Xem mẫu

  1. MỤC LỤC 1
  2. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Axít nucleic là đại phân tử  sinh học, là vật chất tổng hợp của tất cả  hình   thức  sống  mà không  thể  thiếu  được.  Axít nucleic  là  tên gọi  chung của  axít  deoxyribonucleic (ADN) và axít ribonucleic (ARN). Axít nucleic do nucleotit hợp   thành, nhưng mà mônôme nucleotit do đường 5­cacbon, nhóm gốc phốtphát và  nhóm gốc bazơ  chứa nitơ  hợp thành. Nếu như  đường 5­cácbôn là ribôzơ  thì   pôlyme hình thành là ARN; nếu như đường 5­cacbon là đềôxyribôzơ thì pôlyme  hình thành là ADN. Axít nucleic là đại phân tử sinh học trọng đó hợp chất hữu cơ gồm cacbon  và hyđro, lipít / chất béo). Với số lượng nhiều, chúng tồn tại ở tất cả sinh vật,   có chức năng chuyển và biểu đạt thông tin di truyền. Nói cách khác, thông tin di   truyền được chuyển qua trình tự axít nucleic. Phân tử ADN có chứa tất cả thông   tin di truyền của giống loài sinh vật, là phân tử sợi đôi, trong đó đại đa số là đại  phân tử  có kết cấu hình dạng chuỗi, cũng có một phần ít hiện ra kết cấu hình   dạng vòng, phân tử lượng thông thường rất lớn. ARN chủ yếu là phụ trách dịch   mã và biểu đạt thông tin di truyền của ADN, là phân tử sợi đơn, phân tử lượng   phải ít hơn nhiều so với ADN. Axít nucleic tồn tại khắp  ở  bên trong tất cả  tế  bào động thực vật, vi sinh vật và vi rút, thể  ăn khuẩn, là một trong những vật  chất cơ bản nhất của mạng sống, quyết định trọng yếu đối với các hiện tượng  di truyền và biến dị.  Việc nghiên cứu thực nghiệm axít nucleic đã chứng minh nó là vật chất di  truyền  ở  cấp độ  phân tử, để  nghiên cứu những  ứng dụng trong sinh học và y   học hiện đại, cùng với công nghệ sinh học và ngành công nghiệp chế thuốc.  Để  tìm hiểu những luận chứng, chứng minh Axít nucleic là vật chất di  truyền của sinh vật nên tôi chọn chủ đề này làm tiểu luận môn học. 2
  3. . PHẦN II: NỘI DUNG I. Khái niệm, phân loại Acid nucleic  * Khái niệm: ADN là vật liệu di truyền  ở người và hầu hết các sinh vật  khác. Gần như mọi tế bào trong cơ thể người có cùng một kiểu ADN. Hầu hết   ADN nằm trong nhân tế  bào (nơi được gọi là ADN nhân), nhưng cũng có một  lượng nhỏ ADN có thể được tìm thấy trong ty thể. * Phân loại:  Cơ  sở  phân loại acid nucleic dựa vào sự  có mặt của đường  ribose và desoxyribose mà người ta chia acid nucleic ra làm hai lớp.  ­ Acid ribonucleic (ARN).  ­ Acid desoxyribonucleic (ADN). 1. Acid desoxyribonucleic (ADN) 1.1. cấu tạo Acid desoxyribonucleic (ADN). ADN được cấu tạo từ  5 nguyên tố  hoá học là C, H, O, P, N. ADN là loại  phân tử  lớn (đại phân tử), có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều  đơn phân là  nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit gồm:  – Đường đêôxiribôluzơ: C5H10O4 – Axit phôtphoric: H3PO4 ­ 1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X ). Trong đó A, G có kích thước lớn còn   T, X có kích thước bé hơn. Hình 1: Thành phần cấu tạo ADN 3
  4. 1.2. Cấu trúc Acid desoxyribonucleic (ADN) ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một  trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có: – 10 cặp nuclêôtit.   – Dài 34 Ăngstrôn – Đường kính 20 Ăngstrôn. – Liên kết trong 1 mạch đơn: nhờ  liên kết hóa trị  giữa axít phôtphôric của  nuclêôtit với đường C5 của nuclêôtit tiếp theo. – Liên kết giữa 2 mạch đơn: nhờ mối liên kết ngang (liên kết hyđrô) giữa 1   cặp bazơ nitríc đứng đôi diện theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2   liên kết hyđrô hay ngược lại; G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô hay ngược   lại).  – Hệ quả của nguyên tắc bổ sung: + Nếu biết được trình tự  sắp xếp các nuclêôtit trong một mạch đơn này à   trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch còn lại.  + Trong phân tử ADN: tỉ số:  A+T/ G+X là hằng số nhất định đặc trưng cho  mỗi loài. Hình 2: Cấu trúc không gian của AND ­ Các dạng cấu trúc DNA có thể ở 3 dạng cấu trúc: ­ Dạng siêu xoắn: mạch kép vặn xoắn lại thành hình số  8. Đây là dang tự  nhiên ở vi khuẩn. ­ Dạng vòng tròn: sợi DNA căng tròn có đƣợc do DNA siêu xoắn bị cắt đứt  1 trong hai mạch kép. ­ Dạng thẳng: khi DNA bị cắt đứt cả hai mạch. 4
  5. 5
  6. Hình 3: Các dạng cấu trúc của ADN 1.3. Tính chất của Acid desoxyribonucleic (ADN) – ADN có tính đặc thù:  ở  mỗi loài, số  lượng + thành phần + trình tự  sắp  xếp các nuclêôtit trong phân tử ADN là nghiêm ngặt và đặc trưng cho loài.  – ADN có tính đa dạng: chỉ cần thay đổi cách sắp xếp của 4 loại nuclêôtit   ­> tạo ra các ADN khác nhau. Tính đa dạng + tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc  thù của mỗi loài sinh vật. 1.4. Chức năng của Acid desoxyribonucleic (ADN) Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền về cấu trúc và toàn bộ  các loại prôtêin của cơ  thể  sinh vật, do đó quy định các tính trạng của cơ  thể  sinh vật. ­> Thông tin di truyền: được chứa đựng trong ADN dưới hình thức mật mã   (bằng sự mã hóa bộ  3) cứ 3 nuclêôtit kế  tiếp nhau trên 1 mạch đơn quy định 1  axít amin (aa) (= mã bộ  3) hay bộ  3 mã hóa = mã di truyền = đơn vị  mã = 1  codon). Vậy trình tự sắp xếp các axít amin trong phân tử prôtêin được quy định  bởi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN. Mỗi đoạn của phân tử ADN mang  thông tin di truyền quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin được gọi là gen cấu trúc. 2. Acid ribonucleic (ARN) 2.1. Khái niệm Acid ribonucleic (ARN) Axit ribonucleic (ARN) là một phân tử polyme cơ bản có nhiều vai trò sinh   học trong mã hóa, dịch mã, điều hòa, và biểu hiện của gene. ARN là các axit   6
  7. nucleic, và, cùng với lipid, protein và cacbohydrat, tạo thành bốn loại đại phân tử  cơ sở cho mọi dạng sự sống trên Trái Đất. 2.2. Thành phần cấu tạo Acid ribonucleic (ARN) ARN là đại phân tử  sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn   phân là nuclêôtit. Mỗi đơn phân (nuclêôtit) được cấu tạo từ 3 thành phần sau: –Đường   ribôluzơ: C5H10O5 (còn   ở   ADN   là   đường   đềôxi  ribôluzơ C5H10O4). –Axit photphoric: H3PO4. –1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X). Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ  nitơ, nên người ta đặt tên  của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang. 2.3. Cấu trúc Acid ribonucleic (ARN) ARN có cấu trúc mạch đơn: –   Các   ribônuclêôtit   liên   kết   với   nhau   bằng   liên   kết   cộng   hóa   trị  giữa H3PO4 của   ribônuclêôtit   này   với đường C5H10O5 của   ribônuclêôtit   kế  tiếp. Tạo nên một chuỗi pôli nuclêôtit (kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều   so với kích thước của ADN. – Có 3 loại Acid ribonucleic (ARN). – ARN thông tin (mARN): sao chép đúng một đoạn mạch ADN theo nguyên  tắc bổ sung nhưng trong đó A thay cho T. * chiếm khoảng 75% của tổng RNA trong tế bào. ­ Eukaryota : ribosome có hệ số lắng khi ly tâm là 80S, gồm hai đơn vị: + Đơn vị lớn ( 60S) có rARN 25S; 5,8S; 5S + Đơn vị nhỏ (40S) có rARN 28S ­ Prokaryota và lục lạp có hệ số lắng khi ly tâm là 70S, gồm 2 đơn vị: + Đơn vị lớn (50S): có loại rARN 23S; 5S; 4,5S + Đơn vị nhỏ (30S): có rARN 16S ­ Ty thể: ribosome có hệ số lắng khi ly tâm là 70S, gồm 2 đơn vị: + Đơn vị lớn 50S: có loại rARN 24S; 5S + Đơn vị nhỏ 30S: có rARN 18,5S *rARN có cấu trúc bậc I và cấu trúc bậc hai. 7
  8. Hình 4: Cấu trúc của rARN *rARN có cấu tạo là một sợi xoắn có nhiều vùng liên kết đôi theo  nguyên  tắc bổ sung A liên kết với U, G liên kết với X và có khi G liên kết với U. – ARN ribôxôm (rARN): là thành phần cấu tạo nên ribôxôm. – ARN vận chuyển (tARN): 1 mạch pôlinuclêôtit nhưng cuộn lại một đầu ­ Có hơn 20 loại tARN khác nhau tuơng  ứng với 20 loại acid amine khác   nhau. ­ Các tARN cùng tham gia vận chuyển một acid amin là các izoaceptor. ­ Cấu trúc bậc I của tARN: có phân tử lƣợng nhỏ: 25.000­30.000, gồm 75­ 90   nucleotid,   có   hằng   số   lắng   4S.   Có   khoảng   10%   các   nucleotid   hiếm   với  khoảng 30 loại khác nhau. Chuỗi polynucleotid cuộn lại có những đoạn tạo   mạch xoắn kép, hình thành cấu trúc bậc hai của tARN. ­ Các tARN có một số  đặc tính cấu trúc chung: chiều dài khoảng 73­93  nucleotid, cấu trúc gồm một mach cuộn lại nhƣ hình lá chẻ ba nhờ bắt cặp bên   trong phân tử. Đầu mút 3’ có trình tự kết thúc là CCA, amino acid luôn gắn vào   đầu này. Đầu 5 chứa gốc phosphate của G. Mỗi tARN có có 4­5 vùng với chức năng khác nhau: ­ Vòng DHU: có chứa nucleotid dihydrouridin, vùng này có chức năng nhận  biết aminoacyl tARN synthetase ­ Vòng anticodon: đọc mã trên mARN theo nguyên tắc kết cặp anticodon –  codon. ­ Vòng phụ: có thể không có ở một số RNA. ­ Vòng TφC: có chứa nucleotid pseudouridin, vùng này có chức năng nhận biết ribosom để vào đúng vị trí tiếp nhận aminoacyl   tARN (vị trí A). ­ Đấu 3’ –CCA: vị trí gắn với acid amin. tARN chiểm khoảng 15% tổng số RNA của tế bào. 8
  9. Hình 5: Cấu tạo của tARN 2.4. Chức năng Acid ribonucleic (ARN) ­ ARN thông tin: truyền đạt thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm. ­ ARN vận chuyển: vận chuyển aa tương ứng tới ribôxôm. ­ ARN ribôxôm: thành phần cấu tạo nên ribôxôm. II. Tiêu chuẩn của vật chất di truyền Việc xác định vật chất di truyền trong tế bào nói riêng và của cơ thể sống   nói chung là vấn đề  hết sức quan trọng và đã thu hút công sức và trí tuệ  của   nhiều nhà khoa học. Ngay sau khi luận thuyết của Menđen được công nhận  (năm 1900), người ta cho rằng bản chất của nhân tố di truyền hay gen là prôtêin.  Quan niệm này xem prôtêin là vật chất di truyền và đã ngự trị một thời gian dài  trong lịch sử sinh học. Tuy nhiên sau này thông qua những bằng chứng gián tiếp  và bằng nhiều thí nghiệm đã xác định vật chất di truyền  ở  cấp độ  phân tử  là  ADN chứ  không phải là prôtêin. Vậy tiêu chuẩn của vật chất di truyền là gì?  Các nhà khoa học cho biết vật chất di truyền phải có 4 đặc điểm sau: ­ Có khả  năng lưu giữa thông tin  ở  dạng bền vững cần cho việc cấu tạo,   sinh sản và hoạt động của tế bào. ­ Có khả năng sao chép chính xác để thông tin di truyền có thể truyền được  từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp. ­ Thông tin chứa đựng trong vật chất di truyền phải được dùng để  tạo ra   các phân tử cần cho cấu tạo và hoạt động của tế bào. ­ Vật liệu di truyền có khả  năng biến đổi, những thay đổi này (còn gọi là  đột biến) chỉ xảy ra ở tần số thấp và biến đổi đó có khả năng truyền lại cho đời  sau. Như  vậy trong các loại đại phân tử  sinh học thì chỉ  có axít nuclêic mới có  đủ 4 đặc điểm nêu trên. Trong hai loại axít nuclêic là ADN và ARN thì ADN là  vật chất di truyền phổ  biến  ở  tất cả  các loài sinh vật. Chỉ  có một số  virut sử  dụng ARN làm vật chất di truyền. Vì vậy, ADN được coi là vật chất di truyền   ở  của hiện tượng di truyền  ở  cấp độ  phân tử. ADN liên kết với prôtêin tạo  nhiếm sắc thể  (NST), nên NST được coi là cơ  sở  vật chất của hiện tượng di   truyền ở cấp độ tế bào. III. Axit nucleic là vật chất di truyền 1. Các chứng minh gián tiếp  Năm 1968, Frederich Miescher (Thụy Điển) phát hiện ra trong nhân tế bào  bạch cầu một chất không phải là protein và gọi là nuclein. Về sau thấy chất này  9
  10. có tính acid nên gọi là acid nucleic. Acid nucleic có 2 loại là desoxyribonucleic  (DNA) và ribonucleic (RNA).  Năm   1914,   R.   Feulgen   (nhà   hóa   học   người   Đức)   tìm   ra   phương   pháp   nhuộm màu đặc hiệu đối với DNA. Sau đó các nghiên cứu cho thấy DNA của   nhân giới hạn trong NST. Nhiều sự kiện cho gián tiếp cho thấy DNA là chất di  truyền. Mãi đến năm 1944 vai trò mang thông tin di truyền của DNA mới được  chứng minh và đến năm 1952 mới được công nhận. Nhiều số liệu cho thấy có mối quan hệ giữa DNA và chất di truyền ­ DNA có trong tế  bào của tất cả  các vi sinh vật, thực vật, động vật chỉ  giới hạn  ở trong nhân và là thành phần chủ  yếu của nhiễm sắc thể. Đó là một  cấu trúc mang nhiều gen xếp theo đường thẳng. ­ Tất cả các tế bào dinh dưỡng của bất kỳ một loại sinh vật nào đều chứa  một lượng DNA rất ổn định, không phụ thuộc vào sự phân hóa chức năng hoặc   trạng thái trao đổi chất. Ngược lại, số  lượng RNA lại biến đổi tùy theo trạng  thái sinh lý của tế bào. ­ Số lượng DNA tăng theo số lượng bội thể của tế bào. Ở tế bào sinh dục  đơn bội (n) số  lượng DNA là 1, thì tế  bào dinh dưỡng lưỡng bội (2n) có số  lượng DNA gấp đôi. ­  Tia tử  ngoại (UV)  có  hiệu quả  gây đột biến cao nhất  ở  bước sóng   260nm. Đây chính là bước sóng DNA hấp thu tia tử ngoại nhiều nhất. ­  Tuy nhiên trong các số  liệu trên, thành phần cấu tạo của NST ngoài  DNA còn có các protein. Do đó cần có các chứng minh trực tiếp mới khẳng định  vai trò vật chất di truyền của DNA. 2. Bằng chứng trực tiếp Vật chất di truyền là khái niệm để chỉ các đại phân tử đóng vai trò lưu giữ và  truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào, hoặc thế hệ cơ thể.  Ở cấp độ  tế bào, vật chất di truyền là Nhiễm sắc thể; còn ở cấp độ  phân tử  thì vật chất   di truyền là  10
  11. Hình 6: AND các loại tế bào và virus Axit nucleic (ADN và ARN) ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử Năm 1869, lần đầu tiên các nhà bác học phát hiện ADN trong nhân tế bào bạch   cầu ở người, nhưng lúc này chức năng của nó chưa được biết. Sau đó, hợp chất  này được tách ra từ  nhân của nhiều kiểu tế  bào khác nhau, nên có tên là axit   nucleic (axit nhân). Vào ăm 1910, người ta đã biết có hai nhóm axit nucleic là  ADN và ARN khi phân tích thành phần hóa học của axit nucleic. Năm 1924,   những nghiên cứu hiển vi có sử  dụng thuốc nhuộm ADN và Protein thấy rằng,   cả hai chất này có trong nhiễm sắc thể. Những bằng chứng gián tiếp khác cũng  đã gợi ra mối quan hệ gắn bó giữa ADN và vật chất di truyền. Chẳng hạn hầu   hết các tế  bào xôma (Tế bào xôma là bất kỳ  tế  bào nào của cơ  thể sinh vật đa  bào, ngoại trừ tế  bào mầm, tế  bào sinh dục và tế  bào gốc) của một loài nhất  định đều chứa một lượng ADN không đổi; trong khi đó hàm lượng ARN và số  lượng cũng như  số  loại protein lại rất khác nhau  ở  các kiểu tế  bào khác nhau.  Những nhân của giao tử (Sản phẩm của giảm phân) ở cả thực vật và động vật   có hàm lượng ADN chỉ  bằng một nửa của nhân tế  bào xôma cùng loài . Tuy   nhiên phải đến khi có các thí nghiệm trực tiếp chứng minh ADN là vật chất di   truyền thì vai trò của axit này mới được khẳng định. Sau đây là thí nghiệm  chứng minh 11
  12. Bệnh viêm phổi ở động vật có vú là do những nòi vi khuẩn  Pneumonniae có khả  năng tổng hợp vỏ  polisaccarit, vỏ  này giúp vi khuẩn chống lại những cơ  chế  kháng lại vi khuẩn gây bệnh của động vật bị nhiễm và làm cho vi khuẩn có thể  gây bệnh. Khi vi khuẩn phát triển trên môi trường nuôi ở dạng đặc, nó phân bào  tạo một dòng vô tính phát triển lên một khối gọi là khuẩn lạc và nhìn thấy bằng  mắt thường. Vi khuẩn có vỏ bọc cho khuẩn lạc trở nên bóng nhẵn (kí hiệu: S).  Trong khi đó nòi đột biến của Pneumonniae  bị mất enzim cần cho sự tổng hợp   polisaccarit của vỏ tạo ra khuẩn lạc nhăn nheo (kí hiệu R). Các nòi R không gây  bệnh viêm phổi vì vi khuẩn này không có vỏ  bọc và bị  bất hoạt bởi hệ  thống   miễn dịch của vật chủ. Cả  hai nòi S và R của  Pneumonniae sinh sản tạo dòng  thuần chủng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do đột biến hiếm, nòi R sinh ra nòi   S và ngược lại. Người ta tiêm cho chuột nhóm tế bào R sống hoặc nhóm tế bào  S đã bị làm chết do nhiệt, chuột vẫn khỏe mạnh bình thường Hình 7: Nhà bác học F.Griffith (1879 – 1941) là nhà vi sinh học người Anh Tác giả  F. Griffith (năm 1928) đã khám phá ra rằng những con chuột bị  tiêm đồng thời một lượng nhỏ vi khuẩn R sống và một lượng lớn tế bào S đã bị  chết vì nhiệt, thì những con chuột đó lại chết vì bệnh viêm phổi. Vi khuẩn được  phân lập từ  máu của những mẫu chuột chết đã sản sinh ra các dòng S thuần   chủng, có vỏ điển hình của các tế bào vi khuẩn S chết vì nhiệt. Độ thuần chủng  là điều đáng chú ý, bởi vì nếu tế bào S đã phát sinh do một đột biến hiếm R ­> S  ở một trong những tế bào R được tiêm, người ta sẽ phải có được ít nhất một số  tế  bào R nhận được từ  chuột chết. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào mà các tế  bào S đã chết vì nhiệt lại hoàn lại cho các tế bào vi khuẩn R sống có khả năng  12
  13. tạo ra vỏ  polisaccarit, chống lại hệ miễn dịch của chuột? Khả năng mới nhận  được này đã di truyền cho hậu thế của vi khuẩn đã bị  biến đổi hay đã bị  biến   nạp (là quá trình chuyển DNA trực tiếp tách ra từ tế bào thể cho sang tế bào thể  nhận. Trong quá trình biến nạp, ADN trần từ một tế bào vi khuẩn này – thể cho,   được truyền cho tế bào khác – thể nhận) Quá trình biến nạp. Năm 1944, trong một thí nghiệm được đánh giá là có tầm vóc lịch sử, các tác giả  Avery, Mecleod và Maclin MC đã tách chiết ADN từ các tế bào S và cho vào môi   trường nuôi cấy các tế bào S và cho vào môi trường nuôi cấy các tế bào R và đã  tìm thấy sự  sản sinh ra một số  tế bào kiểu S. Những chế  phẩm ADN còn lẫn   các vết protein, nhưng hoạt tính biến nạp đã hoàn toàn bị mất sau khi xử lý với  deoxyribosenuclease – một enzim phân hủy ADN. Những thí nghiệm đó chứng  tỏ  rằng, chất đáp ứng cho đã biến nạp di truyền là ADN của tế bào và điều đó  chứng thực ADN là một vật chất di truyền Ba nhà khoa học Avery, Mecleod và   Maclin MC Hình 8: Thí nghiệm ở chuột 13
  14. Thí   nghiệm   đặc  biệt  quan  trọng  thứ   hai do  Alfred  Hershey  và Martha   Chaza công bố  năm 1952. Sự  sinh sản của phagơ  T2  ở vi khuẩn E.coli (Gây ra  các bệnh về  đường ruột) đã được nghiên cứu. Sự  gây nhiễm bằng phagơ  T2   diễn biến từ sự gắn  Hình 9: Pha­gơ T2 ở E.coli đỉnh đuổi của hạt phago từ  trên thành tế  bào vi khuẩn, sự  bơm vật chất của  phagơ  vào tế bào, sự  nhân bội của vật chất này để  tạo ra hàng trăm phago con   và sự  phóng thích các phago con bằng cách phá vỡ  các tế  bào vật chủ. Hạt T2   cũng đã được biết gồm có ADN và Protein với khối lượng xấp xỉ nhau. 14
  15. ADN là hợp chất chứa photpho nhưng không chứa lưu huỳnh còn Protein  phần lớn chưa lưu huỳnh và không chứa photpho. Do vậy, có thể đánh dấu phân  biệt ADN và protein bằng các đồng vị phóng xạ của hai nguyên tố này. Hershey  và Chaza đã tạo ra những hạt pha – gơ chứa ADN có hoạt tính phóng xạ  bằng  cách gây nhiễm các tế  bào E.coli đã phát triển qua một vài thế  hệ  trong môi  trường chứa P(32) và sau đó thu thập các phage con. Những hạt phage khác có  protein đánh dấu phóng xạ  nhu nhận được theo cách như  thế  khi sử  dụng môi   trường S(35). Trong thí nghiệm những tế  bào E.coli không có hoạt tính phóng xạ  đã bị  nhiễm các phage có đánh dấu hoặc với S (35) hoặc P(32) để  theo dõi các Pr và  ADN trong quá trình gây nhiễm. Kết quả cho thấy, hầu hết hoạt tính phóng xạ  từ  phage đánh dấu P(32) đã tìm thấy  ở  vi khuẩn, trong khi đó chỉ  có một phần   nhỏ  các hoạt tính phóng xạ S(35) thấy có ở tế  bào vi khuẩn. Điều đó chứng tỏ  rằng, phage T2 đã truyền hầu hết ADN của nó cho tế bào vật chủ, chỉ  có rất ít  protein của nó chui vào. Khoảng hơn 50% ADN đánh dấu P(32) và chỉ dưới 1%  protein đánh dấu S(35) đã được truyền vào các hạt phage con; điều này chứng tỏ  rằng ADN là vật chất di truyền  ở phage T2. Hiện tượng truyền ADN qua trung   gian là virut từ tế bào cho sang tế bào nhận gọi là hiện tượng tải nạp. Hai thí nghiệm trên, thí nghiệm biến nạp và tải nạp đã chứng minh rõ ADN  là vật chất di truyền ở tất cả các cơ thể sinh vật. IV. Những cấu trúc chứa Acid nucleic 1. Những đoạn DNA chứa thông tin di truyền   Đại phân tử  DNA là do polynucleotide tạo thành, được chia làm nhiều  đoạn. Mỗi đoạn là một đơn vị chức năng, gọi là gen Gen được định nghĩa trong   di truyền học: + Mendel là người đầu tiên nêu lên khái niệm “nhân tố di truyền” +   J. Morgan cụ  thể  hóa khái niệm về  gen: gen nằm trên nhiễm sắc thể  chiếm một locus nhất định. Gen là đơn vị chức năng xác định một tính trạng. + Sau khi học thuyết trung tâm ra đời: gen là đoạn DNA trên nhiễm sắc thể  không những mã hóa cho các loại protein mà cả các loại RNA. + Cuối những năm 70, sau khi phát hiện ra gen gián đoạn: gen là một đoạn  DNA đảm bảo cho việc tạo ra một polypeptid nó bao gồm cả vùng trước và sau   vùng mã hóa cho protein và cả những đoạn không mã hóa xen giữa các đoạn mã  hóa. 15
  16. Hiện nay có thể định nghiã tổng quát như  sau: gen là đơn vị  chức năng cơ  sở  của bộ  máy di truyền chiếm một locus nhất định trên NST và xác định một   tính trạng nhất định. Các gen là những đoạn vật chất di truyền mã hóa cho  những sản phẩm riêng lẻ  như  các RNA được sử  dụng trực tiếp cho tổng hợp   các enzym, các protein cấu trúc hay các mạch polypeptid để  gắn lại tạo ra các   protein có hoạt tính sinh học. Toàn bộ những gen khác nhau của cơ thể, gọi là Idiotype. Ở  Eukaryote nó   bao   gồm   các   gen   trên   nhiễm   sắc   thể   (chromotype)   và   các   gen   ngoài   nhân  (plasmotype). Ở prokaryote, nó bao gồm bộ gen và plasmid. 2. Trong Virus  Virus   gây  bệnh đốm thuốc lá (mosaic tobacco virus ­ MTV) là virus chứa RNA sợi đơn. Nó   là một hạt hình que dài 300 nm, có đường kính 18 nm. Bên ngoài có một vỏ chứa   2130 phân tử  và một vòng xoắn RNA  ở  bên trong. Chiều cao vòng xoắn: 23Ao,  khối lượng phân tử = 2.106 đvC. Một số virus chứa DNA sợi đôi như các thực khuẩn thể T2, T4, T6 chứa DNA  mạch đôi thẳng, dài. Có chứa 2.105  đôi nucleotide, khối lượng phân tử: 130.10  đvC. Khi lực thẩm thấu của môi trường thay đổi đột ngột, phân tử  DNA này  thoát ra khỏi vỏ protein, người ta chụp  ảnh được ảnh DNA của tjực khuẩn thể  T2  với chiều dài 0,05 mm (50µm), phân tử  này xếp gọn  ở  phần đầu của thực  khuẩn   thể.   Tất   cả   thực   khuẩn   thể   T   số   chẵn   chứa   DNA   với   mạch   16
  17. polynucleotide giống nhau, nên khi trộn lẫn các DNA mạch đơn đã bị  biến tính  của chúng với nhau thì các mạch đơn này có thể  tạo thành phân tử  lai. Phân tử  DNA của T3, T7 không thể hình thành phân tử DNA lai với DNA của T số chẵn.   Còn virus ΦX174 có chứa DNA sợi đơn gồm 5400 nucleotide với khoảng 9 gen. 3. Trong plasmid của vi khuẩn DNA của vi khuẩn làm thành thể  nhân, tiếp xúc trực tiếp với tế  bào chất,  không có màng nhân làm giới hạn. DNA của thể nhân là DNA mạch vòng, xoắn   kép  Ví dụ: DNA E.coli có đường kính 350 µm, gồm 4.106 đôi nucleotide và chứa  khoảng 500 gen xếp nối tiếp nhau thành chuỗi dài chi phối tất cả các hoạt động   chức năng của sự sống. Plasmid cũng là phân tử  DNA mạch kép, dạng vòng  ở  bên cạnh thể  nhân.  Khối lượng phân tử trung bình khoảng 1% DNA của thể nhân. Các plasmid có thể  gắn tạm thời hoặc vĩnh viễn  ở  trên NST chính của vi  khuẩn. Có thể  tham gia sự  tự  nhân đôi và tham gia tiếp hợp khác như  là một   phần của NST chính. 17
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.  Trịnh Văn Bảo, Phan Thị  Hoan, Trần Thị  Thanh Hương, Trần Thị  liên,  Trần Đức Phấn, Phạm Đức Phùng, Nguyễn Văn Rực, Nguyễn Thị Trang. 2002.   Các nguyên lý sinh học. NXB Y học Hà Nội. 2. Phạm Thành Hổ (2000). Di truyền học. NXB Giáo Dục. 3. Nguyễn Bá Lộc (2004). Acid nucleic và sinh tổng hợp protein. Trung tâm  Đào tạo Từ xa, Đại học Huế. 4. Lê Đình Lương, Phan Cự  Nhân (1998). Cơ  sở  di truyền học. NXB Giáo  Dục. 5. Hoàng Trọng Phán (1995). Di truyền học phân tử. Trung tâm Đào tạo Từ  xa, Đại học Huế. 6. Anthony J. F. Griffiths, Susan R. Wessler, Richard C. Lewontin, William M.  Gelbart, David T. Suzuki, Jeffrey H. Miller. 2004. An introduction to genetics  analysis. W.H. Freeman Publishers. 7. Harlt D.L., Jones E.W. (1998). Genetics ­ Principle and analysis. Jone and  Bartlett Publshers. Toronto, Canada. 8. Stansfield W.D. 1991. Schaum’s outline of theory and problems of genetics.  McGraw­Hill, Inc., New York. 18
nguon tai.lieu . vn