Xem mẫu

  1. **** TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN **** KHOA KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN ______&&&_____ BÀI TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN SO SÁNH Đề tài: Nghiên cứu về đất nước Hungary Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Thị Nhiệm Nhóm: 2 Lớp: KTPT-K47A-QN
  2. MỤC LỤC I/ Đặc trưng 1/ Giới thiệu chung.............................................................................................................8 1.1/ Thể chế chính trị..............................................................................................8 1.2/ Các lãnh đạo chủ chốt hiện nay.......................................................................9 2/ Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................9 2.1/ Khí hậu, đất đai và tự nhiên.............................................................................9 2.2/ Vị trí địa lý......................................................................................................10 II/ Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển 1/ Hungary thời trung cổ....................................................................................................12 2/ Sự chiếm đóng của Ottoman giai đoạn 1526 - 1686.....................................................14 3/ Nhà Habsburg và Đế quốc Áo-Hungary 1686-1918.....................................................15 3.1/ Đế quốc Ác - Hunga và hậu quả sau chiến tranh...........................................15 3.2/ Những ảnh hưởng kinh tế, địa - chính trị.......................................................16 4/ Nội chiến 1918 - 1941..................................................................................................17 5/ Hungary trong thế chiến thứ hai...................................................................................18 6/ Thời đại Xô viết 1945 - 1989.......................................................................................19 7/ Cộng hòa Hungary 1989 - đến nay...............................................................................20 III/ Các chính sách văn hóa của Hungary 1/ Các thiết chế chính sách văn hóa...................................................................................22 1.1/ Sau khi thành lập.............................................................................................22 1.2/ Sau chiến tranh thế giới thứ I..........................................................................23 1.3/ Giai đoạn 1918 - 1980....................................................................................23 1.4/ Thời kỳ xã hội chủ nghĩa................................................................................23 2/ Hệ thống chính sách văn hóa.........................................................................................24 2.1/ Mô tả chung hệ thống.....................................................................................24 2.2/ Hợp tác giữa các bộ ngành và giữa các cấp chính quyền...............................25 2.3/ Hợp tác quốc tế về văn hóa.............................................................................25 3/ Các mục tiêu và nguyên tắc của chính sách văn hóa.....................................................26 4/ Các vấn đề hiện nay trong việc xây dựng chính sách văn hóa......................................26 4.1/ Những vấn đề chính sách quan trọng và những ưu tiên.................................26
  3. 4.2/ Các vấn đề chính sách và những tranh luận..................................................27 4.2.1/ Văn hóa các dân tộc thiểu số................................................................27 4.2.2/ Bình đẳng giới và chính sách văn hóa..................................................28 4.2.3/ Vấn đề ngôn ngữ và các chính sách.....................................................28 4.2.4/ Đa nguyên truyền thông và đa dạng nội dung......................................28 4.2.5/ Các ngành kinh doanh văn hóa, sự phát triển các trương trình và các quan hệ đối tác...............................................................................................29 4.2.6/ Chính sách việc làm trong lĩnh vực văn hóa.........................................29 4.2.7/ Công nghệ mới và chính sách văn hóa..................................................31 4.2.8/ Giáo dục nghệ thuật...............................................................................32 4.3.9/ Vấn đề di sản.........................................................................................32 5/ Quy định pháp luật trong lĩnh vức văn hóa..................................................................32 5.1/ Phân chia thẩm quyền...............................................................................32 5.2/ Phân bổ nguồn tài chính nhà nước............................................................32 5.3/ An sinh xã hội...........................................................................................32 5.4/ Luật thuế...................................................................................................33 5.5/ Luật lao động............................................................................................33 6/ Luật văn hóa..................................................................................................................34 IV/ Chính phủ và xã hội 1/ Tổng quan ....................................................................................................................34 2/ Khung hiến pháp..........................................................................................................34 3/ Chính quyền địa phương..............................................................................................35 4/ công lý...........................................................................................................................35 5/ Quy trình chính trị.........................................................................................................36 6/ Sự ổn định.....................................................................................................................36 7/ Sức khỏe và phúc lợi.....................................................................................................37 8/ Nhà cửa.........................................................................................................................38 9/ Giáo dục và những xem xét chung...............................................................................39 10/ Giáo dục và giáo dục bậc cac hơn...............................................................................40 V/ Kinh tế Hungary qua các giai đoạn phát triển 1/ Tổng quan về kinh tế Hungary......................................................................................41
  4. 2/ Kinh tế nông nghiệp......................................................................................................43 3/ Kinh tế với thế mạnh tài nguyên....................................................................................44 4/ Kinh tế và sản xuất........................................................................................................44 5/ Kinh tế và tài chính........................................................................................................45 6/ Kinh tế và buôn bán.......................................................................................................46 7/ Kinh tế và công tác dịch vụ...........................................................................................47 8/ Kinh tế lao động và hệ thông thuế.................................................................................47 9/ Kinh tế vận tải và viễn thông.........................................................................................47 VI/ Cộng hòa Hungary và mối quan hệ với Việt Nam 1/ Kinh tế...........................................................................................................................49 2/ Chính trị.........................................................................................................................50 3/ Đối ngoại.......................................................................................................................50 4/ Quan hệ Việt Nam - Hungary........................................................................................53
  5. Chú giải các từ viết tắt XHXH: Xã hội chủ nghĩa BT: Công ty hợp danh hữu hạn (beteti tarsasag) M AK: Quỹ sáng tạo nghệ thuật GDP: Tổng sản phẩm trong nước NEM : Cơ chế kinh tế mới Comecon: Hội đồng tương trợ kinh tế (1949 - 1991) OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế EU: Hội liên hiệp các nước Châu Âu NATO: Tổ chức hiệp ước Bắc đại Tây dương M SZP: Đảng xã hội Hungary FIDESZ: Đảng liên minh Dân chủ trẻ (1998 - 2002) Đảng liên minh công dân (2003) SZDSZ: Đảng liên minh Dân chủ tự do
  6. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI Hungary có bề dầy lịch sử lâu đời, tổ tiên là những bộ lạc du mục sống bên chân núi Uran di dân đến vào năm 896, sau bị quân Mông Cổ tàn phá khoảng năm 1241, rồi 150 năm bị Thỗ Nhĩ Kỳ đô hộ, trước đại chiến thế giới lần thứ I Hungary là một phần của Đế chế Áo Hung, năm 1918 Cách mạng Dân Chủ Tư Sản thắng lợi đã thành lập nước Cộng Hòa. Sau chiến thắng phát xít của Hồng Quân Liên Xô năm 1949 Cộng Hòa Nhân Dân Hungary ra đời theo đường lối XHCN, từ năm 1968 Hungary bắt đầu tự do hóa nền kinh tế theo mô hình kinh tế Thị Trường, và việc bầu cử quốc hội đã có nhiều đảng phái tham gia, cuối năm 1989, Hungary thay đổi thể chế chính trị. Ngày 23/10/1989, Quốc hội Hungary thông qua Hiến pháp mới và tuyên bố thành lập Cộng hòa Hungary theo chế độ dân chủ đại nghị, nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do. Trải qua 5 cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng (tháng 3/1990, 5/1994, 5/1998, 4/2002, 4/2006), các chính phủ liên hiệp cánh hữu và cánh tả thay phiên nhau cầm quyền ngày, 10/8/1989 Cộng Hòa Hungary ra đời. Từ năm 1997, kinh tế đi vào quỹ đạo phát triển ổn định với tốc độ khá cao, có những năm GDP tăng khoảng 4 - 5%. Từ sau khi chuyển đổi, các chính phủ đều nhất quán thực hiện 3 mục tiêu ưu tiên trong chính sách đối ngoại: nhanh chóng hội nhập các tổ chức Châu Âu và Đại Tây Dương, trước hết là NATO và EU, củng cố quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và bảo vệ lợi ích của cộng đồng Hungary sống ở nước ngoài, trước hết là ở các nước láng giềng.
  7. I/ ĐẶC ĐIỂM 1/ Giới thiệu chung Hungary (phát âm: Hung-ga-ri, Hán-Việt: Hung Gia Lợi, tiếng Hungary: M agyarország), tên chính thức là Cộng hòa Hungary. Cộng Hòa Hungary (M aguyar Koztarsasag) là một quốc gia thuộc khu vực Trung Âu phía Tây sông Danube, có diện tích 93,030km2, tọa lạc trên vùng đồng bằng phì nhiêu chiếm tới 3/4 diện tích đất đai, phần còn lại là đồi núi, không giáp biển, các nước láng giềng cùng biên giới là Cộng Hòa Áo p hía Tây, Slovakia và Ucraina phía Bắc, Romania phía Đông, Serbia - M ontenegro, Crotia và Slovenia phía Nam. Như để bù lại cho sự thiếu vắng màu xanh của đại dương, đất nước này có rất nhiều sông sâu và hồ rộng. Trong số 1200 hồ rộng và nổi tiếng là hồ Balaton – lớn nhất Trung Âu. Con sông Danube dài thứ hai ở Châu Âu tựa dải nơ xanh chảy qua chia thủ đô Budapest làm hai phần. Quốc gia này còn giầu có về số lượng suối nước nóng với nhiều dược chất. Trữ lượng nước nóng của Hungary đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Iceland. Dân số trên 10.032.375 (tháng 7/2004), trong đó 90% là người Hungary, số còn lại là người Croatia, Đức, Zigan, Romania, Serbia, Slovakia, Slovenia, (2/3 sống ở thành thị), thủ đô Budapest chỉ có khỏang trên 1,7 triệu người. Tôn giáo: Số người theo đạo Thiên chúa La mã chiếm 67,8%, 21% theo đạo Tin lành, còn lại: Phúc âm 6,2%, Do thái 5,9%, Cơ đốc Hy lạp 2,2%, Chính thống giáo 0,6%. Tín ngưỡng: Đạo Cơ đốc, Can vin. Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Hungary (93,6%). Cơ cấu hành chính: Đất nước chia thành 19 hạt, 21 tỉnh thành phố và thủ đô Budapest. 1.1/ Thể chế chính trị Thể chế Cộng hoà, đứng đầu là Tổng thống. Chế độ dân chủ đại nghị, đa đảng. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội 1 viện gồm 386 ghế, hình thành từ danh sách bầu cử của các đảng lọt vào Quốc hội (đạt 5% số phiếu bầu trở lên) và các đại biểu thắng cử trực tiếp tại các khu vực bầu cử. Nhiệm kỳ Quốc hội 4 năm. Thủ tướng do Tổng thống đề cử và Quốc hội bỏ phiếu bầu từ Đảng hoặc Liên minh giành được đa số
  8. trong Quốc hội. Các thành viên Chính phủ do Thủ tướng đề cử và Tổng thống ra quyết định bổ nhiệm. 1.2/ Các lãnh đạo chủ chốt hiện nay Tổng thống: Sôi-ôm La-xlô (Solyom Laszlo) từ tháng 8/2005. Thủ tướng: Du-tran Phe-ren-xơ (Gy urcsany Ferenc) bầu tháng 5/2006. Chủ tịch Quốc hội: Xi-li Co-to-lin (Szili Katalin) bầu tháng 5/2006. Bộ trưởng Ngoại giao: Bà Guên-xơ King-go (Goncz Kinga) bổ nhiệm 5/2006. Hungary có bề dầy lịch sử lâu đời, tổ tiên là những bộ lạc du mục sống bên chân núi Uran di dân đến vào năm 896, sau bị quân Mông Cổ tàn phá khoảng năm 1241, rồi 150 năm bị Thỗ Nhĩ Kỳ đô hộ, trước đại chiến thế giới lần thứ I Hungary là một phần của Đế Chế Áo Hung, năm 1918 Cách mạng Dân Chủ Tư Sản thắng lợi đã thành lập nước Cộng Hòa. Sau chiến thắng phát xít của Hồng Quân Liên Xô năm 1949 Cộng Hòa Nhân Dân Hungary ra đời theo đường lối XHCN, từ năm 1968 Hungary bắt đầu tự do hóa nền kinh tế theo mô hình kinh tế Thị Trường, và việc bầu cử quốc hội đã có nhiều đảng phái tham gia, ngày 10/8/1989 Cộng Hòa Hungary ra đời. 2/ Điều kiện tự nhiên 2.1/ Khí hậu, đất đai và tài nguyên Hungary mang kiểu khí hậu ôn đới đại lục, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa và Địa Trung Hải.có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. M ùa hè, tiết trời ấm áp. M ùa xuân và thu, khí hậu ôn hoà. Còn mùa đông thời tiết rất lạnh, có tuy ết rơi nhiều. Lục địa chỉ có duy nhất ở vùng lòng chảo Các-pát, với rau xanh và hoa quả có chất lượng nổi trội hơn trên thế giới, sự hội tụ nhiều nền văn hóa ẩm thực, v.v. Trong Vịnh Carpathian, Hungary có một khí hậu lục địa thường khô. Nhiệt độ là khoảng 50° F (10° C). Những biên độ nhiệt trung bình từ 25 đến 32° F (4 tới 0° C) trong tháng giêng và nhiệt độ từ 64 tới 73° F (18 tới 23° C) trong tháng bảy. Những biến động nhiệt độ được ghi là 109° F (43° C) trong mùa hè và -29° F (-34° C) trong mùa đông. Trong những vùng đất thấp, quá trình đóng băng nói chung từ 20 đến 24 inch (500 tới 600 mm), tới 24 tới 31 inch (600 tới 800 mm) tại những vùng cao hơn. Những vùng
  9. Phương Đông và trung tâm của Alfửld lớn thì khô nhất, và những vùng cao southwestern là ẩm ướt nhất. Những thảo nguyên bát ngát nằm ở phía tây châu Âu - nơi lý tưởng dành cho những du khách muốn giải trí bằng đi săn bắn, cưỡi ngựa và câu cá. Địa hình: địa hình bằng phẳng, có một vài dãy đồi và núi thấp ở vùng biên giới giáp Slovakia. Tài nguyên thiên nhiên: bôxít, than, khí gas tự nhiên, đất đai màu mỡ, đất canh tác. Tài nguyên đất: đất có thể canh tác: 50,09%, đất canh tác thường xuyên: 2,06%, khác: 47,85% (2001). 2.2/ Vị trí địa lý Hungary có vị trí chiến lược, nằm trên tuy ến chính giữa Đông Âu và bán đảo Balkan, cũng như giữa Ukraine và lòng chảo Địa Trung Hải. Hai con sông sông Danube và Tisza chạy theo hướng Bắc Nam chia Hungary thành 3 vùng chính. Hungary có đường biên giới chung dài tổng cộng 2.216,8 km với các nước Ukraine (103km), Slovenia (102km), Áo (366 km), Croatia (329 km), Romania (443 km), Serbia (151 km), Slovakia (677 km). Từ rất xa xưa cho đến ngày nay, Hungary luôn là chiếc cầu nối giữa Ðông và Tây Âu. Người Hungary đến châu Âu và lập nghiệp ở vùng lòng chảo Các-pát từ năm 896, họ luôn gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập châu Âu. Tuy diện tích có hơn 93 nghìn km2, chiếm 1% lãnh thổ châu Âu, nhưng Hungary có tới 520 nghìn ha đất dành cho các khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó có mười công viên quốc gia. Hungary có nhiều sông ngòi và hồ lớn. Và dường như dưới mặt đất của Hungary là cả một biển nước trị bệnh. Nguồn nước nóng, nước khoáng của Hungary chữa được các bệnh tê thấp, rối loạn vận động, các căn bệnh ngoài da, các chứng rối loạn tiêu hóa, v.v. Là nước chịu ảnh hưởng của cả hai nền văn hóa Ðông và Tây, trải qua hơn một nghìn năm lịch sử, những kiến trúc thời La M ã, các dinh thự lộng lẫy, các nhà thờ thời trung cổ, vương cung, thánh đường tráng lệ cùng các tòa lâu đài cổ kính của Hungary vẫn trường tồn cùng thời gian, cuốn hút du khách nước ngoài đến chiêm ngưỡng và khám phá.
  10. Thủ đô Budapest là một trong số những thành phố có vị trí độc đáo và đẹp nhất châu Âu. Con sông Danube trong xanh chảy qua trung tâm thành phố lịch sử này và chia thành phố thành hai phần hoàn toàn tương phản nhau. Phía bờ trái là thành phố Bu-đa được xây dựng trên một ngọn đồi với nhiều tòa lâu đài tuyệt đẹp. Trong khi đó thành phố Pest nằm phía bờ phải được xây dựng trên một bình nguyên gồm những tòa nhà cổ kính thời trung cổ. Có tới chín cây cầu bắc qua sông Ða-nuýp đoạn chạy qua thủ đô Budapest, trong đó có cây cầu Lan-chít được xây dựng đầu tiên vào năm 1849, đã trở thành biểu tượng của Budapest. Từ giữa thế kỷ 19 Budapest đã là điểm nóng của ngành xây dựng. Vào đầu thế kỷ 20 những nhà hát mới, các cây cầu, đường xe điện ngầm cùng những khu dân cư xuất hiện ngày càng nhiều. Nổi bật trong số đó là tòa nhà quốc hội bên bờ sông Danube, có các tháp kiểu Gô-tích cùng 88 bức tượng trang trí. Những đại lộ tỏa ra từ trung tâm thành phố được công nhận là một di sản thế giới. Budapest còn là trung tâm của các suối nước nóng. Nơi đây có hơn 100 suối nước nóng và nước khoáng tuôn trào, được người La M ã sử dụng từ khi lập ra thành phố này. Vào thế kỷ 14 - 15 nhiều nhà tắm nước nóng đã được xây dựng ở đây. Ðến năm 1934, Budapest được tặng danh hiệu "thành phố của những nhà tắm hơi" và được toàn thế giới biết đến. II/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN Đế quốc Áo-Hung thuộc quyền cai trị của vương triều Hasburg, một trong những vương triều có lịch sử thống trị dài nhất châu Âu. Tổ tiên của vương triều này là 1 lãnh chúa phong kiến của vương quốc Frank. Đến đầu thế kỷ XIX, dòng họ Hasburg vẫn luôn giành danh hiệu Hoàng đế của đế quốc La M ã thần thánh. Dòng họ này luôn mở rộng lãnh địa bằng các cuộc hôn nhân và lần lượt chiếm được Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia. Đến thế kỷ XIX cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu mà đỉnh điểm là các cuộc cách mạng tư sản lần lượt lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế ở Anh, Pháp dẫn đến việc vương triều Hasburg ngày càng suy yếu. Cuộc chiến tranh Áo - Phổ năm 1866 mà kết quả là Áo bị Phổ đánh bại, buộc lòng phải rút khỏi liên bang Đức. Vương triều Hasburg trước hoàn cảnh đó để giữ được quyền thống trị của mình ở châu Âu buộc phải liên kết với vương quốc Hungary để tạo thành đế quốc Áo - Hung. M ùa
  11. xuân năm 1867, Áo và Hungary đi đến 1 hiệp nghị: Áo cải tổ thành 1 nước quân chủ gọi là đế quốc Áo-Hung, lấy sông Danube làm ranh giới trong đó đế quốc Áo bao gồm Áo, Tiệp Khắc, Dalmatia, M oravia; vương quốc Hungary bao gồm Hungary, Croatia, 1 phần Tiệp Khắc, Slovenia. Hoàng đế Áo Franz Jose I cũng là hoàng đế của đế quốc Áo - Hung, kiêm luôn quốc vương Hungary. Vào thời gian của Đế chế La mã, khu vực phía tây của sông Danube được biết đến như là Pannonia. Sau khi Đế chế La mã phía tây sụp đổ dưới áp lực di dân của các bộ lạc Germanic và Carpia, Giai đoạn di dân tiếp tục đem lại nhiều kẻ xâm lược châu Âu. M ột trong những người đầu tiên đến vùng này là người Hun, những người đã xây dựng nên một đế quốc hùng mạnh dưới thời Attila. Bây giờ người ta tin rằng nguồn gốc của cái tên "Hungary" không phải đến từ những kẻ xâm lược thuộc dân du mục từ Trung Á gọi là người Hung, mà nó xuất p hát sau này, từ một liên minh với người Bulgar vào thế kỉ thứ 7 gọi là On - Ogour, mà trong tiếng Thỗ Nhĩ Kì cổ nghĩa là "Mười M ũi Tên" Sau khi sự cai trị của người Hung mờ nhạt dần, người Ostrogoth và sau đó là người Lombard đã dần cai quản vùng Pannonia, và người Gepid cai quản phần đông của Carpathian Basin trong khoảng 100 năm, trong suốt giai đoạn này những bộ lạc Slavic bắt đầu nhập cư vào khu vực này. Vào những năm 560, những người Slav bị khuất phục bởi người Avar, những tộc người này đã cai trị vùng đất hơn hai thế kỷ. Người Frank dưới quyền của Charlemagne từ phía tây và những người Bulgar từ phía đông nam đã đánh đổ được sự thống trị của người Avar vào đầu thế kỉ thứ 9. Tuy nhiên, người Frank sớm rút đi, và vương quốc Slavonic của Great M oravia và Balaton Principality đã tiếp tục cai quản phần còn lại của Pannonia cho đến hết thế kỉ. Những người M agyar đã di cư vào Hungary vào cuối thế kỉ thứ 9. 1/ Hungary thời trung cổ Truyền thống M agyar cho rằng đất nước của người M agyar (M agyarország) được thành lập bởi Árp ád, người đã dẫn dắt người M agyar vào vùng đồng bằng Pannonian vào khoảng năm 896 AD, và - theo như truyền thuyết- là một người họ hàng xa với Attila.
  12. Cái tên "M ười M ũi Tên" được nói trên kia được dùng để chỉ mười bộ lạc, liên minh đã làm thành phần nòng cốt của quân đội xâm lược người M agyar. Vương quốc Hungary được thành lập vào năm 1000 bởi Vua Stephen I của Hungary. Tên thật là Vajk, Stephen là một hậu duệ trực tiếp của Árp ád, và được rửa tội từ lúc còn nhỏ tuổi. Ông kết hôn với Giselle xứ Bavaria, con gái của Henry II, Duke xứ Bavaria vào năm 996, và sau cái chết của cha ông là Hoàng tử Géza vào năm 997, ông trở thành người cai trị và là vua theo Thiên chúa giáo đầu tiên của Hungary. St. Stephen I nhận vương miện và thập tự kép từ Giáo hoàng Silvester II vào năm 1000. Vì là một vị vua Thiên chúa giáo, ông thiết lập Nhà thờ Hungary với mười giáo khu và triều đình quản lý đất nước bằng cách chia thành các quận gọi là (comitatus hay là vármegye). Hungary trở thành một vương quốc thuộc về nhà thờ khi phần lớn đất đai là tài sản của nhà vua. Vào năm 1083, ông được phong thánh cùng với người con của ông, Imre của Hungary. Tiêu bản lịch sử Hungary ban đầu, lịch sử và chính trị Hungary phát triển trong mối liên hệ mật thiết với Ba Lan và Bohemia, bị thao túng bởi các can thiệp từ các Giáo hoàng và Quốc vương khác nhau của Thánh chế La M ã. Trong giai đoạn 1241–1242, dưới thời Vua Béla IV, Hungary bị tàn phế nặng nề, nhiều người bị giết hại bởi quân đội M ông Cổ (Tatar) của Batu Khan người đã đánh bại quân Hungary ở trận đánh M uhi. M ặc dù chiến thắng, quân Mông Cổ đã không chiếm đóng Hungary, nhưng rút lui không lâu sau đó khi nghe tin về cái chết của Ögedei Khan, để lại một quốc gia bị tàn phá nặng nề. Theo sau sự xâm lược của quân Mông Cổ, Vua Béla IV đã mời 40 đến 60 ngàn Cumans và một nhóm người Jazyges nhỏ hơn định cư ở khu vực thưa thớt dân cư của đồng bằng Hungary lớn mà sau này trở thành Kunság và Jazygia. M ột khu vực giữa Szolnok và Debrecen trở thành Cumania mở rộng trong khi các khu vực giữa Kalocsa và Szeged trở thành Cumania nhỏ. Dần dần, dưới sự cai trị của triều đại Árp áds và ngay cả trước lúc đó (từ thế kỉ thứ 9), Hungary tham gia với các nền văn minh của khu vực Tây Âu mở rộng. Được cai trị
  13. bởi người Angevin từ năm 1308, Vương quốc Hungary dần dần mất đi sự kiểm soát trên các lãnh thổ sau này được gọi là Wallachia (1330) và M oldavia (1359). János Hunyadi, Tể tướng Hungary, lãnh đạo nhiều cuộc chiến tranh phòng vệ - tự vệ - với các thành công xen kẽ nhau - chống lại Đế quốc Ottoman hiếu chiến ở bên ngoài Hungary. Phong tục đánh lên chuông lúc giữa trưa có liên hệ chặt chẽ đến một trận đánh quan trọng chống lại quân Ottoman xảy ra vào 29 tháng 6 - 1456, tại Nándorfehérvár. Con của János, Vua M atthias Corvinus, đã cai trị Vương quốc Hungary từ 1458 đến 1490. Ông đã làm Hungary và nhà nước cai trị trở nên hùng mạnh hơn: dưới thời ông, Hungary trở thành một trung tâm văn hóa và nghệ thuật của châu Âu trong suốt thời đại Phục hưng. M atthias, mà vợ là người Ý, đã nhập khẩu các tác phẩm nghệ thuật từ Ý và Pháp. Cũng giống như vậy, văn hóa Hungary đã ảnh hưởng lên các nước khác - ví dụ, cộng đồng thịnh vượng Ba Lan - Litva. Tuy thành công trong nhiều trận đánh chống lại người Ottoman ông chỉ hoãn lại trận đánh cuối cùng với Đế quốc Ottoman vừa được gia cố. 2/ Sự chiếm đóng của Ottoman giai đoạn 1526 - 1686 Hai thế kỉ theo sau đó là những cuộc chiến triền miên chống lại Đế quốc Ottoman lần này là bên trong đất của người Hungary. Quân Ottoman đã giành được một chiến thắng quyết định đối với quân đội Hungary tại trận đánh M ohács vào năm 1526. Những thập kỉ tiếp theo là những hỗn loạn chính trị triền miên, giới quý tộc Hungary phân chia thành nhiều phe đã bầu lên hai vị vua cùng một lúc, Ferdinand Habsburg (1526 - 1540) và János Szapolyai (1526 - 1540), hai vua xây dựng hai quân đội riêng đánh lại lẫn nhau và làm đất nước thêm suy yếu đi. Sau sự chinh phục của Buda bởi quân Ottoman vào năm 1541, Vương quốc Hungary đã bị chia làm 3 phần: một phần ba Hungary rơi vào dưới sự cai trị của Ottoman; một p hần ba (ở phía Tây) vẫn dưới quyền cai trị của Habsburg và một phần ba còn lại, ở phía đông (nguyên ban đầu ủng hộ János Szapolyai), vẫn độc lập (Bang Transylvania) và sau này trở thành một nước lớn bán độc lập chư hầu của Đế quốc Ottoman. Chỉ cho đến hơn 150 năm sau, vào cuối thế kỉ 17, Áo và các nước
  14. Thiên chúa giáo liên minh đã lấy lại được lãnh thổ của Vương quốc này từ Đế quốc Ottoman. 3/ Nhà Habsburg và Đế quốc Áo-Hungary 1686 - 1918 Sau cuộc rút quân cuối cùng của người Ottoman, đấu tranh bắt đầu xảy ra giữa quốc gia Hungary và các vua Habsburg về sự bảo vệ quyền lợi của giai cấp quý tộc (do đó bảo vệ chủ quyền của Hungary). Cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa tuyệt đối kiểu Áo đã đưa đến một cuộc nổi loạn không thành cho chủ nghĩa tự do giữa 1703 và 1711, lãnh đạo bởi một nhà quý tộc người Transylvania, Ferenc II Rákóczi. Cuộc cách mạng và chiến tranh năm 1848–1849 đã xóa bỏ serfdom và đem lại quyền dân sự. Người Áo cuối cùng thì cũng thắng được, nhưng chỉ với sự giúp đỡ của người Nga. Nhờ vào những chiến thắng chống lại Áo bởi liên quân Pháp - Ý (Trận đánh Solferino, 1859) và Phổ (Trận đánh Königgrätz, 1866), Hungary đã cuối cùng, vào năm 1867, theo lý thuyết trở thành một nửa bình đẳng của Đế chế Áo-Hung. Sau khi đạt được điều này, nhà nước Hungary đã cố gắng thống nhất vương quốc về mặt dân tộc bằng chính sách M agyar hoá người các quốc tịch khác. Sự thất bại trong thế chiến thứ nhất đã dẫn đến sự sụp đổ của đế chế Áo-Hungary vào năm 1918. 3.1/ Đế quốc Áo-Hung đầu hàng và hậu quả sau chiến tranh Bước sang năm 1918, năm cuối cùng của cuộc chiến thì các nước phe Liên minh Trung tâm đã lâm vào cảnh kiệt sức, cạn kiệt cả về nhân lực lẫn tài nguyên. Trong hoàn cảnh đó khi mà mặt trận phía Đông biến mất, để đánh bại Anh và Pháp trước khi Mỹ đưa quân sang chiến trường Châu Âu thì Đức đã mở cuộc tổng tấn công mùa xuân 1918 từ tháng 3 đến tháng 7 nhưng hậu quả là quân Đức thiệt hại gần 700.000 người và khả năng tấn công của người Đức cũng chấm dứt. Sau đó từ tháng 7 đến giữa tháng 9, các nước Hiệp ước tổ chức phản công quân Đức và quân Đức không còn sức để chống đỡ. Đi đôi với việc quân Đức sụp đổ ở chiến trường phía Tây, các nước Hiệp ước đồng loạt tổng phản công trên khắp các mặt trận. Ngày 29 tháng 9, Bulgaria đầu hàng còn Đế quốc Ottoman đầu hàng vào ngày 30 tháng 10. Trong hoàn cảnh đó, chính phủ Áo-
  15. Hung đã gửi công hàm tới các nước tham chiến đề nghị tổ chức một hội nghị quốc tế tại một quốc gia trung lập để bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh nhưng không được các nước Hiệp ước chấp nhận. Tại mặt trận Ý, ngày 23 tháng 10, quân đội Ý nhận được sự trợ giúp từ liên quân Anh - Pháp - M ỹ mở đợt tổng tấn công vào quân đội Áo - Hung trong trận Vittorio Veneto. Trong trận này quân đội Áo - Hung đã thảm bại với 35.000 người chết, 100.000 người bị thương và 300.000 người bị bắt. Đây cũng là trận đánh cuối cùng của quân đội Áo-Hung trong thế chiến thứ nhất cũng như của chiến trường Ý. Sau trận này, ngày 3 tháng 11 năm 1918, Đế quốc Áo-Hung đầu hàng phe Hiệp ước và sau đó một ngày tại Villa Giusti đã diễn ra lễ kí kết hiệp định đình chiến giữa Áo - Hung và Ý. Sau thất bại trong thế chiến thứ nhất, ngày 12 tháng 11 xảy ra cuộc cách mạng tại Áo; ngày trước đó hoàng đế Karl I đã bỏ chạy khỏi Wien. Ngày 16 tháng 11 năm 1918, Hungary được thành lập và Đế quốc Áo-Hung chính thức tan rã. Sau thế chiến thứ nhất, Đế quốc Áo-Hung là nước bại trận hoàn toàn. Tổng cộng trong thời gian tham chiến từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến 3 tháng 11 năm 1918, số người thuộc Đế quốc Áo-Hung bị động viên trong suốt thời gian chiến tranh là 9 triệu người và số người chết là 1.400.000 người, tổng chi phí cho cuộc chiến tranh lên đến 5438 triệu dollar M ỹ. Hậu quả cuối cùng là Đế quốc Áo-Hung tan rã thành nhiều quốc gia như Áo, Hungary, Tiệp Khắc và một phần Nam Tư, Romania, Ba Lan. Ngày 10 tháng 9 năm 1919 đã diễn ra lễ kí kết Hòa ước Saint Germain giữa Áo và các nước thắng trận phe Hiệp ước trong đó Áo mất đi gần 3/4 lãnh thổ về tay Nam Tư, Ý, Romania, Tiệp Khắc và Ba Lan, bồi thường chiến phí và một điều khoản quan trọng là không được sáp nhập vào Đức. Ngày 4 tháng 6 năm 1920 đã diễn ra lễ kí kết Hòa ước Trianon giữa Hungary và các nước thắng trận phe Hiệp ước trong đó Hungary cũng mất đi gần 3/4 lãnh thổ về tay Tiệp Khắc, Nam Tư, Romania và phải bồi thường 2.200.000 franc vàng. 3.2/ Những ảnh hưởng kinh tế, địa-chính trị Thế chiến thứ nhất để lại rất nhiều hậu quả trước mắt và lâu dài. Cuộc chiến làm hơn hai mươi triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố làng mạc của các bên lâm chiến bị phá huỷ. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất
  16. mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua và dần dần vai trò đó chuyển sang bên kia đại dương cho Bắc M ỹ. Chiến tranh gây ra sự thay đổi rất lớn trong bản đồ chính trị châu Âu. Bốn đế quốc Nga, Đức, Áo - Hung, Ottoman với các triều đình quân chủ hàng trăm năm bị sụp đổ trong đó hai cường quốc Áo - Hung và Ottoman bị phân rã và mất hẳn vai trò cường quốc. Hai đế quốc Đức, Nga bị cắt xén lãnh thổ và bị kiềm chế với tình cảm dân tộc nước lớn bị tổn thương sâu sắc và đó là đất đai rất tốt cho tư tưởng phục thù để dẫn đến một thế chiến mới. Rất nhiều các nước nhỏ xuất hiện từ sự phân rã của các đế quốc và từ sự phân chia mang tính chủ quan, quan liêu của các cường quốc thắng trận dẫn đến các mâu thuẫn lộn xộn gây mất ổn định thế giới sau này. 4/ Nội chiến 1918-1941 Vào tháng 3 năm 1919, quân Cộng sản nắm lấy chính quyền ở Hungary. Vào tháng 4, Béla Kun tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Hungary. Nhưng nhà nước của Kun, cũng như chính thể tiền nhiệm, không tồn tại được lâu. Điều này vẫn xảy ra mặc cho một số chiến thắng quân sự ban đầu chống lại quân độ Tiệp Khắc. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1919, Hội nghị Hòa bình Versailles đã ra lệnh cho Hungary phải di tản các lãnh thổ phía bắc và Romania to phải rời khỏi Tiszántúl. Hungary đã tuân thủ mệnh lệnh đó tính cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1919. Nhưng quân đội Romania đã từ chối không chịu rời khỏi Tiszántúl. Chiến tranh nổ ra sau đó giữa Hungary và Romania đã dẫn tới thất bại của Hồng quân Hungary. Tính đến tháng 8 năm 1919, hơn một nửa của Hungary ngày nay, bao gồm cả Budapest, bị chiếm đóng bởi Romania. Sự chiếm đóng của quân Romania kéo dài đến tháng 11 năm 1919 khi quân đội Romania rút đi. Lực lượng quân đội cánh hữu Hungary, lãnh đạo bởi cựu Đô đốc Áo - Hungary M iklós Horthy, tiến vào Budapest ngay sau khi quân đội Romania rút đi và lấp đầy chỗ trống của quyền lãnh đạo nhà nước. Vào tháng 1 năm 1920, bầu cử diễn ra để bầu một quốc hội đa nguyên. Đô đốc Horthy được bầu vào chức Tể tướng, do đó đã phục hồi lại
  17. chính thức hoàng gia Hungary. Tuy nhiên, không còn có "Vua của Hungary" mặc cho các cố gắng của nhà cai trị Habsburg trước đó để trở lại vị trí nắm quyền. Horthy cai trị như là Tể tướng cho đến 16 tháng 10 năm 1944. Nhưng, sau năm 1932, các xu hướng độc tài đã dần dần trở lại vì ảnh hưởng của chủ nghĩa Phát xít và Đại khủng hoảng. Vào 4 tháng 6 năm 1920, Hòa ước Trianon được ký kết, thiết lập các đường biên giới của Hungary. Sự khác nhau về biên giới giữa Vương quốc Hungary bên trong Áo - Hungary và Hungary độc lập sau Hòa ước Trianon. Hungary mất 71% lãnh thổ và khoảng 66% dân số. Khoảng 1/3 dân số M agyar trở thành dân tộc thiểu số ở các nước lân cận. Hungary cũng bị mất cảng biển duy nhất tại Fiume (ngày nay là Rijeka). Do đó, chính trị Hungary và văn hóa thời nội chiến bị ảnh hưởng lớn bởi chủ nghĩa irredentism (sự khôi phục của nước Hungary vĩ đại trong quá khứ). Xuyên suốt thời kì này kinh tế Hungary hết sức mất ổn định, trở nên phồn thịnh sau chiến tranh, tổn thất nặng trong và sau đại khủng hoảng, và chỉ mới ổn định trước khởi đầu của thế chiến thứ II. Nước này xích lại gần hơn Đức và Ý trong những năm của thập kỷ 1930 với cố gắng làm đảo ngược một số hậu quả của hòa ước Trianon. M ột số lãnh thổ đã mất được trả lại cho Hungary. 5/ Hungary trong thế chiến thứ hai Vào năm 1941, Hungary tham dự xâm lược Yugoslavia, chiếm được một số đất đai và tham dự vào Phe trục trong quá trình đó (để phản đối, thủ tướng Pál Teleki đã tự sát). Vào 22 tháng 6 1941, khi quân Đức xâm lược Liên Xô trong chiến dịch Barbarossa, Hungary tuyên chiến vào ngày 26 tháng 6, tham dự thế chiến thứ hai. Vào cuối năm 1941, quân Hungary ở M ặt trận phía đông đã chiến thắng tại trận Uman. Đến năm 1943, sau khi quân đoàn Hungary thứ 2 chịu thất bại nặng nề tại sông Don, nhà nước Hungary tìm cách thương lượng đầu hàng quân Đồng M inh. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1944, để đối phó với sự trở mặt này, quân Đức lặng lẽ chiếm Hungary trong chiến dịch M argarethe. Nhưng, đến bây giờ thì người ta biết rõ là người Hungary không muốn làm vệ tinh cho Đức. Vào ngày 15 tháng 10 1944, Horthy đã cố gắng yếu ớt để đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến. Lúc này quân Đức mở chiến dịch Panzerfaust và Horthy được thay thế bởi một nhà nước bù nhìn dưới quyền thủ tướng thân Đức Ferenc Szálasi. Szálasi và Đảng M ũi tên Chữ thập thân phát xít của ông ta trung thành với quân Đức cho đến hết cuộc chiến. Vào cuối năm 1944, quân Hungary ở M ặt trận phía Đông lại chiến thắng một
  18. lần nữa ở trận đánh Debrecen. Nhưng ngay lập tức sau đó là sự xâm lăng Hungary của quân đội Xô viết và trận đánh Budapest. Trong khi quân Đức chiếm đóng vào tháng 5 - 6 năm 1944, Đảng M ũi tên Chữ thập và cảnh sát Hungary đã trục xuất gần 440,000 dân Do Thái, đa số là đến trại tập trung Auschwitz. Cuộc chiến đã làm Hungary thiệt hại nặng nề và tổn thất 60% nền kinh tế làm tổn thất nhiều nhân mạng. Vào 13 tháng 2 năm 1945, thành phố thủ đô Hungary đầu hàng không điều kiện. Vào 8 tháng 5 năm 1945, thế chiến thứ hai ở châu Âu chính thức chấm dứt. 6/ Thời đại Xô viết 1945-1989 Sau khi phát xít Đức thất bại, quân đội Xô viết đã chiếm đóng hầu hết đất nước và qua ảnh hưởng của họ Hungary dần dần trở thành một nước cộng sản thân cận với Liên Xô. Sau năm 1948, lãnh đạo cộng sản M áty ás Rákosi đã thiết lập chế độ theo kiểu Stalin với bắt buộc hợp tác xã hóa và kinh tế kế hoạch. Sự cầm quyền của nhà nước Rákosi đã vượt quá sức chịu đựng của người dân Hungary sau chiến tranh. Điều này đã dẫn tới cách mạng Hungary 1956 và Hungary tạm thời rút lui khỏi khối Hiệp ước Warszawa. Liên Xô đã trả đũa mạnh mẽ với biện pháp vũ trang, gửi trên 150,000 quân và 2,500 xe tăng. Gần 1/4 triệu người đã bỏ chạy khỏi đất nước trong khoảng thời gian ngắn khi các biên giới để ngỏ vào năm 1956. Từ những năm thập niên 1960 đến cuối những năm thập niên 1980, Hungary thường được gọi một cách mỉa mai là "trại lính vui vẻ nhất" bên trong khối Đông Âu. Điều này xảy ra dưới thời cầm quyền độc đoán của nhà lãnh đạo mà vai trò còn nhiều tranh cãi, János Kádár. Người lính Xô viết cuối cùng rời đất nước Hungary vào năm 1991 và kết thúc sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở Hungary. Vào năm 68, mô hình kinh tế Stalinist tự cung , tự cấp đã được thay thế bời “bộ máy kinh tế mới”, bộ máy này đã đưa Hungary trở lại với ngoại thương, cung cấp tự do có hạn chế với việc họat động của thị trường và cho phép một số lượng hạn chế các doanh nghiệp có thể hoạt động trong bộ phận dịch vụ. M ặc dù hung đã có được một trong những nền kinh tế tiến bộ, và tự do của những nước cộng sản Đông Âu, cả về nông nghiệp và công nghiệp bắt đầu khôi phục, phục hồi sau sự thiếu hụt nguồn đầu tư vào những năm 70, và mạng lưới vay nơ nước ngòai của Hungary đã tăng lên một cách đáng kể, từ 1 tỷ đô la vào năm 73 lên đến 15 tỷ đô la vào năm 93, do tiền trợ cấp khách hàng
  19. quá hào phóng, và các doanh nghiệp quốc doanh không mang lại lợi nhuận. Do kinh tế ứ đọng, Hungary đã chọn lựa cố gắng mở rộng tự do hơn nữa bằng việc thông quá một điều luật kinh doanh chung, đánh vào thuế thu nhập và tham gia vào quĩ tiền tệ quốc tế IM F và ngân hàng thế giới .Vào khoảng năm 1988, Hungary đã phát triển hệ thống ngân hàng 2 bậc, và đã ban hành pháp chế tập thể quan trọng, cái mà đã đặt nền móng cho con đường đạt tới tham vọng của nền kinh tế thị trường cải cách lớn sơ với cộng những năm trước đây của nền cộng sản Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Tây Âu, các nước Xô viết trước đây đã phải chuyển lên thời kỳ quá độ, từ 1 đảng cầm quyển, chính yếu của nền kinh tế kế hoạnh sang kinh tế thị trường với hệ thống chính trị đa đảng cầm quyền. Cùng với sự tan ra của Liên bang Xô viết, các nước cộng sản Đông Âu đã phải chịu đựng một tổn thất đáng kể ở cả thị trường lương thực, lẫn sự bao cấp từ Liên bang Xô viết. Hungary là một ví dụ, “thiệt hại gần 70% thị trường xuất khẩu Tây và Trung Âu”. Sự mất mát thị trường bên ngoài Hungary, cùng với việc mất nguồn bao cấp của Liên bang Xô viết bỏ lại “ 800.000 công nhân thất nghiệp, bởi vì tất cả các nhà máy không sinh lợi, không thể cứu vãn đã buộc phải đóng cửa”. M ột dạng khác của bao cấp Xô viết mà ảnh hưởng lớn đến hungary sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ là sự mất mát các chương trình chăm sóc sức khỏe xã hội. Bởi vì thiếu hụt nguồn trợ cấp và nhu cầu giảm chi phí, nhiều chương trình xã hội ở Hungary buộc phải bị cắt giảm trong một nỗ lực hạ thấp sự chi tiêu. Kết quả là, nhiều người sống ở Hungary đã phải chịu đựng nhiều gian khổ không thể tưởng tượng nổi, trong suốt thời kỳ quá độ lên nền kinh tế thị trường. Thông qua sự tư hóa và cắt giảm thuế lên các doanh nghiệp Hungary, mà nạn thất nghiệp đã dần dần giảm, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung. Chính quyền Antall của năm 90 – 94 đã bắt đầu thị trường sửa đổi với giá và các phương pháp tự do thương mại, một hệ thống thuế chắp vá, và một thị trường non nớt dựa trên hệ thống ngân hàng. 7/ Cộng hòa Hungary 1989-đến nay Trong cuối thập kỉ 1980, Hungary đã dẫn đầu phong trào giải tán Hiệp ước Warszawa và chuyển sang một thể chế dân chủ nhiều ứng cử viên. Điều này nghĩa là mặc
  20. dù có nhiều ứng cử viên, đảng cộng sản, M SZM P, vẫn không được đem ra bàn cãi. Tuy nhiên, các ứng cử viên độc lập được bầu lên để phản đối lại đảng. Vào thời điểm đó, áp lực cải cách tăng dần từ bên trong đảng. Họ cũng di chuyển về phía một nền kinh tế thị trường. Vào 23 tháng 10 năm 1989, M áty ás Szűrös tuyên bố Cộng hòa Hungary thứ III và trở thành tổng thống lâm thời. Bầu cử tự do ở Hungary diễn ra lần đầu tiên vào năm 1990. Theo sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Hungary phát triển một mối quan hệ gần hơn với Tây Âu cũng như các nước Trung Âu. Nước này trở thành một thành viên của nhóm Visegrad vào năm 1991, gia nhập NATO năm 1999, và trở thành một nước thành viên của Liên minh châu Âu vào 1 tháng 5 năm 2004. Cuối năm 1989, Hungary thay đổi thể chế chính trị. Ngày 23/10/1989, Quốc hội Hungary thông qua Hiến pháp mới và tuyên bố thành lập Cộng hòa Hungary theo chế độ dân chủ đại nghị, nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường tự do. Trải qua 5 cuộc bầu cử Quốc hội đa đảng (tháng 3/1990, 5/1994, 5/1998, 4/2002, 4/2006), các chính phủ liên hiệp cánh hữu và cánh tả thay phiên nhau cầm quyền. Tại cuộc bầu cử 4/2006, lần đầu tiên kể từ năm 1990 đến nay, Liên minh trung tả tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cử tri để lập Chính phủ điều hành đất nước nhiệm kỳ 2006 – 2010. Tuy Hungary có chủ quyền theo Hiến pháp và có một biểu thuế quan tự do từ năm 1867 nhưng đất nước này vẫn bị đế chế Áo chi phối về kinh tế và chính trị. Thật khó mà có sự thay đổi trong giai đọan này, cũng như trong suốt thời kỳ chiến tranh về kinh tế chính trị dân tộc, việc ban hành chính sách tối ưu hội nhập tự do thương mại (chủ yếu nhờ thị trường thuộc địa rộng lớn) và sự bảo hộ thị trường (dựa trên lập luận kinh doanh từ trong trứng nước) đóng một vai trò thiết yếu. Vào khoảng năm 1994, tuy nhiên, cái giá phải trả của sự chi tiêu quá khả năng của chính phủ và sự ngập ngừng việc tư nhân hóa, đã trở nên rõ nét. Cắt trợ giúp khách hàng dẫn tới gia tăng giá lương thực, thuốc men, dịch vụ vận tải, và năng lượng. Giảm xuất khẩu tới các nước Xô viết trước đây và co cụm lượng hàng hóa công nghiệp đóng góp vào sự suy giảm rõ nét về GDP. Nạn thất nghiệp gia tăng nhanh chóng lên khoảng 12% vào năm 1993. Gánh nặng nợ đọng nước ngoài, một trong những nước nợ lớn nhất
nguon tai.lieu . vn