Xem mẫu

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam THỰC TRẠNG VẬN DỤNG IFRS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP # Th.s Đỗ Thị Tuyết - Th.s Cao Thị Thanh Hường Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật – Công nghiệp Bài viết phân tích thực tế áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trên thế giới, tìm hiểu cụ thể ở một số quốc gia. Đồng thời phân tích thực trạng vận dụng IFRS ở Việt Nam, để đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với việc vận dụng IFRS. Từ kết quả phân tích tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị áp dụng IFRS tại Việt Nam, sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mình nhưng trên cơ sở hòa hợp với chuẩn mực quốc tế. Từ khóa: IFRS, thực trạng, chuẩn mực. Đặt vấn đề Trong 10 năm gần đây, việc áp dụng IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã yêu cầu phải nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính. Mặt khác, để có thể tiếp cận các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập BCTC theo IFRS đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, năm 2014, Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp (DN) theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC (thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006) và Thông tư số 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập BCTC hợp nhất. Các Thông tư mới này đã góp phần nâng cao chất lượng của BCTC, cung cấp các thông tin đáng tin cậy phục vụ việc ra quyết định kinh tế và thu hẹp khoảng cách giữa chế độ kế toán DN Việt Nam với IFRS. Thực trạng vận dụng IFRS trên thế giới Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) được áp dụng chính thức từ 01/01/2005 và hiện tại có 147 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng. Khi mà, một bộ chuẩn mực thống nhất được áp dụng trên phạm vi quốc tế, điều này tác động đáng kể đến đào tạo kế toán tại những quốc gia áp dụng IFRS, mặc dù IFRS ở các quốc gia được áp dụng tại các thời điểm khác nhau. Do có sự khác biệt về kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa, tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp kế toán,... làm cho khó khăn trong việc đánh giá những tác động tiềm tàng của IFRS đến báo cáo tài chính. Theo thống kê từ Analysis of the IFRS jurisdiction profile, ifrs.org: 142
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam + 137/147 quốc gia cam kết hệ thống chuẩn mực kế toán toàn cầu, trừ Albania, Belize, Bermuda, Cayman Islands, Egypt, Macao, Paraguay, Suriname, Switzerland, Việt Nam. + 139/147 quốc gia cam kết với IFRS, ngoại trừ: Belize, Bermuda, Cayman Islands, Egypt, Macao, Suriname, Switzerland và Việt Nam. + 122/147 quốc gia (83%) áp dụng IFRS + 13 quốc gia cho phép áp dụng IFRS thay vì bắt buộc: Bermuda, Cayman Islands, Guatemala, Honduras, India, Japan, Madagascar, Nicaragua, Panama, Paraguay, Suriname, Switzerland, Timor-Leste. + 2 quốc gia bắt buộc áp dụng IFRS cho các tổ chức tài chính: Saudi Arabia, Uzbekistan + Thái Lan đang chuẩn bị áp dụng IFRS. + Indonesia đang chuẩn bị chuyển đổi sang áp dụng IFRS một phần. + 8 quốc gia vẫn đang áp dụng hệ thống chuẩn mực nội địa: Bolivia, China, Egypt, Gui-Bissau, Macao, Niger, United States, Việt Nam. + Châu Âu: - Từ 7/2002: Bắt buộc các công ty niêm yết áp dụng IFRS đối với BCTC hợp nhất. - Từ 2005: Cho phép lựa chọn áp dụng IFRS đối với các công ty không niêm yết và không phải BCTC hợp nhất. + Mỹ: Dự án IFRS Convergence đang thực hiện giữa IASB và FASB, nhằm giảm sự khác biệt giữa IFRS và US.GAAP. + Vương quốc Anh: - Áp dụng IFRS từ 2005 - Từ năm 2011 bắt buộc các công ty niêm yết phải áp dụng IFRS cho BCTC hợp nhất. + Úc: Cập nhật AASB theoIFRS từ 2006. Bảng 1: Hồ sơ IFRS 147 quốc gia Số quốc Quốc gia yêu cầu áp Quốc gia yêu cầu Quốc gia không Vùng gia trong dụng IFRS cho hầu % một số công ty áp yêu cầu các công vùng hết các công ty dụng IFRS ty áp dụng IFRS Châu Âu 43 42 98 1 0 Châu Phi 23 19 83 1 3 Trung Đông 12 11 92 1 0 Châu Á TBD 32 23 72 4 5 Châu Mỹ 37 27 73 8 2 Tổng 147 122 83 15 10 % trên tổng 100% 83% 10% 7% 147 Nguồn: Analysis of the IFRS jurisdiction profile, ifrs.org Cụ thể thực trạng vận dụng IFRS tại một số quốc gia như sau: Mỹ Tháng 11/2007, SEC (ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ) yêu cầu các giao dịch trong thị trường vốn của Mỹ phải được đối chiếu BCTC của họ với Mỹ. Sau đó, SEC đã thực hiện một số động thái nhằm đáp ứng những thách thức ngày càng tăng của IFRS được chấp nhận toàn 143
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam cầu. SEC cho phép các công ty nước ngoài bán chứng khoán tại Mỹ để nộp BCTC sử dụng IFRS. Một số ít các công ty đa quốc gia Mỹ, đã sử dụng IFRS cho chi nhánh nước ngoài của họ. Ở Mỹ, IFRS đang dần được chấp thuận và tiến hành lộ trình gỡ bỏ quy định yêu cầu các công ty chuẩn bị niêm yết trên thị trường Mỹ phải chỉnh hợp BCTC được lập theo IFRS sang US.GAAP. Một số công ty đã chuyển đổi sang IFRS và được sử dụng rộng rãi. Đến ngày 27/8/2008, SEC quyết định chấp nhận sử dụng IFRS và lộ trình này là cơ sở để hình thành một chuẩn mực toàn cầu. Sự hội tụ của Mỹ thông qua SEC, để thấy sự chủ động của Mỹ khi hướng tới hệ thống chuẩn mực quốc tế, song quá trình này còn nhiều khó khăn, thách thức. Singapore Từ năm 2007, Hội đồng chuẩn mực kế toán Singapore (ASC) đã quy định chuẩn mực kế toán cho các công ty niêm yết, tổ chức từ thiện xã hội và hợp tác xã. Theo đó, tất cả các công ty thành lập tại Singapore, bất kể quy mô hoặc mức độ lợi ích công cộng đều phải tuân thủ Luật công ty và Tiêu chuẩn BCTC Singapore (SFR), trong đó phần lớn được lấy từ IFRS đầy đủ. ASC có trách nhiệm đảm bảo độ tin cậy, so sánh các báo cáo tài chính của các công ty khác nhau để nâng cao độ tin cậy và minh bạch của các báo cáo tài chính tại Singapore. Singapore đã chính thức không thông qua 100% IFRS, nhưng đã thông qua 95% các chuẩn mực. Ngoài ra, sự áp dụng toàn bộ IFRS đã không phải là một khó khăn tại Singapore. IFRS 9 Công cụ tài chính về phân loại và đo lường đã được ban hành trong năm 2009 và 2010 nhưng được hoãn lại đến sau ngày 01/01/2013. Có một lưu ý rằng, cách giải thích của một số chuẩn mực đã bị trì hoãn. Vào cuối năm 2010, ASC nhận ra rằng, nó cần thiết để giải quyết việc giảm gánh nặng báo cáo tài chính cho các SME. Như vậy, IFRS cho các DN nhỏ đã được thông qua mà không có bất kỳ sửa đổi nào. Do đó, áp dụng IFRS của Singapore không phải là không có vấn đề. Indonesia Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính của Indonesia (Devan Standar Akuntansi Keuangan- DSAK) đã xem xét việc hài hòa các chuẩn mực kế toán địa phương (PSAK) với IFRS kể từ đầu những năm 2000. Kế hoạch của chính phủ là sự áp dụng đầy đủ vào năm 2012. Hiện nay, các DN đại chúng và tư nhân phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán được thiết lập bởi DSAK. Với sự ra đời của IFRS, chỉ các DN niêm yết sẽ phải đối mặt với những thay đổi báo cáo mạnh mẽ trong năm 2012. Sự hội tụ IFRS tại Indonesia sẽ được thực hiện từng bước để giảm thiểu các tác động tâm lý. Giai đoạn đầu tiên được tiến hành trong thời gian 2008- 2012.“Indonesia là một nước hồi giáo và công nhận luật Shari’a, điều đó đã tác động đến sự hài hòa với IFRS. Tiêu chuẩn như IAS Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường hiện có khó khăn liên quan đến lãi suất. IAS 17 Thuê tài sản, trong đó bao gồm đất và các tòa nhà, là vấn đề đối với ngân hàng, như có sự khác biệt trong thời gian công nhận tăng trong bán – cho thuê lại giao dịch. Một trong những người được phỏng vấn cho thấy, sự hài hòa đặt ra một vấn đề, “sự không hòa hợp giữa GAAP địa phương và IFRS”. Có một lưu ý rằng, “môi trường không tuân thủ pháp lý, môi trường kinh tế, và các vấn đề trong ứng dụng một số yêu cầu của IFRS, 144
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam là những thách thức thực sự đối với người hành nghề kế toán của Indonesia”. Những thay đổi này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chính sách thuế, lập kế hoạch tài chính, phương án bồi thường dựa trên hiệu quả và hệ thống yêu cầu. Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng IFRS tại Việt Nam Vào tháng 2/2016, trong Báo cáo Việt Nam 2035 “Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng thế giới WB đã đưa ra đề xuất rằng, VAS cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn nữa nhà ĐTNN. Theo đó, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng với tầm nhìn Việt Nam 2035, các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển của những nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng trong bối cảnh thị trường “phẳng” toàn cầu với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)... Thực tế hiện nay, có nhiều DN Việt Nam muốn niêm yết cổ phiếu, phát hành trái phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài và các DN này thường gặp phải yêu cầu bắt buộc là có BCTC được lập theo IFRS. Bảng 2: Khảo sát tình hình áp dụng IFRS trong các DN Việt Nam Số lượng công ty Áp dụng IFRS Tỷ lệ % Không áp dụng Tỷ lệ % Tổng cộng Tổ chức tín dụng 4 6.90 54 93.10 58 Tổ chức phi tín dụng 1 1.09 91 98.91 92 Tổng cộng 5 3.33 145 96.67 150 Nguồn: Tổng hợp Qua kết quả khảo sát từ 150 DN lớn nhỏ thì có 4 ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng Việt Nam (Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu, tập đoàn bảo Việt) là áp dụng IFRS trong việc lập BCTC, chiếm 6,90%. Duy nhất có 1 tổ chức phi tín dụng là Vingroup Joint Stock Company công bố thông tin BCTC theo cả VAS và IFRS, chiếm 1,09%. Còn lại 145 DN không áp dụng IFRS mà tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Có thể nhận thấy, phần lớn các DN Việt Nam không áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quá trình ghi nhận và trình bày thông tin kế toán của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ kế toán của Việt Nam chỉ yêu cầu các NHTM khi lập BCTC phải lập theo VAS và IFRS, đối với các đơn vị kinh tế khác không bắt buộc. Theo nhiều chuyên gia tài chính, việc lập báo cáo tài chính theo IFRS là một điều còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Một số DN Việt Nam thường chỉ thực hiện xuất phát từ ý định thực hiện các giao dịch quốc tế hoặc do yêu cầu của các nhà đầu tư chiến lược hoặc đơn giản là mong muốn xây dựng các báo cáo tài chính có tính minh bạch cao, nhằm nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định, nhất là trong điều kiện kinh doanh nhiều biến động như hiện nay. 145
  5. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Đánh giá sự hòa hợp giữa VAS và IFRS Theo nghiên cứu của TS. Phạm Hoài Hương (2010) được tiến hành nhằm xác định mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế, thông qua việc so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) liên quan đến 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính. Kết quả phân tích cho thấy, mức độ hài hòa bình quân là 68%. Mức độ hài hòa về mặt đo lường (81,2%) cao hơn nhiều so với mức độ hài hòa về mặt khai báo thông tin (57%). Mức độ hài hòa của các chuẩn mực liên quan đến doanh thu và chi phí cao hơn các chuẩn mực liên quan đến tài sản. Như vậy, tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa IAS/IFRS và VAS, đặc biệt là vấn đề khai báo thông tin. Việc lập BCTC theo VAS hay IFRS sẽ cho kết quả các chỉ tiêu trên BCTC khác nhau, từ đấy sẽ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu phân tích. Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc áp dụng IFRS tại các DN Việt Nam Nguyên nhân trực tiếp IAS/IFRS ngày càng hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý, nhằm đảm bảo tính ‘liên quan’ của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng, trong khi đó giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được quy định bởi VAS. Hơn nữa, Việt Nam chưa có thị trường, khung pháp lý cho việc áp dụng giá trị hợp lý trong quá trình đo lường của kế toán. Tuy Thông tư 200/2014/TT-BTC cũng có đề cập đến giá trị hợp lý trong một số trường hợp cụ thể, nhưng các căn cứ để vận dụng giá trị hợp lý thì chưa đầy đủ. Môi trường kế toán - Phương pháp kế toán theo IFRS quá phức tạp. - Chi phí áp dụng phương pháp kế toán theo IIFRS (chi phí thu thập thông tin, định giá tài sản, vận hành hệ thống đánh giá,…) có thể lớn hơn lợi ích mang lại. - Nguồn nhân lực chưa đủ trình độ để hiểu và vận dụng những quy định của IFRS. - DN chưa có nhu cầu cung cấp thông tin theo IFRS. - Chế độ kế toán không bắt buộc áp dụng IFRS. - Các tổ chức nghề nghiệp kế toán không ảnh hưởng lớn tới việc áp dụng IFRS. Yếu tố văn hóa và ngôn ngữ Áp dụng IFRS, sự không chắc chắn là rất cao bởi vì báo cáo tài chính theo IFRS sử dụng nhiều ước tính kế toán ví dụ như giá trị hợp lý. VAS với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn. Bên cạnh đó, khoảng cách ngôn ngữ giữa Tiếng Anh và tiếng Việt là rất lớn. IFRS sử dụng tiếng Anh và có nhiều thuật ngữ kế toán phức tạp, vì vậy dễ gây ra những hiểu lầm và sai lệch khi dịch sang ngôn ngữ khác. Trong khi ở Việt Nam, ngôn ngữ chính thức và phổ biến là tiếng Việt, nhìn chung hoàn toàn khác biệt với tiếng Anh. Có nhiều thuật ngữ tiếng Anh không có từ tiếng Việt tương đương 146
  6. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán. Thêm vào đó, đa số người Việt Nam không giỏi tiếng Anh. Sự khác nhau về ngôn ngữ là quan trọng nhưng không phải là yếu tố cơ bản, ảnh hưởng đến việc không áp dụng toàn bộ IFRS tại Việt Nam. Yếu tố chính trị và luật pháp VAS được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật của Việt Nam, trong khi IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật của các nước theo hướng thông luật. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển IFRS, các cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia; Việc kiểm soát của Nhà nước được thực hiện thông qua việc giải thích mục tiêu, nguyên tắc kế toán, phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày BCTC; Chuẩn mực, nguyên tắc kế toán thường được thiết lập bởi các tổ chức tư nhân chuyên nghiệp, điều đó cho phép chúng trở nên dễ thích ứng với thực tiễn và sáng tạo hơn, và phần lớn các nguyên tắc này không được quy định trực tiếp trong các văn bản luật. Yếu tố nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam Hệ thống đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam có chất lượng chưa cao. Đa phần họ chưa được đào tạo bài bản về các kiến thức liên quan tới chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong các trường đại học, các môn học chuyên sâu về IFRS mới chỉ được hình thành trong vài năm gần đây. Khi đi làm, các nhân viên này phần lớn không có cơ hội tiếp xúc với môi trường kế toán, đòi hỏi phải áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này dẫn tới khả năng nghề nghiệp của người Việt Nam trong đó có nghề kế toán thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Kiến nghị Từ các nguyên nhân của sự chưa hòa hợp giữa VAS và IFRS và những phân tích nêu trên, có thể thấy, việc Việt Nam lựa chọn mô hình vận dụng có chọn lọc IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho mình là một sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập về kế toán nói riêng, cần có một số giải pháp mang tính định hướng cụ thể như sau: Thứ nhất, trong IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC. Trong khi đó, VAS1 hầu như chỉ đưa ra nguyên tắc giá gốc. Việc sử dụng giá gốc làm cơ sở đo lường chủ yếu có thể đạt được độ tin cậy nhưng làm giảm tính liên quan của thông tin được cung cấp bởi BCTC. Do vậy, trong một tương lai không xa, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng “Nguyên tắc giá trị hợp lý” trở thành một vấn đề cần được Việt Nam xem xét và thực hiện một cách nghiêm túc. Thứ hai, cần có lộ trình hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế một cách thận trọng, nên để các DN lớn (niêm yết) áp dụng IFRS đầy đủ trước rồi mới đến các DNNVV. Bởi phần lớn các DN Việt Nam là các DN có quy mô nhỏ và vừa, nên rất cần có thời gian chuẩn bị cả về mặt nhân lực kế toán và tài chính. Thứ ba, nhằm đáp ứng kịp thời sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cần sớm ban hành 03 chuẩn mực kế toán liên quan đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh trong đời sống kinh tế, bao gồm: Thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Tìm kiếm, thăm dò và xác định các nguồn tài nguyên khoáng sản (IFRS 06); Công cụ tài chính (IFRS 07, IFRS 09). Một số chuẩn mực cũng cần có bước chuẩn bị để ban hành trong thời gian tiếp theo như: Tài sản nắm 147
  7. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam giữ để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục; Phúc lợi của nhân viên; Nông nghiệp. Thứ tư, nên xem xét chỉnh sửa Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho phù hợp với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam. Thực tế cho thấy, IFRS như một ngôn ngữ kinh doanh chung trên toàn cầu. Nó giúp cho thông tin có thể so sánh được trên diện rộng, song, không phải là phù hợp hoàn toàn với tất cả các nước có trình độ phát triển và chuẩn mực kế toán khác nhau. Cần hướng đến mục đích giúp cho thông tin hữu ích hơn cho người dùng, giảm độ phức tạp. Thứ năm, cần làm rõ những thuật ngữ quan trọng để những rào cản về ngôn ngữ không làm ảnh hưởng đến phạm vi áp dụng và nội dung của chuẩn mực. Điều này là rất quan trọng với Việt Nam khi IFRS đầy đủ chưa được áp dụng, tiếng Anh không phải là thứ ngôn ngữ phổ biến và hệ thống Luật pháp còn chưa phát triển. Thứ sáu, Việt Nam cần từng bước tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế và pháp luật phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS. Chẳng hạn như, thị trường giao dịch tài sản cần phải minh bạch và hoạt động để có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường giá trị tài sản. Kết luận Phân tích cho thấy, sự thay đổi thể chế, xu hướng hội nhập quốc tế cũng như những đặc thù quốc gia có ảnh hưởng đến cách tiếp cận, để hình thành hệ thống kế toán ở Việt Nam. Nhằm thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế có mức độ hài hòa cao với IFRS ở thời điểm ban hành. Việt Nam cần từng bước hoàn thiện môi trường kinh tế và luật pháp phù hợp với yêu cầu của IFRS. Đồng thời, cần thiết lập thị trường tài chính theo hướng mở, xác định hệ thống kế toán là để phục vụ cho sự phát triển của các công ty, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, hữu ích và công bố cho công chúng không chỉ đến đối tượng trong nước mà còn cả nước ngoài. ----------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Trần Quốc Thịnh, Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán số 3/2012 2. Lê Thị Kiều, Định hướng áp dụng IFRS hệ thống BCTC quốc tế tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế 3. Ball, R. (2006). International Financial reporting Standards (IFRS): pros and cons for investors, Accounting and Business Research 4. Daske, H.,Hail, L., Leuz, 5. http://www.ifrs.org/Alerts/PressRelease/Pages/China-to-explore-further-use-of-IFRS.aspx 6. http://www.ifrs.org/Use-around-the-world/Pages/Analysis-of-the-IFRS-jurisdictional-profiles.aspx. 7. http://www.ifrs.org/Use-around-the-world/Pages/Analysis-of-the-G20-IFRS-profiles.aspx 8. ASC (2007), Proposed finacial reporting standard. 148
nguon tai.lieu . vn