Xem mẫu

  1. Khoa Giáo dục Tiểu học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm TÍCH HỢP CÁC TP. Hồ Chí Minh MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI – NHÌN TỪ Điện thoại: 0973120701 SÁCH TIẾNG VIỆT Email: 3 VÀ ĐẠO ĐỨC 3 phamhaile86@gmail.com PHẠM HẢI LÊ TÓM TẮT Bài viết bàn đến mối quan hệ giữa môn Tiếng Việt và môn Đạo đức trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS. Xem xét, đối chiếu các bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt 3 với các bài đạo đức trong sách Đạo đức 3 hiện hành về các phƣơng diện: mục tiêu, nội dung, số lƣợng, cấu trúc các đơn vị kiến thức, hình thức thể hiện và phƣơng thức tác động, ngƣời viết cho rằng ở bậc tiểu học, nhất là ở lớp 1, 2, 3, việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức của SGK môn này vào SGK Tiếng Việt không chỉ có tính khả thi mà còn mang đến nhiều lợi ích cho học sinh. Từ khóa: tích hợp, khoa học xã hội, Tiếng Việt, Đạo đức. ABSTRACT Integration in Social Science Subjects – A perspective from Vietnamese Book 3 and Moral Book 3 This article discusses the relationship between Vietnamese subject and Moral subject in carrying out the duty of educating moral senses for students. By considering, comparing reading texts in Vietnamese Book 3 with ones in Moral Book 3 in different dimensions such as learning objectives and content, quantity , structure of knowledge, form and modes of impact, I claim that the integration moral content into Vietnamese language lessons has not only feasibility but also benefits. Key words: integration, Social Science, Vietnamese language, Moral. 1. Khái niệm tích hợp 313
  2. Grodon Marshall (1994) cho rằng “tích hợp (integration) theo quan điểm xã hội học là sự liên kết các đơn vị thành tố của một hệ thống, nhờ đó các đơn vị, một mặt, đều cùng hành chức một cách đồng bộ để tránh gây rối rắm cho cả hệ thống cũng nhƣ khiến cho hệ thống không giữ đƣợc tính ổn định; và mặt khác các đơn vị trong hệ thống còn tạo đƣợc tác dụng hợp đồng nhằm nâng cao hiệu quả hành chức của toàn bộ hệ thống với tƣ cách là một thực thể duy nhất” (dẫn theo Bùi Khánh Thế, 2011:1). Với sức mạnh liên kết các thành tố hữu quan của tích hợp, trong giáo dục, tƣ tƣởng tích hợp đã trở thành một quan điểm, một triết lí giáo dục. Quan điểm tích hợp không chỉ đƣợc vận dụng để định hƣớng cho hoạt động xây dựng chƣơng trình, biên soạn tài liệu dạy học mà còn đƣợc vận dụng để tổ chức triển khai các hoạt động dạy học; và càng ngày, tích hợp càng tỏ rõ sức mạnh của nó. Ở bài viết này, chúng tôi bàn đến mối quan hệ giữa môn Tiếng Việt và môn Đạo đức trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS, trên cơ sở xem xét, đối chiếu các bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3 với các bài đạo đức trong sách Đạo đức 3 hiện hành về các phƣơng diện: mục tiêu, nội dung, số lƣợng bài học, cấu trúc các đơn vị kiến thức, hình thức thể hiện và phƣơng thức tác động, với mong muốn góp thêm một cứ liệu cho hƣớng biên soạn tích hợp môn Ngữ văn và môn Đạo đức của chủ trƣơng thay đổi chƣơng trình và SGK vào năm 2015 (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012). Lớp 3 là khối lớp kết thúc giai đoạn thứ nhất (lớp 1, 2, 3) để bắt đầu cho giai đoạn thứ hai (lớp 4, 5) cao hơn cả về kiến thức, kĩ năng và thái độ. Do đó, sách Tiếng Việt 3, Đạo đức 3 có thể phản ánh khá đầy đủ quan điểm biên soạn, cách thức tổ chức các đơn vị kiến thức trong từng bài học, từng tuần học, từng học kì,… của mỗi bộ môn. Chọn các bài Tập đọc, mà không chọn các bài Luyện từ và câu, Chính tả, chúng tôi xuất phát từ lí do ngữ liệu của Tập đọc cũng nhƣ các phân môn khác của môn Tiếng Việt là các câu, đoạn, bài chứa đựng các nội dung giáo dục đạo đức nhƣng ngữ liệu trong bài Tập đọc có dung lƣợng lớn hơn, trọn vẹn hơn. Ngoài ra, thời lƣợng của Tập đọc cũng nhiều hơn; từ Tập đọc, qua Tập đọc, có thể cho phép ta rút ra những nhận xét hữu quan về vấn đề đang đƣợc bàn tới một cách khá đầy đủ và thoả đáng. 2. Mục tiêu, nội dung giáo dục của môn Tiếng Việt và Đạo đức Trong các môn học ở nhà trƣờng phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng, Tiếng Việt là môn học có tính đặc thù vì nó vừa cung cấp một khối lƣợng kiến thức tinh giản, cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ dụng nhằm đáp ứng đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ của môn học lại vừa là công cụ để học tập tất cả các môn học khác. Trẻ em muốn nắm vững nội dung học tập, hình thành kĩ năng học tập cũng nhƣ hình thành và rèn luyện các phẩm chất nhân cách, trƣớc hết cần học tập và nắm vững tiếng mẹ đẻ – chìa khóa của nhận thức, của học vấn, của sự phát triển trí tuệ. 314
  3. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, một trong những quan điểm quan trọng của việc biên soạn chƣơng trình và SGK Tiếng Việt hiện hành là quan điểm tích hợp (SGV Tiếng Việt 5, t1, 2008:6). Nội dung các bài học trong SGK Tiếng Việt, nhất là các bài Tập đọc đều có sức chuyển tải nội dung giáo dục tình cảm, ý thức, thái độ cho HS; trực tiếp góp phần giúp các em hiểu đƣợc đời sống xã hội, hiểu đƣợc phong tục tập quán cũng nhƣ lối sống của ngƣời Việt Nam, hiểu đƣợc truyền thống của cha ông; giúp các em biết tôn sƣ trọng đạo, biết yêu thƣơng gia đình, ngƣời thân, thầy cô, bầu bạn; biết ứng xử, biết bảo vệ môi trƣờng sống,… Do đó, có thể khẳng định nội dung giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS đƣợc hoà quyện, thẩm thấu một cách tự nhiên qua các bài Tập đọc, các giờ Tập đọc nói riêng và các giờ dạy học Ngữ văn nói chung. Chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học chỉ rõ mục tiêu giáo dục của môn Đạo đức ở tiểu học nhằm “giúp HS có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và chuẩn mực hành vi mang tính pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ của các em với bản thân, với ngƣời khác, với công việc, với cộng đồng, đất nƣớc, nhân loại; với môi trƣờng tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện theo các chuẩn mực đó”. Đồng thời môn Đạo đức có nhiệm vụ bƣớc đầu “hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những ngƣời xung quanh theo chuẩn mực đạo đức đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống; bƣớc đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thƣơng, tôn trọng con ngƣời; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi ngƣời; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu” (tr.117). Nội dung chƣơng trình dạy học (phần, chƣơng, bài), kế hoạch thời gian dạy học (số tiết dành cho từng phần, chƣơng, bài) đƣợc hiện thực hoá qua sách giáo khoa. 3. Cấu trúc sách giáo khoa Tiếng Việt và Đạo đức 3.1. Chƣơng trình môn Tiếng Việt lớp 3 đƣợc cơ cấu trong 35 tuần với tổng số 280 tiết (8 tiết/ tuần) và gồm 6 phân môn: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. SGK Tiếng Việt 3 gồm hai tập, đƣợc cấu trúc theo 15 đơn vị học, mỗi đơn vị học trong 2 tuần gắn với 1 chủ điểm: Măng non (Thiếu nhi), Mái ấm (Gia đình), Tới trƣờng (Trƣờng học), Cộng đồng (Sống với những ngƣời xung quanh), Quê hƣơng, Bắc - Trung - N am, Anh em một nhà (Các dân tộc trên đất nƣớc ta), Thành thị – Nông thôn, Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo (Hoạt động khoa học, tri thức), Nghệ thuật, Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung (Các nƣớc, một số vấn đề trên toàn cầu, hòa bình, hữu nghị, hợp tác, bảo vệ môi trƣờng), Bầu trời và mặt đất (Các hiện tƣợng thiên nhiên, vũ trụ, con ngƣời với thiên nhiên, vũ trụ). Có thể nói, ngay các tên gọi của các chủ điểm cũng đầy sức gợi hình dung về những nội dung giáo dục đạo đức, nhƣ giáo dục tình cảm gia đình, bầu 315
  4. bạn, thầy trò; giáo dục tình đoàn kết, ý thức bảo vệ môi trƣờng, v.v. Mỗi tuần học ở lớp 3 đƣợc bố trí 3 bài Tập đọc. Các bài Tập đọc đều đƣợc lựa chọn phù hợp với chủ điểm để giúp HS hiểu về những sự vật, sự việc, con ngƣời gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em hoặc chính những hoạt động các em từng trực tiếp tham gia, qua đó để giáo dục tình cảm, đạo đức cho các em. Chẳng hạn các bài Ai có lỗi, Khi mẹ vắng nhà, Cô giáo tí hon,… thuộc chủ điểm Măng non; hoặc Trận bóng dƣới lòng đƣờng, Các em nhỏ và cụ già,… ở chủ điểm Cộng đồng, v.v. Các bài Tập đọc trong SGK đều đƣợc sắp xếp theo cấu trúc: (1) Bài đọc  (2) Giải nghĩa từ ngữ khó  (3) Câu hỏi tìm hiểu bài. Những câu hỏi có tác dụng giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách hoà quyện trong câu hỏi tìm hiểu bài, vd: “Vì sao Hai Bà Trƣng khởi nghĩa?”, “Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trƣng?” (TV3, t.2, tr.5), “Nhân dân làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử”, (Sđd, tr.65), v.v. 3.2. Chƣơng trình môn Đạo đức cũng đƣợc thiết kế trong 35 tuần với thời lƣợng mỗi tuần 1 tiết. Tƣơng ứng, SGK Đạo đức gồm 14 bài, 2 tuần 1 bài, đƣợc trình bày theo cấu trúc: (1) Tranh và hoặc truyện hoặc tình huống có nội dung đạo đức;  (2) Bài tập, thực hành, câu hỏi, nhằm giúp HS tìm tòi cách thức giải quyết các tình huống  (3) Ghi nhớ nội dung hành vi, chuẩn mực đạo đức. Các thông tin cung cấp cho HS gồm các sự việc, sự kiện liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức thông qua các bài: Kính yêu Bác Hồ; Giữ lời hứa; Tự làm lấy việc của mình; Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em; Chia sẻ vui buồn cùng bạn; Tích cực tham gia việc lớp, việc trƣờng; Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng; Biết ơn thƣơng binh liệt sĩ; Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế; Tôn trọng khách nƣớc ngoài; Tôn trọng đám tang; Tôn trọng thƣ từ tài sản của ngƣời khác; Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nƣớc; Chăm sóc cây trồng, vật nuôi. 4. Giáo dục đạo đức trong sách “Đạo đức 3” so với “Tiếng Việt 3” 4.1. Nội dung giáo dục đạo đức Nội dung giáo dục đạo đức cho HS trong sách Đạo đức 3 xoay quanh các vấn đề giúp HS có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi HS lớp 3 trong các mối quan hệ của HS với những ngƣời thân trong gia đình; với bạn bè và công việc của lớp, của trƣờng; với những ngƣời có công với đất nƣớc, với dân tộc, với hàng xóm láng giềng, với bạn bè quốc tế; với cây trồng, vật nuôi và nguồn nƣớc. Giúp HS từng bƣớc hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học, kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản cụ thể của cuộc sống. Còn trong SGK Tiếng Việt, các bài Tập đọc không chỉ giúp HS cảm nhận đƣợc cái 316
  5. hay, cái đẹp của ngôn từ, cung cấp vốn từ, cách diễn đạt mà còn trực tiếp giáo dục đạo đức cho các em. Bởi lẽ nội dung các văn bản của tất cả các bài Tập đọc đều xoay quanh các chủ điểm có là những vấn đề về con ngƣời, xã hội, tổ quốc đƣợc trình bày với các tên gọi Măng non, Mái ấm, Tới trƣờng, Bắc - Trung - Nam, Anh em một nhà, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất,… gần gũi, giản dị, phù hợp với âm sinh lí HS lớp 3, đồng thời kế tục và phát triển các chủ điểm ở lớp dƣới, nhƣ Em là học sinh, Gia đình, Thiên nhiên đất nƣớc,… Và cũng vì thế, mà qua giờ Tập đọc GV hoàn toàn có thể thực hiện nội dung giáo dục HS rèn luyện hành vi đạo đức và thói quen hành vi đạo đức một cách tự nhiên không gò bó, không khiên cƣỡng. 4.2. Những điểm tương đồng và khác biệt 4.2.1. Về số lƣợng và nội dung bài đọc, dựa theo nội dung giáo dục đạo đức ở ở sách Đạo đức 3, tiến hành thống kê các bài học, các truyện đọc trong SGK Tiếng Việt 3, Đạo đức 3, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau: Bảng 1: Số lƣợng bài đọc ở từng chủ điểm giáo dục đạo đức Stt Chủ điểm Tập đọc Đạo đức 1 Giáo dục tình cảm đối với lãnh tụ 2 1 2 Giáo dục ý thức công dân 56 4 3 Giáo dục tình cảm gia đình 11 1 4 Giáo dục ý thức cộng đồng 19 2 5 Giáo dục lòng biết ơn 26 1 6 Giáo dục tinh thần quốc tế 3 1 7 Giáo dục truyền thống 16 1 8 Giáo dục ý thức, hành vi bảo vệ môi trƣờng 5 2 Cộng 138 13 Số liệu ở bảng trên cho thấy 8 nội dung giáo dục đạo đức của chƣơng trình giáo dục đạo đức cho HS lớp 3 đều có thể tìm thấy ở trong các bài Tập đọc. Cũng cần mở ngoặc nói thêm là sự phân loại trên có tính tƣơng đối. Bởi lẽ nhờ đặc thù của văn chƣơng, trong một bài Tập đọc thƣờng có khả năng chuyển tải nhiều nội dung giáo dục Chẳng hạn, bài Ai có lỗi (Tiếng Việt 3, tập 1) không chỉ giáo dục ý thức tình cảm, quan 317
  6. hệ với bạn bè, nhƣ phải biết nhƣờng nhịn bạn, cƣ xử tốt với bạn, mà còn giáo dục hành vi đạo đức cho HS – hành vi dũng cảm nhận lỗi khi trót cƣ xử không tốt với bạn. Hoặc với bài Bài hát trồng cây (Tiếng Việt 3, tập 2) bên cạnh nội dung giáo dục tình yêu lao động, còn giáo dục ý thức và hành vi bảo vệ môi trƣờng bằng hành động cụ thể – hành động tích cực trồng cây. Các ngữ liệu dạy học Tập đọc ở lớp 3 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách. Các ngữ liệu ấy có thể là một bài thơ, một mẩu chuyện hoặc một văn bản hành chính, một văn bản khoa học thƣờng thức chứa đựng nội dung cung cấp cho HS những tri thức về con ngƣời, xã hội, môi trƣờng. Các bài Tập đọc, không chỉ những bài thuộc thể loại văn chƣơng, mà ngay cả những bài thuộc các thể loại phong cách chức năng khác nhƣ văn bản khoa học thƣờng thức, văn bản hành chính cũng có tác dụng giáo dục đạo đức cho HS. Đơn cử bài Đơn xin vào Đội (Tiếng Việt 3, tập 1, tr.9), ở bài này, bên cạnh nội dung hƣớng dẫn cho HS biết thể thức của một văn bản hành chính, GV còn trực tiếp giáo dục, bồi dƣỡng cho HS tinh thần trách nhiệm và ý thức đội viên, thành viên – ý thức công dân. Số liệu thống kê ở bảng 1 cũng cho thấy số bài Tập đọc có nội dung giáo dục ở từng nội dung đều hơn hẳn số bài ở sách Đạo đức. Điều này dễ giải thích: môn Tiếng Việt chiếm thời lƣợng lớn nhất trong chƣơng trình các môn ở tiểu học. Với số lƣợng bài vƣợt trội 10,6 lần của SGK Tiếng Việt (do tính “tích hợp ngang” trong nội dung môn Tiếng Việt, nếu thống kê cả những bài ở các phân môn Kể chuyện, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Chính tả thì số lƣợng còn vƣợt xa hơn rất nhiều), cũng đủ để cho thấy ƣu thế chuyển tải nội dung giáo dục đạo đức của SGK Tiếng Việt. Hơn nữa, phân môn Tập đọc, nhờ ƣu thế về thời lƣợng, ƣu thế về đặc thù bộ môn mà nó còn bao chứa cả những nội dung giáo dục đạo đức cho HS mà ở các bài học ở sách Đạo đức không có, nhƣ giáo dục tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc (Tiếng ru, Giọng quê hƣơng, Quê hƣơng, Đất quý đất yêu, Vẽ quê hƣơng, Nắng phƣơng Nam, Cảnh đẹp non sông….); giáo dục tình đồng đội, tình quân dân (Bộ đội về làng, Ở lại với chiến khu, Chú ở bên Bác Hồ, Trên đƣờng mòn Hồ Chí Minh,…); tình yêu lao động (Khi mẹ vắng nhà, Bận, Ông tổ nghề thêu, Nhà bác học và bà cụ, Bài hát trồng cây,…); ý thức sáng tạo (Ông tổ nghề thêu, Bàn tay cô giáo, Ngƣời trí thức yêu nƣớc, Cái cầu, Chiếc máy bơm,…); tình đoàn kết giữa các dân tộc (tập trung ở chủ điểm Anh em một nhà, với các bài tập đọc, nhƣ Ngƣời liên lạc nhỏ, Một trƣờng tiểu học ở vùng cao, Nhà rông ở Tây Nguyên,…), v.v. 4.2.2. Về hình thức thể hiện, thống kê hình thức thể hiện của các bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 3 và các bài học trong Vở bài tập Đạo đức 3 theo các thể loại (truyện, thơ, tình huống, tranh vẽ,…), chúng tôi thu đƣợc kết quả sau: 318
  7. Bảng 2: Hình thức thể hiện của các bài Tập đọc và Đạo đức Hình thức thể hiện H.th Tranh Môn Truyện Thơ VBHC VBKH Tình huống (tình huống) Đạo đức 7 0 0 0 14 14 Tập đọc 52 30 2 10 0 0 (Tranh ở các bài Tập đọc là để minh họa cho một nội dung bài hoặc minh họa cho chủ điểm, còn tranh ở Đạo đức là bài tập tình huống yêu cầu HS giải quyết, hƣớng tới mục đích giáo dục đạo đức) Hình thức giáo dục đạo đức của Tập đọc và Đạo đức có điểm chung đó là thông qua một câu chuyện để giáo dục cho HS các chuẩn mực hành vi, nhận thức xã hội. Tuy vậy, nhƣ đã nói ở trên, do đặc trƣng phân môn nên hình thức tổ chức dạy học của Tập đọc và Đạo đức cũng có điểm khác biệt, có những hình thức chỉ có ở phân môn Đạo đức mà không có ở phân môn Tập đọc và ngƣợc lại. Chẳng hạn, ở môn Tập đọc, không chỉ có truyện, mà còn các bài thơ, các văn bản hành chính, văn bản khoa học thƣờng thức cũng tham gia vào “thế trận” giáo dục đạo đức. Còn sách Đạo đức, với nhiệm vụ giáo dục ý thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức, hành vi đạo đức cho HS, bên cạnh hình thức chuyện kể là những bài tập tình huống, là hệ thống tranh ảnh nhằm nêu vấn đề để HS suy nghĩ, phát hiện nội dung bài học. Chẳng hạn bài Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nƣớc, bài tập 1 và 2 trong SGK nêu ra một hệ thống tranh ảnh yêu cầu HS nêu lên đƣợc tác dụng của nƣớc, các hành vi đúng và chƣa đúng khi sử dụng nguồn nƣớc (Đạo Đức 3, tr. 42). Ngoài ra, ở Đạo đức phần ghi nhớ chốt lại nội dung giáo dục đạo đức đƣợc trình bày ngắn gọn dƣới dạng văn xuôi, văn vần, danh ngôn hoặc ca dao tục ngữ. Ví dụ trong bài Biết ơn thƣơng binh liệt sĩ có phần ghi nhớ nhƣ sau: “Uống nƣớc nhớ nguồn. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (Tục ngữ)” (Đạo đức 3, tr. 26). Sách Tiếng Việt tuy không có bài tập tình huống đạo đức, không có những ghi nhớ đạo đức, nhƣng những câu ca dao, tục ngữ có giá trị giáo dục đạo đức cao, nhƣ Công cha nhƣ núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra, Ăn vóc học hay, Uống nƣớc nhớ nguồn, Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân, Kính già nhƣờng trẻ,… đều dễ dàng tìm thấy trong các bài học ở SGK Tiếng Việt. Mặt khác, trong nội dung bài đọc và hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài đều hàm chứa việc giáo dục ý thức đạo đức cho HS. 4.2.3. Về phƣơng thức tác động, các nghiên cứu về giáo dục đạo đức đều chỉ rõ quá trình hình thành thói quen đạo đức trải qua 4 giai đoạn: (1) Tri thức đạo đức  (2) Tình cảm đạo đức  (3) Hành vi đạo đức  (4) Thói quen hành vi đạo đức. SGK Tiếng Việt 319
  8. và SGK Đạo đức đều cùng trực tiếp tham gia vào giai đoạn khởi đầu và giai đoạn thứ 2 và gián tiếp tham gia vào giai đoạn 3, 4. Tuy nhiên, phƣơng thức tác động không nhƣ nhau. Ở SGK Tiếng Việt, nội dung giáo dục đạo đức đƣợc tác động một cách gián tiếp, HS “tự thẩm thấu”. Chính sự tự thẩm thấu sẽ khiến tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức và nội dung đạo đức qua các bài Tập đọc sẽ có điều kiện để có thể đƣợc hình thành, đƣợc “bám rễ” bền vững. Ví dụ bài Chiếc áo len (Tiếng Việt 3, tập 1) thông qua câu chuyện của hai anh em Tuấn và Lan giáo dục HS lòng thƣơng yêu, biết nhƣờng nhịn, quan tâm đến anh, chị em của mình. Hoặc qua nội dung câu chuyện trong bài Buổi học thể dục (Tiếng Việt 3, tập 2) là ca ngợi sự quyết tâm vƣợt khó của một HS bị khuyết tật nhằm giáo dục cho HS về ý thức cá nhân, biết tự nhận thức xác định giá trị của bản thân, biết mục tiêu định hƣớng rõ ràng và biết thể hiện sự tự tin của mình trong công việc, biết thể hiện sự yêu thƣơng, cảm thông và chia sẻ với bạn bè. Mặt khác, với số lƣợng gấp 10.6 lần, các nội dung giáo dục đạo đức của các bài Tập đọc nhờ đó đƣợc lặp lại, đƣợc củng cố nhƣng không nhàm chán nhờ hình thức chuyển tải phong phú của nó. Nếu các bài Tập đọc tham gia giáo dục đạo đức một cách gián tiếp thì các bài học trong SGK Đạo đức 3 lại tác động đến HS theo phƣơng thức trực tiếp thông qua hệ thống các bài tập. Ví dụ bài tập 4 trong bài Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em, yêu cầu HS thảo luận và đóng vai theo các tình huống: “1. Lan đang ngồi học trong nhà thì thấy em bé chơi trò chơi nguy hiểm ở ngoài sân (nhƣ trèo cây, nghịch lửa, chơi ở bờ ao,…). Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì? 2. Ông của Huy có thói quen đọc báo hàng ngày. Nhƣng mấy hôm nay ông bị đau mắt nên không đọc báo đƣợc. Nếu em là bạn Huy, em sẽ làm gì? Vì sao?”. Hoặc trong bài Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng, có bài tập yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình (tán thành/ phân vân/ không tán thành) trƣớc những việc làm đối với hàng xóm láng giềng,... Cách thức tác động trực tiếp giúp tiết kiệm đƣợc thời gian trong điều kiện “bùng nổ thông tin” hiện nay. Nhƣng cũng chính phƣơng thức này, ở phạm vi đang bàn đến, mang lại cảm giác “giáo diều”, “ép buộc” (xin mở ngoặc nói thêm: ngay hệ thống tên chủ điểm cũng gây cảm giác này, điều này khác với sách Tiếng Việt, xin xem bảng thống kê 3 - So sánh trình tự các chủ điểm trong sách Đạo đức 3 và Tiếng Việt 3). 4.2.4. Tính tƣơng ứng về thời điểm dạy học, theo chúng tôi, cũng là một vấn đề rất đáng lƣu tâm. Bởi lẽ một nội dung giáo dục đạo đức sẽ có cơ hội để hình thành, để “bám rễ” khi ngƣời đƣợc giáo dục có cơ hội, có điều kiện trải nghiệm nó ở hoàn cảnh khác, môi trƣờng khác. Bài học về tình yêu gia đình, về lòng biết ơn sẽ có cơ hội để khắc sâu vào tâm trí trẻ khi trẻ không chỉ đƣợc học qua 1, 2 truyện kể trong sách Đạo đức mà trẻ còn đƣợc học qua các bài thơ, bài văn trong sách Tiếng Việt. Một số nội dung giáo dục đƣợc thực hiện khá đồng thời ở cả hai môn. Vd ở tuần 7, 8, các bài đọc trong Tiếng Việt 3 có nội dung giáo dục cho HS về ý thức cộng đồng, ý thức công dân thông qua các bài Tập đọc nhƣ Trận bóng dƣới lòng đƣờng, Lừa và ngựa, Bận, Các em nhỏ và cụ già, Tiếng 320
  9. ru… Nội dung giáo dục đạo đức ở SGK Đạo đức ở thời điểm tƣơng ứng là Chia sẻ vui buồn cùng bạn (bài 5), Tích cực tham gia việc lớp việc trƣờng (bài 6) và Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng (bài 7). Hoặc ở chủ điểm Ngôi nhà chung ở tuần 30, 31, Tiếng Việt 3 giáo dục cho HS bảo vệ môi trƣờng qua các bài nhƣ Một mái nhà chung, Bài hát trồng cây, Con cò,… tƣơng ứng với nội dung giáo dục tiết kiệm và bảo vệ nguồn nƣớc, Chăm sóc vật nuôi, cây trồng ở SGK Đạo đức. Bảng 3: So sánh trình tự các chủ điểm trong sách Đạo đức 3 và Tiếng Việt 3 NỘI DUNG CHỦ ĐIỂM Stt Đạo đức Tiếng Việt 1 Kính yêu Bác Hồ Măng non 2 Giữ lời hứa Mái ấm 3 Tự làm lấy việc của mình Tới trƣờng 4 Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em Cộng đồng 5 Chia sẻ vui buồn cùng bạn Quê hƣơng 6 Tích cực tham gia việc lớp, việc trƣờng Bắc - Trung - Nam 7 Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng Anh em một nhà 8 Biết ơn thƣơng binh liệt sĩ Thành thị - Nông thôn 9 Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế Bảo vệ Tổ quốc 10 Tôn trọng khách nƣớc ngoài Sáng tạo 11 Tôn trọng đám tang Nghệ thuật 12 Tôn trọng thƣ từ, tài sản của ngƣời khác Lễ hội 13 Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nƣớc Thể thao 14 Chăm sóc cây trồng vật nuôi Ngôi nhà chung 15 (không có) Bầu trời và mặt đất Qua bảng 3, ta có thể thấy giữa 2 môn, không chỉ có sự tƣơng ứng về nội dung 321
  10. giáo dục đạo đức mà còn có sự tƣơng ứng về trình tự các nội dung và về thời điểm dạy học. Chẳng hạn, các bài Tập đọc thuộc chủ điểm Tới trƣờng, do thế mạnh của văn chƣơng nên nó có khả năng chứa đựng cả nội dung giáo dục ý thức trách nhiệm của công dân; các bài đọc thuộc chủ điểm Anh em một nhà có thể bao chứa nội dung giáo dục ý thức cộng đồng thông qua việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng; hoặc các bài thuộc chủ điểm Ngôi nhà chung chứa đựng nội dung giáo dục bảo vệ môi trƣờng,… 5. Một vài ý kiến bàn luận Nhƣ những cấp học khác, ở tiểu học, mỗi môn học có mục tiêu, nhiệm vụ và cách thức thực hiện riêng. Song không thể không thừa nhận thực trạng có những môn có những mối quan hệ rất mật thiết, nhƣ Đạo đức và Ngữ văn. Nhiều nghiên cứu về chƣơng trình và sách giáo khoa cũng chỉ rõ ở các lớp càng thấp thì tích tích hợp càng cao (Bộ Giáo dục và Đào tạo 2012). Cứ liệu của sự tƣơng liên về chƣơng trình, SGK, nội dung, mục đích, nhiệm vụ, thời điểm dạy học, của SGK Tiếng Việt 3 và VBT Đạo đức 3, nhƣ đã trình bày ở các mục 2, 3, 4, cho thấy tích hợp nội dung giáo dục đạo đức qua các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn của môn Tiếng Việt là một công việc hoàn toàn có tính khả thi. Bởi lẽ do đặc thù của môn Tiếng Việt, môn học gồm nhiều phân môn (Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập làm văn) với hệ thống ngữ liệu phong phú, không chỉ có giá trị cho dạy học Ngữ văn mà còn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục nhận thức chuẩn mực đạo đức, hành vi đạo đức, v.v. Hơn nữa, các bài Tập đọc, Kể chuyện, Tập làm văn (nhƣ đã thống kê và trình bày ở mục 4.2.1.) có khả năng chuyển tải nhiều bài học giàu giá trị nhân sinh mà truyện kể và bài tập tình huống trong sách Đạo đức không có. Hiệu quả của cách thức tác động gián tiếp hay trực tiếp để hình thành tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức cho HS của các bài Tập đọc so với các bài học đạo đức trong sách Đạo đức nhƣ đã nêu ở mục 2.2.3, tuy chƣa có nghiên cứu nào thống kê, đánh giá, bàn luận; nhƣng ta có thể suy đoán: SGK Tiếng Việt sẽ giúp GV thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức hiệu quả hơn, bền vững hơn so với SGK đạo đức. Bởi lẽ, qua sách Tiếng Việt, GV thực hiện giáo dục đạo đức cho HS một cách tự nhiên nhi nhiên, không ép buộc, giáo điều. Mặt khác, sách Tiếng Việt còn giúp GV thực hiện các nội dung giáo dục đạo đức với tần suất cao và đƣợc chuyển tải bằng nhiều hình thức phong phú hơn, lôi cuốn hơn. Ngoài ra, những khác biệt về hình thức thể hiện của sách dạy học Đạo đức nhƣ “bài tập tình huống”, “tranh tình huống” so với sách Tiếng Việt, đều hoàn toàn có thể thể hiện đƣợc trong sách Tiếng Việt. Đến đây, ta có thể nói rằng ở bậc tiểu học, nhất là ở lớp 1, 2, 3, việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức của SGK môn này vào SGK Tiếng Việt không chỉ có tính khả thi mà còn mang đến nhiều điều hữu ích, nhƣ tránh đƣợc tình trạng thiếu lôgic, chồng chéo nhàm chán; tránh đƣợc sự lãng phí từ khâu in ấn, nhân bản đến khâu tổ chức dạy học, tổ 322
  11. chức các hoạt động rèn luyện hành vi và thói quen đạo đức cho HS, v.v. Trong xây dựng chƣơng trình và biên soạn SGK, việc tích hợp môn Đạo đức với môn Ngữ văn nói riêng, và tích hợp các môn học nói chung theo hƣớng tích hợp đa môn (Multidisciplinary Integration), tích hợp liên môn (Interdisciplinary Integration), tích hợp xuyên môn (Transdisciplinary Integration) để khả thi, thì cần có một tổng chủ biên. Tổng chủ biên sẽ là vị “nhạc trƣởng” hƣớng dẫn tập thể các tác giả biên soạn đƣợc những cuốn sách tích hợp có giá trị, thiết thực cho công cuộc đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa sắp tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2006), Chƣơng trình Giáo dục phổ thông cấp Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2010), SGK, SGV Tiếng Việt 3, (tập 1, 2), Nxb GD, Hà Nội. 3. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2011), VBT, SGV Đạo đức 3, Nxb GD, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2012), Kỉ yếu Hội thảo Khoa học “Dạy học tích hợp - dạy học phân hoá trong chƣơng trình Giáo dục Phổ thông”, Tp.HCM. 5. Bùi Khánh Thế (2011), Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc dạy Tiếng Việt nhƣ ngôn ngữ thứ hai, Trƣờng Đại học Ngoại ngữ và Tin học, Tp. HCM, www.vns.edu.vn/vns/images/Ky_yeu.../1.%20bui%20khanhthe.pdf 6. Hoàng Thị Tuyết (2012), Lí luận dạy học Tiếng Việt, Phần 1, Nxb Thời đại, Tp.HCM. 7. Hoàng Thị Tuyết (2012), “Đào tạo – dạy học theo quan điểm tích hợp: chúng ta đang ở đâu?”, Kỷ yếu Hội thảo Dạy học tích hợp ở tiểu học: hiện tại & Tƣơng lai, Trƣờng ĐHSP.Tp.HCM, p.13-30. 8. Lê Thị Thanh Chung (2008), Dạy học môn Đạo đức ở tiểu học, NXB GD, Tp.HCM. 9. Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2012), Đề xuất phƣơng án tích hợp và phân hoá trong chƣơng trình Giáo dục Phổ thông, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học “Dạy học tích hợp – dạy học phân hoá trong chƣơng trình Giáo dục Phổ thông”, Tp.HCM. 323
nguon tai.lieu . vn