Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG VỀ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH TỔNG QUÁT CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT KHÔNG CHUYÊN NGỮ TRƢỜNG ĐH SƢ PHẠM TP.HCM ThS. Nguyễn Thị Tuyết Phƣơng ThS. Lý Nhựt Thiện ThS. Hồ Thị Phƣợng Nguyen Thi Tuyet Phuong has been working as a lecturer of English at Ho Chi Minh University of Education for more than five years. She received an MA in Applied Linguistics from The University of Melbourne in 2009. She is now a doctoral student in Applied Linguistics and Technology at Iowa State University. Her research interest includes Language Testing, Technology in Language Learning and Teaching, and Task-based Language Learning. Hồ Thị Phƣợng is currently working as a senior lecturer of English at Ho Chi Minh University of Education. She received an MA in Comparative Linguistics from HCM Social Sciences and Humanities. She is engaged in research on Language Testing and Comparative Linguistics. Ly Nhut Thien is now a lecturer of English at Ho Chi Minh University of Education. He received MA in TESOL from The University of Canberra. He is engaged in doing research on Language Teaching and Applied Linguistics. Abstract The annual undergraduate intake at Ho Chi Minh University of Education is over 3,000 students, nearly 2,000 of who enroll for English as a foreign language courses. With the University‘s planning to improve its students‘ English proficiency level to meet the standards set in the Project of ―Teaching and learning foreign languages in the national educational system 2008-2020‖ (Project 2020) by the Ministry of Education and Training, and the hope to gain more information on English proficiency levels of first-year nonmajors, the English Unit researchers administered an English proficiency test in Semester 1, academic year 2012- 2013. The test employed the listening and reading materials from the Prelimilary English Test 325 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  2. (PET) which is equivalent to level B1 of the Common European Framework (CEFR). Analysis shows that the number of students who met the English standard was very low. Also, there is a difference in English proficiency between students from the natural sciences departments and those from the social sciences departments, and between students in teaching training courses and those not in teaching training courses. Implications are made for the teaching and assessment of General English at Ho Chi Minh University of Education. Keyword: General English, placement test, language proficiency test, Project 2020 Tóm tắt Hàng năm, có hơn 3000 sinh viên (SV) năm nhất nhập học tại trường ĐH Sư phạm TP. HCM (ĐHSP TP.HCM). Trong số đó, số SV không chuyên ngữ đăng kí học tiếng Anh chiếm gần 2000. Trong bối cảnh nhà trường đang có kế hoạch nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Anh đáp ứng chuẩn ngoại ngữ do Bộ GD-ĐT ban hành theo Đề án ―Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020‖ (Đề án NNQG 2020), và để có thêm thông tin về trình độ tiếng Anh của SV năm nhất không chuyên ngữ, nhóm nghiên cứu Tổ tiếng Anh đã tiến hành tổ chức kiểm tra chất lượng đầu học kì 1 năm học 2012-2013, sử dụng bài nghe và đọc của bài thi PET (Prelimilary English Test) tương ứng bậc B1 của khung Châu Âu CEFR. Kết quả phân tích cho thấy số SV đạt chuẩn chiếm tỉ lệ rất thấp, đồng thời, có sự khác biệt về trình độ tiếng Anh giữa SV các khoa Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội và giữa SV sư phạm và SV ngoài sư phạm. Bài viết cũng đưa ra những đề xuất trong việc đào tạo và đánh giá tiếng Anh tổng quát tại trường ĐHSP TP. HCM. Từ khóa: Tiếng Anh tổng quát, kiểm tra đầu vào, kiểm tra chất lượng, Đề án NNQG 2020 1. Giới thiệu Hàng năm, có khoảng 2000 sinh viên (SV) năm nhất các khoa không chuyên ngữ chọn học ngoại ngữ Anh tại trường ĐH Sư phạm TP. HCM (ĐHSP TP.HCM). Số lượng SV rất lớn khiến cho nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá của Tổ Ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, Đề án ―Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020‖ (Đề án NNQG 2020) (Bộ GD-ĐT, 2008) được triển khai trong những năm gần đây đã có những ảnh hưởng đáng kể tới kế hoạch giảng dạy ngoại ngữ tại các trường ĐH-CĐ. Trường ĐHSP TP.HCM, một trong những trường ĐH có vai trò trọng điểm trong việc thực hiện Đề án NNQG 2020, đang có kế hoạch nâng cao chất lượng dạy-học tiếng Anh cho SV trong trường nhằm đáp ứng chuẩn mà Bộ GD-ĐT yêu cầu. Do đó, việc khảo sát chất lượng tiếng 326 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  3. Anh đối với SV năm nhất khối không chuyên ngữ là vô cùng cần thiết nhằm thu thập những thông tin có ích phục vụ hiệu quả cho kế hoạch đào tạo tiếng Anh tại trường. Ngoài ra, trong những năm qua, việc đánh giá trình độ tiếng Anh trong các học phần chủ yếu dựa trên những giả định chưa có cơ sở khoa học. Ví dụ: giả định cho rằng đề thi dành cho SV cử nhân ngoài SP (CNNSP) phải dễ hơn đề thi cho SV sư phạm (SP), hoặc giả định SV các ngành Khoa học tự nhiên (KHTN) học tốt hơn SV các ngành Khoa học xã hội (KHXH) vẫn chưa được kiểm chứng. Do đó, tìm được bằng chứng khoa học cho các giả định trên sẽ có tác động tích cực đến việc giảng dạy và kiểm tra đánh giá việc học tiếng Anh tại trường. Nghiên cứu này khảo sát chất lượng tiếng Anh của SV năm nhất các khoa không chuyên, đồng thời tìm ra sự khác biệt về năng lực ngoại ngữ của SV các ngành KHTN (khoa Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh) và KHXH (các khoa còn lại) và giữa SV SP và SV CNNSP (ngành Cử nhân Tin, Cử nhân Lý, Cử nhân Hóa, CN Văn, Việt nam học, Quốc tế học). 2. Cơ sở nghiên cứu 2.1. Tình hình dạy – học tiếng Anh tại trƣờng ĐHSP TP. HCM Tổ Ngoại ngữ là đơn vị trực thuộc Trường, đảm nhận nhiệm vụ đào tạo ngoại ngữ cho SV các khoa không chuyên tại trường. Trong đó, nhiệm vụ giảng dạy tiếng Anh tổng quát và Anh văn chuyên ngành được coi là nhiệm vụ trọng tâm. SV các ngành không chuyên ngữ phải hoàn thành 3 học phần bắt buộc môn tiếng Anh tổng quát (TATQ), học phần I gồm 4 tín chỉ, học phần II và III mỗi học phần 3 tín chỉ. Sau khi đã hoàn tất chương trình AVTQ, SV được lựa chọn đăng kí học chương trình Anh văn chuyên ngành (AVCN) gồm 2 học phần, mỗi học phần 3 tín chỉ. Mỗi lớp học TATQ có 30-50 SV. Do sự hạn chế về cơ sở vật chất nên chỉ có một số lớp học được trang bị máy tính và máy chiếu. Về mặt đội ngũ đào tạo,Tổ Ngoại ngữ hiện tại có 21 giảng viên (GV) tiếng Anh, trong đó có 2 tiến sĩ, 2 nghiên cứu sinh tại nước ngoài và 10 thạc sĩ. Các GV có chuyên môn tốt, giảng dạy nhiệt tình. Sự thay đổi giáo trình TATQ trong 2 năm gần đây đã tạo thêm nhiều hứng thú đối với người học và người dạy. Số lượng SV học TATQ do Tổ Ngoại ngữ phụ trách hàng năm, bao gồm SV năm 1 và 2, là rất lớn. Tuy nhiên, SV theo học tại Trường chủ yếu đến từ các tỉnh thành hoặc vùng sâu, vùng xa. Qua khảo sát những lớp của các tác giả tham gia nghiên cứu thì khoảng 90% SV đến từ các tỉnh. Đa số những SV này không được học chương trình AV hoàn chỉnh ở trung học 327 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  4. phổ thông (THPT) nên kiến thức cơ bản không đủ để bắt đầu chương trình AV trung cấp ở bậc ĐH. Các trường hợp này tập trung nhiều ở các khoa GD Thể chất, An Ninh – Quốc phòng, GD Chính trị, Lịch sử v.v… Ngoài ra, sĩ số các lớp thường là đông hơn nhiều so với yêu cầu của một lớp học ngoại ngữ; hiện tượng trong một lớp học có nhiều trình độ khác nhau cũng rất phổ biến. Như vậy, bên cạnh những thuận lợi về đội ngũ đào tạo, Tổ Ngoại ngữ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc đào tạo, chủ yếu từ trình độ tiếng Anh thấp, không đồng đều của SV và sự hạn chế về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy. 2.2. Các lợi ích của việc kiểm tra năng lực ngôn ngữ (language proficiency tests) Có những dạng bài kiểm tra ngôn ngữ cơ bản theo các mục đích khác nhau như: bài kiểm tra năng lực (proficiency tests), bài kiểm tra chẩn đoán (diagnostic tests), bài kiểm tra xếp lớp (placement tests), bài kiểm tra chất lượng giảng dạy (achievement tests), và bài kiểm tra năng khiếu ngôn ngữ (language applitude tests) (Aslam, 1992; Hughes, 2003; Kunnan & Jang, 2011). Trong đó, bài kiểm tra năng lực ngoại ngữ nhằm mục đích kiểm tra năng lực ngôn ngữ tổng quát bất kể các dạng đào tạo trước đó của người học (Aslam, 1992; Hughes, 2003; Kunnan & Jang, 2011). Như vậy, kết quả kiểm tra năng lực tổng quát này mang đến những thông tin bổ ích cho người học, người dạy, và cả những người làm công tác quản lý. Người học sẽ biết được thông tin về năng lực ngôn ngữ hiện tại của họ, và qua đó, có thể đặt mục tiêu và chiến lược học tập trong tương lai. Người dạy, thông qua việc nắm được thông tin trình độ ngôn ngữ của người học, có thể đưa ra những nội dung và áp dụng phương pháp dạy học thích hợp. Tương tự, những nhà quản lý cũng có thể đặt mục tiêu cho việc đào tạo và có những chính sách phát triển ngoại ngữ một cách hợp lý. Để đáp ứng yêu cầu của các cấp lãnh đạo về việc nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, chúng ta cần phải có những động thái để giải quyết sự khan hiếm cơ sở khoa học về năng lực ngoại ngữ của SV và các thói quen đánh giá SV, những khó khăn của việc dạy-học tiếng Anh tại Tổ Ngoại ngữ, và đồng thời phát huy những lợi ích của việc kiểm tra năng lực ngôn ngữ, nhằm nghiên cứu về năng lực ngoại ngữ của SV không chuyên ngữ tại trường ĐHSP TP.HCM dựa trên cơ sở khoa học. Ngoài ra, nghiên cứu về trình độ ngôn ngữ tổng quát của SV năm nhất không chuyên sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho SV, giảng viên tiếng Anh và những người hoạch định chính sách tại Trường. 328 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  5. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. SV năm nhất không chuyên ngữ ĐHSP TP.HCM thi kiểm tra đầu vào đạt kết quả như thế nào? 2. Có sự khác biệt về điểm số giữa SV các ngành KHTN (khoa Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh) và KHXH (các khoa còn lại) hay không? 3. Có sự khác biệt về điểm số giữa SV SP và SV CNNSP (ngành Cử nhân Tin, Cử nhân Lý, Cử nhân Hóa, CN Văn, Việt nam học, Quốc tế học) hay không? 3.2. Thu thập và phân tích dữ liệu 3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Dữ liệu được thu thập từ 1737 SV năm nhất không chuyên ngữ tại trường ĐHSP TP.HCM. Đa số các SV nằm trong khoảng 18-20 tuổi, đang theo học tại các khoa không chuyên ngữ của trường. Trong số này, có 1291 SV thuộc hệ SP và 446 SV hệ CNNSP. 3.2.2. Công cụ nghiên cứu Bài thi PET (Preliminary English Test) Nghe và Đọc được sử dụng để kiểm tra chất lượng tiếng Anh của SV năm nhất. Bài PET thuộc bậc B1 theo thang Khung Châu Âu, là chuẩn được Bộ GDĐT quy định HS tốt nghiệp THPT phải đạt, theo Đề án NNQG 2020 (Bộ GD-ĐT, 2008). Mặc dù trình độ của SV nên được đánh giá dựa trên bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, nhưng do số lượng SV quá nhiều cùng với sự hạn chế về thời gian, cơ sở vật chất và kinh phí, nên chỉ bài Nghe và Đọc được sử dụng. 3.2.3. Thu thập dữ liệu Vào tuần thứ ba của học kì đầu tiên tại Trường, các SV năm nhất không chuyên ngữ làm bài kiểm tra trình độ tiếng Anh. Các bài thi được GV chấm dựa trên đáp án có sẵn và gửi về văn phòng Tổ Ngoại ngữ. 3.2.4. Phân tích dữ liệu Điểm được tính và quy ra theo thang 100. Sinh viên được coi là đạt chuẩn khi có điểm trung bình 2 môn bằng hoặc lớn 50. Kết quả này được phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. T-test cho các mẫu độc lập (t-test for independent samples) được thực hiện để so sánh sự khác biệt về điểm số của SV 2 khối KHTN và KHXH nhầm trả lời câu hỏi nghiên cứu 2. Để 329 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  6. trả lời câu hỏi nghiên cứu 3, t-test cho các mẫu độc lập được thực hiện để tìm ra sự khác biệt về điểm số của 2 nhóm SV SP và CNNSP. 4. Kết quả Câu hỏi nghiên cứu 1: SV năm nhất không chuyên ngữ ĐHSP TP.HCM thi kiểm tra đầu đạt kết quả vào nhƣ thế nào? Thông tin tổng quát về điểm thi 2 môn Nghe – Nói và điểm trung bình 2 môn được trình bày ở bảng 1 bên dưới. Dựa vào kết quả điểm thi, có 314 Sv đạt chuẩn B1, chiếm 18% số SV dự thi. Điểm thấp Điểm cao Điểm trung Độ lệch nhất nhất bình chuẩn Môn nghe 0 100 33.37 13.99 Môn đọc 0 97 45.55 18.31 Trung bình 2 môn 3 95 39.45 13.85 Bảng 1. Thông tin tổng quát về điểm thi của SV năm nhất không chuyên ngữ Kết quả phân tích cũng được sắp xếp theo từng khoa theo bảng 2 dưới đây. Như vậy, SV khoa GDTH làm bài tốt nhất, với điểm trung bình toàn bài là 43.53 điểm. Điểm thi của SV khoa GDTC là thấp nhất, chỉ với 27.06 điểm. Khoa Số SV TB nghe TB đọc TB toàn bài GDTH 163 34.48 52.64 43.53 Tin 168 35.69 50.82 43.27 Toán 112 35.61 50.67 43.12 TL-GD 92 34.58 50.54 42.58 Lý 194 33.67 48.70 41.18 Sinh 110 34.29 47.70 40.97 Sử 195 35.94 45.12 40.53 Hóa 132 32.24 47.31 39.72 GDQP 30 35.47 37.40 36.33 330 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  7. Văn 170 29.74 42.80 36.29 GDMN 143 30.66 38.80 34.74 Địa 64 31.31 35.89 33.66 GDCT 71 32.34 34.00 33.14 GDĐB 44 28.64 36.48 32.52 GDTC 31 29.81 24.48 27.06 Bảng 2. Điểm thi từng khoa theo thứ tự từ cao tới thấp Câu hỏi nghiên cứu 2: Có sự khác biệt về điểm số giữa SV các ngành KHTN (khoa Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh) và KHXH (các khoa còn lại) hay không? T-test cho các mẫu độc lập (t-test for independent samples) được thực hiện để so sánh sự khác biệt về điểm số của SV 2 khối KHTN và KHXH. Kết quả cho thấy SV khối KHTN làm bài tốt hơn SV khối KHXH và có sự khác biệt về điểm số giữa 2 khối này, theo bảng 3 bên dưới. Số SV Điểm TB Độ lệch chuẩn T-test p Môn nghe Khối KHTN 716 34.28 14.153 2.27 0.02 Khối KHXH 1021 32.73 13.856 Môn đọc Khối KHTN 716 49.10 17.854 6.85
  8. Bảng 4 bên dưới trình bày chỉ số Cohen‘s d và effect size của 2 khối KHTN và KHXH theo từng môn và toàn bài. Cohen’s d Effect size Mức độ khác biệt Nghe 0.80 0.37 vừa Nói 0.94 0.42 lớn Toàn bài 0.97 0.43 lớn Bảng 4. Chỉ số Cohen‘s d và effect size của khối KHTN và KHXH theo từng môn và toàn bài Câu hỏi nghiên cứu 3: Có sự khác biệt về điểm số giữa SV SP và SV CNNSP (ngành Cử nhân Tin, Cử nhân Lý, Cử nhân Hóa, CN Văn, Việt nam học, Quốc tế học) hay không? T-test cho các mẫu độc lập được thực hiện để tìm ra sự khác biệt về điểm số của 2 nhóm SV SP và CNNSP. Kết quả cho 2 nhóm không khác nhau về kĩ năng nghe trong khi có sự khác biệt về điểm khi môn đọc và điểm toàn phần. Tuy nhiên, điểm bài đọc và toàn bài của SV khối ngoài SP tốt hơn điểm của SV khối SP. Kết quả t-test cho các mẫu độc lập được trình bày ở bảng 5 bên dưới. Số SV Điểm TB Độ lệch chuẩn T-test p Môn nghe Khối SP 1250 33.18 12.744 -1.28 0.2 Khối ngoài SP 487 33.86 16.792 Môn đọc Khối SP 1250 44.78 17.936 -3.45 0.001 Khối ngoài SP 487 47.52 19.123 Toàn bài Khối SP 1250 38.97 13.007 -3.02 0.003 Khối ngoài SP 487 40.68 15.757 Bảng 5. T-test cho các mẫu độc lập cho khối SP và ngoài SP Chỉ số Cohen‘s d và kích thước tác động (effect size) được tính để kiểm tra mức độ khác biệt về điểm đọc và điểm toàn bài giữa 2 nhóm sinh viên SP và ngoài SP. Kết quả cho thấy sự 332 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  9. khác biệt về điểm đọc và toàn bài giữa hai nhóm là nhỏ (Cohen‘s d = 0.18; effect size = 0.09 với môn đọc và Cohen‘s d = 0.15; effect size = 0.07 đối với điểm toàn bài). 5. Thảo luận và kiến nghị 5.1. Thảo luận Câu hỏi nghiên cứu 1: SV năm nhất không chuyên ngữ ĐHSP TP.HCM thi kiểm tra đầu vào đạt kết quả như thế nào? Kết quả thống kê điểm thi của SV cho thấy chỉ có 18% SV đạt chuẩn B1. Như vậy, yêu cầu của Dự án 2020 do Bộ GD-ĐT tiến hành đối với SV tốt nghiệp THPT cho tới thời điểm năm 2012 vẫn chưa được thực hiện. Một lý do giải thích vì sao SV chưa làm bài tốt có thể là có một phần SV đến từ vùng sâu, vùng xa nơi mà việc dạy tiếng Anh còn chưa được thực hiện một cách đúng đắn. Kết quả phân thích cũng cho thấy điểm nghe đặc biệt thấp và điểm đọc của SV cao hơn so với điểm môn nghe phần nào chứng minh rằng việc dạy tiếng Anh tại các trường THPT hiện nay chủ yếu còn thiên về kĩ năng đọc hiểu, chưa chú trọng vào việc dạy kĩ năng nghe. Đúng với dự tính từ trước tới nay của giảng viên Tổ Ngoại ngữ, kết quả phân tích cũng cho thấy SV các ngành GD Tiểu học, Tin, và Toán thuộc nhóm điểm cao với điểm toàn bài trên 43 điểm. Ngược lại, SV các ngành GD Mầm non, Địa, GD Chính trị, GD Đặc biệt, và GD Thể chất có điểm thấp (dưới 35). Đối với khoa GD Tiểu học, SV có thể thi khối D1 (Văn, Toán, Anh) vào trường nên điểm thi của các SV này nằm trong nhóm cao nhất. Hiện tượng SV khoa Toán, Tin có điểm cao và SV khoa GD Mầm non, Địa, GD Chính trị, GD Đặc biệt, và GD Thể chất nằm trong nhóm SV có điểm thấp cho thấy có sự khác biệt trong năng lực và động lực học ngoại ngữ giữa SV hai nhóm. Đồng thời, như đã đề cập ở trên, điều kiện học ngoại ngữ của SV các khoa cũng có thể là một nhân tố giải thích sự khác biệt về điểm số này. Câu hỏi nghiên cứu 2: Có sự khác biệt về điểm số giữa SV các ngành KHTN (khoa Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh) và KHXH (các khoa còn lại) hay không? Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt về điểm số giữa SV hai nhóm KHTN và KHXH. Sự khác biệt này có thể vì đa phần SV khối KHTN có học lực tốt hơn, do đó, khả năng tiếp thu trong việc học ngoại ngữ cũng tốt hơn SV khối KHXH. Ngoài ra, trong khi phần lớn SV thi vào ngành Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh là SV đến từ những vùng có điều kiện học ngoại ngữ tốt hơn, SV các ngành học còn lại chủ yếu đến từ nông thôn, vùng xa, có điều kiện học tiếng Anh chưa tốt. 333 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  10. Sự khác biệt tương đối xa về điểm nghe giữa hai nhóm SV một lần nữa khẳng định việc dạy và học kĩ năng nghe tại các trường phổ thông còn chưa được chú trọng. Câu hỏi nghiên cứu 3: Có sự khác biệt về điểm số giữa SV SP và SV CNNSP (ngành Cử nhân Tin, Cử nhân Lý, Cử nhân Hóa, CN Văn, Việt nam học, Quốc tế học) hay không? Nếu như không có sự khác biệt về điểm nghe giữa SV hai nhóm này, thì sự khác biệt về điểm đọc và điểm toàn bài của hai nhóm được thể hiện rất rõ. Kết quả phân tích cho thấy SV hệ CNNSP làm bài đọc khá tốt hơn so với SV nhóm còn lại. Quả thực, vì đối với nhóm SP, ngoài SV các ngành điểm cao như SP Toán, Lý, Hóa, Tin, còn bao gồm SV các khoa có điểm thi kém hơn như khoa Địa, GD Mầm non, GD Chính trị, GD Đặc biệt và GD Thể chất. Cho nên, nhóm SV CNNSP (phần lớn bao gồm SV ngành CN Hóa, CN Lý, CN Tin, Việt nam học, Quốc tế học) làm bài thi tốt hơn cũng là điều dễ hiểu. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với việc đào tạo tiếng Anh tại trƣờng ĐHSP TP.HCM Việc triển khai thực hiện Đề án NNQG 2020 cần phải có lộ trình, có hệ thống và có tính kế thừa. Việc giảng dạy tiếng Anh ở các cấp học phổ thông phải đảm bảo được chuẩn đầu ra A2 theo yêu cầu của Đề án thì ở bậc ĐH, với lượng thời gian được phân bổ theo chương trình đào tạo thì mới có thể đảm bảo được chuẩn đầu ra là B1. Về chương trình đào tạo, do đặc thù của đối tượng SV đầu vào của trường đa số là những học sinh ở các tỉnh xa, và kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trình độ AV của SV còn rất hạn chế, vì vậy, để đảm bảo cho sinh viên không chuyên ngữ sau khi tốt nghiệp có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (tương đương B1- Khung tham chiếu Châu Âu), Tổ Ngoại ngữ đề xuất 2 chƣơng trình tiếng Anh tăng cƣờng để Ban Giám hiệu, Ban Quản lý ĐANN 2020 và Phòng Đào tạo xem xét. Chương trình 1: Không yêu cầu kiểm tra đầu vào để xếp lớp. SV năm 1 sẽ theo học tiếng Anh với điều kiện như hiện nay, tức là những SV có học tiếng Anh ở THPT ít nhất là 3 năm. Chương trình bắt buộc gồm 6 học phần (HP), mỗi HP 4 tín chỉ, tổng cộng 24 tín chỉ. Giáo trình giảng dạy cho HP1 và HP2 là American English Files Multipack 2A & 2B, HP3 và HP4 là American English Files Multipack 3A & B, trong khi trong HP5 và HP6, SV sẽ học AVCN. Hai HP AVCN nhằm mục đích cung cấp cho SV những thuật ngữ, cấu trúc ngôn ngữ trong lĩnh vực chuyên môn, tạo nền tảng ngôn ngữ để SV theo học chuyên môn bằng tiếng Anh do khoa chủ quản giảng dạy, theo chủ trương của Ban quản lý ĐANNQG 2020. 334 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  11. Chương trình 2: Hiệp hội khảo thí ngôn ngữ Châu Âu (The Association of Language Testers in Europe) ước tính trung bình cần 150 – 200 giờ để cải thiện trình độ ngôn ngữ từ bậc A2 lên B1 (Pearson, 2013), dù lượng thời gian cần thiết này phụ thuộc nhiều vào yếu tố cá nhân người học. Chương trình này gồm 4 học phần bắt buộc, mỗi học phần 4 tín chỉ, tổng cộng 16 tín chỉ, tương đương với 200 giờ học. Tuy nhiên, sinh viên nhập học năm 1 phải trải qua bài kiểm tra đầu vào bắt buộc (như đề nghị trong nghiên cứu trước đó của Vũ Hoa Ngân, 2010), và chỉ những sinh viên đạt trình độ A2 (Khung tham chiếu Châu Âu) mới được đăng ký học. Giáo trình sử dụng cho HP1 và HP2 là American English Files Multipack 3A & 3B trong khi HP3 và HP4 sử dụng giáo trình AVCN. Tổ Ngoại ngữ cũng đề xuất mở những học phần tự chọn dành cho những sinh viên chưa đạt chuẩn A2. Sau khi theo học và đạt được chuẩn A2, những SV này sẽ được đăng ký học 4 học phần bắt buộc nêu trên. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo, GV phải chú ý tới đặc thù của SV có các trí thông minh khác nhau, nhằm tạo nên sự hứng thú học tập trong SV và để việc giảng dạy có hiệu quả nhất. (Christison, 1996; Ehrman et al, 2003). Đồng thời, việc dạy đều các kĩ năng cũng nên được chú trọng. 5.2.2. Đối với việc đánh giá chất lượng sinh viên Việc kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm SV CNNSP có điểm thi tốt hơn nhóm SV SP đã khẳng định quan niệm lâu này rằng đề thi cho SV khối SP nên khó hơn đề thi cho SV khối CNNSP là không có cơ sở và không chính xác. Như vậy, cùng là SV của trường ĐHSP, cùng học một chương trình như nhau và cùng phải đạt được chuẩn đầu ra B1 như nhau nên SV phải được đánh giá như nhau, sử dụng đề có độ khó như nhau cho SV các hệ SP và CNNSP, SV khối KHTN và khối KHXH. Ngoài ra, nhằm rèn luyện cho SV thi chuẩn B1, lý tưởng nhất là SV nên được kiểm tra đánh giá toàn diện cả 4 kỹ năng. Tuy nhiên, việc đánh giá như thế này sẽ mất rất nhiều thời gian, kinh phí, và công sức của GV nên cần nhiều sự đầu tư của Nhà trường và Dự án. 6. Kết luận Việc khảo sát chất lượng tiếng Anh đối với SV năm nhất không chuyên ngữ là điều vô cùng cần thiết. Kết quả khảo sát mang đến những thông tin bổ ích cho những người học, người dạy, lẫn những nhà quản lý. Dựa vào kết quả khảo sát, hội đồng khoa học và đào tạo của Tổ Ngoại ngữ đã và đang đề xuất với nhà trường những biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của SV không chuyên ngữ ở trường ĐHSP TP.HCM để đáp ứng được 335 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
  12. yêu cầu của Đề án NNQG 2020 và để xứng đáng là một trung tâm ngoại ngữ chất lượng của khu vực phía Nam như sự tin tưởng của Bộ GD-ĐT. Tài liệu tham khảo Aslam, R. (1992). Aspect of language teaching. New Dehli: Swatantra Bharat Press. Bộ GD-ĐT (2008). Quyế t đi ̣nh số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ―Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020‖. Chirstison, M. A. (1996). Teaching and learning languages through multiple intelligences. TESOL Journal, 6(1), pp.10-14. Ehrman, M. E., Leaver, B. L., & Oxford, R. L. (2003). A brief overview of individual differences in second language learning. System, 31(3), pp. 313-330. Harmer, J. (2001). The practice of English language teaching. Pearson-Longman. Hughes, A. (2003). Testing for language teachers. Cambridge University Press. Kunnan, A. & Jang, E. (2011). Diagnostic feedback in language assessment. In Long, M. H. & Doughty, C. J. (eds.), The handbook of language teaching (pp.610-627). New Jersey: Wiley-Blackwell. Pearson (2013). Teacher‘s guide to the Common European Framework. Retrieved from www.pearsonlongman.com/ae/cef/cefguide.pdf. Vũ Hoa Ngân (2010). Tiếng Anh Tổng quát cho sinh viên không chuyên ngữ: Kỳ thi kiểm tra chất lượng đầu năm. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tổ Ngoại ngữ năm 2009 –2010. 336 | T h e 2 0 1 3 c o n f e r e n c e “ I n n o v a t i o n i n t e a c h i n g a n d l e a r n i n g E S P ”
nguon tai.lieu . vn