Xem mẫu

Đề tài : Đặc tính cá nhân của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
MỤC LỤC
A. PHẦN DẪN NHẬP..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1
2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 1
B. PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................... 2
CHƯƠNG I. Những vấn đề lý luận chung....................................................................... 2
1. Giới thuyết về đặc tính cá nhân.................................................................................... 2
2. Truyện Kiều...................................................................................................................2
2.1. Thể loại Truyện Kiều........................................................................................... 2
2.2. Chủ đề của Truyện Kiều...................................................................................... 2
2.3. Hệ thống nhân vật................................................................................................ 2
2.3.1. Nhân vật chính diện....................................................................................2
2.3.2. Nhân vật phản diện.....................................................................................3
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA
NGUYỄN DU................................................................................................................... 3
2.1. Thể hiện nội tâm, tính cách của nhân vật Thúy Kiều bằng một vài nét miêu tả
ngoại hình và hành đông độc đáo, có tính chất biểu trưng........................................ 3
2.2. Miêu tả tâm lý nhân vật Thúy Kiều một cách tinh tế, xác thực bằng cách dùng
nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau.....................................4
2.2.1. Thúy Kiều trong quan hệ với cha mẹ và các em........................................4
2.2.2. Thúy Kiều trong quan hệ với Kim Trọng.................................................. 5
2.2.3. Thúy Kiều trong quan hệ với Thúc Sinh....................................................5
2.2.4. Thúy Kiều trong quan hệ với Hoạn Thư....................................................6
2.2.5. Thúy Kiều trong quan hệ với Từ Hải - tri kỉ trăm năm............................. 7
2.3. Khắc họa tâm lý, tính cách nhân vật qua những biểu hiện đa dạng của thủ pháp
độc thoại nội tâm.........................................................................................................8
2.3.1. Tâm lý, tính cách của Kiều qua bốn lần Kiều đánh đàn............................8
2.3.2. Tâm lý, tính cách của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.................................. 10
CHƯƠNG III: SỰ TIẾP BIẾN CÁC HỆ TƯ TƯỞNG NHO, PHẬT, LÃO TRANG
TRONG VIỆC XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA
NGUYỄN DU................................................................................................................. 12
3.1. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật
Thúy Kiều................................................................................................................. 12
3.2. Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo trong việc xây dựng hình tượng nhân vật
Thúy Kiều................................................................................................................. 12
3.3. Ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang trong việc xây dựng hình tượng nhân vật
Thúy Kiều................................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 14

1

A. PHẦN DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Du là một tác gia tiêu biểu cho nền văn học trung đại Việt Nam. Ông sinh
ra và lớn lên trong một xã hội đầy biến động, không lối thoát. Nhưng chính những biến
động đó đã tạo nên một thiên tài Nguyễn Du với một kho tàng những bài thơ ghi lại
những điều mắt thấy tai nghe của ông về cuộc đời. Nhắc đến Nguyễn Du, người ta sẽ
nhớ ngay đến Truyện Kiều. Truyện Kiều của Nguyễn Du là một cuốn tiểu thuyết bằng
thơ sâu sắc, tinh vi, một kiệt tác văn học vĩ đại có giá trị sâu sắc về nội dung tư tưởng
và hình thức nghệ thuật. Nó được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện Kim Vân
Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Bằng tài năng bậc thầy và sự sáng tạo độc đáo
của mình, Nguyễn Du đã biến cuốn tiểu thuyết Trung Quốc xa lạ thành một câu
chuyện hoàn toàn dễ hiểu và gần gũi với nhân dân Việt Nam. Trước khi Truyện Kiều
của Nguyễn Du ra đời, người ta không hề biết đến có một Kim Vân Kiều Truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân, nhưng khi Truyện Kiều ra đời, Kim Vân Kiều Truyện mới
được mọi người biết đến. Nói cách khác nếu,không có Truyện Kiều thì Kim Vân Kiều
Truyện cũng sẽ không được mọi người biết đến.
Truyện Kiều xoay quanh số phận của Thúy Kiều, một người phụ nữ có sắc đẹp
toàn diện, tài hoa, lại là con nhà quyền quý nhưng đã phải bán mình chuộc cha và bị xã
hội xô đẩy buộc phải làm kỹ nữ trong chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã vượt qua mọi định
kiến của xã hội để ca ngợi vẻ đẹp hình thể, tài năng, đặc biệt là vẻ đẹp tâm hồn và
nhân cách của Thúy Kiều. Thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật Thúy Kiều của
Nguyễn Du, để làm rõ hơn vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của nhân vật Thúy Kiều, em
xin chọn đề tài “ Đặc tính cá nhân của Thúy Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du ” để tìm hiểu và nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp loại hình nhân vật
2. Phương pháp so sánh : so sánh nhân vật Thúy Kiều với những nhân vật tiêu biểu
khác
3. Phương pháp giải thích học : để khẳng định vấn đề được nêu trong tiểu luận là đúng
và có cơ sỡ thuyết phục
4. Phương pháp văn hóa học
5. Phương pháp phân tích : phân tích để làm rõ những luận điểm trong bài tiểu luận
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, tiểu luận sẽ đi tìm hiểu đặc tính cá nhân của nhân vật Thúy Kiều
thông qua nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du. Do tầm hiểu biết còn non
kém nên tiểu luận này chỉ tập trung tìm hiểu một cách khái quát đặc tính cá nhân của
nhân vật Thúy Kiều để hiểu rõ tư tưởng, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm khi xây
dựng nhân vật Kiều.

2

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. Những vấn đề lý luận chung
1. Giới thuyết về đặc tính cá nhân
Đặc tính cá nhân là những đặc điểm, tính cách đặc trưng, riêng biệt chỉ có ở một
người, và người đó không giống với bất cứ một ai.
2. Truyện Kiều
2.1. Thể loại Truyện Kiều
Truyện Kiều thuộc thể loại tiểu thuyết tâm lí hiện đại được viết theo thể thơ lục
bát bằng chữ Nôm. Đây là một thể loại tiểu thuyết chưa từng có ở Việt Nam, Trung
Quốc và cả ở Châu Âu. Như nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã có nhận xét : “Nguyễn
Du đã bỏ đi những chi tiết kể lể dài dòng, những đoạn miêu tả có tính chất tự nhiên
chủ nghĩa, nhiều khi thô bỉ, có hại đối với mỹ cảm người đọc, và không nhằm phục vụ
cho chủ đề của tác phẩm. Đồng thời nhà thơ thêm vào đó rất nhiều đoạn tả cảnh, tả
tình nhằm nêu rõ tính cách và tâm trạng nhân vật...Ngay cả khi Nguyễn Du giữ lại
những tình tiết cũ của Thanh Tâm Tài Nhân, thì đó cũng không phải là giữ lại nguyên
vẹn, không có sáng tạo. Cả trong những trường hợp này, Nguyễn Du đều có cảm lại,
nhận thức lại, sắp xếp lại, nghĩa là Nguyễn Du chỉ giữ lại những gì phù hợp với những
điều trông thấy, từng trải của mình và thể hiện nó bằng một ngòi bút tràn đầy cảm xúc
của một nhà thơ chân chính” (1).
2.2. Chủ đề của Truyện Kiều
Chủ đề của Truyện Kiều : Phản ánh thực trạng xã hội đương thời bất công, sự tàn
nhẫn, vô nhân đạo của của tầng lớp thống trị: đó là bọn quan lại tham lam, là những kẻ
buôn bán người như : Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh, ... Qua đó nói đến số phận của
những con người thấp cổ bé họng, bị áp bức, bóc lột đến mức đau khổ tột cùng, đặc
biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ thời ấy nói chung và số phận bi kịch của Kiều
nói riêng. Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đề cập đến rất nhiều vấn đề về
tình yêu, nhân phẩm, công lí ,...
2.3. Hệ thống nhân vật
Hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều hết sức phong phú. Dường như họ ở mọi lứa
tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Điều đặc biệt của Nguyễn Du là dù ở nhân vật nào ông
cũng đều khắc họa khá chi tiết, giúp cho người đọc dễ dàng hình dung. Tuy có một vài
nhân vật rất ít xuất hiện hoặc xuất hiện một lần rồi thôi nhưng cũng đủ để lại ấn tượng
sâu sắc trong lòng người đọc. Mỗi nhân vật có một tính cách, một số phận riêng. Hệ
thống nhân vật trong Truyện Kiều gồm có nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
2.3.1. Nhân vật chính diện
Thế giới nhân vật của Nguyễn Du bao gồm hai loại người, một là thế giới của
những nhân vật lý tưởng, những đấng anh hùng, bậc kỳ tài trong xã hội, thể hiện lý
tưởng của Nguyễn Du về cái đẹp, cái thiện, về công bằng xã hội. Đó là Vương ông,
Vương bà, Thuý Kiều, Thuý Vân, Vương Quan, Kim Trọng, Từ Hải,... Nhân vật chính

3

diện được miêu tả theo lối lý tưởng hóa , bằng phương pháp ước lệ tượng trưng .
Những nhân vật này được Nguyễn Du xây dựng bằng bút pháp ước lệ.
2.3.2. Nhân vật phản diện
Chính là những kẻ tiểu nhân, độc ác trong xã hội, là bọn buôn thịt bán người, bọn
quan lại, sai nha giẫm đạp lên đạo đức. Đó là Thằng bán tơ, Mã giám sinh, Tú bà, Sở
Khanh, Hoạn Thư, Hoạn phu nhân, Bạc bà, Bạc Hạnh, Hồ Tôn Hiến,... Những nhân
vật này được xây dựng bằng bút pháp hiện thực.
CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT THÚY KIỀU CỦA
NGUYỄN DU
2.1. Thể hiện nội tâm, tính cách của nhân vật Thúy Kiều bằng một vài nét miêu tả
ngoại hình và hành đông độc đáo, có tính chất biểu trưng
Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Kiều với vẻ đẹp toàn diện cả về nhan sắc
lẫn tài năng. Kiều đẹp từ hình dáng bên ngoài cho đến tâm hồn bên trong. Bằng bút
pháp ước lệ và biện pháp tu từ nhân hóa của mình Nguyễn Du đã làm cho chúng ta
không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận mà như thấy tận mắt vẻ đẹp có một không hai
của Kiều. Kiều có đôi mắt thăm thẳm như làn nước mùa thu, đôi lông mày thì uốn
cong, đẹp như dáng núi, dung nhan thì đằm thắm, dáng người xinh tươi, mơn mởn.
Ngoài ra Kiều còn là người con gái hiền dịu, trong sáng, vô tư, nàng đẹp từ nụ cười
cho đến cả giọng nói. Nguyễn Du đã khắc họa vẻ đẹp của Thúy Vân trở thành nền để
tôn thêm vẻ đẹp cho Thúy Kiều :
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.”
Ngoài vẻ đẹp bên ngoài thì vẻ đẹp bên trong : tài hoa và tính cách của Thúy Kiều
cũng quan trọng không kém. Nguyễn Du đã miêu tả ngoại hình Thúy Kiều từ đó làm
hiện lên vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của nàng. Về tài năng, Thúy Kiều có rất nhiều tài
năng vượt trội, đều đạt tới mức hoàn hảo. Nàng rất thông minh, lại sành sỏi các thú
tiêu dao của người xưa: cầm, kì, thi họa. Ngoài ra nàng còn sáng tạo trong nghệ thuật,
viết khúc “Bạc mệnh” làm sầu lòng người. Cả tài năng và sắc đẹp của Thúy Kiều được
nguyễn Du khắc họa không có một ai có thể sánh bằng :
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lâu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương
Khúc nhà tay lựa nên xương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”
Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Thúy Vân với vẻ đẹp phúc hậu, khiêm nhường
nên sẽ có một cuộc đời êm đẹp. Còn riêng Thúy Kiều với một vẻ đẹp có một không hai,
không ai sánh bằng, một vẻ đẹp của sự toàn diện cả về sắc lẫn tài năng nên sẽ mang
lấy nhiều sóng gió trong cuộc đời sau này.

4

2.2. Miêu tả tâm lý nhân vật Thúy Kiều một cách tinh tế, xác thực bằng cách
dùng nhiều thứ ánh sáng để soi chiếu từ những góc độ khác nhau
2.2.1. Thúy Kiều trong quan hệ với cha mẹ và các em
Truyện Kiều là một chuỗi những đau khổ tột cùng mà Thúy Kiều gặp phải và chịu
đựng suốt mười lăm năm lưu lạc của cuộc đời mình mà nguyên nhân của quãng đời
đau khổ, đoạn trường ấy lại chính từ tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Trước tình cảnh cha
và em bị bọn quan lại, sai nha đánh đập hành hạ Kiều đã nghĩ :
“Sao cho cốt nhục vẹn tuyền,
Trong khi ngộ biến tòng quyền biết sao.
Duyên hội ngộ, đức cù lao,
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?”
Nàng bắt buộc phải bán mình chuộc cha và em trai. Hành động này không chỉ là
sự hy sinh, mà còn là nỗi day dứt về bổn phận của người con đối với mẹ cha mẹ, là
tình thương, sự lo lắng đối với hai em. Nguyễn Du đã thể hiện tình cảm của Thúy Kiều
đối với mẹ cha và gắn liền với cả tình chị em, chữ hiếu của Kiều có một nét riêng biệt,
không giống với bất cứ một ai. Kiều là một người tình cảm, và cũng là một người con
hiếu thảo. Nàng sống với chữ hiếu bằng cả con tim mình. Nàng không so đo, tính toán,
cũng không hề kể lể về hành động hy sinh của mình. Mỗi lần nói về nỗi nhớ nhà của
Thúy Kiều, Nguyễn Du thường dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để tự bộc lộ tình cảm
của mình. Nỗi nhớ ấy xuất phát từ một tình yêu to lớn: tình yêu gia đình của Thúy
Kiều. Kiều sẵn sàng hy sinh hạnh phúc lứa đôi mà bán mình chuộc cha và em trai.
Mối tình sâu nặng của nàng với Kim Trọng vừa bắt đầu, lòng còn vấn vương
thương nhớ, nặng lời thề non hẹn biển. Nàng biết rằng bán mình chuộc cha thì có lỗi
với tình yêu, phụ tình với Kim Trọng. Nhưng trước cảnh hoạn nạn của gia đình, nàng
phải đưa ra một quyết định khó khăn giữa chữ Tình và chữ Hiếu. Trong tình cảnh bi
đát của gia đình như vậy, Kiều không còn nghĩ đến bản thân mình mà chỉ mong cứu
được cha và em trai :
“Vẻ chi một mảnh hồng nhan,
Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành.”
hay
“Hổ sinh ra phận má đào,
Công cha nghĩa mẹ kiếp nào trả xong.”
Trong suốt mười lăm năm lưu lạc của đời mình Kiều phải chịu không biết bao
nhiêu đau khổ, tủi nhục, Kiều luôn lo lắng, và nghĩ về cha mẹ. Dù là ở lầu Ngưng Bích,
nơi đất khách quê người, trong cảnh cô độc chỉ có một mình, thì nàng vẫn luôn nhớ về
cha mẹ. Rồi những tháng ngày xót xa, ê chề khi phải tiếp khách làng chơi trong lầu
xanh của Tú Bà, thì cha mẹ vẫn là điểm tựa, là nỗi nhớ thương trong lòng nàng. Hay
khi đã trở thành vợ Từ Hải, là một người có địa vị, nàng cũng nghĩ về cha mẹ, thương
cha mẹ đã cách biệt mười lăm năm :

nguon tai.lieu . vn