Xem mẫu

THÀNH ỦY ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CHÍNH TRỊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Tiểu luận tốt nghiệp Đề tài: “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO AN TOÀN, AN NINH THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM DỮ LIỆU THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Linh Học viên: Phan Hữu Can – TP5/13 Đà Nẵng, tháng 4 năm 2014 MỤC LỤC ­­­­ Trang 2 ­­­­ LỜI MỞ ĐẦU Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 13/NQ/TW ngày 16/01/2012 về “Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”. Để thực hiện hiệu quả Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy Đà Nẵng đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 13/NQ/TW ngày với nhiều nội dung thiết thực, trong đó mục tiêu phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông đồng bộ, hiện đại, tiên tiến là một trong những mục tiêu quan trọng mà thành phố ưu tiên thực hiện để hướng đến xây dựng Chính quyền điện tử. Những năm qua, trong lộ trình tiến đến mục tiêu trên, thành phố đã triển khai xây dựng Mạng đô thị (MAN) tốc độ cao, băng thông rộng để kết nối toàn bộ các cơ quan trực thuộc Thành ủy, HĐND, UBND thành phố... đến các xã, phường; thiết lập Trung tâm dữ liệu (DC) bằng công nghệ hiện đại và có tính mở để đáp ứng nhu cầu kết nối các cơ sở chuyên ngành và dữ liệu chung của thành phố với mạng cơ sở dữ liệu quốc gia. Xây dựng và mở rộng Mạng Internet không dây (WIFI) công cộng với công nghệ tiên tiến, tính ổn định cao, chất lượng dịch vụ tốt, bảo đảm yêu cầu cung cấp dịch vụ công qua mạng đến với người dân trở nên hết sức thuận lợi, mọi lúc, mọi nơi. Mạng đô thị, Trung tâm dữ liệu và Mạng Internet không dây Đà Nẵng đã được khánh thành và đi vào từ tháng 8/2013, với nền tảng hạ tầng CNTT hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền điện tử tại thành phố Đà Nẵng, góp phần hoàn thiện hạ tầng kinh tế ­ kỹ thuật để hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một thành phố “hấp dẫn và đáng sống”, theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XX Đảng bộ TP Đà Nẵng. Vì vậy, cần phải có một đề tài nghiên cứu nhằm đề ra các giải pháp nâng cao công tác an toàn, an ninh cho hệ thống thông tin của thành phố, đặc biệt là thông tin dữ liệu đặt tại Trung tâm dữ liệu thành phố. Sau khi được cơ quan cử đi học và được các thầy cô Trường Chính trị Thành phố Đà Nẵng trang bị các kiến thức về quản lý Nhà nước, với mong muốn góp một phần bé nhỏ công sức của mình vào công cuộc phát triển chung của Thành phố trong lĩnh vực CNTT, em đã xây dựng đề tài cho tiểu luận cuối khóa là: “ Giải pháp nâng An toàn, an ninh thông tin tại Trung tâm dữ liệu thành phố Đà Nẵng”. Đề tài gồm các nội dung: Chương 1. Tổng quan Chương 2. Tìm hiểu về Trung tâm dữ liệu Thành phố Đà Nẵng ­­­­ Trang 3 ­­­­ Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác An toàn, an ninh thông tin tại Trung tâm dữ liệu thành phố Đà Nẵng. Đề tài được hoàn thành, nhờ sự hướng dẫn tận tình của Thầy hiệu trưởng Trường Chính trị ­ Tiến sĩ Nguyễn Linh. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Linh và các thầy cô giáo, các anh chị học viên lớp Quản lý Nhà nước – khóa 5 đã hỗ trợ trong quá trình học tập cũng như làm tiểu luận này. Chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, ngày … tháng 4 năm 2014 Phan Hữu Can ­­­­ Trang 4 ­­­­ Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Những vấn đề về Trung tâm dữ liệu Khái niệm về Trung tâm dữ liệu: Trung tâm dữ liệu (TTDL)là một hạ tầng tập trung nhiều thành phần tài nguyên mật độ cao (hardware, software…) làm chức năng lưu trữ, xử lý toàn bộ dữ liệu hệ thống với khả năng sẵn sàng và độ ổn định cao. Các hệ thống hạ tầng của trung tâm dữ liệu đều được dự phòng để đảm bảo sự hoạt động ổn định của hệ thống máy chủ bao gồm: Hệ thống mạng, hệ thống nguồn, hệ thống làm mát, hệ thống báo cháy báo khói, hệ thống quản lý vào ra, hệ thống Rack và CCTV… Lịch sử ra đời và phát triển của Trung tâm dữ liệu: Trung tâm dữ liệu có nguồn gốc từ các phòng máy tính lớn, thời kỳ đầu của ngành công nghiệp máy tính. Hệ thống máy tính thời kỳ này rất phức tạp, để vận hành và duy trì phải đòi hỏi một môi trường đặc biệt và rất nhiều loại cáp kết nối theo nhiều phương thức đặc biệt. Ngoài ra, một hệ thống máy tính lớn đòi hỏi rất nhiều năng lượng và được làm lạnh để tránh quá nóng. Trước sự bùng nổ của ngành công nghiệp máy vi tính và đặc biệt là trong những năm 1980, máy tính bắt đầu được triển khai ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên, khi các hoạt động công nghệ thông tin (CNTT) bắt đầu phát triển phức tạp, các công ty phát triển ý thức về sự cần thiết để kiểm soát nguồn lực. Với sự ra đời của máy tính client­server, trong những năm 1990, máy vi tính (bây giờ gọi là máy chủ) bắt đầu thay thế các loại máy tính cũ. Sự sẵn có của thiết bị mạng , kết hợp với các tiêu chuẩn mới của cáp mạng, làm cho nó có thể thiết kế phân tầng để đặt các máy chủ trong một căn phòng đặc biệt trong các Công ty. Việc sử dụng thuật ngữ "trung tâm dữ liệu", cũng như để áp dụng cho phòng máy tính thiết kế đặc biệt, bắt đầu được công nhận phổ biến về thời gian này. Trung tâm dữ liệu tại Việt Nam và tại Đà Nẵng: Tại Việt Nam các Trung tâm dữ liệu được xây dựng và phát triển mạnh mẽ trong thời gian 6 năm gần đây. Trung tâm dữ liệu của Thành phố Đà Nẵng đặt tại Công viên Phần mềm Đà Nẵng số 02 Quang Trung. Trung tâm dữ liệu Đà Nẵng được xây dựng theo các tiêu chuẩn quốc tế của TIA như TIA942, ANSI/TIA/EIA­568­B.1, ANSI/TIA/EIA­568­B.2, ANSI/TIA/EIA­J­STD­067, ASHRAE, IEEE STD 1100­1999, và tiêu chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông về Trung tâm dữ liệu; đồng thời tuân theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về xây dựng, điện, điều hòa chính xác, sàn nâng, các hệ thống phòng cháy chữa cháy, camera an ninh, … đảm bảo các thiết bị luôn được hoạt động trong môi trường tiêu chuẩn, ổn định với độ dự phòng cao. ­­­­ Trang 5 ­­­­ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn