Xem mẫu

  1. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay là lịch sử đ ấu tranh dựng nước và giữ nước. Nội dung lịch sử dân tộc ta thật vô cùng rộng lớn, phong phú bao gồm các mặt hoạt động khác nhau ( kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội ... ) của xã hội và con người Việt Nam trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam (Hồ Chí Minh) Chính vì thế với tinh thần luôn muốn nâng cao tầm hiểu biết về l ịch s ử dân tộc đã đưa chúng tôi đến với chiến dịch cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam - Chiến Dịch Hồ Chí Minh. 2. Mục đích nghiên cứu Với lòng khao khát tìm hiểu về lịch sử dân tộc, cùng với Khoa Mác Lê Nin và dưới sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Minh Tiến. Chúng tôi - sinh viên trường Đại Học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh đã nghiên cứu đề tài này nhằm tìm hiểu thêm cho mình về lịch sử dân tộc. Đồng thời giúp mọi người nhìn lại cuộc kháng chiến mùa xuân năm 1957 mà tiêu biểu là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc ta và xứng đáng với lời dạy của Bác. 3. Nội dung nghiên cứu Trong bài tiểu luận này chúng em nghiên cứu đề tài trong 3 phần như sau: -1-
  2. • Phần 1: Hoàn cảnh lịch sử Trong phần này chúng em nói sơ lược về hoàn cảnh lịch sử cũng như tình hình nước trước khi Chiến dịch Hồ Chí Minh xảy ra. • Phần 2: Diễn biến của chiến dịch Trong phần diễn biến này nhóm chúng em nghiên cứu hai vấn đề chính đó là Nhũng ngày đầu chiến dịch và diễn biến của chiến dịch tại Sài Gòn Những ngày đầu chiến dịch: những ngày đầu chiến dịch hồ chí minh. Nói đến quyết định mở đầu chiến dịch và một số trận đánh mở màn cho chiến dịch. Diễn biến chiến dịch tại Sài Gòn: nêu lên những diễn biến chính của chiến dịch tại Sài Gòn, quân ta tiến vào dinh độc lập, chính quyền Dương Văn Minh đầu hàng và kết thúc chiến dịch • Phần 3: Kết quả, nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử Nói lên kết quả của chiến dịch Hồ Chí Minh, cũng như những tổn thất, mất mát cho quân và nhân dân ta, đồng thời nêu lên nguyên nhân của sự thắng lợi và ý nghĩa của chiến dịch đối với nước ta nói riêng và thế giới nói chung. 4. Kết quả nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi : • Biết được và hiểu được đường lối đúng đắn của đảng cũng như về cuộc kháng chiến gian khổ này. • Rút ra bài học kinh nghiệm cũng như ý nghĩa lịch sử mà cuộc kháng chiến mang lại và từ đó đem lại sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm cho bản thân. • Thấy được sự gian khổ, mất mát hy sinh trong chiến tranh đồng thời hãnh diện tự hào về đảng về Bác và các anh hùng cũng như những trang lịch sử vàng của dân tộc ta. • Qua bài tiểu luận giúp cho các thành viên trong nhóm được hiểu nhau nhiều hơn, thể hiện bản thân cũng như có cách làm việc nhóm, giúp đ ở nhau trong cuộc sống và mỗi chúng ta cần phấn đấu nổ lực hơn nữa để -2-
  3. tiếp bước cha ông xây dựng nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh. 5. Kết luận – Đề xuất Qua bài tiểu luận chúng tôi đã rút ra nhiều bài học quý báu,và là sinh viên dưới giảng đường đại học chúng tôi có một số đề xuất nhỏ góp phần thêm vào việc làm tiểu luận cũng như xây dựng đất nước hiện nay. Các trường cần tổ chức thêm một số hoạt động ngoại khóa cũng như thăm các viện bảo tàng lịch sử để biết và hiểu rỏ hơn về lịch sử của nước nhà. …………….. -3-
  4. NỘI DUNG 1. Hoàn cảnh lịch sử Sau hiệp định pari (27-1-1973), trong hoàn cảnh Miền Bắc trở lại hoà bình, bọn xâm lược buộc phải rút khỏi nước ta làm cho so sánh l ực l ượng ở Miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Miền Bắc có thêm những diều kiện thuận lợi để khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất và ra sức chi viện cho tiền tuyến. và với hiệp định này, những toán lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế. Hiệp định Paris không có hiệu lực hoàn toàn do Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã có âm mưu phá hoại từ trước. Tuy phải rút khoi Việt Nam, nhưng Mỹ vẫn không từ bỏ chính sách cở bản của chúng ở VIệt Nam là thực hiện “Học thuyết Nixon”, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.Mỹ đã giữ lại hơn hai vạn cố vấn quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho ngụy quyền miền Nam. Trước khi rút quân Mỹ đưa vào miền Nam 700 máy bay, 500 khẩu pháo, 400 xe thiết giáp và nhiều tàu chiến...Nhờ sự viện trợ đó chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Paris. Chúng liên tiếp mở các cuộc hành quân “bình định, lấn chiếm” vùng giải phóng, qua đó nhằm tiêu diệt l ực l ượng của ta. Trước tình hình nghiêm trọng do địch gây ra chúng ta ra sức đánh trả đ ịch và chủ trương chuẩn bị cuộc tổng tiến công.và thời cơ đã đến ngày 6-1-1975, quân dân ta đã giải phóng tỉnh Phước Long. Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì đây là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Hội nghị Bộ Chính trị phân tích sự suy yếu của địch báo hiệu một thời cơ mới đang dến. 2. Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 2.1. Những ngày đầu chiến dịch Hội nghị Bộ chính trị ngày 31/3/1975 xác định "Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu". Các nghị sĩ Mỹ theo dõi -4-
  5. tình hình miền Nam quả quyết, đã quá muộn để làm bất cứ việc gì nhằm lật ngược tình thế ở Việt Nam. Ngày 1/4/1975 chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu được chuẩn bị theo tư tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" với tốc độ "một ngày bằng 20 năm". Ngày 14/4/1975, bộ chỉ huy chiến dịch Giải phóng Sài Gòn nhất trí đề nghị Bộ chính trị xin được đặt tên chiến dịch tổng công kích Giải phóng Sài Gòn với quy mô lớn là Chiến dịch Hồ Chí Minh và phương án chiến dịch được thông qua lần cuối.[Tham khảo 3- trang 154] Bộ đội và dân nhân du kích, dân công và Thanh niên xung phong, những ngả đường tấp nập..., cả dân tộc từ Bắc chí Nam đang hành quân, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến, nửa miền Nam vừa được giải phóng cũng góp sức vào chuẩn bị giải phóng nửa còn lại. Đầu tháng 4/1975 Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị cho quân dân Nam bộ và Nam Trung bộ (B2) hãy "táo bạo đánh các điểm theo chốt... khi có thời cơ". Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn quyết định mở chiến dịch chia cắt địch trong toàn B2 để bao vây cô lập địch ở Sài Gòn. Vào lúc 8h25 phút ngày 8/4/1975 Nguyễn Thành Trung là trung úy của ta lái máy bay không quân địch và hai sĩ quan khác nhận lệnh ném bom ở các miền giải phóng nhân lúc sơ hở Nguyễn Thành Trung đã quay lại ném bom vào Dinh độc lập, sau đó hạ cánh an toàn ở sân bay của tỉnh Phước Long.[Tham khảo 3- trang 540] Ngày 9 tháng 4, Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 và lực lượng Khu 7 do đồng chí Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh và đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện làm Chính uỷ, nổ súng tiến công vào Xuân Lộc.[t nhằm tiêu diệt địch ở vòng ngoài, phá âm mưu phòng ngự từ xa, cắt phá giao thông, cô lập Sài Gòn, tạo thế có lợi cho quân ta mở đường tiến công vào Sài Gòn[Tham khảo 5 - trang 497]. Ngày 16/4/1975 ta đập tan phòng tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang. Ngày 17/4/1975 Phnôm-pênh giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Campuchia đã kết thúc thắng lợi. Trong khi đó ở Lào chính phủ liên hiệp đóng cửa sứ quán ngụy Sài Gòn và ngụy Phnôm-pênh, cuộc đấu -5-
  6. tranh của quân và dân Lào bước hẳn sang thời kỳ chính trị hiệp thương để giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ. G.Ford ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Việt Nam. Cánh quân phía đông của ta ào ạt tiến, ngày 19 tháng 4 cùng với bộ đội Khu 6 giải phóng Phan Thiết, và bộ phận đi đầu ngày 20-4 trên trục đường số 1 đã đến Rừng Lá gần Xuân Lộc. Đêm 20 tháng 4, toàn bộ các l ực lượng địch ở Xuân Lộc, trước nguy cơ bị bao vây và bị tiêu diệt, đã phải bỏ chạy tán loạn theo đường tỉnh số 2 về phía Bà Rịa. Xuân Lộc được giải phóng. Cánh cửa phía đông Sài Gòn đã mở sẵn đón lực lượng của Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và Sư đoàn 3, Quân khu 5 vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Sư đoàn 3 chuẩn bị tiến về Bà Rịa, Vũng tàu. .[Tham khảo 5- trang 500] . Ngày 20/4/1975 Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 23/4/1975 Mỹ tuyên bố chiến tranh kết thúc, không thể giúp chính phủ Nam Việt Nam. Ngày 24/4/1975 Mỹ - Hương đề nghị xin ngưng bắn... Diễn biến dồn dập ấy diễn ra cùng lúc với 5 cách quân gồm 270.000 bộ đội chủ lực và 180.000 người khác phục vụ chiến dịch đang từng bước chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công vào Sài Gòn. 17 giờ ngày 26/4 đến 24 giờ ngày28/4/1975 ta đánh chiếm tuyến phòng thủ bên ngoài của địch, cắt đứt đường số 15 và các tuyến đường khác, cô lập Sài Gòn, ném bom sân bay Tân Sơn Nhất phá hủy 200 máy bay địch [Phụ lục2] dẫn đến tình hình Sài Gòn ngày càng căng thẳng, hoảng loạn. Năm bắt thời cơ đó ngày 29/4, cuộc tổng kích đáng chiếm Sài Gòn bắt đầu, ta tấn công trên toàn mặt trận, các mục tiêu tấn công ngập chìm trong bão lửa [Tham khảo 3 - trang 545]. Tổng thống ngụy muốn xin "bàn giao chính quyền", các đại diện Mỹ, Pháp tìm kế hoãn binh... Nhưng tất cả đã không thể ngăn cản được sức tiến công của lực lượng vũ trang cách mạng trong "trận đánh cuối cùng" để kết thúc chiến tranh 30 năm. 2.2. Diễn biến chiến dịch tại Sài Gòn Tại Sài Gòn, sáng ngày 30 tháng 4, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh đi đến quyết định đơn phương ngừng bắn, chờ "bàn giao trong vòng trật tự". Sau khi bàn luận, Vũ Văn Mẫu viết bản tuyên bố kêu gọi đơn phương ngưng bắn và -6-
  7. bàn giao chính quyền cho cách mạng. Bản tuyên bố được phát trên đài phát thanh Sài Gòn lú 9 giờ 30 phút. Trên tất cả các hướng vào Sài Gòn, quân ta tiếp tục tiến công theo mệnh lệnh của Bộ Chính trị "tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ, tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp c ủa địch, đập tan triệt để mọi sự chống đối của chúng". Địch từ phía Đông xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa bắn ra cắt đội hình lữ đoàn xe tăng 20. Qua cầu Thị Nghè, nữ chiến sĩ liệt động Nga (lữ đoàn 16) lên xe tăng cùng Phạm Duy Đô làm nhiệm vụ dẫn đường. Lữ đoàn 203 tiến vào Dinh Độc Lập theo đường Hồng Thập Tự và Đại lộ Thống Nhất. Dương Văn Minh đến đài phát thanh đọc bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời chấp nhận đầu hàng của Dương Văn Minh.[Tham khảo 6] Từ sáng ngày 30 tháng 4 cho đến lúc này tại trung tâm Sài Gòn đã có 34 điểm nổi dậy của quần chúng và lực lượng tại chỗ. 11 giờ 30 phút Xe tăng 843 lao vào húc cánh cổng phụ bên trái của dinh nhưng bị kẹt lại. Còn xe tăng 390 húc đổ cánh cổng chính và tiến vào sân Dinh Độc Lập. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên xe của mình đem vào treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Vậy là lá cờ đỏ sao vàng của tổ quốc bay cao giữa Dinh tổng thống và Chính quyền Sài Gòn, ngay bên cạnh đó đã có lá cờ nữa xanh, nữa đỏ, ngôi sao vàng phấp phới – có cả “Thượng nghị sĩ ngụy” giao chìa khóa dinh tổng tham mưu trưởng, các tài liệu nguyên vẹn cho quân ta nhưng họ đều là cán bộ của Mặt trận Dân tộc giải phóng.[Tham khảo 2- trang 131] Ngay chiều 30 tháng 4 hàng trăm đồng bào xin nhận công tác theo yêu cầu của cách mạng, hàng trăm người khác tự động ra đường thu gom vũ khí, quân trang, quân dụng của địch. Đồng bào treo đầy cờ giải phóng trước nhà riêng, công sở và tự nguyện góp cấp thời lương thực thực phẩm cho bộ đội. -7-
  8. Toàn bộ lực lượng địch ở Thủ Đức tan rã. Quần chúng xông vào chiếm giữ các căn cứ quân sự của địch, tiến chiếm trụ sở quận. Toàn bộ ngụy quyền quận bỏ chạy. Với mọi chuẩn bị từ trước, khi đại quân ta tiến vào Sài Gòn, cơ sở cách mạng và quần chúng lao động nội thành kịp thời nổi dậy chiếm lĩnh, làm chủ và bảo vệ các cơ sở kinh tế, chính trị văn hóa quan trong, bảo đảm mọi sinh hoạt bình thường của một thành phố mới giải phóng. Ở nhà máy điện Chợ Quán, ngay lúc địch đang tồn tại và thiết quân luật, công nhân đã thay phiên nhau đi sửa chữa đường dây, ổn định dòng điện. Anh em kêu gọi binh lính ngụy quay về với chính nghĩa, ủng hộ hành động nổi dậy của công nhân. Tại xưởng Ba Son, công nhân tháo gỡ hết chất nổ địch gài, bảo vệ nguyên vẹn nhà máy. Ở các hãng Esso, Shell, công nhân thành lập các ủy ban công nhân võ trang bảo vệ kho xăng Nhà Bè. Cán bộ, chiến sĩ cánh B của Thành ủy có mặt cùng nhân dân thực hiện nổi dậy giành chính quyền, giành quyền làm chủ từ ấp, xã đến thị trấn ngoại thành, cũng đã hội tụ về nhận nhiệm vụ tại dinh tỉnh trưởng Gia Định. 17 giờ ngày 30 tháng 4, tiếng súng đã thực sự chấm dứt ở "thủ đô" ngụy quyền, trừ một số mục tiêu quân sự. Thành phố hơn 3 triệu dân vừa qua cuộc chiến tranh 30 năm, vẫn nguyên vẹn đã chuyển sang trạng thái bình yên đến độ gây ngạc nhiên cho mọi người trên thế giới đang có mặt: nước vẫn chảy đ ều trong các đường ống; dòng điện chỉ tạm ngừng trong 2 giờ rồi mọi nhà lại sáng; công nhân nhà máy vẫn sẵn sàng cho máy chạy; chợ búa, quán xá vẫn sẵn sàng mở; đường phố vẫn đông người, xe cộ... Người dân Sài Gòn - Gia Định náo nức cắt dàn cờ hoa để xuống đường ngày 1-5 mừng cuộc toàn thắng và chờ đêm hội pháo hoa. 3. Kết quả của chiến dịch lịch sử,Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử -8-
  9. 3.1. Kết quà của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch quân sự lớn nhất của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với sự tan rã hoàn toàn của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Kết quả của chiến dịch này là sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền, vùng trời, vùng biển của Việt Nam sau hơn 100 năm bị nước ngoài chiếm đóng và chia cắt. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, riêng quân dân Sài Gòn - Gia Định đã diệt và làm tan rã 31.000 tên địch, bắt sống 12.619 tù binh, chiếm 9 căn cứ quân sự, 5 chi khu, 21 phân chi khu và trụ sở tề... thu 12.275 súng và gần như toàn bộ hồ sơ các cơ quan từ Phủ tổng thống trở xuống. Số ngụy quân lần lượt ra trình diện là 40 vạn và số công an cảnh sát là 10 vạn. và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng chủ lực, địa phương, cảnh sát thuộc Quân khu 3 của QLVNCH và lực lượng dự bị là tàn quân của Quân đoàn 1 và 2 của QLVNCH rút về, tổng cộng trên 45 vạn quân. Thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 270.000 khẩu súng các loại, 3000 xe quân sự và toàn bộ kho tàng. 3.2. Nguyên Nhân thắng lợi • Sức mạnh của tinh thần đoàn kết quân dân đoàn kết dân tộc • Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, lại được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc. • Ta có miên Băc lam nghia vụ hâu phương lớn chi viên cho miên Nam. ̀ ́̀ ̃ ̣ ̣ ̀ • Sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước .Kết hợp với cách đánh phối hợp trong lẫn ngoài của quân ta . • Đó là toàn bộ những nhân tố tạo sức mạnh, bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. 3.3. Ý nghĩa lịch sử. -9-
  10. Từ một đất nước bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm chiếm, từ một dân tộc bị nô lệ, Việt Nam đã giành lại nền độc lập dân tộc sau gần một thế kỷ mất nước và trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủ quyền được quốc tế thừa nhận… Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhân dân ta đã vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của các nước đế quốc, đất nước vĩnh viễn thoát khỏi họa bị chia cắt, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, bảo vệ những thành quả bước đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội đứng vào hàng ngũ các quốc gia,dân tộc tiên phong trên thế giới.[Tham khảo 2] Qua Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng ta, nhân dân ta, quân đội ta được rèn luyện cả về phẩm chất lẫn tài năng, càng nhận thức sâu sắc hơn vị trí và sức mạnh của mình trong thời đại mới. Đồng thời, vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng lên ngang tầm các nước, các dân tộc trên thế giới. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là sự kiện quan trọng vừa đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, lại còn có ý nghĩa quốc tế to lớn. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta thắng lợi đã thức tỉnh, cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên thế giới đứng lên dũng cảm đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới. -10-
  11. PHỤ LỤC Phụ Lục 1:Bản đồ các mũi tiến công của quân ta trong chiến dịch Hồ Chí Minh [Nguồn 4] Phụ lục 2: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đánh chiếm Sân bay Tân Sơn Nhất ( 30 - 4 - 1945) [Nguồn 6] -11-
  12. Phụ Lục 3:Ảnh quân ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập lúc 11h30 phút ngày 30/4/1975 [Nguồn 6] Phụ Lục 4: Đại úy Phạm Xuân Thệ đưa các ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. [Nguồn 4] -12-
  13. Phụ Lục 5: Thư tuyên bố đầu hàng và chấp nhận đầu hàng do hai sĩ quan quân Giải phóng là Phạm Xuân Thệ và Bùi Văn Tùng soạn, Tổng thống Dương Văn Minh đọc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. [Nguồn 6] Phụ Lục 6: Nhân dân Sài Gòn dự mít tin giải phóng chào mừng miền nam. [Nguồn 4] -13-
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cuộc Tổng Tiến Công Và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975 ( Biên niên sự kiện). 2. Đại Thắng mùa Xuân Năm 1975 (Nguyên nhân và bài học) - Viện Quốc Phòng Viện Lịch Sử Việt Nam NXB Quân Đội Nhân Dân. 3. Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử (1945 – 1975) – Trung Tâm Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Quốc Gia Viện Lịch Sử - NXB Giáo Dục. 4. Đại thắng mùa xuân 1975( sách ảnh – NXB thông tân – 2005] 5. Đại thắng mùa xuân tác giả: Văn Tiến Dũng Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1976. (kilobooks.com) 6. Chiến dịch Hồ Chí Minh (wikipedia.org). -14-
nguon tai.lieu . vn