Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ =============== TIỂU LUẬN Kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa­ Xu hướng kinh tế mới của Việt Nam Sinh viên: Phạm Thị Ngọc Trang MSV:1414410242 Lớp/Ngành/Khóa: Anh5/KTQT/K53 \ GV hướng dẫn:Ths. Đặng Hương Giang 1 Hà Nội­2014 I.Phần mở đầu: 1.Lí do chọn đề tài: Với tiền thân là nền kinh tế phong kiến lạc hậu, trì trệ, lại phải chống chịu với hai cuộc chiến tranh giữ nước khốc liệt, nền kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu lại càng khó theo kịp xu hướng kinh tế của thế giới. Sau khi giành được độc lập, bắt đầu từ cơ sở kinh tế lạc hậu, trì trệ đó, nước ta lại xây dựng nền sản xuất kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, vẫn sử dụng những chính sách kinh tế cũ không còn phù hợp, khiến cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, đi sau những nền kinh tế khác hàng chục thập kỉ. Năm 1982, đại hội V của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thừa nhận kinh tế Việt Nam trong thời kì 1976­1980 là: "kết quả sản xuất không tương xứng với sức lao động và vốn đầu tư bỏ ra, những mất cân đối lớn của nền kinh tế vẫn trầm trọng, thu nhập quốc dân chưa đảm bảo được nhu cầu của xã hội…đời sống nhân dân lao động còn nhiều khó khăn" điều này chứng tỏ chúng ta chưa có nền sản xuất hàng hóa hoàn hảo. Trong khi đó, nhờ sử dụng triệt để kinh tế thị trường và nền sản xuất hàng hóa tiến bộ mà chủ nghĩa tư bản đã đạt đươc những thành tựu về kinh tế­ xã hội, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Cũng nhờ sản xuất hàng hóa, quản lý xã hội đạt được những thành quả về văn minh hành chính, văn minh công cộng; con người nhạy cảm, tinh tế với khả năng sáng tạo, sự thách thức và đua tranh phát triển. Trước tình hình đó, trong Đại hội Đảng VI, Đảng ta kịp thời nhận ra sai lầm và tiến hành sửa đổi, chuyển sang xây dựng kinh tế thị trường và nền sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội 2 chủ nghĩa, kích thích sản xuất, phát triển kinh tế nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Bước những bước đầu tiên vào nền kinh tế thị trường đầy khó khăn, phức tạp, nền kinh tế đòi hỏi sự học tập, tiếp thu kinh nghiệm của nhân loại trên cơ sở cân nhắc, sáng tạo, chọn lựa cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam. Trong quá trình học hỏi đó, triết học Mác­ Lênin, đặc biệt là Học thuyết giá trị có vai trò là kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhận thức về sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường. Để góp thêm một tiếng nói ủng hộ đường lối phát triển kinh tế mà Đảng và nhà nước ta đang xây dựng, tôi chọn vấn đề “Kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa­ xu hướng kinh tế mới của Việt Nam" làm đề tài cho tiểu luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích của tiểu luận là làm sáng tỏ quan điểm của Triết học Mác­ Lênin về kinh tế thị trường, sản xuất hàng hóa và quy luật giá trị . Từ đó rút ra một số ý nghĩa của sự vận dụng quy luật giá trị và vận hành có hiệu quả nền sản xuất hàng hóa Việt Nam. Hoàn thành tiểu luận này, tôi hi vọng có thể góp một phần nhỏ của mình trong việc làm rõ, củng cố lòng tin của mọi người vào công cuộc đổi mới của nhà nước ta, giúp mọi người có quan điểm rõ ràng hơn và cùng xây dựng một nền kinh tế mới­nền kinh tế với sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Hệ thống lại quan điểm của Triết học Mác­Lênin về sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường, tìm ra những điểm chung và riêng của sản xuất hàng hóa Việt Nam so với thế giới. Nêu ra những ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng hóa, đề ra giải pháp giải quyết. Từ đó phân tích và vận dụng chúng vào đặc 3 điểm hoàn cảnh cụ thể, vào công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. II.Nội dung: 1.Lý luận chung 1.1.Sản xuất tự cấp, tự túc: Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất. VD: sản xuất của người nông dân trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ, sản xuất của những nông dân dưới chế độ phong kiến v.v. 1.2 Sản xuất hàng hóa: a.Định nghĩa của triết học Mác­ Lê nin về sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán. b.Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá. ­ Phân công lao động xã hội: Là sự phân chia lao động xã hội ra các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất khác nhau tạo nên sự chuyên môn hoá lao động và theo đó là chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. 4 Do sự phân công lao động mà mỗi người tạo ra những hàng hoá khác nhau trong khi nhu cầu xã hội cần nhiều thứ nên tất yếu dẫn đến trao đổi, mua bán hàng hoá để thoã mãn nhu cầu. ­ Sự tách biệt tương đối về mặc kinh tế giữa những người sản xuất do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Do sự tách biệt, do quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động dẫn đến sự tách biệt về kinh tế và lợi ích, làm cho lao động của người sản xuất mang tính chất là lao động tư nhân. Do đó người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi sản phẩm dưới hình thái hàng hoá nhằm đảm bảo sự ngang bằng về lợi ích cho mỗi bên. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện đó thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hóa. Một điều quan trọng nữa là sản xuất hàng hóa phải tuân theo quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, nó đề cập đến việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của hàng hóa, tức cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. NÒn kinh tÕ hiÖn nay lµ nÒn kinh tÕ thÞ trêng cã tÝn hiÖu nh¹y bÐn nhÊt lµ gi¸ c¶ mµ gi¸ c¶ l¹i chÞu sự chi phèi cña quy luËt gi¸ trÞ v× thÕ nãi quy luËt gi¸ trÞ cã ¶nh hëng s©u s¾c tíi nÒn kinh tÕ lµ hoµn toµn phï hîp mang tÝnh tÊt yÕu. Quy luật giá trị đặt ra 2 yêu cầu: Trong sản xuất: 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn