Xem mẫu

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Khoa Khoa Học Máy Tính ---------------  --------------- Môn: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC Các nguyên lý sáng tạo khoa học và những phát minh của hãng SamSung qua các giai đoạn phát triển sản phẩm GVHD : GS-TSKH. Hoàng Kiếm Thực hiện : Dƣơng Huỳnh Vĩnh An – 1211001 Thành phố Hồ Chí Minh – Ngày 15 tháng 12 năm 2012
  2. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 2 LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động sáng tạo là hoạt động mang lại những điều mới và có ích cho cuộc sống, xã hội hay đơn thuần là cho cá nhân người thực hiện hoạt động. Hoạt động sáng tạo vốn đã gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nó đã bắt đầu từ các hoạt động đơn giản như việc tìm ra lửa để nấu chín thức ăn đến những thứ phức tạp hơn như sử dụng năng lượng hạt nhân, chinh phục vũ trụ. Với khả năng sáng tạo vô tận của mình, con người đã tạo ra được những thành tựu vượt bậc, những phát minh vĩ đại làm thay đổi cả cuộc sống, thay đổi cả nền văn minh. Qua hàng ngàn năm lịch sử, đã có biết bao nhiêu phát minh, sáng chế được ra đời. Mặc dù mỗi phát minh sáng chế điều là cái mới, riêng biệt nhau nhưng chúng điều có một đặc điểm chung là áp dụng một trong 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản mà Alshuller G.S đã tổng hợp. Trong phạm vi đề tài này, em xin trình bày ngắn gọn về những nguyên tắc sáng tạo cơ bản của Alshuller cũng như những ứng dụng của nó trong các sản phẩm của hãng SamSung “Phương pháp luâ ̣n sáng ta ̣o” là bô ̣ môn khoa ho ̣c có mu ̣c đich trang bi ̣cho ́ người ho ̣c hê ̣ thố ng các phương pháp , các kỹ năng thực hành về suy nghi ̃ để giải quyế t các vấ n đề và ra quyế t đinh mô ̣t cách sáng ta ̣o , về lâu dài , tiế n tới điề u khiể n ̣ đươ ̣c tư duy. Cũng thông qua bài thu hoạch này này, em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Kiếm, đã truyền đạt cho chúng em những kinh nghiệm, những bài học quý báu. Giúp em tiếp cận với khoa học sáng tạo và giúp tạo nên những bước đi đầu tiên trên con đường khoa học sáng tạo. Xin cám ơn thầy rất nhiều ! Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  3. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 3 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  4. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 4 NỘI DUNG NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................... 3 1. TÓM TẮT NHỮNG NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO CƠ BẢN VÀ QUAN TRỌNG ............................................ 7 1.1. Nguyên tắc phân nhỏ ............................................................................................................... 7 1.2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng ............................................................................................... 7 1.3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ .................................................................................................. 7 1.4. Nguyên tắc phản đối xứng ........................................................................................................ 8 1.5. Nguyên tắc kết hợp .................................................................................................................. 8 1.6. Nguyên tắc vạn năng ................................................................................................................ 8 1.7. Nguyên tắc chứa trong ............................................................................................................ 9 1.8. Nguyên tắc phản trọng lượng ................................................................................................... 9 1.9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ ................................................................................................. 9 1.10. Nguyên tắt thực hiện sơ bộ .................................................................................................. 9 1.11. Nguyên tắc dự phòng ......................................................................................................... 10 1.12. Nguyên tắc đẳng thế .......................................................................................................... 10 1.13. Nguyên tắc đảo ngược ....................................................................................................... 10 1.14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa .................................................................................................. 10 1.15. Nguyên tắc linh động.......................................................................................................... 11 1.16. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa ........................................................................................ 11 1.17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác.................................................................................... 11 1.18. Sử dụng các dao động cơ học ............................................................................................. 12 1.19. Nguyên tắc tác động theo chu kz ........................................................................................ 12 1.20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích .................................................................................... 12 1.21. Nguyên tắc vượt nhanh ...................................................................................................... 12 1.22. Nguyên tắc biến hại thành lợi ............................................................................................. 13 1.23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi ............................................................................................. 13 1.24. Nguyên tắc sử dụng trung gian ........................................................................................... 13 1.25. Nguyên tắc tự phục vụ ....................................................................................................... 13 1.26. Nguyên tắc sao chép .......................................................................................................... 14 1.27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” .......................................................................................... 14 Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  5. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 5 1.28. Thay thế sơ đồ cơ học ........................................................................................................ 14 1.29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng .......................................................................................... 14 1.30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng ........................................................................................... 15 1.31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ .............................................................................................. 15 1.32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc .............................................................................................. 15 1.33. Nguyên tắc đồng nhất ........................................................................................................ 15 1.34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần ....................................................................... 16 1.35. Thay đổi các thông số hoá l{ của đối tượng ........................................................................ 16 1.36. Sử dụng chuyển pha ........................................................................................................... 16 1.37. Sử dụng sự nở nhiệt ........................................................................................................... 16 1.38. Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh ......................................................................................... 17 1.39. Thay đổi độ trơ................................................................................................................... 17 1.40. Sử dụng các vật liệu hợp thành........................................................................................... 17 2. CÁC PHÁT MINH SÁNG TẠO CỦA CÁC SẢN PHẨM SAMSUNG QUA CÁC THỜI KỲ: ............................ 18 2.1. Những điều cần biết về công ty SamSung: .............................................................................. 18 2.1.1. Giới thiệu về công ty: ...................................................................................................... 18 2.1.2. Lịch sử phát triển:........................................................................................................... 19 2.2. Áp dụng 40 nguyên tắc sáng tạo vào các sản phẩm SamSung trong năm 2012 ........................ 20 2.2.1. Nguyên tắc vạn năng ...................................................................................................... 20 2.2.2. Nguyên tắc kết hợp: ....................................................................................................... 21 2.2.3. Nguyên tắc năng động: ................................................................................................... 22 2.2.4. Nguyên tắc đẳng thế ...................................................................................................... 22 2.2.5. Nguyên tắc chứa trong ................................................................................................... 23 2.2.6. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”: ..................................................................................... 23 2.2.7. Nguyên tắc linh động ...................................................................................................... 24 2.3. Tóm tắc các sản phẩm tiêu biểu cùa SamSung qua các giai đoạn: ........................................... 25 2.3.1. Năm 2000 ....................................................................................................................... 25 2.3.2. Năm 2001 ....................................................................................................................... 25 2.3.3. Năm 2002 ....................................................................................................................... 25 2.3.4. Năm 2003 ....................................................................................................................... 25 2.3.5. Năm 2004 ....................................................................................................................... 26 Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  6. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 6 2.3.6. Năm 2005 ....................................................................................................................... 26 2.3.7. Năm 2006 ....................................................................................................................... 26 2.3.8. Năm 2007 ....................................................................................................................... 26 2.3.9. Năm 2008 ....................................................................................................................... 27 2.3.10. Năm 2009 ....................................................................................................................... 27 2.3.11. Năm 2010 ....................................................................................................................... 29 3. KẾT LUẬN....................................................................................................................................... 32 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................... 33 Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  7. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 7 1. TÓM TẮT NHỮNG NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO CƠ BẢN VÀ QUAN TRỌNG 1.1. Nguyên tắc phân nhỏ - Nội dung: o Chia đối tượng thành các thành phần độc lập nhau nếu đối tượng là „nguyên khối‟ o Chia đối tượng thành các các thành phần có thể tháo lắp được để tạo thuận lợi trong việc chuyên chở. - Ví dụ: o Tàu thủy chia thành các ngăn độc lập để lỡ có thủng thì còn cách ly được o Các chương trình tin học phức tạp thường chia nhỏ thành các module: dễ viết, dễ kiểm tra và dễ bảo trì o Làm đối tượng trở nên tháo lắp được. o Máy vi tính gồm có các thành phần như thùng máy, màn hình, ram, ổ cứng, ổ dvd ... có thể tháo lắp được. o Khi máy tính bị sự cố, chỉ cần xác định bộ phận nào bị hư, và thay thế bộ phận đó, không cần phải thay toàn bộ máy tính. o Hoặc nâng cấp máy tính, chỉ cần thay thế 1 số bộ phận. o Đối với việc vận chuyển các máy tính lớn cũng dễ dàng hơn, bằng cách vận chuyển từng bộ phận của máy tính, sau đó lắp ráp lại với nhau. 1.2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng - Nội dung: o Tách bỏ những thành phần phiền phức ra khỏi đối tượng o Tách và giữ lại những thành phần ưu việt - Ví dụ: o Các loại giường niệm điều có trải ga hoặc áo niệm có thể được tách ra khỏi giường, niệm một cách dễ dàng để mang đi giặt. o Cà phê hòa tan, mắm cô, mì ăn liền, hương phở, bột ngọt, đường 1.3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ - Nội dung: o Chuyển các thành phần của đối tượng từ đồng nhất sang không đồng nhất Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  8. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 8 o Làm cho các thành phần khác nhau của đối tượng có chức năng khác nhau nhằm phục vụ tốt cho chức năng chính hay mở rộng chức năng chính. - Ví dụ: o Máy nhà được lợp bằng tôn để che nắng, nhưng chỗ nào cần ánh sáng người ta có thể thay thế bằng tôn nhựa để lấy ánh sáng. o Các tờ lịch dùng để chỉ ngày, thứ trong tuần, nhưng các ngày không giống nhau: có ngày làm việc, chủ nhật và ngày lễ nghỉ. Để phân biệt điều ấy , các ngày nghỉ được in mực đỏ 1.4. Nguyên tắc phản đối xứng - Nội dung: o Chuyển các đối tượng có hình dạng đối xứng sang không đối xứng hoặc ít đối xứng hơn vì trong nhiều trường hợp, tính bất đối xứng sẽ giúp ta tiết kiệm được không gian hoặc đối tượng được vững vàng hơn. - Ví dụ: o Vỏ xe máy bánh trước và sau có các vết khía khác nhau. o Chân chống xe máy cho xe nghiêng về bên trái chứ không đứng thẳng giúp cho người lái nhanh chóng dựng xe và đỡ tốn sức lực nâng xe như chân chống ở giữa. o Các xe ô tô du lịch loại nhỏ có cửa mở ở cả hai phía nhưng các xe, chỉ mở phía tay phải sát với lề đường 1.5. Nguyên tắc kết hợp - Nội dung: o Kết hợp các đối tượng để tạo ra đối tượng có tính chất mới o Kết hợp các đối tượng được sử dụng cho các hoạt động kế cận - Ví dụ: o Búa có một đầu để đóng, một đầu để nhổ đinh o Viết chì thường gắn tẩy trên đầu còn lại. o Nhiều chìa khoá kết hợp lại thành chùm chìa khoá, tránh thất lạc. o Súng nhiều nòng. o Máy may nhiều kim 1.6. Nguyên tắc vạn năng - Nội dung: o Kết hợp các đối tượng về mặt chức năng o Là trường hợp riêng của nguyên tắc kết hợp Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  9. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 9 - Ví dụ: o Bút thử điện đồng thời là tuốc-nơ-vít o Smartphone vừa dùng làm điện thoại vừa dùng như máy vi tính o Xe lội nước vừa đi được trên bộ, vừa đi được dưới nước. o Xẻng công binh dùng trong quân đội vừa có thể dùng trong quân đội vừa có thể dùng như xẻng, vừa có thể dùng như cuốc. 1.7. Nguyên tắc chứa trong - Nội dung: o Đặt đối tượng bên trong đối tượng khác nhằm tận dụng phần „thể tích‟ bên trong đối tượng hoặc làm cho đối tượng bền hơn, an toàn hơn. - Ví dụ: o Phần dây đồng nên đặt trong vỏ bằng nhựa để tránh điện giật o Ăng-ten thu sóng có nhiều khớp có thể kéo dài ra, ngắn lại được. o Trước khi làm việc phải học và đào tạo. o Nạp điện cho ac-quy trước khi sử dụng. 1.8. Nguyên tắc phản trọng lượng - Nội dung: o Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng. o Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động. - Ví dụ: o Các loại phao, cầu phao. o Đối trọng trong các barie, cần cầu, gầu múc nước giếng, thang máy, đồng hồ đo điện. o Mỏ neo giữ tàu khỏi trôi. 1.9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ - Nội dung: o Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc. - Ví dụ: o Dán ép. o Đúc áp lực, đúc ly tâm. o Loại đồ chơi phải lên dây cót trước. 1.10. Nguyên tắt thực hiện sơ bộ Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  10. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 10 - Nội dung: o Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng. o Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. - Ví dụ: o Tem, nhãn bôi keo trước, khi dùng chỉ việc dán. o Tem, biên lai đã tạo lỗ trước, ki cần xé ra dễ dàng, nhanh chóng. 1.11. Nguyên tắc dự phòng - Nội dung: o Chuẩn bị trước các phương án dự phòng để bù vào độ tin cậy không lớn của đối tượng vì không có công việc nào là có độ tin cậy tuyệt đối. - Ví dụ: o Risk manager table trong việc phát triển các sản phẩm. o Tàu thủy thường có xuồng, phao cứu sinh để dự phòng trong trường hợp bị đắm. 1.12. Nguyên tắc đẳng thế - Nội dung: o Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng - Ví dụ: o Các loại đồ dùng, vật dụng có gắn bánh xe như: túi vali, bàn, ghế, tủ. o Dùng băng tải thay cho cần cẩu và ôtô. o Dùng các ống dẫn, đặt cùng một độ cao 1.13. Nguyên tắc đảo ngược - Nội dung: o Việc gì cũng có hai mặt đối lập, nếu ta muốn có cái nhìn tổng quát thì phải xem xét cả hai mặt đối lập này. o Nội dung chính của nguyên tắc là hãy hành động ngược lại, suy xét ngược lại so với cách thông thường để thấy được những lợi ích của mặt ngược đó. - Ví dụ: o Bánh xe được đặt trên các trục lăn trong thử nghiệm o Thay vì người phải trèo lên các bậc thang để lên cao thì thang cuốn di chuyển đưa người lên cao. 1.14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  11. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 11 - Nội dung: o Chuyển những thành phần phẳng của đối tượng thành dạng hình cầu, hình tròn, kết cấu cầu o Chuyển các chuyển động sang chuyển động quay, dùng lực ly tâm - Ví dụ: o Bàn có hình tròn hoặc xoay quanh trục để có thể dễ dàng gắp thức ăn mà không cần với tay. o Các điểm giao nhau trong giao thông có hình tròn để dễ dàng đi lại. o Thước dây chuyển thành thước cuộn. o Dây may so bếp điện, dây gắn ống nghe điện thoại có dạng lò xo xoắn. 1.15. Nguyên tắc linh động - Nội dung: o Thay đổi đặc trưng của đối tượng hay môi trường sao cho tối ưu với từng hoạt động, từng thời gian. - Ví dụ: o Ghế xếp có thể thay đổi được độ cao hay có thể xếp lại gọn gàng o Liếp xe đạp có nhiều tầng, nhiều tốc độ. o Các loại bàn, ghế, giường xếp hoặc thay đổi được độ cao, độ nghiêng. o Líp xe đạp có thể quay ngược mà không ảnh hưởng đến chuyển động của xe, líp xe nhiều tầng, xe có nhiều số tốc độ 1.16. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa - Nội dung: o Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn một chút. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn. - Ví dụ: o Thắt lưng, dây đồng hồ đục thừa nhiều lỗ để những người sử dụng khác nhau đều dùng được. o Các tròng kính đeo mắt cũng được làm sẵn, sau đó theo yêu cầu của khách, của gọng kính mà cắt lại cho phù hợp và lắp vào 1.17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác - Nội dung: o Chuyển chuyển động của đối tượng từ một chiều thành hai chiều, từ mặt phẳng thành không gian, từ một tầng thành nhiều tầng - Ví dụ: o Nhà ở được xây nhiều tầng trên cùng diện tích đất Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  12. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 12 o Chìa khóa có hai chiều nên tra vào ổ dễ dàng hơn, không phải mất thời gian xác định chiều của ổ khóa. 1.18. Sử dụng các dao động cơ học - Nội dung: o Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao. o Sử dụng tầng số cộng hưởng. o Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện. o Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ. - Ví dụ: o Quả chuông, ghế xích đu, võng, cầu bập bênh.. cho trẻ em chơi. o Các loại đồ dùng massage trong gia đình như gối massage, ghế massage, giường massage. 1.19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ - Nội dung: o Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ o Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ o Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác. - Ví dụ: o Các loại âm thanh báo hiệu như còi xe cấp cứu, cứu hoả, báo hiệu xe lùi, báo đổ chuông, máy bận của điện thoại. o Trong điện tử có bộ môn: kỹ thuật xung. 1.20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích - Nội dung: o Thực hiện công việc một cách liên tục. o Khắc phục vận hành không tải và trung gian. o Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay. - Ví dụ: o Ô tô vận tải, chuyến đi, chuyến về phải chở hàng, tránh chạy không. o Ắc-quy phát điện lúc xe, tàu không hoạt động để thắp sáng hay dùng khởi động xe và tích điện bù lại khi động cơ làm việc. 1.21. Nguyên tắc vượt nhanh - Nội dung: o Khi một tác động, một giai đoạn nào đó là có hại thì ta phải dùng „vận tốc‟ lớn để vượt qua, nói cách khác, ta phải làm giảm thời gian của tác động hay giai đoạn đó xuống càng thấp để hạn chế tối đa thiệt hại. - Ví dụ: Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  13. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 13 o Máy khoan răng có số vòng quay rất lớn để chỉ trong một thời gian ngắn là đạt đượt hiệu quả, giảm đau đớn cho bệnh nhân. o Do yêu cầu công việc, người ta chế tạo các loại sơn, keo dán, xi măng... mau khô. 1.22. Nguyên tắc biến hại thành lợi - Nội dung: o Dùng các tác nhân có hại để tạo ra lợi ích o Kết hợp các tác nhân có hại với nhau để khắc phục tính có hại o Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn hại nữa - Ví dụ: o Biến sức mạnh của lũ lụt thành thủy điện o Ma túy nếu dùng quá liều rất có hại, tuy nhiên, bác sĩ lại có thể chỉ định dùng nó để giảm đau với liều lượng đúng. o Dùng con đĩa để hút máu độc. 1.23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi - Nội dung: o Thiết lập quan hệ phản hồi giữa các đối tượng. Trong điều khiển học, quan hệ phản hồi là một tính chất rất cơ bản, cần phải biết tận dụng và tối ưu để tăng tính tự động hóa. o Nếu đã tồn tại quan hệ phản hồi, thay đổi nó để được kết quá tốt nhất - Ví dụ: o Quan hệ cung-cấu trong lĩnh vực kinh tế o Các loại rờle đóng ngắt tự động cho máy làm việc hay ngừng; tùy theo nhiệt độ, cường độ dòng điện, mực nước, áp suất, độ ẩm. o Kính đeo mắt thay đổi độ trong suốt tùy theo cường độ ánh nắng mặt trời. 1.24. Nguyên tắc sử dụng trung gian - Nội dung: o Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp. - Ví dụ: o Ổ cắm điện chuyển đổi từ dẹt sang tròn và ngược lại. o Các loại biến thế điện. 1.25. Nguyên tắc tự phục vụ - Nội dung: Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  14. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 14 o Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. o Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư. - Ví dụ: o Sử dụng phân, rác làm khí đốt 1.26. Nguyên tắc sao chép - Nội dung: o Sử dụng các bản sao của đối tượng khi đối tượng quá đắt tiền, dễ vỡ hoặc chuyển đổi sang dạng bản sao khác sau cho kết quả tối ưu. o Nguyên tắc này cũng giống như việc mô hình hóa bài toán, thường làm cho bài toán dễ giải hơn. - Ví dụ: o Các phép mô hình hóa o Các hình ảnh chụp 1.27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” - Nội dung: o Thay thế đối tượng đắt tiền bằng các đối tượng rẻ tiền với chất lượng kém hơn. Tận dụng các nguồn dự trữ có sẵn, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. - Ví dụ: o Các loại ly giấy, dùng một lần rồi bỏ, khỏi mất công rửa o Các loại thí nghiệm thuốc thường dùng chuột thay cho người 1.28. Thay thế sơ đồ cơ học - Nội dung: o Thay thế các sơ đồ cơ học bằng quang, điện, âm... o Sử dụng điện trường, từ trường tương tác với đối tượng o Chuyển đổi các trường: đứng yên sang chuyển động, không đồng nhất sang đồng nhất... - Ví dụ: o Cần cẩu nam châm điện thay cho cần cẩu móc o Điều trị bệnh bằng các tia thay cho mổ 1.29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng - Nội dung: o Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực. Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  15. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 15 - Ví dụ: o Dây cung, dây nỏ chuyển sang sử dụng bơm nén, súng hơi. o Các con thú đồ chơi, thay vì nhồi bông, rơm...người ta làm loại thú đồ chơi chỉ cần thổi lên. 1.30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng - Nội dung: o Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối. o Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng. - Ví dụ: o Các loại bao bì, túi nylong, áo đi mưa, khăn trải bàn nilong. o Ống nhựa dẻo các loại. 1.31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ - Nội dung: o Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ. o Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó. - Ví dụ: o Các loại bao bì, phương tiện đóng gói làm từ vật liệu xốp. o Các vách ngăn dùng cách âm, cách nhiệt. 1.32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc - Nội dung: o Thay đổi màu sắc, độ trong suốt... của đối tượng hay môi trường bên ngoài. Vì các tính chất này được dùng rất nhiều trong việc phân biệt và nhận diện. o Sử dụng các hình vẻ, ký hiệu hoặc hiệu ứng thích hợp để gây sự chú ý cho đối tượng. - Ví dụ: o Các biển báo nguy hiểm thường có màu vàng với ký hiệu: chấm than, dấu X màu đỏ. o Sử dụng các lọ có màu khác nhau để chứa các chất khác nhau. 1.33. Nguyên tắc đồng nhất - Nội dung: o Những đối tượng kế cận hoặc tương tác với đối tượng trước cần được làm “đồng nhất” với đối tượng trước để đảm bảo sự tương hợp giữa các đối tượng. Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  16. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 16 o Về thực tế, nguyên tắc này có thể tạo nên được những sự tương hợp đặc biệt: sự thống nhất giữa các mặt đối lập - Ví dụ: o Khi truyền máu thì phải cùng nhóm máu o Các loài động vật sống trong môi trường màu sắc thế nào thì màu lông thường thế ấy. 1.34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần - Nội dung: o Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy hoặc phải biến dạng. o Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc. - Ví dụ: o Giấy vệ sinh tự hủy, các loại bao bì tự huỷ mà ko làm hại môi trường. o Chỉ khâu tự tiêu dùng trong phẫu thuật. 1.35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng - Nội dung: o Thay đổi trạng thái đối tượng. o Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc. o Thay đổi độ dẻo o Thay đổi nhiệt độ, thể tích. - Ví dụ: o Để giữ thực phẩm tươi lâu, không hỏng, người ta làm đông lạnh chúng. o Cũng với mục đích như vậy, người ta phơi khô hoặc ướp muối. 1.36. Sử dụng chuyển pha - Nội dung: o Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như: thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng. - Ví dụ: o Người ta thường cho nước đá vào các đồ uống giải khát để làm mát chúng. Ở đây sử dụng hiện tượng hấp thu nhiệt lượng khi nước chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng. 1.37. Sử dụng sự nở nhiệt - Nội dung: o Sử dụng sự nở nhiệt của các vật liệu. o Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau. Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  17. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 17 - Ví dụ: o Các loại nhiệt kế sử dụng hiệu ứng nở nhiệt. o Đèn kéo quân chuyển động được nhờ đốt nóng không khí và có sự đối lưu. 1.38. Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh - Nội dung: o Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy. o Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy. o Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy. - Ví dụ: o Các bình nén chứa ôxy dùng cho cắt hàn kim loại, dùng cho y tế. 1.39. Thay đổi độ trơ - Nội dung: o Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà. o Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà. o Thực hiện quá trình trong chân không. - Ví dụ: o Các loại bóng đèn được hút chân không hoặc được bơm các khí trơ. o Các cái giác hút dạng phễu, dùng gắn lên kính hay gạch men. 1.40. Sử dụng các vật liệu hợp thành - Nội dung: o Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành. Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới. - Ví dụ: o Vật liệu trên còn làm gậy trượt tuyết vì bền và nhẹ hơn so với gậy nhôm, gậy trúc. Sào nhảy cao cũng vậy Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  18. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 18 2. CÁC PHÁT MINH SÁNG TẠO CỦA CÁC SẢN PHẨM SAMSUNG QUA CÁC THỜI KỲ: 2.1. Những điều cần biết về công ty SamSung: 2.1.1. Giới thiệu về công ty: Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc. Được bắt đầu từ công ty xuất khẩu năm 1938, nhưng mau chóng có nhiều dạng. Samsung được Lee Byung Chul thành lập năm 1953. Tập đoàn Samsung, trước đây là khối kết (“Jaebeol”), có hơn 400.000 công nhân trên toàn thế giới và Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  19. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 19 chế tạo ra xe hơi, đồ điện, hóa chất, máy bay, tàu thủy, ngành buôn bán, kinh doanh khách sạn, công viên giải trí, xây dựng những nhà chọc trời, dệt vải, làm thức ăn, v.v. trong các công ty riêng rẽ sau sự cải tổ lại của sự khủng hoảng tài chính châu Á. Đôi khi thành phố Suwon ở Hàn Quốc được gọi là “Thành phố Samsung”. Samsung Electronics, hãng điện tử Samsung, được thành lập năm 1969, là một bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới. Được sáng lập tại Daegu, Hàn Quốc, hãng điện tử Samsung hoạt động tại chừng 58 nước và có khoảng 208.000 công nhân. Hãng điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. Hãng này là một trong bốn hãng tại châu Á, bao gồm Nhật Bản, với vốn thị trường lên đến 100 tỷ Mỹ kim. Tập đoàn Samsung bao gồm nhiều ngành kinh doanh ở Hàn Quốc, bao gồm cả Điện tử Samsung và Bảo hiểm Samsung. Chủ tịch hiện nay là Lee Kun Hee. 2.1.2. Lịch sử phát triển: 2.1.2.1. Giai đoạn trƣớc năm 1990:  1953: Lee Byoung Chul khởi sự công ty thương mại Samsung tại Daegu ([YPM])  1953: Thế giới sụp đổ  1958: Samsung bước vào lĩnh vực bảo hiểm.  1963: Trung tâm thương mại Sinsegye được khai trương ở Kwanjou.  1965: Samsung xuất bản tờ nhật báo Joong-Ang Ilbo. Ngày nay tờ báo này không còn thuộc công ty nữa.  1969: Công ty điện tử Samsung thành lập.  1974: Công ty hoá dầu và công nghiệp nặng Samsung thành lập.  1976: Chính phủ Hàn Quốc trao giải thưởng về xuất khẩu cho công ty, là một phần của chương trình phát triển quốc gia.  1977: Công ty xây dựng Samsung thành lập, và còn có thêm công ty đóng tàu Samsung.  1982: Samsung tài trợ cho một đội bóng chày chuyên nghiệp.  1983: Sản xuất con chip điện tử đầu tiên, RAM động 64k (DRAM) Cho đến những năm cuối thập niên 1980, Samsung đã dồn mọi cố gắng vào ngành công nghiệp hoá dầu và điện tử. Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
  20. Các nguyên lý sáng tạo trong sự phát triển các sản phẩm của SamSung Trang 20 2.1.2.2. Từ 1990 đến nay Trong thập niên 1990, Samsung nổi lên như một tập đoàn quốc tế đa ngành. Chi nhánh của công ty xây dựng Samsung đã từng được giải thưởng lớn vì công trình xây dựng một trong hai tòa tháp đôi Petronas (tại Malaysia) tháng 9 năm 1993, và Burj Dubai năm 2004, những công trình cao nhất thế giới. Samsung đã sống sót qua khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997-98, tuy nhiên, Công ty Motor Samsung, đã phải bán cho hãng Renault. Được coi là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Nhật Bản, Thung lũng Sillicon, Đài Loan và cả các doanh nghiệp nội địa, SEC càng ngày càng mở rộng sản xuất nhằm trở thành nhà cung cấp bộ nhớ Ram động (DRAM), tủ lạnh, bộ nhớ flash, đầu ĐV lớn nhất thế giới, và sẽ trở thành một trong 20 doanh nghiệp hàng đầu toàn cầu vào năm 2010. Bây giờ, SEC đã là một trong những nhà sản xuất dẫn đầu thế giới về màn hình plasma và điện thoại di động thế hệ 2. Samsung đang cố gắng để có bước đột phá ở thị trường Nhật, quê hương của Sony vàPanasonic. Vì Samsung hoạt động trong nhiều lĩnh vực, dường như còn bao hàm cả những cuộc tranh cãi không hồi kết, như là chuyện công ty đã vi phạm quyền sáng chế đối vớiFujitsu – công ty đã thừa nhận chế tạo ra màn hình công nghệ plasma đầu tiên. Samsung cũng phải đối mặt với tranh luận ở Hàn Quốc về chính sách cho công nhân làm việc của công ty, đề tài này đã được bàn tán rộng rãi. Hãng điện tử Samsung đã có lợi nhuận và lợi tức kỉ lục vào năm 2004, và năm 2005, Cuối năm 2005, Samsung đã có mạng lưới giá trị 77,6 tỷ USD. 2.2. Áp dụng 40 nguyên tắc sáng tạo vào các sản phẩm SamSung trong năm 2012 2.2.1. Nguyên tắc vạn năng  Ba cái thông minh mà Samsung đã thổi vào những chiếc TV của năm 2012 là tương tác thông minh, nội dung thông minh và cải tiến thông minh. Những điểm "thông minh" mà mình có thể thấy ngay được là người dùng có thể ra lệnh bằ ng gi ọng nói, dùng tay thực hiện cử chỉ để ra lệnh hoặc TV có thể nhận dạng được khuôn mặt để cá nhân hoá nội dung và cung cấp thêm một số tính năng vui vẻ khác. Một điểm đáng lưu khác của những TV năm nay ngoài chuyện "Thông minh" và hình dáng sexy là cấu hình của TV. TV của Samsung giờ đã chạy đến CPU 2 nhân (Dual Core) và có cả module có thể nâng cấp được về sau. Nhiều khả năng chúng ta có thể độ được phần cứng cho TV nhà mình. Dương Huỳnh Vĩnh An – 1211001
nguon tai.lieu . vn