Xem mẫu

  1. Đừng tự hỏi: Vì sao mình học giỏi mà nhà nghèo??? 1
  2. Hãy tự hào vì mình nhà nghèo mà học giỏi!!! 2
  3. Đừng tự hỏi: Vì sao mình nhà giàu mà học dốt??? 3
  4. Hãy tự hào vì mình học dốt mà vẫn giàu!!!
  5. ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC BỘ MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP & NGÀNH NGHỀ Tiểu luận: KỸ NĂNG NHÌN NHẬN VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG 5
  6. Chúng tôi muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện... 6
  7. Một ông lão ngồi hóng mát trước cửa nhà. Trên đường có nhiều tốp người di cư đến. Người nào cũng mang theo nhiều túi xách và trên xe chở đầy vật dụng. Tốp người đầu tiên ghé lại hỏi ông lão: “Dân ở đây sống thế nào hở bác?”. Ông lão trả lời: “Thế người dân chỗ anh ở trước đây sống ra sao?”. Người mới đến trả lời: “Họ sống ích kỷ và rất tham lam”. Ông lão trả lời: “Người dân ở đây cũng vậy!”. 7
  8. Tiếp đến, tốp đi sau cũng ghé hỏi ông lão cùng một câu như thế. Ông lão cũng hỏi họ câu hỏi trên, nhưng nhận được câu trả lời rằng: “Người dân chỗ tôi ở trước đây sống rất tốt bụng, hiền lành và nhân ái”. Ông lão đã không ngần ngại trả lời rằng: “Người dân ở đây cũng hiền lành, tốt bụng và nhân ái như thế!” 8
  9. Khi cuộc sống hòa thuận và bằng lòng với những gì đang có, thay vì vọng tưởng về những điều tốt đẹp vượt qua tầm tay, cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ được thanh thản và thoải mái. Và dù đi đến bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, gặp gỡ bất cứ ai, bạn cũng sẽ mang theo cảm giác bình yên đó. Bạn sẽ nhận thấy rằng, dù hoàn cảnh thay đổi, bản chất của mình sẽ vẫn không hề thay đổi. 9
  10. 10
  11. I/ Thái Độ Sống Quyết Định Cách Nhìn, Niềm Vui và Hạnh Phúc: a) Thái độ sống là gì? - Là một màng lọc tinh thần mà qua đó ta sẽ nhìn nhận cuộc sống và tìm ra cách giải quyết những vấn đề gặp phải. - Người tích cực nhìn cuộc sống bằng lăng kính lạc quan trong khi người tiêu cực luôn nhìn đời bằng con mắt chán chường, bi quan, thất vọng. Và kết quả tận cùng của hai thái độ đó rất khác biệt! 11
  12. b) Mọi việc khởi đầu bằng một ô cửa sổ tinh thần trong sáng: Tất cả chúng ta đều hăm hở muốn tìm hiểu và khám phá cuộc sống này bằng một niềm tin và thái độ tích cực. Có thể nói đó chính là những ô cửa sổ tinh thần trong sáng, tinh khôi. 12
  13. Nhưng rồi cũng sẽ đến lúc có những điều ta không mong đợi bắt đầu che mờ ô cửa sổ ấy. 13
  14. Có thể đó là những điều rất thường gặp: - Những lời phê bình từ mẹ cha, bạn bè hoặc thầy cô giáo. - Những lời giễu cợt, chê bai của những người xung quanh. - Cảm giác thất vọng, thua cuộc khi bị từ chối. - Cảm giác nản lòng khi gặp thất bại. - Tâm trạng hoài nghi, mất niềm tin và bị tổn thương... 14
  15. Khi bạn đã cố gắng rất nhiều cho kì thi học kì 1 vừa qua, và kết quả không như bạn mong muốn… • Chán nản • Dày vò, đau khổ quằn quại • Thất vọng về bản thân • Sợ đối mặt với những người đã kì vọng vào mình • Xấu hổ 15
  16. Bạn ước mong được thay đổi số phận, những câu “giá như” cứ lởn vởn trong tâm trí bạn: “Giá như ta được làm lại thì kết quả sẽ tốt hơn…” “Giá như mình học bài kĩ hơn…” “Giá như” và “giá như…” 16
  17. “Học kì 2? Kệ, tới đâu thì tới, chán lắm rồi!” Hay “Học kì 1 kết thúc trong đau đớn, mình cần một thời gian để lấy lại cân bằng và hồi phục sức lực” Vào một ngày, khi bạn đã lấy lại được phong độ, bạn chợt nhận ra mình đã đánh mất quá nhiều kiến thức, không thể lấy lại được Và rồi? Tiếp tục nản chí! 17
  18. Cứ như vậy, càng ngày bạn càng trượt dài trong sự bi quan, chán nản. Bạn cần tìm: 18
  19. Buồn và thất vọng, đó là cảm giác của bất kì ai khi lâm vào tình cảnh trên. Nhưng mỗi người hơn nhau ở chính cách nhìn nhận sự thất bại của mình! 19
  20. Một người khôn ngoan sẽ nhận ra rằng: nỗi buồn không thể giúp ích gì cho họ. Họ xem thất bại ấy như một bài học kinh nghiệm, để rồi tìm cách khắc phục trong học kì sau. Thất bại đối với họ như một động lực giúp họ cố gắng hơn chứ không ngăn cản bước tiến của họ! 20
nguon tai.lieu . vn