Xem mẫu

  1. TÍCH HỢP NỘI DUNG QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾP PHÁP 2013 VÀO MÔN G O ỤC C NG N LỚP 12 Tích hợp giáo dục quyền con người là một trong những nội dung có ý nghĩa đặc biẹt quan trọng trong các môn học nhằm tăng cường hiểu biết của học sinh về tính cấp thiết của việc nhận thức các quyền thiêng liêng cơ bản của con người và của công dân được ghi nhận trong bản Hiến pháp mới nhất của nước ta. Đó là cơ sở để đấu tranh bảo vệ quyền con người của chính bản thân các em và người xung quanh. Bài báo tập trung chỉ ra những nội dung cần tích hợp, một số hình thức chuyển tải và nguyên tắc chung khi tiến hành nội dung này nhằm nâng cao hiệu quả công tác tích hợp vấn đề này trong môn giáo dục công dân ở trường trung học ph thông. Từ khóa: tích hợp, quyền con người, Hiến pháp, giáo dục công dân 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong lịch sử nhân loại cho đến ngày nay, khát vọng cháy bỏng ngàn đời của con người, của loài người trên trái đất này đó là: được sống, được tự do, được bình đẳng, ấm no và hạnh phúc. Con người luôn hướng tới và đấu tranh cho khát vọng đó. Trong tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Con người là chủ thể, mục tiêu và động lực của mọi chính sách phát triển kinh tế - xã hội, để thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đưa đất nước ta hòa nhập với xu thế toàn cầu, sánh vai với các cường quốc năm châu thì giáo dục có vai trò to lớn trong việc đào tào nguồn lực con người đảm bảo về tài năng và trí lực. Mà điều đặc biệt là giáo dục có sứ mệnh quan trọng trong việc giáo dục, tuyên truyền rất hiệu quả nội dung về quyền con người, quyền công dân. Để giáo dục quyền con người, quyền công dân một cách có hệu quả thì phải tiến hành lồng ghép nội dung trên vào trong dạy học mà đặc biệt là môn iáo dục Công dân (GDCD) ở trường trung học ph thông THPT). Vì môn GDCD là môn học cốt lõi thuộc lĩnh vực giáo dục đào đức - công dân và giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục các giá trị sống, góp phần hình thành phát triển cho học sinh những phẩm chất đaọ đức, các năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết các vấn đề của thực tiễn từ đó làm chủ bản thân mình mà các môn học khác không làm được. 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TÍCH HỢP QUYỀN CON N ƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀO MÔN DCD LỚP 12 2.1. Vai trò của giáo dục quyền con người và quyền công dân Giáo dục quyền con người, quyền công dân là hoạt động có định hướng, có t chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm hình thành ở họ tri Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 343-348
  2. 344 N U N TH TH NH thức về quyền con người, quyền công dân; biết tự mình bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của các chuẩn mực pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia và tương lai tiến bộ của nhân loại về quyền con người, quyền công dân. Trang bị cho mọi người có kiến thức về pháp luật đặc biệt là các quyền giúp con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 2.2. Tích hợp quyền con người và quyền công dân Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận dạy học. Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh: Integration với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ. Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạ độ g, ươ g ì ặc các thành phần khác nhau thành một khối chứ ă g. ợp ó g ĩ là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”. Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là à động liên kế đố ượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng mộ lĩ vực hoặ và lĩ vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy họ ”. Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. Dạy học tích hợp có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy, phân tích t ng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa cho người học. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay đang đòi hỏi sự thay đ i căn bản và toàn diện về nội dung và phương pháp giáo dục. Quan điểm dạy học tích hợp là một định hướng trong đ i mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. 2.3. Quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp nă 2013 Hiến pháp năm 2013 được thông qua tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khóa XIII gồm 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992) có hiệu lực từ ngày 1-1-2014. Hiến pháp 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong chương II của Hiến pháp năm 2013, gồm 36 điều từ điều 14 đến điều 49. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 đã thể hiện được ý Đảng, lòng dân, là sự kết tinh của tinh thần dân chủ, đ i mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ mới. Việc hiến định, hiện thực hóa quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp sửa đ i là sự tiếp
  3. T CH HỢP NỘI DUN QU ỀN CON N ƯỜI VÀ QU ỀN CÔN D N... 345 nối, kế thừa các bản Hiến pháp trước đây, đồng thời, chuyển hóa sâu sắc nhiều nội dung, tinh thần các Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự, quyền kinh tế, văn hóa, nhân quyền…; tạo nền tảng pháp lý cao nhất bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân được thực hiện, đáp ứng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". 2.4. Xác định địa chỉ và nội dung tích hợp quyền con người và quyền công dân trong hiến pháp nă 2013 vào ôn G C lớp 12 Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung tích hợp Mục 4: Vai trò của pháp luật Hiểu được vai trò của pháp luật đối với Bài 1: Pháp luật trong đời sống xã hội đời sống của cá nhân, nhà nước và xã hội. và đời sống Điều 14 Mục 1: Công dân bình đẳng - Hiểu được thế nào là công dân bình về quyền và nghĩa vụ đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm Mục 2: Công dân bình đẳng pháp lí. Bài 3: Công dân về trách nhiệm pháp lí - Nêu được trách nhiệm của Nhà nước bình đẳng trước Mục 3: Trách nhiệm của nhà trong việc bảo đảm quyền bình đẳng về pháp luật nước trong việc bảo đảm trách nhiệm pháp lí. quyền bình đẳng của công Điều 16 Hiến pháp 2013 dân trước pháp luật Bài 4: Quyền bình Mục 1: Bình đẳng trong hôn - Nêu được khái niệm, nội dung quyền đẳng của công dân nhân và gia đình bình đẳng của công dân trong các lĩnh trong một số lĩnh Mục 2: Bình đẳng trong lao vực: hôn nhân và gia đình, lao động, vực của đời sống động kinh doanh. xã hội Mục 3: Bình đẳng trong Điều 21, 22, 26 32, 33, 35, 36, 37, 39, kinh doanh 47 Hiến pháp 2013. Bài 5: Quyền bình Mục 1: Bình đẳng giữa các Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa đẳng giữa các dân dân tộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn tộc, tôn giáo Mục 2: Bình đẳng giữa các giáo tôn giáo Điều 17, 18, 24, 42, 48 Hiến pháp 2013. Mục 1: Các quyền tự do cơ Nêu được cac khái niệm, nội dung, ý Bài 6: Công dân bản của công dân nghĩa của các quyền: quyền bất khả xâm với các quyền tự phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, do cơ bản nhân phẩm.. Tích hợp điều 19, 20, 21, 34, 35. Mục 1: Quyền bầu cử và Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa quyền ứng cử vào các cơ và cách thức thực hiện một số quyền dân Bài 7: Công dân quan đại biểu của nhân dân chủ của công dân với các quyền dân Mục 2: Quyền tham gia Điều 28, 29, 30, 31 Hiến pháp 2013. chủ quản lí nhà nước và xã hội Mục 3: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Bài 8: Pháp luật Mục 1: Quyền học tập, sáng Nêu được khái niệm, nội dung cơ bản và với sự phát triển tạo và phát triển của công dân ý nghĩa của quyền học tập, sáng tạo và của công dân phát triển của công dân Điều 39, 40,41 Hiến pháp 2013.
  4. 346 N U N TH TH NH 2.5. Thực trạng dạy học quyền con người và quyền công dân vào môn Giáo ục Công dân lớp 12 Dạy học quyền con người và quyền công dân ở lớp 12 gặp những bất cập sau đây: Về giáo viên: Thực tế cho thấy đa số giáo viên dạy còn nặng về nội dung, nặng về pháp luật không chú ý đến các quyền. Kiến thức về quyền con người, quyền công dân rất hạn chế. Không hình thành được cho học sinh những tư tưởng, tình cảm, thái độ, kỹ năng vận dụng những quyền con người vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Phương pháp dạy thì còn lúng túng, hình thức dạy học không linh hoạt vẫn là theo truyền thống, theo lối mòn: kiểu thuyết trình, đọc và học sinh chép, sự tương tác một chiều... Phương tiện hỗ trợ cho dạy học thì ít, đơn giản chỉ có phấn trắng, bảng đen... với hình thức, phương tiện dạy học như vậy thì dạy học quyền con người trong môn GDCD sẽ không phát huy được hiệu quả và kết quả học tập của học sinh. Về học sinh: Chưa hiểu hết được tầm quan trọng của quyền con người và quyền công dân trong đời sống xã hội, chưa ý thức được bản thân mình có những quyền gì nên vi phạm quyền của mình và người khác. Học sinh chưa có sự tương tác tích cực với giáo viên trong giờ học. 2.6. Nguyên nhân - Vấn đề quyền con người, quyền công dân chưa được chú trọng ở nhà trường THPT. - Do chưa có chương trình dạy quyền con người, quyền cong dân cụ thể. - Công tác t chức, tuyên truyền pháp luật về quyền con người ở nhà trường THPT chưa phát huy hiệu quả. - Người giáo viên không định hướng, không cho giáo dục học sinh về vị trí, vai trò của môn GDCD. Mà nhiệm vụ của môn GDCD là giáo dục lối sống đạo đức lành mạnh, hình thành tâm tư, tình cảm trong sáng trong sáng, thái độ chân thành, làm cho học sinh có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, bạn bè và toàn xã hội. 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC QUYỀN CON N ƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013 VÀO MÔN IÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12 - Người giáo viên có nhận thức đúng đắn, tâm huyết trong việc dạy học. - Nhà trường mở các lớp bồi dưỡng cho giáo viên tham gia. - Giaó viên phải đảm bảo về kiến thức chuyên môn, phương pháp dạy học, tư liệu dạy học trong quá trình giảng dạy. Về kiến thức chuyên môn: + Trang bị những kiến thức về pháp luật nói chung và quyền con người, quyền công dân nói riêng.
  5. T CH HỢP NỘI DUN QU ỀN CON N ƯỜI VÀ QU ỀN CÔN D N... 347 + Nắm vững các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế liên quan đến quyền con người, quyền công dân. + Phân tích nắm vững chương trình sách giáo khoa để xác định được các địa chỉ về các quyền con người, quyền công dân hoặc các địa chỉ có thể tích hợp, lồng ghép các nội dung về quyền con người, quyền công dân. Về p ươ g p p ạy học Giáo viên đưa ra một vấn đề,tình huống đang cấp thiết nhất hiện nay như: vi phạm, không đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội từ đó giáo viên và học sinh cùng nhau tương tác, thảo luận, tranh luận giải quyết các vấn đề của bài học. Tùy theo từng bài học mà giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp như: đàm thoại, thuyết trình, trực quan, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, xử lý tình huống,... Để cho bài học trở nên sinh động, nhẹ nhàng và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh. Về ư l ệu dạy học Giáo viên cần tăng cường sử dụng các tình huống, câu chuyện, hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong xã hội liên quan đến quyền con người và quyền công dân để giảng dạy. - Phương tiện và thiết bị dạy học cần được b sung ứng dụng công nghệ thông tin như máy tính, máy chiếu,... vào trong dạy học. - Quá trình thiết kế bài dạy học phải có sự đầu tư, khoa học, sáng tạo và qua mỗi bài giáo viên phải chỉ rõ được học sinh có được quyền gì? Làm sao cho học sinh nhận thức đúng và sử dụng quyền đó để bảo vệ và đấu tranh cho những quyền vốn có của bản thân. Hình thành thái độ, tình cảm trong sáng, lành mạnh, yêu thương mọi người xung quanh và sống có trách nhiệm. - Giáo viên cần phải kiểm tra - đánh giá học sinh xem qua quá trình học tập kiến thức về quyền con người học sinh đã nắm được và vận dụng quyền con người như thế nào? Hình thành ý thức tôn trọng bản thân mình và người khác, lối sống trong sáng lành mạnh chưa? Để giáo viên kịp thời uốn nắn và có những biện pháp phù hợp và ngày càng hoàn thiện hơn. - Hướng dẫn, khuyến khích học sinh phải bảo vệ và đấu tranh những hành vi vi phạm quyền quyền con người và quyền công dân. - Nhà trường cũng nên t chức các cuộc thi tìm hiểu về quyền con người, nói chuyện với các nhà làm luật để hiểu rõ hơn về quyền con người, tuyên truyền pháp luật, quyền con người vào đời sống học sinh. 4. KẾT LUẬN Quyền con người là biểu tượng cho giá trị vĩnh cửu của nhân loại, vấn đề này đã từ lâu các nước trên thế giới và trong đó có Việt Nam đặt biệt quan tâm, chú trọng. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công
  6. 348 N U N TH TH NH nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xu thế toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ quyền con người thông qua dạy học quyền con người là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng đầu hiện nay ở nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. [2] Vũ Đình Bảy (chủ biên) (2013). Lí luận dạy học môn Giáo d c công dân, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. [3] Vũ Đình Bảy (chủ biên) (2014). Học và thực hành theo chuẩn kiến thứ , kĩ ă g d c công dân 6, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. N U N TH THANH SV lớp GDCT 4B, khoa iáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ĐT: 0168 886 0761, Email: nguyenthithanh.dhsphue@gmail.com
nguon tai.lieu . vn