Xem mẫu

MụC LụC
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………

2.

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ

DỰ ÁN CẤP ĐẶC BIỆT…
2.1

Một số khái niệm liên quan đến rủi ro công trình ............................................. 1

2.1.1
2.1.2

1

Định nghĩa và phân loại sự cố công trình xây dựng…………………...
Khái niệm rủi ro (risk) và phân loại rủi ro công trình (risk in construction

2
Nguyên nhân gây ra các rủi ro kỹ thuật........................................................ 4
Các tác động của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án ................... 5
Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật trong một số dự án điển hình cấp đặc biệt.................. 8

projects)………………………………………………………….
2.2
2.3
2.4
2.4.1

Phân tích đánh giá sự cố kỹ thuật cầu Cần Thơ ảnh hưởng đến lợi

8
8
8
9
9
10

hội của dự án…………………………………………………
2.4.1.1

Tổng quan về dự án………………………………………………...

2.4.1.2

Tóm tắt sự cố………………………………………………………

2.4.1.3

ích kinh tế và xã

Phân tích đánh giá sự cố…………………………………………...

*Nguyên nhân của sự cố……………………………………………………...

*Ảnh hưởng của sự cố………………………………………………………..
2.4.2
Phân tích đánh giá sự cố kỹ thuật đường hầm sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) ảnh

11
2.4.2.1 ......................................................................Tổng quan về dự án11
2.4.2.2 ............................................................................ Tóm tắt sự cố12
2.4.2.3 ................................................................. Phân tích đánh giá sự cố14
14
*Nguyên nhân của sự cố……………………………………………………...
14
*Ảnh hưởng của sự cố………………………………………………………..
hưởng đến lợi ích kinh tế và xã hội của dự án

3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………………….

15

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 16

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt nam đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế và đang trở thành điểm

đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông vận tải, điện tử, viễn thông... Ngày càng nhiều các
dự án khu đô thị mới, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, nhà ga, các công trình cầu đường, công
trình ngầm được đầu tư xây dựng với quy mô lớn ở nhiều nơi trên cả nước trong thời gian qua, đặc

Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kính tế-xã hội của một số dự án cấp đặc biệt

Trang 1

biệt là ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, nơi có nhiều dự án công trình trọng điểm quốc gia
mang ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế - chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng này, dù rằng đã có rất nhiều dự án đầu tư xây dựng
đã mang lại thành công xét cả khía cạnh hiệu quả kỹ thuật lẫn kinh tế thì thực tế cũng cho thấy đã và
đang tồn tại rất nhiều dự án công trình bao gồm cả các công trình quan trọng gặp phải những sự cố
kỹ thuật như lún đường, sập cầu, nứt hầm, trượt lở mái dốc,…để lại những hậu quả rất nghiêm trọng,
gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế - xã hội như sự cố sập cầu Rào (Hải Phòng), Cầu Đuống, Cầu
Đắc Krông, sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, vụ sụp toàn bộ trụ sở Viện Khoa học xã hội miền Nam do tác
động của việc thi công tầng hầm cao ốc Pacific (TP Hồ Chí Minh), gần đây nhất là sự xuất hiện của
các vết nứt ở đường Hầm Sông Sài Gòn (Hầm Thủ Thiêm) (TP Hồ Chí Minh) tuy vẫn đang được khẳng
định là nằm trong giới hạn cho phép… Những sự cố như vậy đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả dự
án. Theo số liệu thống kê của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng hàng năm
có khoảng 0,28 – 0,56% công trình bị sự cố thì với hàng vạn công trình được triển khai cũng đã có
hàng trăm công trình bị sự cố [1]. Vì vậy việc xác định nguyên nhân sự cố, đúc rút kinh nghiệm để có
biện pháp khắc phục xử lý và đề phòng các rủi ro kỹ thuật để tránh ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của
các dự án rất được sự quan tâm của giới xây dựng công trình nói riêng và toàn thể xã hội nói chung,
đặc biệt là trong tình hình Việt Nam đang chịu tác động mạnh từ nền kinh tế thế giới đang biến động,
lạm phát tăng cao, tín dụng bị thắt chặt, vật giá (giá xăng dầu, giá vật tư, giá nhân công) leo thang
làm thay đổi kinh phí xây dựng các công trình. Điều này cũng góp phần tạo tiền đề để các yếu tố rủi
ro kỹ thuật công trình xảy ra với xác suất cao hơn.
Hiện nay ở các nước trên thế giới đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về vấn để rủi ro (risk)
và quản trị rủi ro (risk management). Ở Việt Nam, đề tài này cũng đã và đang được giới nghiên cứu
rất quan tâm. Tuy nhiên, sự thật là một tỷ lệ lớn các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam đề cập đến những
rủi ro nói chung hoặc liên quan đến các ngành/lĩnh vực mang tính chất đặc biệt như kinh doanh tiền
tệ, tín dụng (các ngân hàng, quỹ đầu tư), kinh doanh kim loại quý, kinh doanh bảo hiểm [2]. Riêng
lĩnh vực xây dựng công trình giao thông thì lại có rất ít các báo cáo/nghiên cứu về rủi ro kỹ thuật một
cách toàn diện và có hệ thống được ghi nhận và công bố ở Việt Nam. Vì vậy công tác quan lý rủi ro kỹ
thuật vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức. Việc nhìn nhận, đánh giá và quản lý các rủi ro ở các dự
án vẫn chưa được tiến hành một cách chủ động, nhiều sự cố tương tự vẫn thường xuyên tái diễn vì
những suy nghĩ chủ quan rằng ít có khả năng xảy ra các sự cố nghiêm trọng. Do đó, việc nhận dạng,
phân tích và đánh giá đúng mức những ảnh hưởng từ rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế - xã hội của
dự án, đặc biệt là những dự án cấp đặc biệt sẽ tạo ra cái nhìn tổng quát hơn về tác động của rủi ro và
có ý nghĩa rất quan trọng, là rất cần thiết và cấp bách trong sự phát triển và xây dựng các phương
pháp, biện pháp quản trị rủi ro kỹ thuật phù hợp, đảm bảo an toàn cho công trình và đem lại sự thành
công cho các dự án. Đây cũng chính là mục đích mà bài tiểu luận muốn hướng đến.
2.

ẢNH HƯỞNG CỦA RỦI RO KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MỘT SỐ DỰ
ÁN CẤP ĐẶC BIỆT
2.1 Một số khái niệm liên quan đến rủi ro công trình
2.1.1

Định nghĩa và phân loại sự cố công trình xây dựng

Sự cố công trình được ghi nhận và đề cập đến rất nhiều trong các văn bản pháp lý được ban hành
của Chính Phủ và Bộ Xây dựng như Nghi định số 209/2004/NĐ-CP, 180/2007/NĐ-CP, NĐ
23/2009/NĐ-CP, thông tư số 24/2009/TT-BXD, số 27/2009/TT-BXD [3]. Theo khoản 29 điều 3 Luật
Xây dựng định nghĩa “Sự cố công trình là những hư hỏng vượt quá giới hạn an toàn cho phép làm cho
công trình có nguy cơ sụp đổ; đã sập đổ một phần hoặc toàn bộ công trình; hoặc công trình không sử
dụng theo thiết kế” [4]. Theo đó, có 4 loại sự cố là sự cố sập đổ, sự cố biến dạng, sự cố sai lệch vị trí
và sự cố về công năng; phân chia theo cấp độ có cấp độ nhẹ, vừa, nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm
trọng. Tuy nhiên định nghĩa này vẫn chưa thực sự rõ ràng khi không đề cập đến định lượng ở mức độ
nào thì được gọi là sự cố. Từ đó đã dẫn đến nhiều cách suy diễn khác nhau về mức độ sự cố, chẳng
hạn nhầm lẫn giữa vi phạm vấn đề chất lượng thông thường và sự cố công trình. Riêng cụm từ

Trường Đại học giao thông Vận tải

Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kính tế-xã hội của một số dự án cấp đặc biệt

Trang 2

“không thể sử dụng được theo thiết kế” cũng chưa được giải thích chi tiết nên kết quả là trên thực tế
cũng được diễn giải theo nhiều nghĩa. Việc phân loại sự cố cũng còn chung chung, gây khó khăn cho
việc tổng hợp, phân tích sự cố. Ví dụ sự cố vết nứt, lún sụt mái dốc, nền, sự cố do vượt tải… Điều này
làm cho công tác quản lý nhà nước của các địa phương vẫn còn lúng túng khi giải quyết sự cố công
trình ở các quy mô khác nhau [2] [5].
2.1.2

Khái niệm rủi ro (risk) và phân loại rủi ro công trình (risk in construction
projects)

Nhắc đến rủi ro chúng ta thường nghĩ ngay đến những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn và thường
gây ra những thiệt hại về thời gian, vật chất, sức khỏe, tính mạng của con người. Khái niệm này được
thay đổi theo ý nghĩa của từng đối tượng quan tâm ví dụ các trong các ngành, lĩnh vực khác nhau thì
rủi ro có những định nghĩa khác nhau phù hợp với tính chất riêng biệt của chúng.
Thực tế nghiên cứu các tài liệu cho thấy, có rất nhiều định nghĩa về rủi ro và đến nay vẫn chưa có
một khái niệm thống nhất nào về rủi ro. Tùy theo từng quan điểm, các trường phái khác nhau, các tác
giả khác nhau lại đưa ra những định nghĩa khác nhau. Nhìn chung có thể chia các khái niệm rủi ro làm
hai trường phái là trường phái truyền thống và trường phái hiện đại. Trường phái đầu tiên cho rằng
rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn
hoặc điều không chắc chắn (uncertainty) có thể xảy ra cho con người. Trường phái thứ hai quan niệm
rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực lẫn tiêu cực. Rủi ro có thể mang
đến sự tổn thất nhưng có thể mang lại nhưng lợi ích, cơ hội. Ví dụ việc xảy ra rủi ro giúp con người
nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra, nghiên cứu rủi ro và tìm ra được những biện pháp để đề
phòng chúng xuất hiện. Rủi ro xuất hiện khi tồn tại đồng thời hai yếu tố cơ bản : yếu tố gây rủi ro và
đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng. Phạm vi nghiên cứu về rủi ro cũng khá phong phú và đa dạng, vì
vậy ở đây ta chỉ xét đến rủi ro thường xuất hiện ở khía cạnh kỹ thuật trong các dự án công trình.
Rủi ro kỹ thuật (technical risk) trong dự án công trình chính là khả năng xảy ra những sự cố công
trình do các yếu tố kỹ thuật (vật liệu, thiết bị, máy móc, sai sót từ khâu thiết kế, thi công, tiến độ,...)
như đã được định nghĩa trước đó. Trong lĩnh vực an toàn công trình thì rủi ro thường được nhận ra
kết quả là tiêu cực [6]. Một công trình xây dựng được xem là an toàn nếu mức độ rủi ro thực tế của
nó nằm trong vùng các giá trị chấp nhận. Giá trị biên của vùng này là hai giá trị tiêu chuẩn rủi ro : rủi
ro hư hỏng tiêu chuẩn - giá trị cho phép rủi ro với những công trình mới xây dựng; và rủi ro hư hỏng
giới hạn cho phép - giá trị rủi ro khi công trình đang khái thác đạt tới thì phải tiến hành sửa chữa,
tăng cường [7].
Cũng giống như sự cố công trình, việc phân loại rủi ro trong công trình cũng có nhiều cách khác
nhau và đóng một vai trò quan trọng trong công tác đánh giá mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra của
các rủi ro đến dự án công trình và từ đó có cơ sở để đưa ra những biện pháp quản lý và phòng ngừa
rủi ro phù hợp. Một số rủi ro chính của dự án thường phân thành hai nguồn là bên trong (internal)
như các nguồn lực con người, vật liệu (resources); công tác quản lý dự án (project team relationship
and communication), và bên ngoài (external) có thể kể đến nguồn tài chính (financial); chính phủ
(government) như chính sách, chủ trương; yếu tố kinh tế (economic) như lạm phát, biến động giá cả;
rủi ro hoạt động (operational risk) như năng lực của nhà thầu, tư vấn, việc kiểm soát chất lượng; yếu
tố kỹ thuật (technical) trong thiết kế, thi công ; cơ sở pháp lý (legal); điều kiện môi trường xung
quanh (natural environment), và yếu tố rủi ro trong an ninh, an toàn (tai nạn lao động, trộm cắp công
trường, phá hoại..) (security) (Hình 1) [8].
Ở góc độ rủi ro kỹ thuật của dự án thì rủi ro thường xảy ra ở khâu thiết kế (design) hoặc thi công
(construction). Loại rủi ro này nếu xét trên góc độ các bên liên quan của dự án có thể chia thành [9] :
-

Rủi ro trên góc độ nhà thầu như do điều kiện thời tiết không thuận lợi; thất thoát vật tư; chất
lượng vật liệu kém; …

-

Rủi ro trên góc độ tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát : thiết kế có sai sót, trình độ học vấn hạn
chế, ý thức kèm, nhiều quy trình quy phạm về thiết kế; không nhất quán về tiêu chuẩn xây dựng;
công nghệ thi công; quản lý chất lượng thiết kế; quản lý tư vấn yếu kém; năng lực giám sát;…

Trường Đại học giao thông Vận tải

Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kính tế-xã hội của một số dự án cấp đặc biệt

Trang 3

Hinh 1: Các nguồn rủi ro chính của một dự án (Nguồn [8])
Xét theo các giai đoạn dự án thì có thể phân loại rủi ro như sau:
-

Rủi ro trong giai đoạn chuẩn bị dự án: như việc thu thập không đầy đủ/chính xác tình
hình địa chất, địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu; thiết kế sơ bộ;...

-

Rủi ro trong giai đoạn thực hiện dự án: đây là giai đoạn mà xác suất để xảy ra các rủi ro
kỹ thuật rất cao, ví dụ như: điều kiện tự nhiên xấu; sai sót trong khảo sát, thiết kế kỹ thuật;
thiếu trách nhiệm, bớt xén trong quá trình thi công, giám sát; Trình độ quản lý dự án
kém/có biểu hiện tiêu cực…

-

Rủi ro trong giai đoạn khai thác dự án: như công tác quản lý khai thác; bảo dưỡng, sửa
chữa yếu kém cũng gây ra những rủi ro kỹ thuật…

Xét theo mức độ rủi ro có thể phân loại theo ma trận rủi ro như hình sau [10]:

Trường Đại học giao thông Vận tải

Ảnh hưởng của rủi ro kỹ thuật đến hiệu quả kính tế-xã hội của một số dự án cấp đặc biệt

Trang 4

Hình 2 : Ma trận phân loại rủi ro. Nguồn [10]
Trong đó rủi ro được phân làm 3 cấp độ: nhỏ (minor), vừa (moderate) và lớn (major) ứng với mức độ
ảnh hưởng (impact) và khả năng xảy ra (likelihood).
2.2 Nguyên nhân gây ra các rủi ro kỹ thuật
Việc có thể phân tích và đưa ra chính xác các nguyên nhân gây ra rủi ro kỹ thuật có ý nghĩa thực tiễn
rất cao vì chúng sẽ là căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp giảm thiểu tác hại hoặc phòng tránh
rủi ro có thể xảy ra. Tìm hiểu rõ được nguyên nhân của rủi ro cũng giúp ta xác định được tầm mức
ảnh hưởng của chúng đến hiệu quả của dự án và từ đó dành được sự đầu tư và quan tâm phù hợp
trong công tác quản trị rủi ro.
Nguyên nhân có thể là do khách quan hoặc chủ quan. Xét về nguyên nhân cơ bản, rủi ro được chia
làm 10 loại như theo sơ đồ Taxanomy đó là (Hình 3) [11] :
-

Thiếu hiểu biết

-

Sự thay đổi thủ tục

- Sự cẩu thả

-

Thiếu sót về điều tra/phân tích

- Điều kiện thay đổi

-

Sai sót khi lập kế hoạch

- Sai sót khi đánh giá giá trị

-

Sai sót khi thực hiện

- Sự không hiểu biết

- Sai sót trong đánh giá

Trường Đại học giao thông Vận tải

nguon tai.lieu . vn