Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẶNG VĂN DUY Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 04/4/1994 theo Nghị định số 31/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã có đội ngũ giảng viên khá đông đảo với phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của Đại học Thái Nguyên còn một số hạn chế về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Dựa trên thực trạng đó, nghiên cứu này đưa ra giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên. Từ khóa: giảng viên; giải pháp; Đại học Thái Nguyên. 1. MỞ ĐẦU Đội ngũ giảng viên có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Đại học Thái Nguyên là đại học vùng, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao. Để xây dựng Đại học Thái Nguyên trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực: Giáo dục, nông - lâm nghiệp, y tế, kinh tế… nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước, cần quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên của Đại học Thái Nguyên 2.1.1. Ưu điểm Về số lượng: Tính đến năm 2015, tổng số cán bộ của Đại học Thái Nguyên là 4.432 người, trong đó giảng viên là 2.824 người, chiếm 63,7% tổng số cán bộ. Tỷ lệ giảng viên/sinh viên chính quy đạt 1/20,6 [4, tr. 54]. Mục tiêu của giáo dục đại học quy định trong Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 là: “Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên của hệ thống giáo dục đại học không quá 20. Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 25% 104
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 35% đạt trình độ tiến sĩ” [2, tr. 2]. Như vậy, tỷ lệ trung bình giảng viên/sinh viên của Đại học Thái Nguyên phù hợp với mục tiêu Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Về chất lượng: Đại học Thái Nguyên đã có đội ngũ giảng viên với chất lượng khá cao, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong tình hình mới. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp: Đội ngũ giảng viên Đại học Thái Nguyên luôn giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo. Thực hiện đúng điều lệ, nội quy của ngành, đơn vị. “Đại bộ phận cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng quan điểm chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, chấp hành nghiêm túc, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và địa phương” [4, tr. 11]. Trình độ chuyên môn: Tính đến năm 2015, Đại học Thái Nguyên có đội ngũ giảng viên với trình độ chuyên môn khá cao. Trong tổng số 2.824 giảng viên, có 8 giáo sư (chiếm 0,28%), 102 phó giáo sư (chiếm 3,6%), 463 tiến sĩ (chiếm 16,4%), 1.659 thạc sĩ (chiếm 58,7%). Như vậy, số giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên là 2.232 người (chiếm 79% tổng số giảng viên) [4, tr.54]. Đặc biệt, Đại học có 87 giảng viên cao cấp, 249 giảng viên chính, 2 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 52 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Đội ngũ này không những là giảng viên đầu ngành, nòng cốt trong công tác giảng dạy ở các trường mà còn có vai trò hướng dẫn, giúp đỡ những giảng viên trẻ trong quá trình công tác. Từ năm 2013, Đại học Thái Nguyên triển khai thực hiện Đề án nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ, viên chức. Nhờ đó, trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ giảng viên không ngừng được nâng cao. “Đã có 574 giảng viên đạt chuẩn tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 (đạt 20,3%), 1.446 cán bộ, giảng viên đạt trình độ tin học quốc tế IC3 (đạt 50,9% số cán bộ giảng viên thuộc diện phải đạt chuẩn tin học) [4, tr.7]. Trình độ ngoại ngữ và tin học ngày càng nâng cao giúp cho đội ngũ giảng viên của Đại học Thái Nguyên khai thác nguồn tài liệu bằng tiếng nước ngoài và ứng dụng được những công cụ hỗ trợ mới vào quá trình giảng dạy. Về cơ cấu Cơ cấu theo độ tuổi: Đội ngũ giảng viên trẻ (dưới 35 tuổi, thâm niên công tác dưới 10 năm) ở Đại học Thái Nguyên chiếm tỷ lệ lớn với 2.323 người (chiếm 82,25% tổng số giảng viên). Thực trạng này phù hợp với chủ trương trẻ hóa nguồn lực giảng viên của Đại học Thái Nguyên và hợp lý đối với một số đơn vị mới được thành lập. Ưu điểm của giảng viên trẻ là sự nhiệt tình trong công việc, năng động, sáng tạo trong giảng dạy, học tập cũng như trong nghiên cứu khoa học. 105
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Cơ cấu theo giới tính: Tỷ lệ giảng viên nữ và nam của Đại học Thái Nguyên cân đối. Giảng viên nữ chiếm 53,6%, giảng viên nam chiếm 46,4% tổng số giảng viên [5]. Sự cân đối về mặt giới tính tạo ra những thuận lợi trong việc quản lý, bố trí, sử dụng giảng viên của các trường thành viên trong Đại học Thái Nguyên. Cơ cấu dân tộc: Trong số 2.824 giảng viên của Đại học Thái Nguyên thì số giảng viên người dân tộc thiểu số là 436 người (chiếm 15,4% tổng số giảng viên) [5]. Đặc điểm này tạo ra thuận lợi cho quá trình liên kết đào tạo, hợp tác của Đại học Thái Nguyên với các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lào Cai... 2.1.2. Hạn chế Về số lượng: Một số đơn vị trong Đại học Thái Nguyên như: Khoa Ngoại ngữ, Khoa Quốc tế... rơi vào tình trạng thiếu giảng viên, đặc biệt là thiếu cán bộ giảng dạy đầu ngành và chuyên gia giỏi. Một số khoa trực thuộc các trường thành viên có số lượng giảng viên đông, tỷ lệ trung bình giảng viên trên sinh viên ở mức hợp lý (từ 1/17 đến 1/20) nhưng thiếu giảng viên đủ tiêu chuẩn đứng lớp nên dẫn đến tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” giảng viên. Về cơ cấu: Khó khăn cơ bản là số lượng giảng viên trẻ chiếm tỷ lệ cao (chiếm 82,25%). Do còn trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề nên giảng viên trẻ còn thiếu cả về kiến thức chuyên môn, kiến thức liên ngành, kinh nghiệm thực tiễn, năng lực sư phạm để truyền đạt kiến thức, kỹ năng tạo nên một bài giảng hay, có chiều sâu và hiệu quả. “Một bộ phận những thầy, cô giáo trẻ nhất là ở các bộ môn lý luận chính trị phải lên lớp khi chưa đủ độ chín về tri thức lý luận chứ chưa nói đến tri thức thực tiễn. Thầy chưa đủ sức thuyết phục trò, thậm chí chưa đủ tự tin với chính bản thân trong quá trình lên lớp” [1, tr. 194]. Về chất lượng: Đội ngũ giảng viên có trình độ cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ) chiếm 20,28% tổng số giảng viên. Trong khi đó, mục tiêu của giáo dục đại học được quy định tại Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP Về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 là: Đến năm 2010 có ít nhất 25% giảng viên đạt trình độ tiến sĩ. Như vậy, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của Đại học Thái Nguyên chưa đạt chỉ tiêu của giáo dục đại học. Trong số 2.824 giảng viên, mới chỉ có 8 giáo sư và 102 phó giáo sư, lực lượng này còn khá mỏng, đa số tham gia công tác quản lý nên có ít thời gian cho công tác giảng dạy. Về trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) của giảng viên vẫn còn thấp. Số giảng viên đạt chuẩn tiếng Anh theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 là 20,3% [4, tr. 7]. Thực tế hiện nay, trình độ ngoại ngữ của cán bộ giảng dạy chưa cho phép quá trình hội nhập quốc tế được diễn ra tích cực. 2.2. Giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên của Đại học Thái Nguyên Mục tiêu xây dựng đội ngũ giảng viên Đại học Thái Nguyên quy định tại Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Đại học Thái Nguyên lần thứ V nhiệm kỳ 2015- 106
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 2020 là: Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giảng viên về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sĩ từ 28-30% (khoảng 855-900 tiến sĩ); 7-10% cán bộ giảng dạy có học hàm giáo sư, phó giáo sư; 100% giảng viên trong độ tuổi quy định đạt chuẩn ngoại ngữ và tin học [4, tr. 20]. Để đạt được mục tiêu trên, cần tập trung thực hiện những giải pháp cơ bản sau: Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng, các lực lượng trong Đại học Thái Nguyên đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ giảng viên. Tích cực giáo dục, quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đào tạo và vai trò đội ngũ giáo viên như: Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Về việc xây dựng, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020; Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa XI) Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo... Thông qua các hoạt động thực tiễn như: tổ chức học tập chính trị, mở các lớp tập huấn, thi giảng viên dạy giỏi, thông qua sinh hoạt đảng, chính quyền, nhất là thực tiễn hoạt động xây dựng đội ngũ giảng viên. Trên cơ sở đó, Đảng ủy Đại học Thái Nguyên đánh giá được trình độ nhận thức, trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức đối với công tác này, sớm phát hiện được những sai lầm, lệch lạc trong nhận thức để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của công tác xây dựng đội ngũ giảng viên. Hai là, đổi mới và đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. * Đối với công tác đào tạo giảng viên Đẩy mạnh việc đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên. Trong giai đoạn 2010-2015, Đại học Thái Nguyên đã cử 532 cán bộ đi học tiến sĩ, 734 cán bộ đi học thạc sĩ. Trong đó, đa số giảng viên được cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn Hà Nội [4, tr. 7]. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập sâu rộng hiện nay, đào tạo cán bộ giảng dạy phải theo hướng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tiếp cận được hướng nghiên cứu mới, những phương tiện nghiên cứu hiện đại. Vì vậy, Đại học Thái Nguyên cần đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nước ngoài theo hướng hợp tác song phương, gửi đào tạo hoặc liên kết đào tạo với các cơ sở, các viện nghiên cứu và các trường đại học có uy tín trên thế giới, coi đây là giải pháp mang tính đột phá để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đưa giáo dục đại học hội nhập quốc tế nhanh nhất. Tăng chỉ tiêu đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước cho các trường thành viên; khuyến khích và hỗ trợ giảng viên đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng nguồn kinh phí tự túc. Hiện nay, trong Đại học Thái Nguyên đã có một số trường thành viên thực hiện khá tốt việc khuyến khích cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài tiêu biểu như: Đại học Nông lâm, Đại học Y - Dược, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp... 107
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Để nội dung đào tạo đội ngũ giảng viên được thực hiện có hiệu quả, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên cần tiếp tục chỉ đạo các trường thành viên rà soát đội ngũ giảng viên về độ tuổi và trình độ để có kế hoạch đào tạo. - Đối với cán bộ giảng dạy dưới 30 tuổi, bắt buộc phải đi học cao học hoặc nghiên cứu sinh ở nước ngoài, nhất là các ngành khoa học - kỹ thuật, công nghệ sinh học, khoa học tự nhiên. - Đối với cán bộ giảng dạy từ 30 - 40 tuổi, số này cũng bắt buộc phải học cao học và làm nghiên cứu sinh để nâng cao trình độ chuyên môn. Khuyến khích và tạo điều kiện để họ được đi học cao học và làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài. - Đối với cán bộ giảng dạy từ 40 - 50 tuổi, nếu ở tuổi này chưa có bằng thạc sĩ và tiến sĩ thì rất khó có điều kiện đi học để nâng cao trình độ. Tuổi tác và vốn ngoại ngữ là gánh nặng lớn đối với họ. Độ tuổi này nên động viên họ làm nghiên cứu sinh ở trong nước. - Đối với cán bộ giảng dạy trên 50 tuổi, trường hợp nào chưa có bằng thạc sỹ, không có khả năng nghiên cứu và học tiếp cao học thì phải bồi dưỡng thường xuyên hoặc chuyển công tác khác. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án 08 của Đảng ủy Đại học Thái Nguyên về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ viên chức. Các đơn vị trực thuộc Đại học tiếp tục xây dựng kế hoạch cụ thể để cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng trong từng năm theo chỉ tiêu đã đăng ký, chú trọng đẩy mạnh việc cử cán bộ đi đào tạo trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ. * Đối với công tác bồi dưỡng giảng viên Nội dung bồi dưỡng giảng viên phải toàn diện, bao gồm đạo đức cách mạng, tư tưởng chính trị, kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm. Trước mắt cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: - Quan triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo và hội nhập quốc tế. - Tập huấn cán bộ giảng dạy về các môn học mới, theo chương trình mới có nhiều thay đổi so với chương trình cũ. - Bồi dưỡng khoa học chuyên ngành, khoa học giáo dục, khoa học quản lý, đạo đức người trí thức nói chung và người giảng viên nói riêng. - Tích cực bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ giảng viên. Các trường thành viên tự tổ chức bồi dưỡng cho giảng viên sau đó tiến hành thi sát hạch dưới sự giám sát của lãnh đạo Đại học Thái Nguyên. - Bồi dưỡng cho giảng viên phương pháp dạy học theo hướng tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm phát huy tính độc lập, sáng tạo của người học. 108
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Ba là, làm tốt công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên. Đảng ủy, Ban Giám đốc Đại học, Ban Tổ chức Cán bộ cần phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các trường thành viên. Giao cho các trường thực hiện quy hoạch, dựa trên cơ sở đó để tiến hành quy hoạch tổng thể. Việc xây dựng quy hoạch phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của Đại học, của các trường thành viên; đánh giá đúng thực trạng và dự báo sự phát triển của đội ngũ giảng viên. Nâng cao nhận thức, năng lực lãnh đạo, phương pháp tiến hành quy hoạch đội ngũ giảng viên của các cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan chuyên môn, phải thường xuyên chăm lo xây dựng và thực hiện quy hoạch; đổi mới quan điểm trong xem xét đánh giá giảng viên sao cho khoa học, khách quan, công tâm. Xây dựng quy hoạch phải gắn liền với điều hành, thực hiện quy hoạch. Để đảm bảo tính pháp lý, quy hoạch phải gắn với nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ Đại học, trường, khoa, có sự phê chuẩn và giám sát của cấp ủy và cơ quan nghiệp vụ cấp trên có thẩm quyền trong điều hành thực hiện quy hoạch. Trong những năm tới, việc xây dựng quy hoạch cần chú ý khắc phục hạn chế về cơ cấu độ tuổi và chất lượng đội ngũ giảng viên. Đội ngũ cán bộ đầu ngành của các trường đại học hiện nay rất thiếu, do đó những người có học hàm phó giáo sư, giáo sư đã đến tuổi về hưu song có năng lực nghiên cứu, giảng dạy nên mời họ ở lại tiếp tục làm việc tạo điều kiện để họ đóng góp tài năng, trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục. Bốn là, đổi mới công tác tuyển dụng, tạo nguồn đội ngũ giảng viên. Lãnh đạo Đại học Thái Nguyên phối hợp với các trường thành viên xây dựng quy chế, quy trình tuyển dụng chung cho các trường. Quán triệt tư tưởng tuyển chọn cần đáp ứng nhu cầu phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ… Đối tượng tuyển dụng: Tiếp tục thực hiện chủ trương và có chính sách cụ thể để tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc, giỏi, có phẩm chất tốt ở các trường thành viên và những người có trình độ sau đại học, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn để đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhằm bổ sung nguồn giảng viên tại chỗ cho Đại học. Đối tượng tuyển dụng cần quy định về độ tuổi: Thạc sĩ dưới 35 tuổi, tiến sĩ dưới 50 tuổi. Ưu tiên cho những người có bằng tiến sĩ và thạc sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài. Ngoài quy định về tuổi, cần đưa ra tiêu chuẩn về trình độ khoa học, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu, năng lực quản lý. Về quy trình tuyển dụng: Cơ sở sử dụng lao động bắt buộc phải tổ chức thi giảng trước hội đồng khoa học cấp khoa và cấp trường để sát hạch về phương pháp truyền đạt, phong cách giảng dạy. Vì nhiều trường hợp, ứng viên kết quả học tập rất tốt song phương pháp truyền đạt lại hạn chế, trong khi đó tiêu chuẩn của giảng viên đại học bao gồm cả kiến thức và phương pháp truyền đạt. Để tuyển dụng được cán bộ giảng dạy vừa có trình độ chuyên môn, vừa có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị cần phải có đủ thời gian để thử thách, kiểm định. Trong 109
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 thời gian tập sự, người giảng viên phải cam kết lộ trình hoàn thành yêu cầu về ngoại ngữ, chương trình đào tạo sau đại học, các chứng chỉ, bằng cấp cần thiết để đảm bảo đủ chuẩn. Cụ thể là, sau 3 năm kể từ khi ký hợp đồng phải bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ, sau 5 năm, chậm nhất là 7 năm kể từ khi có bằng thạc sĩ phải bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Nếu không hoàn thành được yêu cầu đặt ra có thể chấm dứt hợp đồng. Song song với quá trình tuyển dụng là sự đào thải, các trường thành viên trong Đại học Thái Nguyên đã chú ý đến việc tuyển dụng giảng viên, nhưng việc đào thải giảng viên không đủ phẩm chất và năng lực chưa được quan tâm thực hiện. Cần nhận thức đào thải là một mặt của quá trình xây dựng đội ngũ giảng viên. Tùy theo trường hợp cụ thể mà chuyển công tác hay cho về hưu trước tuổi những người không đủ phẩm chất, năng lực giảng dạy ở bậc đại học. Năm là, làm tốt công tác quản lý, bố trí, sử dụng giảng viên. * Đối với công tác quản lý giảng viên Đại học Thái Nguyên cần tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý đội ngũ giảng viên. Giao cho các trường thành viên trực tiếp quản lý giảng viên và phải báo cáo lên lãnh đạo Đại học Thái Nguyên theo định kỳ để kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh. Đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn Đại học, đồng thời nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của các đơn vị đào tạo trong công tác quản lý giảng viên. Xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy quản lý nhằm tạo hành lang pháp lý, thuận lợi cho các đơn vị thành viên trong việc quản lý giảng viên. Trong thời gian tới, cần xây dựng và ban hành các văn bản sau: Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn tuyển dụng đội ngũ giảng viên; Quy định về chính sách đối với giảng viên; Quy định về miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu; Quy định về chế độ khen thưởng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức có trình độ cao (tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư) và đào tạo bồi dưỡng tiếng Anh... * Đối với việc bố trí, sử dụng giảng viên Bám sát vào nhiệm vụ chính trị trung tâm của Đại học và của từng trường, khoa để bố trí, sử dụng giảng viên, không để các yếu tố không chính đáng chi phối đến việc bố trí, sử dụng. Phải tìm hiểu, đánh giá đúng giảng viên, thấy được ưu điểm, hạn chế để bố trí, sử dụng. Việc sắp xếp giảng viên cũng cần phải căn cứ chuyên ngành được đào tạo và khả năng, sức khỏe của họ mà phân công bộ môn giảng dạy cho phù hợp. Hết sức tránh trường hợp bố trí giảng viên giảng dạy trái với chuyên ngành đào tạo, nếu sử dụng phải được bồi dưỡng, đào tạo lại để bảo đảm chất lượng. Hàng năm, tiến hành phân loại giảng viên thông qua việc sát hạch về trình độ chuyên môn và năng lực nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó bố trí, sắp xếp lại đội ngũ giảng viên không đáp ứng yêu cầu bằng những giải pháp: đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bố trí công việc khác thích hợp. 110
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Sáu là, hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo động lực cho giảng viên công tác. Hiện nay, cơ chế quản lý chuyên môn và phân chia phúc lợi bình quân chủ nghĩa, không tạo động lực cho cán bộ giảng dạy nâng cao chất lượng chuyên môn. Những giảng viên đầu tư tiền bạc, thời gian vào nghiên cứu khoa học, nâng cao chất lượng bài giảng chủ yếu xuất phát từ đam mê nghiên cứu khoa học và yêu nghề. Lợi ích của họ về các chế độ, chính sách, quy chế chi tiêu nội bộ không khác gì những giảng viên không có sự đầu tư nghiên cứu khoa học. Như vậy, sẽ triệt tiêu động lực phấn đấu của giảng viên. Vì vậy, cần triển khai cơ chế và các chế độ chính sách mới nhằm tạo động lực cho cán bộ giảng dạy, tránh hiện tượng bình quân chủ nghĩa trong phân phối, mà thực hiện nguyên tắc phân phối lao động. Kết hợp chặt chẽ mọi quyền lợi về vật chất và tinh thần với mức độ bồi dưỡng chuyên môn và cống hiến thực tế của cán bộ giảng dạy. Ban lãnh đạo Đại học Thái Nguyên cần xây dựng, ban hành các quy chế, chính sách chung cho tất cả các trường thành viên về một số chính sách, chế độ với đội ngũ giảng viên như: Chính sách đối với giảng viên học nghiên cứu sinh, cao học; chính sách sử dụng, đãi ngộ hợp lý đối với giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ nhằm thu hút và tạo nguồn cho công tác tuyển dụng và bố trí cán bộ; tạo cơ chế để cán bộ tự đào tạo, tham gia các lớp đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của Đại học; chế độ phụ cấp, hỗ trợ đối với những giảng viên trẻ đang tham gia học tập nâng cao trình độ. Cần có chế độ riêng với những giảng viên trẻ thực sự có năng lực, không nên câu lệ vào các quy định về mức lương và phụ cấp hỗ trợ hiện nay. Đồng thời, khuyến khích các trường thành viên có những chính sách đãi ngộ riêng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện cho giảng viên yên tâm công tác, cống hiến. Thực hiện chủ trương khuyến khích giảng viên tích cực học tập, công tác và nghiên cứu khoa học. Tạo điều kiện vật chất hỗ trợ giảng viên đi đào tạo sau đại học bằng các nguồn có thể vận dụng như: ngân sách đào tạo lại, ngân sách hỗ trợ đào tạo, quỹ đơn vị… nhằm khuyến khích, động viên cán bộ tích cực, cố gắng trong quá trình học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, góp phần nâng cao tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học. Thực hiện tốt chính sách bồi dưỡng lao động đặc thù cho đội ngũ giảng viên, bồi dưỡng hướng dẫn, bồi dưỡng vượt giờ... tương xứng với cường độ lao động, nhằm động viên đội ngũ giảng viên tích cực, hăng say công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng và thực hiện tốt quy chế thi đua khen thưởng, trong đó chú trọng việc khen thưởng đối với giảng viên có nhiều cố gắng, thành tích và đóng góp cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ để tạo động lực cho đội ngũ giảng viên phấn đấu. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời khuyến khích và nhân rộng các cá nhân, tổ chức tiên tiến trong công tác xây dựng đội ngũ giảng viên. 3. KẾT LUẬN Đội ngũ giảng viên Đại học Thái Nguyên có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục, đào tạo và vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đại học. Thực trạng đội ngũ giảng viên của Đại học Thái Nguyên vừa có những mặt 111
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 tích cực, lại vừa có những hạn chế, ảnh hưởng đến công tác đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên. Vì vậy, công tác xây dựng đội ngũ giảng viên của Đại học cần thường xuyên bám sát thực trạng để xây dựng được đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của giáo dục đại học trong thời kỳ mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Anh, (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào đào tạo đại học hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. [2] Chính phủ, (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. [3] Đại học Thái Nguyên (2014), Đại học Thái Nguyên 20 năm xây dựng và phát triển (4/4/1994 - 4/4/2014), Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. [4] Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Ban Chấp hành Đảng bộ Đại học Thái Nguyên, (2015), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Đại học Thái Nguyên lần thứ V nhiệm kỳ 2015-2020. [5] Ban Tổ chức Cán bộ - Đại học Thái Nguyên, Số liệu thống kê qua các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016. Title: REALITY AND SOLUTIONS OF TRAINING LECTURERS IN THAI NGUYEN UNIVERSITY Abstract: Thai Nguyen university was established on April, 4th, 1994 by degree No 31/ND-CP of the Government on the basis of the universities reorganization in Thai Nguyen. After more than 20 years of training and development, Thai Nguyen university has quite crowded lecturers who have moral qualities and good political sense and their qualifications and professional competences are enhanced. However, lecturers in Thai Nguyen university have some limitations of the amount, quality and structure. Based on this reality, the article provides some solutions to train good lecturers at Thai Nguyen university. Keywords: Lecturer; Solution; Thai Nguyen university. ThS. ĐẶNG VĂN DUY Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên ĐT: 0979230601, Email: vanduyvc@gmail.com 112
nguon tai.lieu . vn