Xem mẫu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNG RÀO HẠN CHẾ MẬU DỊCH 1.1. KHÁI NIỆM VỀ HÀNG RÀO HẠN CHẾ MẬU DỊCH 1.1.1. Hàng rào hạn chế mậu dịch trong kinh doanh quốc tế Hàng rào mậu dịch hay còn gọi “rào cản thương mại” là các biện pháp mà chính phủ hoặc cơ quan công quyền đưa để làm cho hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trở nên kém cạnh tranh hơn so với hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. Không phải tất cả mọi hàng hoá dịch vụ bị ngăn chặn hoặc hạn chế thương mại đều được xem là một rào cản thương mại . Một rào cản thương mại phải được gắn liền với các sản phẩm hay dịch vụ đang được giao dịch và cũng phải có tính chất hành chính đối với các quy định và thủ tục. Những nguyên tắc cơ bản quốc tế nhằm điều chỉnh thương mại đã được thoả thuận chỉ có hiệu lực ở một số khu vực. Điều có ngh a là những quy định của hàng rào mậu dịch ở một số quốc gia là hợp pháp trong khi những quốc gia khác là bất hợp pháp. Nói cách khác, rào cản thương mại trong EU chỉ có thể quy định đặc biệt áp dụng cho thị trường nội địa của EU. Đôi khi nó cũng có thể có thể giúp các công ty phải đối mặt với những trở ngại đối với thương mại không thuộc định ngh a rào cản thương mại thực tế. 1.1.2. Các hình thức của hàng rào mậu dịch Rào cản thương mại những hạn chế của chính phủ gây ra đối với thương mại quốc tế. Các rào cản có thể có nhiều hình thức, bao gồm: – Thuế – Các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại: giấy phép nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp, tự nguyện hạn chế xuất khẩu, yêu cầu nội địa hóa, lệnh cấm vận, đồng tiền mất giá, hạn chế thương mại … 1 Hầu hết các rào cản thương mại hoạt động trên cùng một nguyên tắc: việc áp dụng một số loại chi phí về thương mại làm tăng giá của các sản phẩm được giao dịch. Nếu hai hay nhiều quốc gia liên tục sử dụng các rào cản thương mại gây khó khăn với nhau, sau đó kết quả là một cuộc chiến thương mại. Các nhà kinh tế đều đồng ý rằng rào cản thương mại gây bất lợi và giảm hiệu quả kinh tế tổng thể, điều này có thể được giải thích bằng lý thuyết về lợi thế so sánh. Về lý thuyết, tự do thương mại liên quan đến việc loại bỏ tất cả các rào cản như vậy, có lẽ ngoại trừ những quốc gia lo ngại đến sự phát triển hoặc an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tế, ngay cả những quốc gia thúc đẩy thương mại tự do cũng có rất nhiều trợ cấp cho các ngành công nghiệp nhất định, chẳng hạn như nông nghiệp và thép. 1.2. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA HÀNG RÀO MẬU DỊCH 1.2.1. Bảo hộ mậu dịch Bảo hộ mậu dịch là việc chính phủ sử dụng các hàng rào thuế quan, phi thuế quan nhằm bảo hộ và tạo điều kiện cho ngành công nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu. Bảo hộ mậu dịch là việc áp dụng nâng cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ, v.v… hay việc áp đặt thuế xuất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó. 1.2.1.1. Đăc đi m – Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế: thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật… để hạn chế hàng hóa nhập khẩu. – Nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất 2 khẩu…để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường nước ngoài.Về lý thuyết, việc bảo hộ mậu dịch đem lại lợi ích nhất thời cho các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo được mục tiêu xã hội là đảm bảo được công ăn việc làm cho một số nhóm người lao động nào đó. Mặt trái của nó là làm cho các nhà sản xuất trong nước có cơ hội đầu cơ trên giá bán hàng (hay cung cấp dịch vụ) ở mức có lợi nhất cho họ hoặc không có các biện pháp nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Điều này đem lại thiệt hại cho người tiêu dùng xét theo mục tiêu dài hạn. 1.2.1.2. Lý thuyết và thực tế Về lý thuyết, việc áp đặt các tiêu chuẩn nói trên thuộc về lĩnh vực kinh tế học vĩ mô, được các chính phủ áp dụng khi các báo cáo thống kê và các phân tích kinh tế – xã hội cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của việc nhập khẩu đối với sản xuất trong nước dường như lớn hơn so với lợi ích mà việc này mang lại. – Đối với các quốc gia đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO): việc áp đặt này chỉ được phép đối với một hay nhiều thành viên khác của WTO khi và chỉ khi phán quyết của WTO cho phép quốc gia này làm điều đó (với các chứng cứ cho thấy các thành viên kiađang thực hiện việc bán phá giá hay hỗ trợ bất hợp pháp cho ngành sản xuất của mình v.v). – Đối với các quốc gia chưa gia nhập WTO hoặc quốc gia là thành viên của WTO áp đặt đối với các quốc gia chưa là thành viên WTO hay ngược lại: Việc áp đặt này hoàn toàn nằm trong ý chí chủ quan của từng quốc gia hoặc sau khi nhận được đơn kiện của các (nhóm, hiệp hội) công ty tại quốc gia đó về việc bán phá giá. Các vụ kiện tôm hay cá tra, cá ba sa tại Mỹ vừa qua đối với các quốc gia xuất khẩu các mặt hàng này là một ví dụ cho thấy việc áp đặt bảo hộ mậu dịch. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì sẽ có thêm hàng chục triệu người nữa được thoát nghèo… Thương mại và tự do hóa thương mại thậm chí có thể còn là những công cụ hữu hiệu hơn để xóa đói, giảm nghèo và giúp cho các quốc gia có nguồn lực 3 kinh tế để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết nhất của họ. Cũng theo Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng việc xóa bỏ các rào cản thương mại đối với hàng hóa, mỗi năm các quốc gia đang phát triển cũng có thể tăng thêm thu nhập 142 tỷ USD. Con số đó có thể sẽ cao hơn 80 tỷ USD viện trợ kinh tế của các nước công nghiệp phát triển trong năm 2005 và cao hơn 42,5 tỷ USD tổng các khoản nợ dự kiến được giảm cho các nước đang phát triển. Trên thực tế, các yếu tố chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của một chính phủ trong bảo hộ mậu dịch. Còn một thực tế khác là điều trái ngược xảy ra ngay tại quốc gia kêu gọi chủ trương tự do thương mại toàn cầu. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ – thay vì tăng cường hiệu năng sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh, lại sẵn sàng chi tiền để vận động những nhà lập pháp và hành pháp nhằm đưa ra những luật lệ bất bình đẳng. Việc làm đó bị coi là cổ vũ cho chủ nghĩa bảo hộ chứ không phải là tự do mậu dịch. 1.2.1.3. Lý lẽ bảo vệ cho chế độ bảo hộ mậu dịch – Về mặt Kinh tế: + Bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ + Tạo nên nguồn tài chính công cộng + Khắc phục một phần tình trạng thất nghiệp + Thực hiện phân phối lại thu nhập – Về mặt Chính trị: + Bảo vệ việc làm và ngành công nghiệp. + Bảo vệ an ninh quốc gia. + Trả đũa. 4 1.2.1.4. Chống bảo hộ mậu dịch Chống bảo hộ mậu dịch đã và đang được các tổ chức ban ngành quốc tế và nhiều quốc gia quan tâm và có nhiều tranh cãi trong việc tìm các biện pháp giải quyết, nhằm hạn chế những trở ngại trên thị trường quốc tế. Ngày 14/02/2009, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương các thành viên nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) nhóm họp tại Roma, Italy, với trọng tâm là soạn thảo những quy định chung đối phó với khủng hoảng kinh tế và đấu tranh chống những quyết định bảo hộ mậu dịch. Ngày 06/10/2013, các nhà lãnh đạo dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Bali (Indonesia) nhận định việc chống chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy các cải cách khó khăn đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Theo ông Yudhoyono – Tổng thống Indonesia, cộng đồng doanh nghiệp cần ngăn chặn các chính sách mang tính chất bảo hộ mậu dịch; tăng cường đầu tư, duy trì tăng trưởng và tạo việc làm trong khu vực; phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc tăng cường kết nối; bảo đảm tăng trưởng bền vững và công bằng; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực tư nhân; bảo đảm ổn định tài chính; phát triển cho tất cả, trong đó có mạng lưới an sinh xã hội cho mọi người dân; tăng cường sự hợp tác vàđối thoại. Trong khi đó, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng các doanh nghiệp nên khuyến khích chính phủ hạn chế rào cản thương mại thay vì yêu cầu những biện pháp bảo vệ ngành công nghiệp của mình trước sự cạnh tranh từ bên ngoài. 1.2.2. Hàng rào thuế quan 1.2.2.1. Khái niệm 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn