Xem mẫu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của việc lựa chọn đề tài Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 cho đến nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang dần ổn định, hợp tác cùng phát triển có tác động lớn đến sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là với một nước đang phát triển như Việt Nam. 1 Tính đến nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO và tham gia hầu hết những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như FTA, TPP. Đó là một cơ hội tốt để Việt Nam có thể tiến sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Song song với quá trình đó là quá trình đầu tư quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang chảy mạnh vào các nước đang phát triển, có nền kinh tế tăng trưởng mạnh, điển hình là các nước Đông Á và Đông Nam Á đang trở thành một khu vực hấp dẫn đầu tư nước ngoài, vì đây là vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới trong những năm gần đây. Đối với một nền kinh tế còn non trẻ như Việt Nam thì đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố rất cần thiết trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa. Với những điều kiện thuận lợi về chính trị, vị trí địa lý, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng,… Việt Nam đang là một điểm đến, một nơi thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nhiều cường quốc phát triển khác như Nhật Bản,Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Nga… Đặc biệt, Theo nhân đinh cua Cuc Đâu tư nươc ngoai (Bô Kêhoach vaĐâu tư), sau hơn 25 năm thực hiện các hoạt động đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản và trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất về cả số lượng dự án và tổng vốn đầu tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Vậy thực trạng quá trình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam ra sao? Điều gì khiến cho các nhà đầu tư Hàn Quốc lại ồ ạt đến Việt Nam như vậy? Đây là câu hỏi đặt ra đối với nhà nước ta để nhìn nhận lại quá trình tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc, làm sao để thu hút ngày càng nhiều nhưng sử dụng nguồn vốn đó lại phải đạt hiệu quả cao. Vấn đề Việt Nam tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc đã được quan tâm nhưng vẫn là những nghiên cứu nói chung, trên góc độ lý thuyết, chưa phản ánh được thực trạng quá trình đầu tư và những thay đổi lớn hiện nay. Vì vậy, mà em chọn đề tài:“Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” là đề tài nghiên cứu cho đề án môn học chuyên ngành. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu : Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, em tập trung một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất, làm rõ và phân tích sâu sắc hơn về nhân tố ảnh hưởng, sự cần thiết của phải thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam Thứ hai, nêu rõ thực trạng và tác động của vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong những năm gần đây. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Hàn Quốc và định hướng thu hút trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Nghiên cứu dưới góc độ nhà nước + Thời gian: Nghiên cứu với chuỗi số liệu từ năm 2006­2015 4. Phương pháp nghiên cứu ­Phương pháp thu thập số liệu : Từ các tạp chí kinh tế, internet, báo chí, và các nguồn khác,… ­Phương pháp thống kê, phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng,… 5. Kết cấu đề tài 3 Ngoài Lời mở đầu , Kết Luận, Danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài gồm 3 phần chính như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA HÀN QUỐC VÀO VIỆT NAM 1.1. Một số vấn đề chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 1.1.1.1.Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hoạt động di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước này mang vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực tiếp nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó 4 1.1.1.2.Nguồn gốc và bản chất của FDI Nguồn gốc: FDI là đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế, FDI trở thành một xu thế tất yếu của lịch sử, một nhu cầu không thể thiếu của mọi nước trên thế giới kể cả những nước đang phát triển, những nước công nghiệp mới hay những nước trong khối OPEC và những nước phát triển cao. Bản chất của FDI: ­ Có sự thiết lập về quyền sở hữu về Tư Bản của công ty một nước ở một nước khác ­ Có sự kết hợp quyền sở hữu với quyền quản lý các nguồn vốn đã được đầu tư ­ Có kèm theo quyền chuyền giao công nghệ và kỹ năng quản lý ­ Có liên quan đến việc mở rộng thị trường của các công ty đa quốc gia ­ Gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế 1.1.1.3.Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI thường được thực hiện thông qua các hình thức tùy theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Các hình thức FDI phổ biến trên thế giới hiện nay là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC: Business Coperation Contract Doanh nghiệp liên doanh – JV: Joint Venture Hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng li xăng Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Buôn bán đối ứng… Các hình thức FDI này có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt có yếu tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế, kinh tế cửa khẩu… tùy thuộc điều kiện cụ thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn và thành lập các khu vực đầu tư nước ngoài phù hợp, để thu hút các hình thức FDI khác nhau. 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn