ánh rất nhiều về  những tác động tiêu cực của trò chơi trực   tuyến và tôi đã xem được một số ý kiến của chuyên gia tâm lý cũng như các bậc  phụ  huynh về  vấn đề  này. Tình  trạng  thanh thiếu niên bỏ  học, ham  chơi, học  hành sa sút,  sức khỏe suy giảm do chơi game online liên tục trong nhiều giờ,  8
  9. nhiều ngày... đang ngày một gia tăng đã gây nhiều bức xúc trong xã hội. Riêng  bản thân tôi xin nêu lên vấn đề  này để  chúng ta có thể  nhận định: Việc tiếp  nhận một luồng văn hoá mới luôn có hai mặt của nó. Nếu càng cấm đoán thì  càng thôi thúc những người chơi (Gamers) hiếu kỳ tìm hiểu và sự  việc sẽ  càng  trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, việc quy định khoảng cách trong lĩnh vực kinh doanh Internet  công cộng phải cách xa trường học từ 200m trở lên là chưa sát hợp với thực tế.   Bởi nếu quy định khoảng cách như  vậy sẽ khó khăn trong công tác quản lý đối  với nhà trường cũng như  sự  quản lý của gia đình, đồng thời còn tạo điều kiện  cho các em học sinh dễ dàng bỏ học tìm đến các tiệm internet vui chơi.  2.3. Đối với lĩnh vực an ninh trật tự Game online rất dễ  gây nghiện, nó khiến cho bản thân người chơi quên   rằng họ  đang còn rất nhiều các công việc khác phải hoàn thành.  Những người  nghiện game luôn đắm chìm vào không gian của trò chơi, thậm chí  ảo tưởng  mình là nhân vật trong trò chơi. Sự lệch lạc về tinh thần của người nghiện  game  online  và hậu quả  mà nó để  lại là khôn lường, đặc biệt là đối với các điểm  Internet công cộng gần các trường học. Điều này sẽ  dẫn đến tình trạng các em  học sinh trốn học, trốn gia đình đến các tụ  điểm Internet công cộng chơi game,  bỏ  ăn, ngủ, học hành và thậm chí trộm  tiền,  đồ  dùng  sinh hoạt trong nhà,  hay  thậm chí là giết người, cướp của đang diễn ra rất phức tạp. Nhiều nghiên cứu  cho thấy những người hay chơi điện tử thường bị ám ảnh và gặp những vấn đề  về   thần  kinh  hơn  những  người  không  chơi  game.  Trẻ   em  hay  chơi  điện  tử  thường khó kiểm soát được tâm lý, khó hòa nhập vào xã hội và nếu để lâu sẽ trở  thành người nghiện game. Một số  dấu hiệu cảnh báo bao gồm mất tập trung,  giấc ngủ thường bị gián đoạn, hay lo âu, giận dữ vô cớ, và bị ám ảnh. Đã có trường hợp vì cần tiền chơi game, anh họ  học lớp 8 bắt cóc tống  tiền và giết cậu em họ  đang là học sinh mầm non... Có vụ  án xảy ra do mâu   thuẫn giữa các băng nhóm trên diễn đàn game dẫn đến xích mích, đánh nhau. Có  9
  10. yếu tố tiềm  ẩn nguy cơ của nạn cờ bạc từ   game online. Cụ  thể, trong hầu hết  nội  dung game online  đều có yếu tố  ganh đua, thắng thua giữa các  game  thủ,  giữa các băng nhóm với nhau... để dễ  “thanh toán” theo kiểu giang hồ giữa các  băng nhóm với nhau hơn gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý an ninh trật  tự tại địa phuơng. IV. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT Sau khi tiến hành kiểm tra và lập biên bản đối với cơ  sở vi phạm, căn cứ  theo các văn bản quy phạm pháp luật được quy định từng lĩnh vực ngành nghề,   Đội kiểm tra internet liên ngành xây dựng 3 phương án như sau: 1. Phương án 1: (Phương án lựa chọn trong xử lý tình huống) Đội kiểm tra liên ngành đã mời chủ  cơ  sở  lên làm việc. Xét thấy cơ  sở  kinh doanh vi phạm hành chính lần đầu, chưa vi phạm về tệ nạn xã hội và ảnh   hưởng về sức khoẻ. Kinh doanh đúng với thời gian quy đinh. Đội kiểm tra liên  ngành xử  lý hành chính theo mức bình quân (Lấy mức phạt cao nhất cộng với   mức thấp nhất rồi chia đôi) Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 35 Nghị  định số  56/2006/NĐ­CP  ngày 06/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn  hóa ­ thông tin thì: Kinh doanh trò chơi điện tử ở địa điểm cách trường học dưới  200m bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài hình thức xử phạt hành chính nêu trên, Đội kiểm tra liên ngành còn  đề nghị chủ cơ sở nghiêm chỉnh thực hiện đúng các thủ tục giấy phép về ngành  nghề  kinh doanh trong thời gian chậm nhất là 30 ngày. Đội kiểm tra liên ngành  có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cơ sở kinh doanh chấp hành. 2. Phương án 2: (Hình thức xử phạt tăng nặng) Nếu cơ  sở  kinh doanh tái phạm nhiều lần, có hành vi  trốn  tránh hoặc  không hợp tác với cơ quan chức năng. Lỗi vi phạm liên quan đến tệ nạn xã hội,   ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và sức khoẻ, thì phương án lựa chọn sẽ  xử  phạt theo mức phạt cao nhất và có thể bị  truy cứu trách nhiệm hình sự  nếu gây  10
  11. ra hậu quả nghiêm trọng. 3. Phương án 3: (Kiến nghị) Để giải quyết các tồn tại xung quanh vấn đề  về  địa điểm kinh doanh trò   chơi trực tuyến, Phòng Văn hóa Thông tin và Truyền thông huyện C kiến nghị  UBND huyện chỉ  đạo các cơ  quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy  chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet phải xem xét quy định về  địa  điểm kinh doanh hoặc trao đối với cơ  quan quản lý nhà nước chuyên ngành về  Internet trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đảm bảo các đại lý   Internet kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Bởi trên thực tế, cơ  quan   nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không xem   xét đến quy định về địa điểm được kinh doanh trò chơi trực tuyến theo quy định  khi cấp Giấy chứng nhận do đó đã cấp một số  Giấy chứng nhận đăng ký kinh   doanh đại lý Internet không đảm bảo quy định về khoảng cách. Nếu Phòng Văn  hóa Thông tin và Truyền thông xử  lý vi phạm hành chính đối với những trường  hợp này thì không đảm bảo tính thuyết phục và nghiêm minh vì địa điểm kinh  doanh được xác định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do cơ  quan  quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp, nhưng khi tiến hành kinh doanh tại địa  điểm cho phép thì lại bị một cơ quan khác cũng thực hiện chức năng quản lý nhà   nước xử lý vi phạm hành chính vì địa điểm kinh doanh không đảm bảo khoảng   cách theo quy định. Hơn nữa, quy định tại điều 35 của Nghị định số 56 không có  hình thức xử  phạt buộc di dời địa điểm kinh doanh hoặc thu hồi Giấy chứng   nhận đăng ký kinh doanh, do đó không đảm bảo giải quyết được vấn đề  một   cách thuyết phục và triệt để. Nếu Phòng Văn hóa Thông tin và Truyền thông xử  lý vi phạm hành chính về địa điểm kinh doanh theo quy định thì sẽ dẫn đến tình   trạng khiếu kiện kéo dài. V. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN 1. Các bước thực hiện Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh. 11
  12. Buớc 2: Mời chủ cơ sở kinh doanh đến văn phòng Đội kiểm tra liên ngành  làm việc để  xác định lỗi vi phạm, lắng nghe cở  sở  trình bày ý kiến và bổ  sung   giấy tờ liên quan (nếu có). Buớc 3: Lập báo cáo đề xuất ra quyết định xử phạt. Bước 4: Căn cứ  vào đề  xuất của Đội kiểm tra Internet liên ngành, Phòng  Văn hóa Thông tin và Truyền thông ban hành quyết định xử phạt hành chính. Bước 5: Triển khai quyết định xử  phạt hành chính, phối hợp với chính   quyền địa phương theo dõi quá trình chấp hành quyết định của đương sự. 2. Thời gian thực hiện:  Giải quyết và xử  lý triệt để  trong khoảng thời   gian từ 15­20 ngày, tối đa 30 ngày. 3. Cơ  quan, cá nhân chịu trách nhiệm giải quyết, cơ  quan, cá nhân  phối hợp thực hiện. ­ Cơ quan chịu trách nhiệm: Phòng Văn hóa thông tin huyện. ­ Cơ quan, cá nhân phối hợp: Phòng Văn hóa thông tin huyện phối hợp với   Ban Công an xã, công chức văn hóa xã, chính quyền thôn nơi xảy ra vi   phạm. 4. Thuận lợi và khóa khăn 2.1 Thuận lợi Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò văn hóa trong quá trình xây  dựng và phát triển đất nước, ban hành những chính sách chiến lược phát  triển  văn hóa bền vững gắn với công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, được thể hiện  một cách cụ  thể, rõ ràng trong những văn bản pháp luật theo  trình tự  thời gian,  phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Ý thức trách nhiệm của người dân đóng vai trò tích cực và không thể thiếu  trong việc ngăn ngừa, phòng chống tệ nạn xã hội. Do vậy, cần nêu gương điển   hình tiên tiến và kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia   trong phong trào giữ gìn trật tự, an ninh khu phố và bảo vệ tổ quốc. 2.2. Khó khăn 12
  13. Các quy định xử  phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi trực  tuyến chưa đủ  mạnh, chưa thể  hiện tính nghiêm khắc, mức xử  phạt chưa đủ  tính răn đe nên vi phạm vẫn tiếp tục gia tăng. Có một số cơ sở kinh doanh chấp   nhận nộp phạt và tiếp tục vi phạm vì “món  hời” lợi nhuận khá cao. Hầu như  việc xử  lý vi phạm mới chỉ  dừng lại  ở  mức “hình thức”, phạt rồi lại cho phép   hoạt động hoặc chỉ  tiến hành theo phong trào kiểu “bắt cóc bỏ  dĩa”, “nước đổ  đầu vịt” đã dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật. Theo quy định tại khoản 3 điều 11 Thông tư  liên tịch số  06/2006/TTLT­  BVHTT­  BBCVT­BCA  ngày 01/6/2006 của Bộ  Bưu  chính viễn thông và Bộ  Công an về  quản lý trò chơi trực tuyến  (Game online) thì: “Chỉ  được cung cấp   dịch vụ trò chơi trực tuyến ở các địa điểm cách cổng ra vào của các trường học   (từ  mẫu  giáo  đến  phổ   thông  trung  học)  tối  thiểu  200  mét,  không  phân  biệt   trường đó thuộc địa phương nào.  Tuy nhiên, trên thực tế  vẫn còn những địa  điểm kinh doanh trò chơi trực tuyến không đảm bảo khoảng cách theo quy định  mà nguyên nhân là: Phần lớn các địa điểm kinh doanh không đảm bảo khoảng  cách theo quy định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trước thời  điểm Thông tư số 06 nói trên ra đời và chỉ một số ít được cấp giấy chứng nhận   đăng ký kinh doanh sau thời điểm Thông tư số 06 ra đời. Rõ ràng là với những quy định không thống nhất, không cụ  thể, chồng   chéo lẫn nhau như vậy đã tạo ra những kẽ hở và bất cập trong quá trình thực thi,  dẫn đến pháp luật được đưa ra kém hiệu quả khi triển khai. PHẦN 3: KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN 1. Kiến nghị Rà soát lại hệ  thống các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc  quản lý trò chơi trực tuyến để  kịp thời sửa đổi, bổ  sung, điều chỉnh hoàn thiện   13
  14. phù hợp với tình hình mới. Trong các điều khoản về xử phạt vi phạm hành chính  cần tính đến các mức phạt đủ sức răn đe nhằm tránh việc tái vi phạm của các cơ  sở kinh doanh dịch vụ. Tổ chức và sắp xếp lại bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, có cơ  chế  và chính sách thu hút những cán bộ có tâm huyết. Kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh   tra, kiểm tra, giám sát của ngành chức năng, đảm bảo đủ  về  số  lượng lẫn chất   lượng sao cho hoạt động có hiệu quả.  Tăng cường bồi dưỡng kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn, nhất là  về  lĩnh  vực  công nghệ  thông tin.  Thường xuyên tổ  chức các lớp tập huấn về  chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức phụ trách về  văn hóa trên địa   bàn để  nâng cao trình độ, hiểu biết, kịp thời cập nhật các các văn bản, chỉ  đạo  của Trung  ương, của thành phố. Tăng đầu tư  ngân sách và kinh phí hoạt động,  tạo điều kiện trang thiết bị  đáp  ứng công tác quản lý, thanh kiểm tra đạt hiệu  quả. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các ngành   có liên quan như: Công an, Lao động ­ Thương binh và Xã hội, Văn hóa ­ Thể  thao và Du lịch, chính quyền địa phương các cấp... Tập trung tăng cường kiểm   tra đối với các cơ  sở  kinh doanh có những biểu hiện vi phạm, có đơn thư  phản   ánh của quần chúng nhân dân kết hợp có biện pháp xử  lý nghiêm khắc đối với   các cơ sở tái phạm nhiều lần. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên , báo  cáo định kỳ, đúng tiến độ, không mang tính hình thức tạo tâm lý cho các chủ cơ  sở kinh doanh xem thường và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Xây dựng các Trung tâm thể  thao, các khu vui chơi lành mạnh, thành lập  các câu lạc bộ  thể  thao như: câu lạc bộ  bóng đá, câu lạc bộ  bóng chuyền, câu  lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ  bóng bàn. Tổ  chức các cuộc thi và trao giải thưởng   đối với người chiến thắng để khuyến khích người dân tham gia. Công tác tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của   nhà nước cũng phải đảm bảo thường xuyên, liên tục; đặc biệt là các văn bản chỉ  14
  15. đạo của cấp trên về công tác văn hóa thông tin. 2. Kết luận Như chúng ta đã biết, quản lý nhà nước ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng quản  lý bằng chính sách và pháp luật gắn với công tác giáo dục tư tưởng, vận động và  tuyên truyền. Chính vì thế  việc định hướng về  quản lý sẽ  góp phần rất quan   trọng trong quá trình duy trì sự   ổn định và phát triển bền vững của xã hội. Đối  với việc quản lý trên lĩnh vực về  văn hóa cũng vậy, đó là sự  định hướng kiến   trúc thượng tầng và ở  đây việc định hướng này nằm trong sự  định hướng quản   lý văn hoá của nhà nước, điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp một cách chặt chẽ  từ cơ sở lý luận cho đến thực tiễn. Việc định hướng này được rút ra từ  cả  mặt   tích cực lẫn mặt tiêu cực cũng như các giá trị  văn hóa trong những trò chơi trực   tuyến (game online). Do vậy, theo tôi nên quản lý vấn đề  này theo nguyên tắc   chủ thể và khách thể, hay nói cách khác đó là việc quản lý cả hai đối tượng cung   và cầu. Ngoài việc phải quản lý chặt chẽ các cơ  sở  kinh doanh, cần phải quản   lý cả những đối tượng sử dụng văn hóa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ tương lai. Trò chơi trực tuyến (game online) đã gây ảnh hưởng không tốt đối với sự  phát triển của xã hội và đang gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Tuy nhiên, do  công nghệ thông tin ngày càng phát triển, đặc biệt là tầm quan trọng của nó đối  với sự  phát triển của thời đại, vậy nên khi có vấn đề  nảy sinh phải có những  phản  ứng kịp thời, đưa ra những quy trình quản lý kịp  thời thì mới có thể kiểm  soát nó một cách chặt chẽ và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song, tất cả  những giải pháp đề  xuất nêu  trên  được xem là những giải  pháp tình thế, chúng ta không chỉ chú trọng bề “nổi” mà cần quan tâm hơn nữa  chiều “sâu” vì đây là cách làm hiệu quả, giải pháp căn cơ và bền vững nhất. Xây  dựng  được môi trường giải trí  văn hóa lành mạnh là chúng ta  đã thực hiện  “chống” những hiện tượng phi văn hóa vốn đang diễn biến khá phức tạp trong   xã hội. Vì môi trường văn hóa lành mạnh, vì lợi ích cộng đồng, mỗi cá nhân, mỗi   doanh nghiệp chúng ta phải tôn trọng kỷ  cương phép nước, hãy  ''sống và làm   15
  16. việc theo hiến pháp và pháp luật” nhằm hướng tới một xã hội “dân giàu, nước   mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”./. 16
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bồi dưỡng Quản lý Hành chính Nhà nước: Tập 1, 2 và 3 của Học  viện hành chính quốc gia. 2. Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT­BVHTT­BBCVT­BCA ban hành ngày  01/6/2006 của Bộ Văn hoá ­ Thông tin, Bộ Bưu chính ­ Viễn thông và Bộ Công an   quy định về quản lý trò chơi trực tuyến (Game Online). 3. Nghị định số 56/2006/NĐ­CP ngày 06/06/2006 của Chính phủ về xử phạt  vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa ­ thông tin. 4. Công   văn   số   707/PTTH&TTĐT   ngày   07/09/2010   của   Bộ   Thông   tin   và  Truyền thông ­ Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử v/v thông  báo trò choi trực tuyến ngừng phát hành. 5. Công văn số: 1063/BTTTT­TTra ngày 14/01/2010 của Bộ  Thông tin và  Truyền thông v/v tăng cường thanh tra đại lý Internet,  game online, quản lý thông  tin thuê bao di động trả trước và phát tán tin nhắn rác. 6. Công văn số  2455/BTTTT­PTTH&TTĐT ngày 02/08/2010 của Bộ  Thông  tin và Truyền Thông v/v tăng cường quản lý đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến. 7. Công   văn   số   2558/BTTTT­TTra   ngày  01/09/2010   của  Bộ   Thông   tin  và  Truyền thông v/v chỉ  đạo thanh tra game online, quản lý đại lý Internet, thông tin  thuê bao di động trả trước và phát tán tin nhắn rác. 17
nguon tai.lieu . vn