Xem mẫu

  1. TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THANH TRÀ PHỤC VỤ DU LỊCH NHÀ VƯỜN Ở PHƯỜNG THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ LÊ THỊ THU SƢƠNG NGUYỄN THỊ VÂN – NGUYỄN THỊ THUẬN Khoa Địa lý 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch nhà vƣờn đƣa con ngƣời đến gần gũi với thiên nhiên, tâm hồn thanh tịnh và cũng có cảm giác của những trải nghiệm thú vị, thoải mái. Trong vƣờn có cây Thanh Trà không chỉ là một loại trái cây ngon, bổ mát mà còn là một vị thuốc quý, một yếu tố hấp dẫn khách du khách đến với loại hình du lịch nhà vƣờn.Với lịch sử phát triển cây Thanh Trà lâu năm, có truyền thống, kinh nghiệm dày dặn nhƣng tiềm năng của cây Thanh Trà chƣa đƣợc ngƣời dân khai thác hết mà mới chỉ dừng lại ở mức thu hoạch và xuất khẩu ở dạng thô, chƣa kết hợp với thế mạnh của vùng để phát huy hết những tiềm năng đó. Cho nên ngày nay, loại hình phát triển du lịch nhà vƣờn đƣợc phần lớn du khách lựa chọn, việc phát triển cây Thanh Trà phục vụ du lịch nhà vƣờn là rất thích hợp. Trên cơ sở đó nghiên cứu “tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển cây Thanh Trà phục vụ nhà vườn ở phường Thủy Biều, thành Phố Huế” là việc làm có ý nghĩa thực tiễn và khoa học. 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Cây Thanh Trà ở phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp so sánh đánh giá. - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp. - Phƣơng pháp bản đồ. - Phƣơng pháp thực địa. - Phƣơng pháp sƣu tầm, điều tra thu thập số liệu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tiềm năng phát triển cây Thanh Trà phục vụ du lịch nhà vườn ở phường Thủy Biều, thành phố Huế Thủy Biều có điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội hết sức thuận lợi trong việc phát triển cây Thanh trà phục vụ du lịch nhà vƣờn. Là phƣờng nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Huế, cách trung tâm thành phố Huế 7 km, Thủy Biều có ba mặt giáp sông Hƣơng. Phƣờng Thủy Biều nằm trên lƣu vực sông Hƣơng, địa hình tƣơng đối bằng phẳng, nhìn tổng thể thì vùng Thủy Biều nhƣ một bán đảo, địa hình thoải dần từ Đông Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2014-2015 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Huế, tháng 12/2014: tr. 216-221
  2. TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THANH TRÀ… 217 sang Tây. Vùng đồi núi chiếm khoảng 20% diện tích toàn phƣờng và nằm dồn về phía Đông của phƣờng, còn lại vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích. Do cấu trúc địa hình và nền vật chất tạo nên đất đai của phƣờng Thủy Biều gồm 3 loại đất chính: Đất phù sa đƣợc bồi, đất đỏ vàng phát triển trên đá sét và đất biến đổi do trồng lúa. Điều kiện khí hậu và thời tiết mang đặc trƣng của nhiệt đới gió mùa giúp cho phát triển du lịch thuận lợi. Phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế có tỉ lệ dân số và lao động lớn. Dân số toàn phƣờng có 11.283 khẩu, 2.285 hộ và 5.3344 lao động (trong đó lao động nông nghiệp: 1.100 ngƣời (2013)). Các vấn đề về vốn đầu tƣ: Thanh trà là cây lâu năm có tuổi đời trung bình là 25 năm, thời kì kiến thiết cơ bản tƣơng đối dài (5 năm), vòng quay vốn chậm do đó đòi hỏi cần nhiều vốn để đầu tƣ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Những gia đình có điều kiện đầu tƣ sản xuất ban đầu lớn sẽ có thu nhập cao hơn so với những hộ nghèo khác. Ngày nay nhu cầu của thị trƣờng càng ngày càng cao không những về chất lƣợng mà còn cả về mẫu mã, hình thức và xuất xứ,…vì thế nghiên cứu thị trƣờng luôn là vấn đề cần quan tâm hàng đầu đối với các hộ sản xuất Bƣởi Thanh trà. Về chính sách của địa phƣơng và Nhà nƣớc, trong những năm gần đây, Nhà nƣớc cũng nhƣ địa phƣơng đã đề ra những giải pháp, chính sách để tạo điều kiện cho ngƣời dân phát triển sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả nhất nhƣ các chính sách về thuế đất, vay vốn,… - Tiềm năng phát triển cây Thanh Trà phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế + Về quy mô, diện tích: Nhìn chung về mặt quy mô vƣờn thì gần 50% các hộ dân có điều kiện tốt để có thể tham gia làm du lịch vƣờn cây trái (với diện tích từ 2.000m2 trở lên). Tổng số gốc thanh trà trên 100 gốc là điều kiện lý tƣởng để có thể có đủ sản lƣợng để phục vụ khách du lịch theo hình thức du lịch nhà vƣờn. + Về nguồn lao động: Về mặt nguồn lực con ngƣời, trình độ học vấn phổ biến nhất của các hộ đƣợc điều tra là trung hoc phổ thông chiếm gần 50%. Số hộ có ngƣời thân có trình độ đại học chỉ chiếm 30%. Tuy nhiên với mô hình du lịch nhà vƣờn thì trình độ trung học phổ thông có thể xem là điều kiện tốt để có thể tiếp thu các hỗ trợ tƣ vấn của chuyên gia về mô hình phát triển và cách phục vụ khách du lịch. - Tiềm năng du lịch nhà vƣờn tại địa bàn phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế + Khai thác các địa điểm du lịch nhà vƣờn tại địa bàn phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế: Bên cạnh các điều kiện về cơ sở vật chất, trình độ thì sự mong muốn tham gia của cộng đồng dân cƣ là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến sự thành công của mô hình và chất lƣợng phục vụ. Hầu hết các hộ đều muốn tham gia cung cấp cây trái (77%). + Khả năng thu hút khách du lịch đến với nhà vƣờn tại địa bàn phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế: Du khách đến Thủy Biều có thể đi bằng xe máy, trải nghiệm bằng xe đạp hàng năm, cứ vào độ tháng 7, 8 là mùa Thanh trà chín đẹp, qủa Thanh trà tƣơi xanh tròn trĩnh, múi thanh trà mọng nƣớc. Với những nhà vƣờn Thanh trà rợp bóng mát và trĩu quả, tour du lịch nhà vƣờn tại phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế đƣa mọi ngƣời về với thiên nhiên, cùng những cảm giác trải nghiệm thú vị, tâm hồn trở nên thƣ thái và yên bình, cuộc sống bận rộn dƣờng nhƣ đƣợc đẩy lùi. Sau khi khám phá di tích Hồ
  3. 218 LÊ THỊ THU SƢƠNG và cs. Quyền, Điện Voi Ré, các nhà thờ, đình làng... với những nét văn hóa độc đáo về kiến trúc, văn hóa tâm linh..., du khách đƣợc thăm vƣờn cây Thanh trà, thƣởng thức những trái Thanh trà tƣơi ngon tận tay mình lựa chọn và các loại đặc sản trái cây, ẩm thực quê. Không gian đậm chất quê, du lịch nhà vƣờn về với Thủy Biểu thực sự hấp dẫn và lý thú với mọi ngƣời, nhất là trong cuộc sống công nghiệp ngày nay. Khi xây dựng mô hình du lịch nhà vƣờn có cây Thanh Trà, nông dân Thủy Biều sẽ chú trọng cải tạo vƣờn, xây dựng những điểm dừng chân cho du khách và quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trƣờng. Hội nông dân Thủy Biều sẽ tổ chức các lớp tập huấn về giao tiếp, kinh nghiệm tổ chức để ngƣời dân thuần thục hơn trong quảng bá du lịch. 3.2. Hiện trạng cây Thanh Trà phục vụ du lịch nhà vườn tại phường Thủy Biều, thành phố Huế Thủy Biều có 6 khu vực dân cƣ gồm có khu vƣc Lƣơng Quán, Trung Thƣợng, Đông Phƣớc 1, Đông Phƣớc 2, Long Thọ và Trƣờng Đá. Vùng trồng Thanh trà có 4 khu vực: Khu vực Lƣơng Quán có 294 hộ với diện tích 37,59 ha. Khu vực Trung Thƣợng có 259 hộ với diện tích 37,70 ha Khu vực Đông Phƣớc 1 có 290 hộ với diện tích 18,47 ha Khu vực Đông Phƣớc 2 có 146 hộ với diện tích 18,47 ha. Diện tích trồng Thanh Trà thuần trong vƣờn là 110,55 ha, tổng số hộ có vƣờn Thanh trà là 989 hộ, diện tích trồng Thanh trà trên đất màu là 36,45 ha, số hộ trồng là 581 hộ, nâng tổng diện tích Thanh trà lên 147 ha. Bảng 1. Diện tích, năng suất và giá trị sản lƣợng qua các năm Năm Diên tích Sản lƣợng Giá trị/ha Tổng thu thu hoạch (ha) (tấn) (triệu đồng/ha) (tỷ đồng) 2002 21,8 320 100 2.18 2003 21,8 320 100 2,354 2004 31,8 420 110 3,5 2005 31,8 420 110 3,6 2006 50 500 120 6 2007 71 700 120 8,4 2008 71 840 112 8 2009 97 776 88 8,536 2010 30/97 240 120 3,600 2011 80/130 401 120 9,624 2013 104/140 500 120 12,500 2013 147 666 122 17,900 (Nguồn: Báo cáo những hoạt động của HTX đối với quá trình xây dựng thƣơng hiệu “Thanh trà Huế”)
  4. TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THANH TRÀ… 219 Với giá trị thu nhập 1 ha bằng 100 – 120 triệu đồng so với các cây trồng khác trên địa bàn Thủy Biều thì Thanh trà có giá trị thu nhập cao nhất. Lúa 50 - 55 triệu đồng/ha; Hoa Huệ 60 - 80 triệu đồng/ha; cây hoa màu 60 triệu đồng/ha. Cây Thanh trà chính là cây chủ lực của Thủy Biều. Từ kết quả trên ta thấy đƣợc phƣờng đã có sự đầu tƣ trong phát triển cây Thanh trà làm tăng sản lƣợng và doanh thu qua các năm. Về giống; trƣớc đây theo phƣơng pháp truyền thống ngƣời ta thƣờng dùng phƣơng pháp ghép và chiết và hiện tại vẫn đang sử dụng phƣơng pháp này. Ngày nay ngƣời ta còn nghiên cứu trồng Bƣởi Thanh trà bằng hạt. Vấn đề tƣới tiêu cho cây Bƣởi Thanh trà trong mùa nắng nóng và mùa mƣa cũng đƣợc ngƣời dân xem trọng. Với điều kiện nhiệt đới gió mùa của vùng đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh gây hại phát triển, ảnh hƣởng lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế cây Thanh trà. Việc áp dụng các phƣơng pháp, thuốc bảo vệ thực vật để phòng chống sâu bệnh gây hại luôn đƣợc ngƣời dân quan tâm đúng mức của nhà sản xuất và địa phƣơng. - Tình hình sử dụng đất đai tại các nông hộ theo điều tra ở phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế  Năm 2000 trồng mới 1ha gồm 13 hộ, nguồn vốn do xã vùng tự túc, vùng trồng Bãi Voi, Cồn Mồ.  Năm 2001, Trung tâm thực nghiệm cây ăn quả đầu tƣ giống, vật tƣ, phân bón, thuốc trừ sâu và kỹ thuật (7.8 triệu) để trồng 2 ha. Gồm 32 hộ ở vùng Ba Châu.  Năm 2002, Trung tâm cây ăn quả hỗ trợ cho Hợp tác xã giống, kỹ thuật để trồng 0,45 ha Thanh trà ghép vƣờn Ông Phƣớc.  Cũng trong năm 2002, Thành phố cho mƣợn vốn không tính lãi, thời gian 3 năm là 61.200.000 đồng cho 150 hộ để đầu tƣ trồng Thanh trà trên đất màu vùng Xƣởng, Biền Nậy, Trƣờng Dợn. Diện tích 8 ha cây ghép và 2 ha cây chiết.  Năm 2003, Thành phố tiếp tục cho mƣợn vốn không tính lãi là 185 triệu đồng để trồng mới 10 ha và cải tạo 9 ha cho 276 hộ. thời gian 5 năm vùng trồng chủ yếu Ba Châu, Vụng Lỡ, Bãi Voi.  Năm 2006, Thành phố cho mƣợn tiếp 75 triệu đồng cho 123 hộ trồng 15 ha Thanh trà gồm các vùng Ruộng Trƣng, Đông Biên, Hà. Tổng nguồn vốn đầu tƣ để mở rộng diện tích trồng Thanh trà qua những năm là 429 triệu đồng. Hộ hƣởng lợi 581 hộ. Diện tích mở rộng 36,45 ha. Nâng tổng diện tích trồng cây Thanh trà ở Thủy Biều là 167,97 ha. Trong đó có diện tích trồng thuần Thanh trà là 147 ha. Một số hộ nông dân điển hình có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhà vƣờn Thanh trà ở Thủy Biều, Thành phố Huế: * Gia đình bác Trần Văn Cƣờng, phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế * Gia đình bác Hồ Xuân Đài, phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế * Gia đình bác Võ Đăng Thạnh, phƣờng Thủy Biều, thành phố Huế
  5. 220 LÊ THỊ THU SƢƠNG và cs. * Gia đình bác Hồ Xuân Tân, phƣờng Thuỷ Biều, thành phố Huế Sản lƣợng, diện tích của Thanh trà ngày càng tăng nâng mức doanh thu của xã, cải thiện đời sống của các hộ gia đình. Bên cạnh phát triển, mở rộng vƣờn Thanh trà phƣờng còn phát triển loại hình du lịch. Nông dân Thủy Biều đã chú trọng cải tạo vƣờn, xây dựng những điểm dừng chân cho du khách và quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trƣờng. Nhƣng còn ở mức tự phát, chƣa đƣợc đầu tƣ, kế hoạch cụ thể, chƣa có sản phẩm đặc trƣng cho loại hình du lịch nhà vƣờn này mà mới chỉ vẫn còn chung chung. Hiện tại, Hội nông dân Thủy Biều đang tổ chức các lớp tập huấn về giao tiếp, kinh nghiệm tổ chức để ngƣời dân thuần thục hơn trong quảng bá du lịch. 3.3. Giải pháp phát triển cây Thanh Trà phục vụ du lịch nhà vườn phường Thủy Biều, thành phố Huế Để phát triển cây Thanh trà phục vụ du lịch nhà vƣờn vần thực hiện các giải pháp, từ các kết quả trên đây: - Đối với hộ gia đình Cải tạo giống cây trồng và kỹ thuật canh tác: tích cực cải tạo vƣờn tạp thành vƣờn thuần Thanh trà để nâng cao hiệu quả kinh tế, vừa thuận tiện cho việc chăm sóc, thu hoạch… Nắm vững tình hình sâu bệnh phá hoại cây thanh trà và các biện pháp phòng trừ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo sự hƣớng dẫn của cán bộ kỹ thuật và hội khuyến nông. - Đối với công ty du lịch lữ hành  Đẩy mạnh sự nhận biết của khách du lịch về sự hiện diện của trái cây đặc sản Thanh Trà của huyện Thủy Biều, thành phố Huế, đƣa sản phẩm mới của “du lịch nhà vƣờn Thanh Trà” đến với khách hàng  Kết hợp với các tour du lịch xanh hiện có ở các nơi khác trên địa bàn thành phố Huế, đặc biệt là ở các vùng lân cận khác.  Đƣa khách đến tham quan vƣờn vào thời điểm thanh trà ra hoa hoặc vào mùa thu hoạch để khách cùng tiến hành thu hoạch thanh trà.  Kết hợp với các hoạt động nông nghiệp khác để tăng tính hấp dẫn và đa dạng, chẳng hạn các mùa thu hoạch lúa, cấy lúa, trồng rau cải...  Liên kết phát triển cây Thanh Trà phục vụ du lịch nhà vƣờn với các loại du lịch khác. - Đối với chính quyền Giới thiệu tiềm năng phát triển du lịch nhà vƣờn kết hợp với vƣờn cây Thanh Trà. Quy hoạch phát triển cây Thanh Trà dựa trên những lợi thế so sánh tập trung đầu tƣ các dự án phát triển sản phẩm có tính đặc thù của nhà vƣờn. 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu có thể thấy, Phƣờng Thủy Biều có nhiều cơ hội để phát triển mô hình du lịch nhà vƣờn thanh trà Huế. Đây cũng là cơ hội tăng thu nhập từ hoạt động du lịch đối với phƣờng Thủy Biều, Huế.
  6. TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY THANH TRÀ… 221 Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh và cơ hội, để phát triển đƣợc mô hình du lịch nhà vƣờn thực sự mang lại hiệu quả cho ngƣời dân thì vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa của các bên tham gia, từ ngƣời dân địa phƣơng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cho đến các cấp chính quyền, đặc biệt là sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về tài chính, chuyên môn kỹ thuật và đào tạo của các tổ chức, ban, ngành… cũng vô cùng cần thiết để mô hình này có thể phát triển thành công ở địa phƣơng trong tƣơng lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đoàn Nhân Ái (2010). Tài liệu tập huấn quy trình canh tác thanh trà theo hƣớng Việt GAP. [2] Hợp tác xã Nông nghiệp phƣờng Thủy Biều (2013). Báo cáo những hoạt động của hƣợng tác xã đối với quá trình xây dựng thƣơng hiệu “Thanh trà Huế”. Thừa Thiên Huế. LÊ THỊ THU SƢƠNG SV lớp Địa 3C, khoa Địa lý, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế ĐT: 0165 905 1047, Email: lesuong309@gmail.com NGUYỄN THỊ VÂN NGUYỄN THỊ THUẬN SV lớp Địa 3C, khoa Địa lý, trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Huế
nguon tai.lieu . vn