Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------oOo------ TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ 2 ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH PHÂN BIỆT GIÁ CẤP 1 Sinh viên thực hiện- Nhóm 11 1. Ngụy Quốc Huy 2. Nguyễn Trần Nguyên Khôi 3. Phạm Hoàng Phúc 4. Bùi Ngọc Thành 5. Nguyễn Văn Thành 6. Trần Thục Huyền 7. Nguyễn Thị LanAnh LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế học vi mô là bộ môn cơ sở với những kiến thức căn bản cần thiết đối với mọi sinh viên chuyên ngành kinh tế.Trong đó, đối với phần kiến thức về thị trường độc quyền thì việc xác định các mức giá khác nhau cung ứng là một phần rất quan trọng của các doanh nghiệp.Vì vậy, để góp phần làm rõ ràng hơn và giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức về phân biệt giá, nhóm em đã biên soạn tài liệu này. Nội dung tài liệu gồm hai phần chính.Phần 1 là cơ sở lý thuyết, ở đây chúng em sẽ giới thiệu những vấn đề cơ bản về thị trường độc quyền, các loại phân biệt giá và những vấn đề chi tiết đầy đủ của phân biệt giá cấp 1.Phần 2 sẽ là những ví dụ thực tiễn của phân biệt giá cấp 1. Để biên tập được tài liệu này, chúng em xin cảm ơn vì sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Huỳnh Giao (giảng viên bộ môn kinh tế vi mô của trường Đại học Ngoại thương HCM). Nhóm em tin rằng bài tiểu luận này sẽ giúp cho sinh viên hiểu sâu hơn về chíến lược phân biệt giá cáp 1. Dù đã cẩn trọng và cố gắng để bài tiểu luận ít khiếm khuyết nhất, song chắc chắn không thể tránh nhiều thiếu sót, nhóm rất mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn. CHIÊN LƯỢC PHÂN BIỆT CẤP 1 A.CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Giới thiệu. 1. Thị trường độc quyền là gì? Doanh nghiệp độc quyền là khi doanh nghiệp đó là nhà phân phối duy nhất của một hàng hóa hay dịch vụ. Trong trường hợp không có sự can thiệp của chính phủ, doanh nghiệp độc quyền có quyền tự do đặt ra mức giá mà họ chọn và thường sẽ định giá sao cho lợi nhuận tối đa. Là một doanh nghiệp độc quyền không đồng nghĩa với việc sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp khác. Thị trường độc quyền là thị trường mà một nhà sản xuất (hay một nhóm nhà sản xuất cấu kết với nhau) nắm giữ quyền kiểm soát nguồn cung của một mặt hàng hay dịch vụ, và sự gia nhập ngành đối với những nhà sản xuất mới thường bị hạn chế hoặc ngăn cản. Các doanh nghiệp độc quyền, vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận, định giá cao cho sản phẩm và giới hạn lượng cung hàng hóa, và thường ít hoặc không nhạy cảm với cầu của người tiêu dùng. Vì thế hầu hết các chính phủ cố gắng kiểm soát các ngành công nghiệp độc quyền bằng cách áp đặt các biện pháp kiểm soát giá, chiếm đoạt quyền sở hữu (còn gọi là “quốc hữu hóa”) hay tách doanh nghiệp độc quyền ra thành hai hay nhiều doanh nghiệp canh tranh lẫn nhau. 2. Chiến lược phân biệt giá là gì? - Định nghĩa: Chiến lược phân biệt giá (price discrimination) là một chiến lược mà sẽ đánh các mức giá khác nhau cho người tiêu dùng cho một hàng hóa hay dịch vụ giống nhau. Trong chiến lược phân biệt giá thuần túy, người bán đưa ra mức giá cao nhất mà mỗi người mua sẵn lòng trả. Trong những dạng phân biệt giá thông dụng hơn, người bán sẽ chia khách hàng thành những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định và định mức giá khác nhau cho mỗi nhóm khách hàng. Chiến lược phân biệt giá có giá trị nhất khi lợi nhuận ngoài thị trường cao hơn lợi nhuận từ việc giữ cho thị trường cân bằng. Việc này dựa vào tính co giãn tương đối của cầu trong các thị trường con. Người tiêu dùng ở những thị trường con ít co dãn thường phải mua hàng với giá mắc hơn, trong khi ở thị trường con co giãn lại có mức giá rẻ hơn. Chiến lược phân biệt giá thường xuất hiện trong thương mại. Các ví dụ điển hình là trong các chi phí vé máy bay hay du lịch, coupon, giá có bù (premium pricing), giá dựa theo giới tính… -Điều kiện phân biệt giá: Doanh nghiệp sẽ xác định các phân khúc thị trường khác nhau, như là khách hàng thông thường và khách hàng trong ngành, với những mức độ co dãn giá khác nhau. Các thị trường phải được phân cách với nhau về thời gian, khoảng cách địa lý và mục đích sử dụng. Ví dụ: phần mềm Microsoft Office phiên bản School dành cho các tổ chức giáo dục thì ở mức giá thấp hơn so với những người dùng khác. Các thị trường không thể trùng nhau để những người mua ở mức giá thấp hơn ở thị trường con co giãn giá có thể bán lại sản phẩm ở thị trường ít co giãn giá. Doanh nghiệp độc quyền phải có một quyền độc quyền nào đó để làm chính sách phân biệt giá thêm hiệu quả. - Mục đích phân biệt giá : thu thặng dư tiêu dùng và tối đa hóa lợi nhuận từ hàng hóa/dịch vụ. 3. Các loại chiến lược phân biệt giá: - Chiến lược phân biệt giá cấp 1 hay phân biệt giá hoàn hảo, xảy ra khi doanh nghiệp định ra mức giá cao nhất có thể cho mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu thụ. Bởi vì giá của mỗi đơn vị hàng hóa không giống nhau, doanh nghiệp sẽ thu được tất cả thặng dư tiêu dùng về cho mình. Chiến lược phân biệt giá này hiếm khi được sử dụng. -Chiến lược phân biệt giá cấp 2 xảy ra khi doanh nghiệp đưa ra các mức giá khác nhau cho các số lượng tiêu thụ khác nhau, ví dụ như chiết khấu thương mại cho các đơn hàng bán sỉ. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn