Xem mẫu

  1. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 441 THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG TRONG GIAI ĐOÄN HIỆN NAY ThS. Vũ Kiến Quốc Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt: Trong những năm qua, kinh tế tư nhân ở Hải Phòng nói riêng và ở nước ta nói chung đã không ngừng phát triển, trở thành lực lượng quan trọng đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù đã có những bước tiến ngoạn mục, nhưng kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay chưa thực sự được hệ thống hóa thành một mô hình phát triển đột phá. Để tạo ra sự bứt phá cho phát triển kinh tế tư nhân và từng bước cụ thể hoá mục tiêu của mình, trong thời gian tới Hải Phòng cần phải triển khai thực hiện một số giải pháp cần thiết cho khu vực kinh tế tư nhân. Từ khóa: Kinh tế tư nhân, Hải Phòng, giải pháp, phát triển, đột phá. CURRENT SITUATION AND PRIVATE ECONOMIC DEVELOPMENT SOLUTIONS IN HAI PHONG IN THE CURRENT PHASE Abstract: In recent years, the private economy in Hai Phong in particular and in our country in general has been constantly developing, becoming an important force to contribute to the cause of innovation and socio-economic development. . Although there have been spectacular advances, the private sector in Hai Phong is not really systematized into a breakthrough development model. In order to create a breakthrough for private economic development and step by step concretize its goals, in the coming time, Hai Phong needs to implement some necessary solutions for the private economic sector. Key words: Private economy, Hai Phong, solutions, developments, breakthroughs. 1. ĐẶT VÇN ĐỀ Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, là một bước tiến mới, tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân và toàn bộ nền kinh tế, thể hiện sự tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế của Đảng để phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế nước ta. Sau hơn 30 năm đổi mới, đối với Hải Phòng, vùng đất sở hữu chiều dài bờ biển trên 125km, có 6 cửa sông lớn với mật độ bình quân 0,7km/km2 đổ ra biển, cấu trúc địa lý đã kiến tạo Hải Phòng thành đầu mối giao thông huyết mạch nối miền Bắc với quốc tế, một môi trường để phát triển hiệu quả kinh tế tư nhân, và thực sự đã trở thành địa phương để lại những dấu ấn quan trọng.
  2. 442 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế tư nhân. Trên cơ sở đó, tác giả vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác- Lênin làm cơ sở phương pháp luận để luận giải, phân tích vấn đề. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgic, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, đối chiếu, so sánh và xử lý số liệu thống kê để nghiên cứu đề tài. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân của Hải Phòng 3.1.1. Những kết quả đạt được trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân của Hải Phòng Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TƯ, ngày 18/3/2002 của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân", kinh tế tư nhân ở Hải Phòng nói riêng và ở nước ta nói chung đã không ngừng phát triển, trở thành lực lượng quan trọng đóng góp ngày càng lớn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược dòng lịch sử, chỉ sau thời gian ngắn khi người Pháp vào cai trị, Hải Phòng đã có hệ thống cảng lớn nhất miền Bắc, là trung tâm tài chính, công nghiệp của cả Đông Dương. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ dạng hình tư bản tư nhân của người Pháp, thành quả kinh tế của những người Việt tại Hải Phòng thời kỳ thuộc Pháp cũng rất đáng nể. Có thể kể một số doanh nhân điển hình như doanh nhân Bạch Thái Bưởi gắn với Công ty Giang Hải Luân, nổi danh cả nước về công nghiệp đóng tàu và vận tải hàng hải; Doanh nhân Nguyễn Sơn Hà với hãng sơn Sơn Hà không chỉ đủ sức cạnh tranh với các hãng sơn lớn ở thế giới, mà sự nghiệp của ông cũng gắn liền với công cuộc cách mạng, xứng đáng nằm trong danh sách những nhà tư sản cách mạng tiêu biểu của Việt Nam; Doanh nhân Đoàn Đức Ban thành công vang dội nhờ phát triển nghề sản xuất nước mắm truyền thống với thương hiệu Vạn Vân, tiền thân của các sản phẩm nước mắm Cát Hải hiện nay… Trong giai đoạn mô hình kinh tế tập trung phát triển, một thời gian khá dài kinh tế tư nhân không thực sự được chú trọng. Chính vì vậy, phân nhóm kinh tế này có khái niệm hẹp, chỉ là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất. Nhưng cũng trong thời kỳ này, Hải Phòng được coi là địa phương đi đầu cả nước về sự sáng tạo “khoán mới” trong nông nghiệp. Mô hình của Hải Phòng đã trở thành minh chứng hữu hiệu khẳng định vai trò kinh tế tư nhân, tạo bứt phá về phát triển nông nghiệp trên phạm vi cả nước. Với nhiều cách làm mới, Hải Phòng luôn là địa phương tiên phong, như nhận xét của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một chuyến thăm và làm việc tại Hải Phòng: “Hải Phòng đã đặt những viên gạch đầu tiên cho công cuộc đổi mới của Đảng”. Sau sự kiện sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, kéo theo sự đổ vỡ của mô hình kinh tế lớn “Hội đồng tương trợ kinh tế” năm 1991. Hệ quả là nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Phòng đứng trước nguy cơ đổ vỡ toàn diện, hàng loạt nhà máy
  3. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 443 phải đóng cửa, nhiều ngành dịch vụ bị ngưng trệ, tạo ra cuộc khủng hoảng về nguồn lực và an sinh xã hội. Bước ra từ cuộc thử thách lớn, kinh tế Hải Phòng đã vận dụng hiệu quả công cuộc đổi mới của Đảng, tìm ra hướng phát triển mới. Nổi bật là những người thợ lành nghề không chịu khoanh tay trước khó khăn, tự mày mò mô hình và phục hồi hiệu quả các ngành sản xuất. Những bước tiến ngoạn mục của Hải Phòng trong các ngành dịch vụ, công nghiệp như vận tải biển, đóng tàu, giày dép, may mặc, cơ khí… là minh chứng rõ nét. Trở lại với Nghị quyết 10, theo cách đặt vấn đề mới: “Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện… bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành…”. Nghĩa là, kinh tế tư nhân không chỉ còn bó hẹp trong “hộ gia đình” nữa, mà đã phát triển trên phạm vi rộng, từ góc nhìn này, có thể thấy thành quả đạt được của kinh tế tư nhân Hải Phòng rất to lớn. Đơn cử như dịch vụ cảng biển, thành phố có gần 40 doanh nghiệp, sử dụng chiều dài cầu cảng hơn 11km, lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng từ 13 đến 15%. Ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ xã hội cũng đóng góp vào bản đồ kinh tế thành phố nhiều sắc màu, với hệ thống hàng chục bệnh viện, hàng trăm trường học dân lập, cùng hơn 20 nghìn doanh nghiệp khác hoạt động theo các mô hình trách nhiệm hữu hạn, cổ phần tư nhân, doanh nghiệp tư nhân… Nhìn từ góc độ khác, nói đến phát triển kinh tế tư nhân Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới, không thể không kể đến cú bứt phá của thu hút đầu tư trong nước mấy năm gần đây. Đó là các dự án khổng lồ do các tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tư, có thể kể hàng trăm nghìn tỷ đồng của VinGroup cho các dự án khu vui chơi giải trí đảo Vũ Yên, khu nông nghiệp kỹ thuật cao Vineco ở huyện Vĩnh Bảo, khu nhà ở cao cấp ở quận Hồng Bàng, bệnh viện Vinmec ở quận Lê Chân và tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast ở huyện Cát Hải; SunGroup với hàng chục nghìn tỷ đồng cho dự án phát triển du lịch Cát Hải; tập đoàn Mường Thanh với dự án hơn 5 nghìn tỷ đồng phát triển khu du lịch ở Đồ Sơn… Từ năm 2015 đến nay, có thể khẳng định Hải Phòng đã đạt được những đột phá về phát triển kinh tế tư nhân. Đó cũng là thời gian thành phố chọn chủ đề hành động “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách – Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh”. Việc rà soát các nguồn thu đã giúp thành phố đạt tăng thu nội địa bình quân 5 nghìn tỷ đồng/năm, từ mức thu chỉ đạt khoảng 8 nghìn tỷ đồng/năm, riêng năm 2017 Hải Phòng đã đạt tổng thu nội địa hơn 21 nghìn tỷ đồng. Điều này là hiệu quả thiết thực trong việc ngăn chặn vi phạm, nâng cao nhận thức trách nhiệm của doanh nghiệp, mà số lượng vốn tư nhân đang chiếm tỷ lệ áp đảo. Việc lập lại kỷ cương về thuế, cùng với những động thái kiên quyết trong thu hồi các dự án giao đất kém hiệu quả, đã tạo tiền đề thực hiện cho việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cùng với những quyết tâm và hành động cụ thể, thành phố cũng đã tổ chức nhiều hội nghị xúc tiến về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, tìm cơ hội kết nối các nguồn lực. Đồng thời tổ chức đối thoại doanh nghiệp định kỳ một lần/tháng, lắng nghe ý kiến từ doanh nghiệp để hoàn thiện cơ chế. Hiện nay, Hải Phòng có trên 20 nghìn doanh nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân của Hải Phòng là doanh nghiệp nhỏ và vừa dù xét theo tiêu chuẩn là vốn hay lao
  4. 444 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP động. Quy mô vốn và lao động bình quân của doanh nghiệp tư nhân chỉ khoảng 7-25 tỷ đồng/DN và 18-20 lao động/DN với mức đóng góp bình quân trên 43% GDP và 39% vốn đầu tư cho nền kinh tế (Cục Phát triển DN, 2017). Ước tính 6 tháng năm 2019 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá so sánh 2010, đạt 86.305 tỷ đồng, tăng 16,30% so cùng kỳ năm trước (6 tháng/2018 tăng 16,03%), vượt kế hoạch năm (kế hoạch năm 2019 tăng 15,5%), đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay, cũng là mức tăng trưởng cao so với cả nước và các tỉnh, thành phố lớn, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thành phố. Phấn đấu đến năm 2020, toàn thành phố có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động; đến năm 2025 có trên 42.000 doanh nghiệp hoạt động và đến năm 2030 có trên 53.000 doanh nghiệp hoạt động. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Thành phố phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2020 đạt khoảng 51% - 53%, năm 2025 đạt khoảng 55% - 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60% - 65%. Như vậy, từ thực tiễn ở Hải Phòng hiện nay, kinh tế tư nhân đã và đang là tiền đề để hình thành kinh tế tập thể. Điều đó có thể thấy rõ trong 273 thành viên của Liên minh Hợp tác xã và doanh nghiệp Hải Phòng, hầu hết xuất phát điểm của các thành viên đều từ mô hình kinh tế tư nhân được liên minh lại. Kết quả đó đã cho thấy rằng, Hải Phòng đã và đang triển khai những mục tiêu rất sát với chủ trương NQ10 của Trung ương Đảng, với sự sáng tạo và giải pháp mạnh mẽ. 3.1.2. Những tồn tại và hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân của Hải Phòng giai đoạn hiện nay Thứ nhất, mặc dù có những bước tiến ngoạn mục, nhưng kinh tế tư nhân ở Hải Phòng hiện nay chưa thực sự được hệ thống hóa thành một mô hình phát triển đột phá. Những doanh nghiệp xuất nguồn từ Hải Phòng có rất ít thương hiệu mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thương trường; Thành phố cũng chưa có nhiều sản phẩm tư nhân có sức cạnh tranh cao, tình trạng tự phát, chụp giật trong sản xuất kinh doanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu tính ổn định, tình trạng vi phạm pháp luật theo kiểu “làm liều” cũng không thể hiện được mục tiêu tăng trưởng bền vững. Thứ hai, vấn đề năng lực nội tại của kinh tế tư nhân. Khu vực này thiếu hụt lao động có kỹ năng, năng suất lao động còn thấp. Cách thức quản trị hiện nay của nhiều doanh nghiệp còn theo kiểu gia đình, ít tiếp cận quản trị hiện đại, thông lệ quốc tế. Tình trạng doanh nghiệp thành công dựa vào quan hệ không lành mạnh với giới hoạch định chính sách, khai thác lợi thế đất đai, tài nguyên… ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Hệ quả là doanh nghiệp khu vực tư nhân kém chịu sức ép cạnh tranh. Thứ ba, kinh tế tư nhân hạn chế đầu tư vào công nghệ, dẫn tới trình độ sản xuất, kỹ thuật chỉ ở mức thấp. Điều này bắt nguồn từ thực tế nhiều doanh nghiệp tư nhân không có đủ năng lực tài chính để đầu tư vào tài sản cố định, máy móc công nghệ để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Tài sản cố định bình quân của một doanh nghiệp tư nhân nhỏ chỉ duy trì ở mức 7-8 tỷ đồng/ DN và không có cải thiện đáng kể trong suốt giai đoạn 2011 - 2015 (Cục Phát triển DN, 2017).
  5. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 445 Thứ tư, việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp tư nhân còn nhiều khó khăn. Chỉ có 40% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng (Cục Phát triển DN, 2017). Nhiều doanh nghiệp khó đáp ứng quy định cho vay của các tổ chức tín dụng do chưa minh bạch, rõ ràng về tình hình tài chính của mình. Thứ năm, các yếu tố khách quan từ thể chế, chính sách còn tồn tại cũng cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân: Thủ tục hành chính còn phức tạp; liên thông giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp còn bất cập; còn những điểm không thống nhất giữa Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu… hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, làm chậm quá trình đầu tư phát triển của kinh tế tư nhân. Thứ sáu, khả năng tiếp cận đất đai hạn chế. Thủ tục giải phóng mặt bằng, thu hồi đất tốn thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp tính giá đất, thủ tục cấp phép, thông tin quy hoạch còn gây nhiều bức xúc, cản trở tốc độ thu hồi và bàn giao đất sạch cho các nhà đầu tư. Mặt khác, giá cho thuê đất cao... cũng hạn chế khả năng tiếp cận đất đai sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp tư nhân. Thứ bảy, chi phí kinh doanh cao làm giảm khả năng cạnh tranh. Chi phí vận tải cao (chi phí vận chuyển 1 container từ Cảng Hải Phòng về Hà Nội gấp 3 lần chi phí từ Hàn Quốc, Trung Quốc về Việt Nam). Chi phí nhân sự cũng là một gánh nặng lớn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng lương tối thiểu thời gian qua từ 8-12% nhưng tốc độ tăng năng suất lao động chỉ đạt 4-5%. Vẫn biết tiến trình phát triển của nhân loại đã trải qua nhiều hình thái kinh tế, và hình thái mà Đảng ta đang chủ trương áp dụng có thể coi là mới nhất. Bởi thế, con đường phía trước của Hải Phòng cũng như cả nước, bên cạnh những thuận lợi cũng còn nhiều khó khăn, và những khó khăn này cần phải được gấp rút khắc phục trong thời gian tới. 3.2. Giải pháp cho việc phát triển kinh tế tư nhân của Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay Để từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế và cụ thể hoá mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 3/6/2017, Hải Phòng cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp, doanh nhân, các hộ cá thể trong việc thực hiện Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân. Trong mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế tư nhân, công tác tuyên truyền vận động giữ vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ngày càng rõ hơn. Mục đích là nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra. Tuy nhiên cũng cần đổi mới và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động đối với doanh nghiệp và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp. Chú trọng những hình thức
  6. 446 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP tuyên truyền vận động phù hợp, có ảnh hưởng sâu sắc. Có thể thấy rằng nhờ vào việc tuyên truyền, kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành và lĩnh vực; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Thứ hai, nâng cao năng lực nội tại của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, đổi mới mô hình quản trị phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, hỗ trợ kinh tế tư nhân nâng cao trình độ khoa học công nghệ, hợp tác, chuyển giao công nghệ sạch từ các nền kinh tế phát triển. Thực tế hiện nay cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân của Hải Phòng phần lớn vẫn hoạt động ở thị trường trong nước, chỉ rất ít doanh nghiệp lớn vươn được ra thị trường nước ngoài ở một mức độ khiêm tốn. Ngay cả ở thị trường trong nước, dưới sức ép cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp tư nhân lớn cũng bắt đầu có xu hướng rút khỏi các ngành sản xuất công nghiệp, nhường lại sân chơi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích và giúp đỡ cho các doanh nghiệp có thể vươn xa hơn. Phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp và ở nông thôn. Doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít. Trong khi đó, nhiều chính sách “cởi trói” giúp nông nghiệp, nông thôn phát triển trong thời kỳ sau đổi mới đã tới giới hạn. Mô hình kinh tế hộ truyền thống tồn tại lâu nay ở nông thôn không còn phù hợp với điều kiện mới; yêu cầu tích tụ, tập trung ruộng đất đang được đặt ra cho việc triển khai những mô hình hiện đại như kinh tế trang trại quy mô lớn. Đặc biệt, cần chú trọng vai trò của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ xanh và công nghệ sạch trong việc nâng cao chất lượng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Cần tạo dựng văn hóa sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ, hình thành ý chí tự thân lập nghiệp để sẵn sàng cho tương lai. Bên cạnh đó cũng phải giảm thiểu sự "lấn sân" của các doanh nghiệp nhà nước đối với khu vực tư nhân, đồng thời có chính sách tăng cường phát triển khối doanh nghiệp tư nhân theo cả chiều dọc và chiều ngang để vừa giải quyết những cản trở chung đối với nền kinh tế vừa tạo nên những đột phá trong phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một vấn đề nữa là, chính quyền thành phố cần tăng cường khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ tiên tiến; Bảo đảm thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ. Phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng đủ nhu cầu số lượng và chất lượng nhân lực cho phát triển kinh tế tư nhân. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý hiện đại, đạo đức kinh doanh và tinh thần trách nhiệm cao.
  7. PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - VÇN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 447 Thứ ba, đơn giản hóa thủ tục, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của khu vực kinh tế tư nhân. Thành Phố cần xây dựng các chương trình, gói tín dụng với lãi suất hợp lý. Song hành cùng với đó, cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo… để mở rộng kênh hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp. Thứ tư, đảm bảo thông suốt, thống nhất các quy định, chính sách, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Thành phố cần thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan toả rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại; đồng thời phải xóa bỏ mọi định kiến, rào cản; cải cách mạnh các thủ tục hành chính rườm rà, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển... Cùng với đó, thành phố cũng cần tăng cường kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp; rà soát việc tổ chức, triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của Trung ương nhằm phục vụ tốt hơn yêu cầu quản lý, đồng thời không gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Thứ năm, mở rộng cơ hội kinh doanh cho tất cả các thành phần kinh tế. Thành phố cần sớm hoàn thiện chiến lược tổng thể phát triển thị trường trong nước giai đoạn đến 2025, tầm nhìn đến 2035, thúc đẩy sản xuất và khuyến khích tiêu dùng hàng Việt Nam. Ngoài ra, cần thu hẹp các lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước nắm giữ để mở thêm thị trường cho khu vực tư nhân tham gia. Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phương pháp định giá đất và khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp. Thứ bảy, có các giải pháp quyết liệt nhằm giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp (rà soát các khoản phí có liên quan trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp để xem xét giảm mức phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào...) Thứ tám, ưu tiên giải quyết các vấn đề ngắn hạn ảnh hưởng đến kinh tế tư nhân (đất đai, tiếp cận tín dụng và bộ máy hành chính) nhưng đồng thời, lưu ý đến cả các giải pháp cho những điểm nghẽn trung hạn (tính ổn định của chính sách vĩ mô, nhất là lạm phát, tỷ giá và lãi suất, hiệu quả thực thi hợp đồng) và dài hạn (nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, thể chế - môi trường cạnh tranh bình đẳng, và ứng dụng khoa học công nghệ). Thứ chín, cần có gói tín dụng riêng cho doanh nghiệp nông nghiệp Những năm qua Chính phủ đã nói nhiều về các gói tín dụng cho nông nghiệp nhưng thực tế các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã hay nông dân hầu như không thể tiếp cận các chính sách này. Thay vào đó, chỉ có những doanh nghiệp quy mô lớn mới tiếp cận được. Bởi vì các ngân hàng không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp vay nông nghiệp hay các ngành nghề khác, do đó họ vẫn yêu cầu phải có tài sản thế chấp mới được vay.
  8. 448 KINH TẾ TƯ NHÅN Ở HÂI PHÒNG - THỰC TRÄNG VÀ GIÂI PHÁP Trong khi đó, doanh nghiệp nông nghiệp đa số là quy mô nhỏ và rất nhỏ, tài sản không có hoặc rất ít, chủ yếu là đất nông nghiệp nhưng được định giá rất thấp so với giá thị trường. Các doanh nghiệp nông nghiệp đầu tư rất nhiều vào cơ sở hạ tầng để trồng trọt, chăn nuôi như cải tạo đất, hệ thống nhà lưới, kho bãi... rất tốn kém nhưng những khoản đầu tư đó lại không được tính vào như tài sản thế chấp. Do đó, việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất với doanh nghiệp nông nghiệp vẫn là chính sách xa vời và những cơ hội bị bỏ lỡ đáng tiếc. Vì vậy, để tạo cơ hội và sự bứt phá cho các doanh nghiệp nông nghiệp trong quá trình hoạt động, Thành phố cần quan tâm hơn nữa và có những cơ chế đặc thù về gói tín dụng cho các doanh nghiệp này. 4. KẾT LUẬN Năm 2019 với phương châm 12 chữ của Chính phủ: “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả, bứt phá”, các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp Hải Phòng cần đồng lòng và thổi bùng khát vọng đưa Hải Phòng tiến lên, cần kiên quyết xóa bỏ sự mặc định sống chung với tham nhũng và tiêu cực, cương quyết loại bỏ tất cả các khoản phí ngầm, các khoản thu không đúng chế độ; xoá bỏ mọi rào cản, định kiến trong nhận thức, tâm lý xã hội và quy định pháp lý; tạo mọi thuận lợi, khuyến khích và hỗ trợ chuyển đổi hàng triệu hộ kinh doanh gia đình, trang trại và hợp tác xã thành các loại hình doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thích hợp; ngăn chặn "chủ nghĩa tư bản thân hữu", quan hệ "lợi ích nhóm", kiểm soát độc quyền kinh doanh khu vực tư nhân và sự thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, tổ chức, tạo lập các chuỗi cung ứng liên kết dọc, ngang, sự tuân thủ pháp luật và nâng cao năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Việc gỡ bở mọi rào cản thể chế để phát triển mạnh kinh tế tư nhân, bao gồm cả cộng đồng hàng chục nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như hàng chục các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, trên tinh thần vừa hợp tác liên kết chặt chẽ, vừa cạnh tranh bình đẳng theo nguyên tắc thị trường ngày càng đầy đủ sẽ là một động lực mới thực sự và là sự đảm bảo để Hải Phòng vươn lên, trở thành một địa phương thịnh vượng vào năm 2045, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước…! TÀI LIỆU THAM KHÂO 1. TS. Võ Văn Lợi (2019), Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam và một số vấn đề đặt ra, Tạp chí Tài chính. 2. Nghị quyết số 10-NQ/TW (3/6/2017), Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) về “phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. 3. Nguyễn Hồng Sơn (2017), Phát triển khu vực KTTN ở Việt Nam: Những rào cản và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Quản lý. 4. Đậu Tuấn Anh (2016), Doanh nghiệp nhỏ và vừa tư nhân Việt Nam kinh doanh trong chật vật, Diễn đành Kinh tế Việt Nam, Hà Nội. 5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 6. Hoàng Minh (2017), Phát triển kinh tế tư nhân - nhìn từ thực tiễn Hải Phòng, Báo an ninh Hải Phòng. 7. Đức Vũ (2017), Hải Phòng: Kinh tế tư nhân là "động lực" của thành phố, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp.
nguon tai.lieu . vn