Xem mẫu

  1. Tiến trình phát triển của báo chí thế giới
  2. Lịch sử của truyền thông đi cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bởi sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, sự phát triển của trình độ học vấn và những thay đổi trong xã hội. Sự phát triển của báo chí thế giới là quá trình tiếp thu, cải biến, hoàn thiện các hình thức truyền thông mang tính báo chí. Tiến trình phát triển của báo chí thế giới Các cách tiếp cận: ¡ Theo yếu tố xã hội; ¡ Theo yếu tố khoa học kỹ thuật; ¡ Theo yếu tố loại hình báo chí; 1 - Sự phát triển của truyền thông xét theo yếu tố xã hội 1.1 - Xã hội tiền nông nghiệp
  3. 1.2 - Xã hội nông nghiệp 1.3 - Xã hội công nghiệp 1.4 - Xã hội thông tin 1.1 - Xã hội tiền nông nghiệp - Dân chúng sống quần tụ thành những nhóm nhỏ chuyên săn bắt và hái lượm; - Dùng tiếng nói để chuyển giao thông tin, tập tục, kinh nghiệm… từ thế hệ này qua thế hệ khác; - Truyền thông theo lối truyền miệng tiếp tục tồn tại đến ngày hôm nay; 1.2 - Xã hội nông nghiệp ¡ Trong xã hội nông nghiệp, thông tin bắt đầu đóng vai trò quan trọng hơn, chữ viết ra đời;
  4. ¡ Những quyển sách chép tay lưu hành rất hạn chế, chỉ dành cho những học giả và tu sĩ; 1.3 - Xã hội công nghiệp: - Johannes Gutenberg phát minh ra máy in năm 1450, cải tiến tốc độ sản xuất sách; - Sự đô thị hóa, yêu cầu biết chữ và nhu cầu quảng cáo những sản phẩm mới là những yếu tố khiến báo chí phát triển; 1.4 - Xã hội thông tin ¡ Là một xã hội trong đó sự sáng tạo, phân phối, truyền bá, sử dụng, quản lư thông tin đóng vai trò quan trọng trong tất cả các họat động kinh tế, chính trị, văn hóa…;
  5. ¡ Khoảng năm 1950, lực lượng lao động trong lĩnh vực thông tin tăng nhanh chóng, chiếm khoảng 30% lực lượng lao động toàn xã hội (ở các nước phương Tây); ¡ Sự phố biến của máy vi tính vào cuối thế kỷ 20; ¡ Sự tích hợp các phương tiện truyền thông vào máy vi tính; ¡ Internet phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống nhân loại; 2 – Sự phát triển của truyền thông xét theo yếu tố khoa học kỹ thuật - Có nhiều yếu tố tác động đến sự phát triển của truyền thông (như chính trị, xã hội, kinh tế…), song trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào, khoa học kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng.
  6. - Những tiến bộ về mặt khoa học kỹ thuật không những tác động đến sự phát triển của loại hình báo chí mà còn tác động đến cả nội dung và hình thức thể hiện thông tin. 2.1 - Cách mạng chữ viết; 2.2 - Cách mạng in ấn; 2.3 - Cách mạng truyền thông đại chúng 2.4 - Cách mạng giải trí; 2.5 - Căn nhà trở thành nơi tiếp nhận mọi thông tin và phương tiện giải trí; 2.6 - Cách mạng xa lộ thông tin; 2.1- Cách mạng chữ viết ¡ Khi cơ cấu các đô thị phức tạp dần, nhu cầu ghi chép bằng văn tự nảy sinh. Khoảng 3000 năm trước công nguyên, những người Sumer đã có những bảng quyết toán ghi lại các con số, ngày tháng và những đồ vật riêng biệt;
  7. ¡ Chữ tượng hình khắc trên đá sau được ghi lại trên tường hoặc trên giấy papyrus, lụa…; ¡ Những văn tự Trung Hoa cổ đại xuất hiện vào năm 1600 tr CN. Đây là văn tự cổ nhất còn tồn tại đến ngày nay. 2.1 – Cách mạng chữ viết ¡ Đầu những năm 1100, việc liên lạc bằng chữ viết bắt đầu bằng tiếng Latin; ¡ Năm 1300 – 1400, việc biết đọc, biết viết trở thành một điều bình thường đối với giới thượng lưu, thương nhân và trí thức; ¡ Chữ tượng hình khắc trên đá; ¡ Giấy papyrus;
  8. ¡ Viết trên tre -> quá nặng; ¡ Viết trên tơ lụa -> quá đắt; Nghề làm giấy ¡ Ông tổ nghề giấy: Thái Luân (Trung Quốc) ¡ Năm 105, dưới triều Hán, ông đem mẫu giấy dâng vua. ¡ Cách làm giấy của Thái Luân: lấy bên trong thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ; đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng, trải mỏng rồi để ráo nước. ¡ Có thể viết lên miếng giấy này một cách dễ dàng và nhẹ nhàng.
  9. ¡ Sau sáng chế của Thái Luân năm 105, giấy được phổ biến ở Trung Quốc; ¡ Năm 751, kỹ thuật làm giấy Trung Quốc được truyền sang cho người Ả Rập, người Ả Rập truyền bá kỹ thuật làm giấy sang phương Tây; ¡ Đến thế kỷ 19, giấy được sản xuất đại trà trên thế giới; ¡ Việc phát minh ra giấy là một trong nhưng phát minh quan trọng nhất trong lịch sử; ¡ Thái Luân được xếp hạng 7 trong danh sách 100 người quan trọng nhất (Theo Wikipedia.org); 2.2 - Cách mạng in ấn
  10. ¡ Cách mạng in ấn bắt đầu ở châu Âu, từ nửa sau thế kỷ XV, khi Gutenberg phát minh ra máy in và phương Tây học được cách sản xuất giấy của Trung Quốc; ¡ Với in ấn, thông tin được truyền đến mọi tầng lớp của xã hội; ¡ In ấn đánh dấu sự phát triển của thế giới hiện đại; Máy in Gutenberg ¡ Máy in của Gutenberg thời đó rất đơn giản, mô phỏng từ máy ép rượu nho. Họ sắp chữ và cột chặt, để trên một khuôn phẳng, chà mực lên, rồi để lên khuôn chữ đã chà mực một miếng giấy. ¡ Công việc in nặng nhọc, cả ngày người thợ chỉ in được khoảng 600 bản. ¡ Cuốn sách in đầu tiên là cuốn Gutenberg Bible (Kinh Thánh) – in năm 1455;
  11. Sự phát triển của nghề in ¡ Kinh thánh, kinh cầu nguyện, sách thánh ca là những cuốn sách được in sớm nhất ¡ Trong khoảng 1 thế kỷ rưỡi, tin tức viết tay và ấn loát cùng chung sống, tất nhiên ấn loát phát triển mạnh hơn (1450 -1600). ¡ Vào năm 1470, một người Pháp in một cuốn Kinh Thánh với chi phí 1/50 chi phí chép tay. ¡ In lại những tác phẩm kinh điển cổ xưa giúp cho nhiều người được tiếp cận với những quyển sách chép tay tồn tại hàng thê kỷ trước đó (sách khoa học, toán, thiên văn học, hàng hải, văn chương, triết học…)
  12. VD: cuối những năm 1400, Christophe Columbus đọc từ một cuốn sách địa lư của Ả Rập rằng mình có thể đi đến Ấn Độ và Đông Nam Á bằng cách đi về phía tây Đại Tây Dương Sự phát triển của nghề in ¡ Khi kỹ thuật mới này phát triển, việc in sách và đọc sách trở thành một chu trình hỗ trợ lẫn nhau. ¡ Thư viện cũng giúp cho sách in phổ biến hơn. Sách dần dần tiếp cận gần hơn với công chúng, được bán ở các quầy sách, trạm xe lửa… ¡ Việc xuất bản sách tăng nhanh chóng : 2 triệu đầu sách vào những năm 1700 -> 8 triệu đầu sách vào 1800; vào năm 1900, một cuốn sách bán chạy nhất có thể bán được 600.000 bản trong thế giới nói tiếng Anh.
  13. ¡ Khoảng năm 1500, trên 60 thành phố ở Đức có nhà in. Dần dần ấn phẩm trở thành một phương tiện tuyên truyền, bích chương, truyền đơn trở nên thiết yếu trong mọi sinh hoạt chính trị. Cải tiến máy in - Thay bản gỗ bằng kim loại để bền hơn; - Thay sức người bằng hơi nước (1811) -> bằng điện; - Giấy in được làm thành cuộn đặt trên bản in -> tiết kiệm thời gian hơn in từng tờ giấy; ¡ 1864 : máy in dùng bàn chữ uốn cong và giấy cuộn. ¡ Đến cuối thế kỷ 19, máy in chạy điện in được đến 96.000 ấn bản 12 trang/ giờ - > chấm dứt giai đoạn sản xuất thủ công -> sản xuất công nghiệp. In ấn trong thời đại thông tin
  14. ¡ Vào những năm 1960, máy vi tính chỉ giúp cho thợ in sắp chữ và các khoảng trắng; ¡ Hiện nay, toàn bộ phần sắp chữ, trình bày, đồ họa… đều được thực hiện trên máy vi tính; ¡ Kỹ thuật in trực tiếp từ máy vi tính đến bề mặt kim loại của máy in; ¡ Hầu hết các máy vi tính cá nhân đều có thể làm được sách, báo, tạp chí, quảng cáo… 2.3 - Cách mạng truyền thông đại chúng ¡ Khởi đầu từ các nước Tây Âu và phía Đông nước Mỹ giữa thế kỷ 19 với sự phát triển công nghệ sản xuất giấy, phương pháp in ấn, phát minh máy điện tín…
  15. ¡ Cuộc cách mạng truyền thông đại chúng lan nhanh khắp thế giới khi công nghệ ngày càng cao, trình độ dân trí phát triển, nhu cầu tiếp cận thông tin ngày càng tăng; ¡ Sách, báo được sản xuất hàng loạt, giá rẻ (báo chí 1 xu), đến được với mọi tầng lớp dân chúng; ¡ Phát thanh, truyền hình đến với tất cả mọi người với chi phí ngày càng thấp (có khi miễn phí); ¡ Internet ngày càng phổ biến, tốc độ nhanh, dễ sử dụng, chi phí giảm dần, nội dung ngày càng đa dạng… 2.4 – Cách mạng giải trí
  16. ¡ Bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 tại Mỹ và châu Âu với những công nghệ như: ghi âm, chụp ảnh, làm phim, phát thanh,… ¡ Cả thế giới hào hứng với công nghệ giải trí; ¡ Nội dung giải trí trên các phương tiện truyền thông ngày càng đa dạng phong phú hơn; 5- Cuộc cách mạng “Ngôi nhà: trung tâm tiếp nhận thông tin và giải trí” ¡ Bắt đầu từ giữa thế kỷ 20, căn nhà trở thành nơi tiếp nhận mọi thông tin và phương tiện giải trí (báo in rẻ, truyền hình, video, phát thanh, trò chơi điện tử, dịch vụ thư tín tòan cầu…); ¡ Truyền thông trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người; 6 – Cách mạng “Xa lộ thông tin”
  17. ¡ Sự tích hợp giữa vi tính, truyền hình, vệ tinh và các công nghệ nghe nhìn khác…; ¡ Sự phát triển nhanh chóng và rộng rãi của Internet; ¡ Người ta có thể làm việc, chơi, đọc, học hành ở bất cứ đâu, chỉ cần được kết nối với mạng máy tính toàn cầu… ¡ Tốc độ của các cuộc cách mạng ngày càng nhanh hơn. Cuộc cách mạng thứ hai cách cuộc cách mạng thứ nhất 1700 năm, trong khi 4 cuộc cách mạng sau đó diễn ra chồng lên nhau trong vòng 200 năm trở lại đây. Những đặc điểm chung của các cuộc cách mạng thông tin
  18. ¡ Các cuộc cách mạng đều xuất phát từ nhu cầu thông tin và các phát minh khoa học kỹ thuật; ¡ Mỗi cuộc cách mạng đều dựa trên sự phát minh ra một hay nhiều hơn một phương tiện truyền thông, ví dụ như giấy papyrus và bảng chữ cái, giấy và công nghệ in, truyền hình và vệ tinh…; ¡ Mỗi cuộc cách mạng xảy ra khi hội đủ các điều kiện về xã hội, kinh tế… (vd: nhu cầu biết đọc, biết viết; sự ra đời của quảng cáo; hoặc những đòi hỏi của một xã hội dân chủ…) ¡ Sau mỗi cuộc cách mạng thông tin, phương tiện truyền thông đa dạng hơn, nội dung thông tin phong phú hơn, đối tượng tiếp nhận thông tin nhiều hơn; ¡ Những cuộc cách mạng thông tin này đã đem đến những thay đổi lớn lao trong cuộc sống nhân loại.
  19. ¡ Sự phân chia xã hội trong vấn đề tiếp cận thông tin (nhóm giàu – nhóm nghèo; nhóm bảo thủ - nhóm cấp tiến; nhóm lạc hậu – nhóm hiện đại; nhóm trẻ - nhóm cao tuổi…) ¡ Cuộc cách mạng mới xảy ra dựa trên nền tảng của các cuộc cách mạng cũ. Đồng thời những thành tựu của cuộc cách mạng cũ vẫn tồn tại và phát triển. ¡ Công nghệ thay đổi nhưng tính chất thông tin có thể vẫn thế; ¡ Công nghệ càng cao, người ta càng dành ít thời gian cho các giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, dù cho công nghệ phát triển đến mức độ nào đi nữa, con người vẫn cần đến hình thức giao tiếp “mặt đối mặt”; III – Quá trình phát triển của báo chí xét theo loại hình báo chí:
  20. - Báo chí gồm có các loại hình sau: ¡ Báo in; ¡ Báo nói (phát thanh); ¡ Báo hình (truyền hình); ¡ Báo trực tuyến (báo điện tử, báo Internet, báo online); Các hình thức thông tin mang tính báo chí trước khi báo in ra đời ¡ Truyền miệng: mơ
nguon tai.lieu . vn