Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TIẾP CẬN CÂN BẰNG GIÁ TRỊ CHO CÁC MÔ HÌNH CÂN BẰNG TỔNG QUÁT THE VALUE BALANCE APPROACH FOR GENERAL EQUILIBRIUM MODELS TS. Trương Hồng Trình Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Đà Nẵng hongtrinh@vnn.vn TÓM TẮT Bài viết khám phá khái niệm giá trị và định nghĩa hàm lợi ích với sự tích hợp của giá cả và giá trị. Một mô hình giá trị kết hợp được phát triển để xem xét cân bằng giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng, và nghiên cứu tác động của giá cả và giá trị đến cân bằng giá trị này. Ngoài ra, bài viết đề xuất mô hình cân bằng tổng quát (CGE) với hai điều kiện cân bằng thị trường và cân bằng giá trị. Thực nghiệm mô phỏng được thực hiện nhằm đánh giá các phương pháp cân bằng khác nhau như lợi nhuận bằng không, đạo hàm bậc nhất và cân bằng giá trị. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng mô hình cân bằng giá trị cung cấp giải pháp cân bằng tốt hơn so với các mô hình cân bằng tổng quát khác theo mục tiêu tối đa hóa giá trị xã hội. Từ khóa: khái niệm giá trị, cân bằng tổng quát, mô hình CGE, cân bằng giá trị, giá trị xã hội. ABSTRACT This paper explores value concepts and defines a utility function with incorporation of value and price. The joint value model is developed to conduct value balance between firm and its customers, and study effects of change in value and price on the value balance. In addition, the basic general equilibrium model is proposed with two conditions of market clearance and value balance. The simulation experiment is carried out to evaluate equilibrium methods in computable general equilibrium (CGE) models including zero profit, first order and value balance. The experimental result indicates that the value balance model provides equilibrium solution better than the other CGE models in terms of a maximum of social value. Key Words: value concepts, general equilibrium, CGE model, value balance, social value. 1. Giới thiệu Khái niệm giá trị được đề cập từ rất lâu trong tư tưởng triết học và kinh tế nhằm giải thích hai khái niệm về giá trị: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Smith (1776) tin rằng giá trị hàm chứa hai ý nghĩa khác nhau về giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Bentham (1789) cũng phân biệt hai ý nghĩa khác nhau về lợi ích mong đợi và lợi ích trải nghiệm. Mặc dù, Smith và Bentham có các tiếp cận khác nhau trong việc định nghĩa khái niệm lợi ích, cả hai cùng có nhận thức chung về sự khác nhau giữa hai khái niệm: giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ricardo (1821) lần đầu tiên đề cấp đến sự khác nhau giữa “giá trị và sự giàu có” (“value and riches”) đặt tiền đề cho sự phân biệt giữa lợi ích biên và tổng lợi ích. Sau này, Dupuit (1844) vận dụng lý thuyết lợi ích biên để xây dựng lý thuyết giá cả để tối đa hóa lợi ích. Như vậy, Ricardo và Dupuit đã xây dựng lý thuyết giá cả dựa trên qui luật lợi ích biên giảm dần, đặt cơ sở nền tẳng cho sự phát triển lý thuyết cung cầu của kinh tế học tân cổ điển. Mặc dù nhiều nhà kinh tế đã nỗ lực trong việc định vị khái niệm lợi ích trong lý thuyết giá trị, nhưng vẫn chưa đưa ra một định nghĩa chung về khái niệm và hàm lợi ích. Khái niệm lợi ích đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường, và sự phân bổ nguồn lực giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nhằm nghiên cứu cách thức phân bổ hiệu quả nguồn lực dưới sự điều tiết cơ chế thị trường, các nhà kinh tế đã phát triển mô hình cân bằng tổng quát (mô hình CGE) dựa trên nền tảng lý thuyết cân bằng tổng quát của Debreu (1959). Để phát triển các mô hình cân bằng tổng quát, các nhà kinh tế cần định nghĩa hàm lợi ích và các điều kiện cân bằng tổng quát. Các hàm lợi ích được sử dụng phổ biến trong các mô hình CGE như hàm lợi ích 397
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Cobb-Douglas và hàm lợi ích Stone-Greary (Lofgren et al., 2002; Wing, 2004; Hosoe et al., 2010). Tuy nhiên, các hàm lợi ích này không tích hợp các biến giá cả và giá trị. Điều này dẫn đến một hạn chế, đó là các mô hình này không thể xem xét cân bằng giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng. Ngoài ra, các mô hình cân bằng tổng quát trước đây xem xét điều kiện cân bằng thị trường cho cả thị trường nguồn lực và thị trường sản phẩm, dưới góc độ cân bằng giá cả chứ chưa xem xét cân bằng giá trị. Ngoài ra, sự khác nhau trong các mô hình cân bằng tổng quát là do cách thức vận dụng các phương pháp cân bằng khác nhau. Hosoe et al. (2010) sử dụng mô hình lợi nhuận bằng không với giả định rằng các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và sự cạnh tranh dẫn đến lợi nhuận bằng không tại điểm cân bằng thị trường. Trong khi đó, Lofgren et al. (2002) vận dụng mô hình đạo hàm bậc nhất đối với hàm lợi ích và hàm lợi nhuận để tối đa hóa lợi ích khách hàng và lợi nhuận doanh nghiệp tại điểm cân bằng thị trường. Từ khi mô hình trên không xem xét sự cân bằng giá trị giữa lợi ích khách hàng và lợi nhuận doanh nghiệp, giải pháp cân bằng tổng quát với giá trị xã hội cực đại có thể đã bị bỏ qua. Trên cơ sở kế thừa và khám phá khái niệm giá trị từ các nghiên cứu trước đây, bài viết định nghĩa hàm lợi ích với sự tích hợp giá cả và giá trị, và xem xét sự hiện diện của yếu tố đầu vào khách hàng trong các hàm lợi ích và hàm sản xuất. Từ đó, bài viết phát triển mô hình giá trị kết hợp để xem xét cân bằng giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng, và đồng thời phát triển mô hình cân bằng tổng quát với hai điều kiện cân bằng thị trường và cân bằng giá trị nhằm tối đa hóa giá trị xã hội. 2. Tiếp cận cân bằng giá trị Theo kinh tế học tân cổ điển, lợi ích là sự thỏa mãn hay hài lòng từ việc tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ, trong khi lợi ích biên là lợi ích tăng thêm của đơn vị tiêu dùng sau cùng. Giá mà người tiêu dùng mong muốn trả sẽ giảm dần khi lượng mua sắm tăng lên là do qui luật lợi ích biên giảm dần. Vargo và Lusch (2004) cho rằng giá trị là thứ được cảm nhận và đánh giá tại thời điểm tiêu dùng. Từ khi giá trị sử dụng phản ảnh khái niệm lợi ích tốt hơn là giá trị trao đổi. Liệu các nhà kinh tế có nên sử dụng qui luật lợi ích biên giảm dần để giải thích bản chất đường cầu. Thực tế, khái niệm lợi ích hoàn toàn đồng nhất với khái niệm giá trị, và vì vậy lý thuyết giá trị xây dựng dựa trên qui luật giá trị biên giảm dần. Lý thuyết giá trị không chỉ giải thích mối quan hệ giữa giá cả và giá trị, mà còn định vị lợi ích trong mối quan hệ với giá cả và giá trị. Lợi ích khách hàng được định nghĩa như là giá trị cảm nhận của khách hàng, đó là sự khác nhau giữa tổng giá trị khách hàng và tổng chi phí khách hàng (Kotler et al., 2006). Tổng giá trị khách hàng bao gồm giá trị sản phẩm, giá trị dịch vụ, giá trị cá nhân, và giá trị hình ảnh. Tổng chi phí khách hàng bao gồm chi phí bằng tiền và chi phí không bằng tiền như chi phí thời gian, chi phí năng lượng và chi phí tinh thần. Cũng trên nền tảng lý thuyết này, Trinh et al. (2013) định nghĩa hàm lợi ích với sự tích hợp của giá cả, giá trị và đầu vào khách hàng. Hãy xem xét một khách hàng i (i = 1..n) sử dụng một hàng hóa j (j = 1..m) với lượng tiêu dùng Qij. Từ khi hàm lợi ích được định nghĩa với sự hiện diện của đầu vào khách hàng và sự tích hợp với giá cả và giá trị. Vì vậy, u ij là lợi ích của khách hàng i trong việc sử dụng hàng hóa j. uij  v j  p j  Qij  wLj  Lij , j  1..m (1) Trong đó, Qij là lượng tiêu dùng của khách hàng i đối với hàng hóa j. v j là giá trị đơn vị và p j là giá cả đơn vị của hàng hóa j. Tổng lợi ích là tổng lợi ích của tất cả khách hàng (i = 1..n) trong việc tiêu dùng các hàng hóa (j = 1..m). Do đó, tổng lợi ích (U) được xác định bởi: 398
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG U   uij   v j  p j  Q j  wLj  L j  n m m (2) i 1 j 1 j 1 n Trong đó, Qj là tổng lượng tiêu dùng đối với hàng hóa j, và Q j   Qij . Lj là tổng đầu vào khách i 1 n hàng tham gia sử dụng đối với hàng hóa j, và L j   Lij . Từ khi khách hàng được xem như người i 1 đồng sản xuất, ngoài các yếu tố đầu vào doanh nghiệp như vốn doanh nghiệp (Kj) và lao động doanh nghiệp (Hj), đầu vào khách hàng (Lj) cũng được bổ sung vào hàm đồng sản xuất (Trinh et al., 2013) sau đây: Q j  f K j , H j , L j   A j  K j  H j  L j αj j j (3) Trong đó, Aj là hệ số năng suất trung bình, αj, βj, và γj là hệ số co dãn các yếu tố đầu vào. Hàm đồng sản xuất đạt được hiệu suất kinh tế không đổi theo qui mô với  j   j   j  1 ; hiệu suất kinh tế tăng dần theo qui mô với  j   j   j  1 ; và hiệu suất kinh tế giảm dần theo qui mô với  j   j   j  1. Hàm đồng chi phí Fj của hàng hóa j xác định từ kết hợp đầu vào chi phí tối thiểu như sau: F j  wKj  K j  wHj  H j  wL  L j j (4) Trong đó, wK, wH và wL là các chi phí đơn vị của đầu vào vốn (K), đầu vào lao động (H) và đầu vào khách hàng (L) tương ứng. Lợi nhuận doanh nghiệp trong việc cung cấp hàng hóa j:  j  p j  Q j  wKj  K j  wHj  H j  (5) Do đó, tổng lợi nhuận doanh nghiệp (П) được xác định bởi: Π    j    p j  Q j  wKj  K j  wHj  H j  m m (6) j 1 j 1 Vì tổng giá trị kết hợp (V) là tổng của lợi ích khách hàng (U) và tổng lợi nhuận doanh nghiệp (П), công thức giá trị kết hợp (V) có thể được biểu thị như sau: V   v j  Q j   wKj  K j  wHj  H j  wLj  L j  m m (7) j 1 j 1 Từ công thức ở trên, giá trị kết hợp (V) phụ thuộc vào giá trị (vj), nhưng sự phân bổ giá trị giữa doanh nghiệp và khách hàng chịu ảnh hưởng bởi giá cả (pj). khi doanh nghiệp tham giá vào quá trình tạo giá trị của khách hàng như người đồng tạo giá trị, giá trị (vj) đồng tạo bởi nguồn lực của doanh nghiệp và khách hàng. Trong khi đó, giá cả (pj) ảnh hưởng đến mức sản lượng (Qj) và sự cân bằng giữa lợi nhuận doanh nghiệp (П) và lợi ích khách hàng (U). Mô hình giá trị kết hợp sử dụng để xem xét cân bằng giá trị giữa lợi nhuận doanh nghiệp và lợi ích khách hàng. Mô hình giá trị kết hợp: Max U   v j  p j  Q j  wLj  L j  m (8) j 1 Π  ∑p j  Qj w  K j  wHj  H j  m Max Kj (9) j 1 Ràng buộc    Q j  A j  K j  H j  L j , ∀ j  1..m j j j (10) 399
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 K j , H j , L j , j  1..m Một thực nghiệm mô phỏng được thực hiện trên một hệ thống giả định với một hàng hóa (j = 1), và hàm đồng sản xuất được xác định trước với hệ số năng suất trung bình bằng 1 (Aj = 1) và hiệu suất không đổi theo qui mô (αj + βj + γj = 1) với αj = βj = 2γj. Bảng 1 cho biết các tham số hệ thống sản xuất. Ngoài ra, giá trị (vj) và giá cả (pj) giả định là 20 và 15 tương ứng. Bảng 1. Các tham số của hệ thống sản xuất Tham số Ký hiệu Giá trị Năng suất trung bình A 1 Chi phí đơn vị của vốn wK 10 Chi phí đơn vị của lao động wH 3 Chi phí đơn vị của đầu vào khách hàng wL 2 Hệ số co dãn của đầu vào vốn α 0.4 Hệ số co dãn của đầu vào lao động β 0.4 Hệ số co dãn của đầu vào khách hàng γ 0.2 Lưu ý: Hàm đồng sản xuất với hiệu suất không đổi theo qui mô α + β + γ = 1 Từ kết quả thực nghiệm, mối quan hệ giữa tổng chi phí (F) và tổng sản lượng (Q), và cân bằng giá trị giữa lợi nhuận doanh nghiệp và lợi ích khách hàng biểu thị như trong Hình 1. Có vô số các kết hợp đầu vào hiệu quả tương ứng với các mức sản lượng khác nhau, mà ở đó tổng chi phí là thấp nhất. Trong khi đó, sự cân bằng giữa tổng lợi nhuận và tổng lợi ích biểu thị các kết hợp đầu vào hiệu quả tại mỗi mức sản lượng cụ thể như minh họa trong Hình 1 với ba mức sản lượng khác nhau (Qj = 20, Qj = 25, Qj = 30). Đường cân bằng (đường Pareto) sẽ dịch chuyển ra xa gốc tọa độ tương ứng với mức sản lượng cao hơn. Hình 1: Quan hệ đồng sản xuất và cân bằng giá trị Hình 2 minh họa các tác động của giá cả và giá trị đến các cân bằng giá trị này. Kết quả nghiên cứu tác động của giá và giá trị cung cấp các chỉ dẫn cần thiết cho việc thiết kế hệ thống đồng tạo giá trị hữu hiệu. Bằng cách tăng giá từ pj = 15 lên pj = 18, sự thay đổi giá này làm tăng tổng lợi nhuận doanh nghiệp và làm giảm tổng lợi ích khách hàng. Ngược lại, tổng lợi nhuận doanh nghiệp sẽ giảm và tổng lợi ích khách hàng sẽ tăng nếu giá cả thay đổi từ pj = 15 xuống pj = 12. Trong khi đó, tác động của giá trị ảnh hưởng đến tổng lợi ích khách hàng nhiều hơn so với lợi nhuận doanh nghiệp. Hình 2 minh họa tác động của sự thay đổi giá trị tại các mức khác nhau (vj = 18, vj = 20, vj = 22) đến cân bằng giá trị. 400
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Hình 2: Tác động của giá cả và giá trị đến cân bằng giá trị Mô hình cân bằng tổng quát Mô hình cân bằng tổng quát cơ bản có ba thành phần chính: khách hàng (hộ gia đình), nhà sản xuất (doanh nghiệp), và thị trường như minh họa trong Hình 3. Khách hàng quyết định cầu hàng hóa trên thị trường sản phẩm, đồng thời cung cấp nguồn lực trên thị trường nguồn lực nhằm tối đa lợi ích. Nhà sản xuất (doanh nghiệp) quyết định cầu các yếu tố đầu vào trên thị trường nguồn lực, và cung cấp đầu ra sản xuất trên thị trường sản phẩm nhằm mục đích tối đa lợi nhuận. Cung cầu cân bằng bởi sự phân bổ nguồn lực và sự điều chỉnh thị trường. Hình 3: Mô hình cân bằng tổng quát cơ bản Thị trường Mục tiêu: Tối đa hóa giá trị Ràng buộc Cân bằng thị trường Công nghệ sản xuất Điều chỉnh thị trường Khách hàng Nhà sản xuất Mục tiêu: Mục tiêu: Tối đa hóa lợi ích Cân bằng Tối đa hóa lợi nhuận Ràng buộc giá Ràng buộc Ngân sách tiêu dùng Ngân sách sản xuất Công nghệ sản xuất trịalue Công nghệ sản xuất Giả định, nền kinh tế có n khách hàng và m nhà sản xuất. Mỗi nhà sản xuất (doanh nghiệp) j chỉ sản xuất một hàng hóa j (j = 1..m) bằng cách sử dụng vốn ( K Sj ) và lao động ( H Sj ). Mỗi khách hàng i (i = 1..n) kiếm được thu nhập từ việc cung cấp nguồn lực về vốn ( K ijD ) và lao động ( H ijD ) tại doanh nghiệp j. Ngoài ra, khách hàng được xem là người đồng sản xuất với sự hiện diện của đầu vào khách hàng ( LDij ) trong cả quá trình sản xuất và tiêu dùng. 401
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Tổng lợi ích khách hàng (U) xác định bởi:  U   v j  p j  Q D  wLj  LD  n m ij ij (11) i 1 j 1 Và tổng lợi nhuận doanh nghiệp (П) xác định bởi:    m Π   p j  Q S  wKj  K S  wHj  H S j j j (12) j 1 Tổng giá trị xã hội (V) được đo lường bởi tổng lợi ích khách hàng (U) và tổng lợi nhuận doanh nghiệp (П), công thức tổng giá trị xã hội được xác định như sau:   m m V   v j  Q Sj   wKj  K S  wHj  H S  wLj  LS j j j (13) j 1 j 1 Điều kiện cân bằng thị trường là điều kiện mà ở đó các thị trường sản phẩm và thị trường cân bằng về lượng: n Q i 1 D ij  Q Sj j  1..m (14) n K i 1 D ij  K Sj j  1..m (15) n H i 1 D ij  H Sj j  1..m (16) n L i 1 D ij  LSj j  1..m (17) Mô hình cân bằng tổng quát cơ bản xem xét nền kinh tế giản đơn, bỏ qua các xem xét về trao đổi thương mại quốc tế, chính phủ, đầu tư, và các đầu vào trung gian. Mô hình cân bằng tổng quát với mục tiêu là tối đa hóa giá trị xã hội dưới hai điều kiện: cân bằng thị trường và cân bằng giá trị. Biểu thức (14) chỉ ràng buộc cân bằng về lượng của các thị trường sản phẩm và nguồn lực. Trong khi đó, các biểu thức (15), (16) và (17) để chỉ tất cả thu nhập từ việc cung cấp nguồn lực đều được chi tiêu hết vào hàng hóa trên thị trường sản phẩm. Mô hình cân bằng tổng quát:   m m Max V   v j  Q Sj   wKj  K S  wHj  H S  wLj  LS j j j j 1 j 1 Ràng buộc Q Sj  Aj  K Sj   H Sj   LSj  , j  1..m j j j Q Sj , K Sj , H Sj , LSj j  1..m Chỉ mục: j: Chỉ mục hàng hóa (j = 1..m) Tham số: Aj: Hệ số năng suất trung bình của hàng hóa j wKj: Chi phí đơn vị vốn doanh nghiệp của hàng hóa j wHj: Chi phí đơn vị lao động doanh nghiệp của hàng hóa j 402
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG wLj: Chi phí đơn vị đầu vào khách hàng của hàng hóa j αj: Hệ số co dãn của vốn doanh nghiệp của hàng hóa j βj: Hệ số co dãn của lao động doanh nghiệp của hàng hóa j γj: Hệ số co dãn của đầu vào khách hàng của hàng hóa j Biến số: Q Sj : Tổng sản lượng của hàng hóa j K Sj : Tổng vốn doanh nghiệp của hàng hóa j H Sj : Tổng lao động doanh nghiệp của hàng hóa j LSj : Tổng đầu vào khách hàng của hàng hóa j Mục đích của thực nghiệm mô phỏng là nhằm đánh giá các mô hình cân bằng tổng quát (CGE) với các phương pháp cân bằng khác nhau như lợi nhuận bằng không, đạo hàm bậc nhất, và cân bằng giá trị. Các mô hình cân bằng tổng quát sẽ sử dụng cùng hàm lợi ích với sự tích hợp giá cả, giá trị và đầu vào khách hàng như biểu thức (11), và thỏa mãn điều kiện cân bằng thị trường. Mô hình lợi nhuận bằng không giả định rằng tất cả doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và lợi nhuận bằng không tại điểm cân bằng thị trường. Khi đó, hàm mục tiêu của mô hình cân bằng tổng quát là tối đa hóa lợi ích khách hàng. Mô hình lợi nhuận bằng không U   v j  p j  Q j  wLj  L j  m Max j 1 Ràng buộc p j  Q j  wKj  K j  wHj  H j , j  1..m Q j  Aj  K j   H j   L j  , j  1..m j j j Q j , K j , H j , Lj j  1..m Mô hình đạo hàm bậc nhất giả định rằng cả doanh nghiệp và khách hàng phân bổ nguồn lực để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp và lợi ích khách hàng. Mô hình đạo hàm bậc nhất U   v j  p j  Q j  wLj  L j  m Max j 1 Max Π    p j  Q j  wKj K j  wHj H j  m j 1 Ràng buộc Q j  Aj  K j   H j   L j  , j  1..m j j j Q j , K j , H j , Lj j  1..m 403
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 Vấn đề cân bằng tổng quát trên có thể giải quyết mà không cần yêu cầu hàm mục tiêu. Giải pháp cân bằng có thể đạt được từ điều kiện đạo hàm bậc nhất hàm số Lagrangian xây dựng từ hàm mục tiêu lợi ích và hàm lợi nhuận với ràng buộc là hàm đồng sản xuất. Mô hình cân bằng giá trị giả định rằng cả doanh nghiệp và khách hàng phân bổ nguồn lực để tối đa hóa giá trị kết hợp (giá trị xã hội). Mô hình cân bằng giá trị V   v j  Q j  wKj  K j  wHj  H j  wLj  L j  m Max j 1 Ràng buộc Q j  Aj  K j   H j   L j  , j  1..m j j j Q j , K j , H j , Lj j  1..m Từ khi mô hình cân bằng giá trị cung cấp giải pháp tối đa hóa giá trị xã hội dưới điều kiện cân bằng giá trị giữa lợi nhuận doanh nghiệp và lợi ích khách hàng. Vì vậy, mô hình cân bằng giá trị cung cấp các giải pháp cân bằng ở phạm vi rộng hơn so với mô hình lợi nhuận bằng không và mô hình đạo hàm bậc nhất. Thực nghiệm mô phỏng giả định nền kinh tế chỉ có một khách hàng (n = 1) và hai doanh nghiệp (m = 2). Mỗi doanh nghiệp chỉ sản xuất một hàng hóa với cùng hàm số sản xuất với các tham số hệ thống sản xuất như trong Bảng 1. Để xem xét cách thức thị trường đạt được cân bằng dưới các ràng buộc công nghệ sản xuất và cơ chế điều chỉnh thị trường, hàm cầu và hàm giá trị được cho như sau: Doanh nghiệp 1: 1 3 p1   Q1  21 ; v1   Q1  29 5 10 Doanh nghiệp 2: 3 2 p2   Q2  23.5 ; v2   Q2  30 10 5 Mô hình lợi nhuận bằng không cho kết quả lợi ích khách hàng cao nhất (U = U1 + U2 = 222.44). Từ khi mô hình giả định tất cả doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cân bằng tổng quát chỉ xảy ra chỉ khi lợi nhuận các doanh nghiệp bằng không. Bảng 2. Kết quả phân bổ nguồn lực Kết quả Mô hình Mô hình Mô hình mô phỏng lợi nhuận bằng không đạo hàm bậc nhất cân bằng giá trị K1 23.18 8.08 13.84 H1 77.28 26.93 46.12 L1 9.79 6.93 34.59 K2 20.28 7.43 11.02 H2 67.60 24.77 36.74 L2 5.94 4.73 27.55 Mô hình đạo hàm bậc nhất cho kết quả giá trị xã hội (V = V1 + V2 = 267.76) cao hơn so với mô hình lợi nhuận bằng không (V = 222.44), nhưng thấp hơn so với mô hình cân bằng giá trị (V = 404
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 400.76). Tuy nhiên, kết quả phân bổ nguồn lực từ Bảng 2 cho thấy các mô hình sử dụng các mức nguồn lực khác nhau. Trong khi mô hình lợi nhuận bằng không sử dụng mức nguồn lực cao nhất với tổng chi phí 900.74, thì mô hình đạo hàm bậc nhất sử dụng nguồn lực thấp nhất với tổng chi phí 305.53. Bởi vì hàm mục tiêu của mô hình cân bằng tổng quát là tối đa hóa giá trị xã hội (tổng lợi nhuận doanh nghiệp và lợi ích khách hàng), mô hình cân bằng giá trị cung cấp giải pháp cân bằng với giá trị xã hội cực đại tốt hơn so với các mô hình cân bằng tổng quát khác. Bảng 3. Kết quả điều chỉnh thị trường Kết quả Mô hình Mô hình Mô hình mô phỏng lợi nhuận bằng không đạo hàm bậc nhất cân bằng giá trị Q1 31.58 12.68 26.90 Q2 25.68 10.99 21.43 p1 14.69 18.46 15.62 p2 15.80 20.20 17.07 v1 19.53 25.20 20.93 v2 19.73 25.61 21.43 Bảng 4. Kết quả lợi nhuận và lợi ích Kết quả Mô hình Mô hình Mô hình mô phỏng lợi nhuận bằng không đạo hàm bậc nhất cân bằng giá trị U1 133.35 71.52 73.69 U2 89.09 49.89 38.26 П1 0 72.57 143.46 П2 0 73.38 145.40 V1 133.35 144.09 217.12 V2 89.09 123.67 183.64 3. Kết luận Lý thuyết giá trị bao gồm tất cả các lý thuyết trong kinh tế học nhằm cố gắng giải thích sự hình thành giá cả của hàng hóa và giá trị hàng hóa được tạo ra như thế nào. Các nhà kinh tế học cổ điển cho rằng giá trị có nguồn gốc trong quá trình sản xuất và giá cả phụ thuộc vào chi phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Ngược lại, các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng giá trị có nguồn gốc từ quá trình trao đổi và sử dụng, và giá cả phụ thuộc vào lợi ích của nó. Trong đó, giá cả mà người tiêu dùng mong muốn trả sẽ giảm dần theo qui luật lợi ích biên giảm dần. Từ khi giá trị phản ảnh khái niệm lợi ích tốt hơn là giá cả, lý thuyết giá trị phải được xây dựng dựa trên qui luật giá trị biên giảm dần. Trên nền tảng này, hàm lợi ích được định nghĩa với sự tích hợp của giá cả và giá trị, và đầu vào khác hàng được bổ sung vào cả hàm lợi ích và hàm đồng sản xuất. Thực nghiệm mô phỏng được thực hiện nhằm xem xét cân bằng giá trị giữa lợi nhuận doanh nghiệp và lợi ích khách hàng, và nghiên cứu ảnh hưởng của giá cả và giá trị đến cân bằng giá trị này. Ngoài ra, bài viết đề xuất mô hình cân bằng tổng quát với hai điều kiện cân bằng thị trường và cân bằng giá trị. Trong khi cân bằng thị trường xem xét điều kiện cân bằng về lượng ở các thị trường nguồn lực và thị trường hàng hóa, cân bằng giá trị xem xét điều kiện cân bằng giá trị giữa lợi nhuận doanh nghiệp và lợi ích khách hàng. Kết quả thực nghiệp chỉ ra rằng mô hình cân bằng giá trị cung cấp 405
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 giải pháp cân bằng tốt hơn so với mô hình cân bằng tổng quát khác theo mục tiêu tối đa hóa giá trị xã hội. Bài viết cung cấp một cơ sở lý thuyết về cân bằng giá trị, giúp các nhà kinh tế mở rộng phạm vi nghiên cứu cân bằng từng phần và cân bằng tổng quát. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bentham, J. (1789). An Introduction to the Principles of Morals and Legislation. Clarendon Press (1907), Oxford. [2] Debreu, G. (1959). Theory of Value: An Axiomatic Analysis of Economic Equilibrium. Yale University Press, New Haven and London. [3] Dupuit, J. (1844). De l'utilite' et de sa mesure. La Riforma Sociale (1934), Torino. [4] Hosoe, N., Gasawa, K. and Hashimoto, H. (2010). Textbook of Computable General Equilibrium Modeling: Programming and Simulations Palgrave Macmillan, London. [5] Kotler, P., Amstrong, G. and Da Sival, G. (2006). Marketing: An Introduction, An Asian Perspective. Pearson Prentice Hall, Singapore. [6] Lofgren, H., Harris, R. L. and Robinson, S. (2002). A standard computable general equilibrium (CGE) model in GAMS International Food Policy Research Institute (IFPRI) [7] Ricardo, D. (1821). On the Principles of Political Economy and Taxation. John Murray, London [8] Smith, A. (1776). The Wealth of Nations. The Modern Library (1937), New York. [9] Trinh, T. H., Kachitvichyanukul, V. and Khang, D. B. (2013). The co-production approach to service: a theoretical background. Journal of the Operational Research Society, doi:10.1057/jors.2012.183. [10] Vargo, S. L. and Lusch, R. F. (2004). Evolving to a new dominant logic for marketing. Journal of Marketing, 68(January), 1-17. [11] Wing, S. W. (2004). Computable General Equilibrium Models and Their Use in Economy-Wide Policy Analysis. MIT Joint Program on the Science and Policy of Global Change. 406
nguon tai.lieu . vn