Xem mẫu

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 3-9 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn TIỀN GIẢ ĐỊNH VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TRONG SINH HOẠT CỦA CỘNG ĐỒNG Đỗ Việt Hùng Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa cộng đồng đã được đề cập đến từ lâu và được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tiếng Việt với các đặc trưng văn hóa người Việt. Tuy nhiên, phần lớn các công trình phân tích mối quan hệ này từ góc độ từ vựng. Bài viết này tập trung phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ở cấp độ phát ngôn, diễn ngôn mà trực tiếp là mối quan hệ giữa tiền giả định và các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng. Từ khóa: Ngôn ngữ, văn hóa, tiền giả định. 1. Mở đầu Cùng với sự phát triển của các phương pháp tiếp cận ngữ nghĩa học, có thể chia các lí thuyết ngữ nghĩa thành hai nhóm: ngữ nghĩa học khách quan (Frege G.,Searle J.A. [4], Wunderlich D. ...) và ngữ nghĩa học tri nhận (Bierwisch M., Langacker R.W.[6], Lakoff G.P. [7]...). Các nhà ngữ nghĩa học khách quan cho rằng nghĩa là hiện tượng nằm trong thế giới ngoài con người, còn các nhà ngữ nghĩa học tri nhận lại cho rằng việc giải nghĩa phát ngôn, tức nghĩa nằm trong trí óc của con người. Trong Ngữ nghĩa học khách quan “Nghĩa được xác định bởi các thuật ngữ về khả năng của kí hiệu ứng với thế giới khách quan một cách trực tiếp, không cần đến cách hiểu của con người” [7]. Trong khi đó, Ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng “nghĩa là thứ có giá trị đối với con người tư duy” [7]. Việc chuyển hướng sang nghiên cứu tri nhận trong ngữ nghĩa học hình thành một quá trình tri nhận hóa phương pháp luận ngôn ngữ học mà nghĩa được coi như kết quả của những người tham gia giao tiếp trong việc cấu trúc hóa thế giới. Quan hệ giữa ngôn ngữ với các vấn đề nhận thức – tư duy của cộng đồng được hầu hết các nhà khoa học hiện nay chấp nhận. Đã có khá nhiều công trình bàn về mối quan hệ này, tuy nhiên nó chủ yếu được đề cập đến từ góc độ từ vựng, cụ thể là từ các bình diện: sự “chia cắt” thế giới thành nghĩa của từ (Bức tranh ngôn ngữ về thế giới), đặc trưng nhận thức – văn hóa cộng đồng Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Đỗ Việt Hùng, e-mail: doviethungster@gmail.com 3
  2. Đỗ Việt Hùng qua các phương thức định danh, qua thành ngữ v.v. vẫn còn ít công trình phân tích chuyên sâu về mối quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa cộng đồng từ góc độ phát ngôn. Trong khi đó, các hành vi ngôn ngữ gián tiếp, các vấn đề về nghĩa hàm ẩn, trực tiếp hay gián tiếp đều gắn với các đặc điểm nhận thức – tư duy – văn hóa của cộng đồng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến mối quan hệ giữa các đặc điểm trong văn hóa sinh hoạt của cộng đồng thông qua phân tích tiền giả định trong các phát ngôn được thu thập từ thực tế giao tiếp của cộng đồng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về tiền giả định (pp’) Tiền giả định là một trong hai loại nghĩa hàm ẩn (tiền giả định và hàm ngôn) được các nhà nghiên cứu nhắc tới. Nói một cách khái quát thì tiền giả định (pp’) là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình. Như vậy, tiền giả định, khác với hàm ngôn, là những nội dung có sẵn, trước khi phát ngôn được phát ra, được coi là cơ sở để một phát ngôn phát ra bình thường. Phân loại tiền giả định, các nhà nghiên cứu thường chia tiền giả định thành tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ (Đến lượt mình, tiền giả định ngôn ngữ được chia tiếp thành tiền giả định từ vựng, tiền giả định cú pháp v.v.). Trong hai loại tiền giả định, tiền giả định bách khoa gắn nhiều hơn với các vấn đề nhận thức – tư duy – văn hóa của cộng đồng, bởi lẽ, tiền giả định bách khoa (hay còn gọi là hoàn cảnh giao tiếp rộng [1]) là toàn bộ những hiểu biết về tự nhiên, xã hội của cộng đồng có trong nhận thức của những người tham gia giao tiếp. 2.2. Vai trò của tiền giả định bách khoa đối với hoạt động giao tiếp Bất kì một hoạt động giao tiếp nào cũng diễn ra trong bối cảnh tự nhiên và xã hội nhất định. Tổng thể các đặc điểm tự nhiên và xã hội của một dân tộc, một cộng đồng làm thành tiền giả định bách khoa đối với một cuộc giao tiếp. Tiền giả định bách khoa tồn tại dưới dạng những hiểu biết, những kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và xã hội có trước hoạt động giao tiếp trong tư duy người phát, người nhận. Tiền giả định bách khoa, tuy không tham gia trực tiếp vào giao tiếp nhưng vốn hiểu biết chung giữa các nhân vật giao tiếp về nó là điều kiện để cho một cuộc giao tiếp có thể được tiến hành bình thường. Xem ví dụ sau: (SP1) Thầy giáo: – Ai là người lấy cắp nỏ thần của An Dương Vương? (SP2) Học sinh: – Thưa thầy, không phải em ạ! Cái cười trong ví dụ trên được tạo ra nhờ vào sự không đồng nhất về tiền giả định bách khoa. Mặt khác, có được tiền giả định chung, các nhân vật giao tiếp có thể lược bỏ rất nhiều nội dung không cần thiết trong giao tiếp. Ví dụ: SP1: Thủy ơi, mẹ về rồi đấy. SP2: Vâng, chờ em một chút, em đi nấu cơm đây. Dựa trên những hiểu biết về thói quen sinh hoạt trong gia đình “cứ mẹ về, Thủy 4
  3. Tiền giả định và các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng phải đi nấu cơm”, người nói và người nghe đã lược bỏ nhiều yếu tố ngôn ngữ không cần thiết mà vẫn hiểu được nhau. Đồng thời nếu các nhân vật giao tiếp không chấp nhận tiền giả định bách khoa của nhau thì một nội dung giao tiếp khó có thể diễn đạt đầy đủ bằng lời được. Ví dụ: Bác sĩ: – Mời anh ngồi! Bệnh nhân: – Tại sao ông lại tước quyền đứng của tôi. Bác sĩ: – Mời anh uống nước! Bệnh nhân: – Ông nói như thế là rất phiến diện, không phải nước nào cũng uống được. [...] Bác sĩ: – Hôm nay, thời tiết tốt thật! Bệnh nhân: – Ông nói thế lại không phải rồi. Thời tiết ở chỗ ông tốt không có nghĩa là thời tiết trên toàn thế giới đều tốt. Ông không thấy ở Bắc Cực băng đang tan à. Không có tiền giả định chung thì một lời nói phát ra, dù chữ nghĩa được dùng rất rõ ràng, cũng có thể trở nên khó hiểu. Tóm lại, tiền giả định bách khoa tuy không tham gia trực tiếp vào giao tiếp, nhưng là cơ sở để các nhân vật giao tiếp phát ra lời này hay lời kia được coi là bình thường trong giao tiếp. 2.3. Một số đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng qua phân tích tiền giả định Tiền giả định và vấn đề văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng thể hiện rất rõ ở các phát ngôn, diễn ngôn điều khiển, nhất là các diễn ngôn “cấm đoán” và “yêu cầu”. Chẳng hạn, trong một thời gian dài tồn tại khẩu hiệu trong các toa tàu vận chuyển đường sắt Không mắc võng trong toa xe. Phát ngôn này có tiền giả định là “có người mắc võng trong toa xe”. Tiền giả định của phát ngôn đã cho thấy cách sinh hoạt của những người đi tàu trong thời gian đó. Ngày nay, ý thức người dân cao hơn, cùng với sự xuất hiện của các toa tàu hiện đại hơn – toa giường nằm, hiện tượng “mắc võng trong các toa tàu” không còn nữa, thì những khẩu hiệu như đã dẫn sẽ mất đi, sự tồn tại của chúng trở nên không bình thường. Các phát ngôn, dạng như: - Không tụ tập trên cầu. - Không đi xe đạp hàng ba. - Không phóng nhanh, vượt ẩu. - Không bán hàng trên vỉa hè. v.v. có các tiền giả định: “có người tụ tập trên cầu; có người đi xe đạp hàng ba; có người phóng nhanh, vượt ẩu; có người bán hàng trên vỉa hè v.v. và những hiện tượng đó là không phù hợp với văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt, chúng ta không mong 5
  4. Đỗ Việt Hùng muốn tiếp tục thấy các hiện tượng đó”. Khái quát lại, về mặt hình thức, các phát ngôn “cấm đoán” được xây dựng dựa theo biểu thức ngôn ngữ: (Cộng đồng A) cấm Y thực hiện X (X là hành động, trạng thái ... Y là người/ nhóm người có mặt trong cộng đồng A) Tuy nhiên, trong thực tiễn giao tiếp, ít khi xuất hiện các phát ngôn có đầy đủ các thành phần như trên, các thành phần cộng đồng A, Y thường vắng mặt. Khảo sát các phát ngôn “cấm đoán” trong thực tiễn giao tiếp thường thấy chúng có biểu thức: - Không (không được) X, ví dụ: Không hút thuốc nơi công cộng. - Cấm X hoặc Cấm không X, ví dụ: Cấm đi xe đạp trong sân trường, hoặc Cấm không đổ rác ở đây. Dù có hình thức nào thì các phát ngôn “cấm đoán” cũng có tiền giả định như sau: X - là hiện tượng tồn tại (phổ biến) trong sinh hoạt của cộng đồng A; Cộng đồng A cho rằng X không phù hợp với văn hóa sinh hoạt của họ và không muốn X xảy ra trong tương lai. Tương tự, với các phát ngôn, diễn ngôn “yêu cầu”, dạng như: Hãy đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có tiền giả định là tồn tại hiện tượng “có người không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông” và “cộng đồng không muốn có hiện tượng đó nữa. Cũng như các phát ngôn “cấm đoán” (về bản chất, “cấm đoán” cũng là một dạng của “yêu cầu” – yêu cầu không thực hiện X), các phát ngôn “yêu cầu” được tạo ra theo các biểu thức: (cộng đồng A) yêu cầu Y thực hiện X. Hãy X. Phải X. v.v. Các phát ngôn “yêu cầu” có tiền giả định (ngược lại với phát ngôn “cấm đoán): Không X là hiện tượng tồn tại (phổ biến) trong sinh hoạt của cộng đồng A; Cộng đồng A cho rằng không X là không phù hợp với văn hóa sinh hoạt của họ và mong muốn X xảy ra. Như vậy, các phát ngôn “cấm đoán” và “yêu cầu” có tiền giả định liên quan chặt chẽ đến các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng, nó phản ánh sự tồn tại những hiện tượng có tính phổ biến trong thói quen sinh hoạt của cộng đồng, đồng thời cũng cho thấy mong muốn của cộng đồng trong việc “hạn chế”, “loại bỏ” những hiện tượng đó khỏi đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Về thành phần Y trong biểu thức ngôn ngữ “cấm đoán” và “yêu cầu”, có thể thấy: - Y có thể là người / nhóm người, thậm chí cả cộng đồng A. Ví dụ: Cấm công chức chơi golf trong giờ làm việc (Y là nhóm người thuộc cộng đồng). Không lạng lách, đánh võng (Y là tất cả các thành viên của cộng đồng). - Y có thể là những người không thuộc cộng đồng A. Ví dụ: Du khách không vứt rác bừa bãi (Y là người từ nơi khác đến). Bản chất Y là [± thành viên] của cộng đồng ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan 6
  5. Tiền giả định và các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng hệ giữa tiền giả định của phát ngôn đối với các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng. Chúng tôi sẽ lần lượt làm rõ tính khác biệt của Y đối với việc làm sáng tỏ các đặc điểm văn hóa cộng đồng. 2.3.1. Trường hợp Y là thành viên thuộc cộng đồng A Trong Quy chế thực hiện Kỷ cương hành chính và Văn hóa công sở tại Văn phòng UBND thành phố do UBND thành phố Hà Nội mới ban hành có các yêu cầu cụ thể như: "(1) Trong giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp phải có thái độ lịch sự, tôn trọng, trung thực, thân thiện, hợp tác. Ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, dùng tiếng lóng, quát nạt; phải công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá và đoàn kết trong nội bộ. (2) Trong giao tiếp và ứng xử với nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức phải nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. (3) Đặc biệt, khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức phải xưng tên, cơ quan, đơn vị công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc và không ngắt điện thoại đột ngột. (4) Hà Nội cũng cấm cán bộ, công chức, viên chức sử dụng đồ uống có cồn trước và trong giờ làm việc tại công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan vào các dịp liên hoan, lễ tết, tiếp khách ngoại giao. Cán bộ, công chức, viên chức cũng bị cấm đánh bạc dưới mọi hình thức; cấm đánh cờ, chơi game hoặc chơi thể thao trong giờ làm việc. (5) Cán bộ, công chức, viên chức của Hà Nội không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ." (Dantri.com.vn, ngày 3 tháng 6 năm 2014) Với những yêu cầu cụ thể trong Quy chế, phân tích các tiền giả định của các phát ngôn trong Quy chế, dễ dàng nhận thấy: - Trong đội ngũ cán bộ công chức thành phố Hà Nội hiện nay có không ít công chức thiếu lịch sự trong giao tiếp với đồng nghiệp, thiếu sự trung thực, thiếu thân thiện và thiếu hợp tác trong giao tiếp và ứng xử với những công chức khác cùng làm việc với mình (pp’1); sự thiếu lịch sự của nhiều công chức Hà Nội còn thể hiện qua giao tiếp điện thoại như “nói năng dài dòng, không tập trung vào nội dung công việc và hay tắt điện thoại đột ngột (pp’3) - Cũng không ít công chức Hà Nội hách dịch, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ của mình (pp’5); nhiều công chức tỏ ra thiếu nhã nhặn, không chịu lắng nghe ý kiến của nhân dân (pp’2); - Đặc biệt, nhiều công chức Hà Nội coi thường các quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan như đánh bạc, đánh cờ, chơi game, chơi thể thao trong giờ làm việc và vẫn sử dụng rượu, bia (đồ uống có cồn) trước và trong giờ làm việc (pp’4); đồng thời, tiền giả định của quy chế cũng cho thấy “quyền” của lãnh đạo cơ quan trong việc cho phép cán bộ, công chức sử dụng rượu, bia (pp’4). Như vậy, nếu Y là thành viên thuộc cộng đồng A thì nội dung mệnh đề của hành vi 7
  6. Đỗ Việt Hùng “cấm” hoặc “yêu cầu” X – là những thói quen xấu cần loại bỏ đối với cộng đồng. 2.3.2. Trường hợp Y không phải là thành viên thuộc cộng đồng A Nếu Y là khách từ nơi khác đến với cộng đồng A (du khách). Phân tích tiền giả định các diễn ngôn cho thấy sự khác biệt trong nhận thức – tư duy – văn hóa giữa các cộng đồng khác nhau. Về trang phục, có thể có những cộng đồng cho rằng ăn mặc “thiếu vải” hoặc “bó sát người” cũng không sao, thậm chí còn được cho là đẹp. Nhưng ở Qatar với bài viết dưới đây: "Trong chiến dịch vận động mới đây về trang phục, Qatar đã phát các tờ rơi và áp phích tuyên truyền quy định về cách ăn mặc đối với du khách tại quốc gia vùng Vịnh theo đạo Hồi này. Nội dung trong tờ rơi và áp phích yêu cầu: “Nếu bạn ở Qatar, bạn là một trong số chúng tôi. Hãy giúp chúng tôi bảo tồn giá trị và văn hóa của Qatar. (6) Xin vui lòng ăn mặc lịch sự nơi công cộng bằng cách che phủ từ vai đến đầu gối”. Ngoài dòng yêu cầu bằng chữ, tờ rơi và áp phích còn minh họa các trang phục không phù hợp gồm váy không tay, áo ba lỗ, quần soóc... Đáng chú ý, phía dưới tờ rơi còn ghi rõ: “Legging không phải là quần”. Các nhà quản lí du lịch cũng đưa ra lời khuyên trên website: "Cả đàn ông và phụ nữ nên ăn mặc lịch sự như những người Qatar và Hồi giáo. Phần trên cơ thể bao gồm vai và cánh tay nên được che phủ, váy và quần soóc nên dài dưới đầu gối". Chiến dịch này chỉ ra rằng bất cứ ai cư trú hoặc du lịch tại đây đều là đối tượng áp dụng của luật Qatar, cấm trang phục khiếm nhã như một sự vi phạm đạo đức. Phụ nữ Qatar thường mặc áo choàng đen abaya truyền thống, trong khi đàn ông Qatar mặc áo choàng trắng thawb. [...] Năm ngoái, tại Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) cũng có một chiến dịch truyền thông xã hội tương tự, yêu cầu du khách ăn mặc nghiêm túc nơi công cộng. Phụ nữ Ảrập Saudi còn phải mặc áo choàng abaya và che mái tóc của mình trước công chúng. (7) Tại Kuwait, cơ quan chức năng cũng đã phê chuẩn đề xuất cấm phụ nữ mặc bikini ở hồ bơi, nơi công cộng và khách sạn". Vy An (Theo CNN). Nguồn: vnexpress.net ngày 4 tháng 6 năm 2014 Tiền giả định của các yêu cầu trong bài viết trên cho thấy, các du khách nước ngoài đến Qatar với cách ăn mặc được coi là “bình thường” ở nước họ là “không lịch sự” đối với người Qatar và Hồi giáo; đối với người Hồi giáo, trang phục lịch sự nơi công cộng phải che kín từ vai đến đầu gối (pp’1) – “vai và cánh tay nên được che phủ, váy và quần soóc nên dài dưới đầu gối”. Bài viết cũng cho thấy, tại Kuwait “đã có những phụ nữ mặc bikini ở hồ bơi” và điều này không phù hợp với văn hóa sở tại nên việc “cấm phụ nữ mặc bikini tại hồ bơi” đã được phê chuẩn (pp’7). Như vậy, khác với trường hợp Y là thành viên của cộng đồng, nếu Y là người từ nơi khác đến, không là thành viên của cộng đồng thì nội dung mệnh đề của hành vi “cấm” hoặc yêu cầu” X – không tồn tại trong cộng đồng, được coi là nét đẹp văn hóa của cộng đồng - và cộng đồng đó mong muốn những người từ nơi khác đến tôn trọng các đặc điểm văn hóa đó của họ. 8
  7. Tiền giả định và các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng 3. Kết luận 1. Ngôn ngữ và nhận thức – tư duy – văn hóa cộng đồng có mối quan hệ chặt chẽ. Các nội dung về văn hóa sinh hoạt cộng đồng có mối quan hệ với tiền giả định của các phát ngôn, diễn ngôn. Việc phân tích tiền giả định sẽ làm rõ được các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt của cộng đồng. 2. Các phát ngôn, các diễn ngôn thuộc nhóm điều khiển với hành vi “cấm đoán” và “yêu cầu” có các tiền giả định phản ánh rõ nét các đặc điểm văn hóa trong sinh hoạt cộng đồng. 3. Nếu Y – đối tượng chịu sự “cấm đoán” hoặc “yêu cầu” – là thành viên của cộng đồng thì tiền giả định trong các phát ngôn điều khiển cho thấy nội dung mệnh đề của hành vi (X) là những đặc điểm văn hóa sinh hoạt không được coi là “đẹp” cần phải loại bỏ khỏi đời sống cộng đồng. 4. Nếu Y - đối tượng chịu sự “cấm đoán” hoặc “yêu cầu” – không phải là thành viên của cộng đồng (người từ nơi khác đến) thì tiền giả định trong các phát ngôn điều khiển cho thấy nội dung mệnh đề của hành vi (X) là những hiện tượng không tồn tại trong cộng đồng, được coi là đặc điểm văn hóa sinh hoạt “đẹp” của cộng đồng và cộng đồng mong muốn tất cả những người khác ngoài cộng đồng cùng thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Xem Đỗ Hữu Châu, 1998. Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [2] Đỗ Hữu Châu, 2000. Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ. Tạp chí Ngôn ngữ, số 10. [3] Nguyễn Văn Chiến, 2004. Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [4] Nguyễn Đức Tồn, 2008. Đặc trưng văn hóa – dân tộc của ngôn ngữ và tư duy. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [5] Searle J.R., 1986. Meaning, Communication, and Representation / J.R. Searle // Philosophical Ground of Rationality: Intentions, Categoriees, and Ends. – Oxford: Clarendon Press, p. 209-226. [6] Langacker R.W., 1987. Foundations of Cognitive Grammar : In 2 Vol / R.W. Langaker. – Stanford: Stanford Univ. Press. – Vol 1: Theoretical Prerequisites, p.540. [7] Lakoff G.P., 1987. Women, Fire, and Dangerous Things: What Categories Reveal About the Mind. University of Chicago Press. ABSTRACT The presupposition and cultural characteristics in community life The relationship between language and community has been written about for a long time and is acknowledged by most scientists. Many studies have been carried out on the relationship between Vietnamese language and the characteristics of Vietnamese culture. However, analysis this relationship has usually focused on vocabulary. This article focuses on the relationship between language and culture in terms of verbal sentence structure and discourse, that is direct relationship between the presupposition and cultural features in community life. 9
nguon tai.lieu . vn