Xem mẫu

  1. 224| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÒA PGS.TS Chu Đình Lộc Trường Đại học Khánh Hòa Tóm tắt: Bài viết đề cập thực trạng KHCN của Trƣờng Đại học Khánh Hòa, phân tích những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của nó. Từ đó đƣa ra những giải pháp nâng cao năng lực KHCN của Trƣờng Đại học Khánh Hòa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ KHCN của Tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. Từ khóa: Trƣờng Đại học Khánh Hòa, Khoa học và công nghệ, thực trạng và giải pháp, năng lực NCKH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam ngày càng coi trọng giáo dục - đào tạo và NCKH, đặc biệt là hệ thống các trƣờng đại học, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Đối với các trƣờng đại học, nhiệm vụ NCKH, chuyển giao công nghệ, sản sinh ra tri thức mới là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của cơ sở giáo dục đại học, khẳng định thƣơng hiệu, vị thế của các trƣờng. NCKH là nhiệm vụ của giảng viên đƣợc quy định tại Thông tƣ 20/2020/TT-BGD ĐT ngày 27 tháng 7 năm 2020. Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ NCKH. Hoạt động khoa học và công nghệ ở các trƣờng đại học thuộc địa phƣơng quản lý có những thuận lợi nhƣ nắm bắt đƣợc nhu cầu, định hƣớng của địa phƣơng, đƣợc địa phƣơng đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu song lại có nhiều khó khăn, thách thức nhất là năng lực nghiên cứu, tổ chức chuyển giao công nghệ của các trƣờng. Trƣờng Đại học Khánh Hòa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1234/Ttg, ngày 03/8/2015 trên cơ sở sát nhập trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Nha Trang và trƣờng Cao đẳng Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang. Là một trong những trƣờng đại học còn trẻ do địa phƣơng quản lý, Trƣờng Đại học Khánh Hòa đã, đang khẳng định vai trò và nhiệm vụ của mình, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, NCKH và chuyển giao công nghệ, phục trực tiếp cho sự phát triển của tỉnh tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ. Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội, đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phƣơng, hoạt động khoa học và công nghệ của Trƣờng Đại học Khánh Hòa gặp không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là năng lực NCKH và công nghệ của cán bộ, giảng viên còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
  2. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |225 Nội dung tham luận “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của Trƣờng Đại học Khánh Hòa” tập trung vào những vấn đề trên, góp phần chia sẻ với các trƣờng đại học thuộc địa phƣơng trong hoạch định các mục tiêu, các chƣơng trình hành động và hệ thống giải pháp để nâng cao hoạt động khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới giáo dục đại học hiện nay. 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC KHCN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÕA Khái niệm “năng lực NCKH” đã đƣợc bàn thảo, đề cập trong nhiều công trình khoa học, song đƣợc nhiều tác giả đồng thuận đó là khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề; tƣ duy sáng tạo; tìm kiếm thông tin; đặt ra các mục tiêu và nhiệm vụ; huy động nguồn lực và tổ chức NCKH hợp lý; xây dựng các thể chế bền vững và xác định các giải pháp cho các vấn đề chính. Năng lực khoa học và công nghệ ở một trƣờng đại học đƣợc thể hiện qua số lƣợng và chất lƣợng hoạt động khoa học và công nghệ tại các cơ sở giáo dục đại học. Điều này đƣợc thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong các hoạt động đề xuất ý tƣởng, tổ chức thực hiện, đánh giá, nghiệm thu các chƣơng trình, đề án, dự án, đề tài NCKH, phát triển công nghệ; hƣớng dẫn sinh viên NCKH; viết bài công bố công trình nghiên cứu trên các tạp chí, tham luận tại các hội thảo khoa học, báo cáo chuyên đề khoa học [4]... Qua 5 năm đi vào hoạt động, Trƣờng Đại học Khánh Hòa đã tổ chức thực hiện thành công 177 nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp (trong đó, có 98 đề tài cấp Trƣờng, 68 đề tài NCKH Sinh viên, 7 đề tài cấp cơ sở và 04 đề tài cấp Tỉnh và cấp Nhà nƣớc); tổ chức 02 hội thảo quốc tế, 02 hội thảo quốc gia; 02 hội thảo cấp tỉnh và 60 hội thảo cấp trƣờng. Tạp chí khoa học xuất bản đƣợc 8 số. Có 94 bài báo đƣợc công bố trên các Tạp chí khoa học quốc tế uy tín năm trong hệ thống ISI/Scopus, 228 bài báo đƣợc công bố trên các tạp chí trong nƣớc đƣợc Hội đồng Chức danh Giáo sƣ Nhà nƣớc tính điểm công trình, 164 bài báo đƣợc công bố trong các kỷ yếu Hội nghị/Hội thảo Quốc gia/Quốc tế, 476 bài báo công bố trên các Tạp chí khoa học khác và 15 đầu sách, giáo trình đƣợc xuất bản. Sự tăng trƣởng hàng năm của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ chủ yếu thể hiện qua biểu đồ nhƣ sau:
  3. 226| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Nguồn : Phòng Quản lý Khoa học, Trường ĐH Kh nh Hòa (2018) Từ biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy đa số giảng viên của Trƣờng tham gia các đề tài cấp trƣờng. Số lƣợng bài báo của giảng viên trong Trƣờng đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nƣớc tăng không đáng kể ngƣợc lại số lƣợng bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế có xu hƣớng giảm. Tỷ lệ cán bộ, giảng viên chủ trì và tham gia các đề tài NCKH chƣa cao, số lƣợng cán bộ, giảng viên thực hiện và tham gia đề tài các cấp ƣớc đạt 15% so với tổng số giảng viên trong trƣờng; số bài báo đƣợc đăng ở tạp chí chuyên ngành trong nƣớc và Quốc tế còn ít, đa phần là các bài báo đăng trong các kỷ yếu Hội nghị, Hội thảo các cấp; khối cán bộ phòng, ban chƣa thực hiện sáng kiến kinh nghiệm. Cùng với NCKH của đội ngũ cán bộ, giảng viên, hoạt động NCKH của sinh viên cũng đƣợc quan tâm. Trong hơn 5 năm qua, Trƣờng đã thẩm định và phê duyệt 94 đề tài NCKH của sinh viên theo hƣớng tìm hiểu sâu hơn về các môn học đƣợc học. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có bất kỳ công trình nào của sinh viên tham gia dự thi “Sinh viên NCKH” các cấp. Kết quả khảo sát mong muốn của sinh viên đối với các hoạt động NCKH của mình cho thấy: tổ chức hoạt động nâng cao kỹ năng NCKH cho sinh viên và tổ chức các cuộc thi về NCKH của sinh viên là 2 hoạt động chƣa đƣợc đánh giá cao (đều dƣới 3/5 điểm) đƣợc thể hiện bảng dƣới đây: Điểm Độ lệch STT Nội dung bình quân chuẩn Nhà trƣờng thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động nhằm 1 2.89 .826 nâng cao khả năng NCKH của sinh viên Nhà trƣờng thƣờng xuyên tố chức các cuộc thi về 2 2.66 .991 NCKH của sinh viên Nhà trƣờng có các chế độ dành cho hoạt động NCKH 3 3.35 .638 của sinh viên Nhà trƣờng và khoa chuyên môn liên kết hiệu quả với 4 3.36 .652 các doanh nghiệp trên địa bàn
  4. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |227 Nhà trƣờng chú trọng liên kết với các trƣờng trong 5 3.23 .718 nƣớc và quốc tế 6 Ý kiến khác - Nguồn: Lê Thị Mỹ Bình, B o c o t ng hợp ết quả nghiên cứu ề n hoa học Hàng năm, Trƣờng đều tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học các cấp. Nội dung hoạt động khoa học đƣợc chú trọng cải tiến hƣớng đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng, tạo diễn đàn để cán bộ, giảng viên có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu với các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý. Trƣờng cũng tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên của trƣờng tham gia các hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia và của các trƣờng đại học, cao đẳng trong nƣớc. Hội thảo khoa học cấp khoa cũng đƣợc khuyến khích tổ chức định kỳ hàng năm. Để khuyến khích hoạt động NCKH, nhà trƣờng có chính sách tuyên dƣơng và khen thƣởng cán bộ, giảng viên có các bài báo đƣợc công bố trên các tạp chí quốc tế và tạp chí chuyên ngành uy tín trong nƣớc và có thành tích xuất sắc trong hoạt động KHCN nhân ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam 18/5. “Tạp chí Khoa học Đại học Khánh Hòa” đã phát hành đƣợc 08 số, đƣợc các nhà khoa học, giảng viên đánh giá cao. Để nâng cáo chất lƣợng NCKH, Trƣờng chú trọng việc tăng cƣờng hoạt động hợp tác, liên kết nghiên cứu, theo đó số lƣợng hợp tác với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nƣớc tăng lên. Đánh giá chung: Hoạt động KHCN là nhiệm vụ quan trọng và cũng là yêu cầu để nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trƣờng đã đƣợc quan tâm đẩy mạnh và bƣớc đầu đã có những kết quả đáng ghi nhận thông qua các chỉ số về số lƣợng các đề tài khoa học, các bài báo trong nƣớc và quốc tế mà cán bộ, giảng viên của Trƣờng chủ trì hoặc tham gia thực hiện. Hoạt động nghiên cứu khoa học cũng đƣợc khuyến khích và đẩy mạnh trong sinh viên và đã tạo đƣợc sự quan tâm góp phần nâng cao chất lƣợng học tập và tƣ duy sáng tạo của sinh viên. Bên cạnh đó, kết quả khoa học và công nghệ còn nhiều hạn chế nhƣ cán bộ, giảng viên nhà trƣờng chủ yếu nghiên cứu cơ bản, lý thuyết, công bố bài viết trên tạp chí; rất ít có đề tài nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao kết quả vào sản xuất, kinh doanh, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng. NCKH chƣa trở thành nhu cầu thực sự của giảng viên, một bộ phận giảng viên, công nhân viên ngại thay đổi; nhận thức chƣa đúng về công tác NCKH, còn có tƣ tƣởng làm đối phó; tỷ lệ giảng viên chủ trì đề tài NCKH trên tổng số giảng viên còn thấp, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giảng viên tham gia các đề tài nghiên cứu cũng nhƣ công bố các bài báo trên tạp chí trong nƣớc và quốc tế nhƣ: chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của NCKH; chƣa nắm đƣợc phƣơng pháp NCKH, cách tìm tài liệu tham khảo, thậm chí, chƣa nắm đƣợc cách xây dựng đề cƣơng, cách trình bày một công trình NCKH; trình độ ngoại ngữ bị hạn chế; kinh phí dành cho NCKH hạn chế; chƣa có định hƣớng khoa học và công nghệ hàng năm cho giảng viên; thiếu cán bộ nghiên cứu đầu ngành; chƣa xây dựng đƣợc các nhóm nghiên cứu mạnh trong nhà Trƣờng; một số cán bộ, giảng viên NCKH theo hình thức đối phó cho đủ nhiệm vụ trong năm; ngân sách khuyến khích NCKH chƣa cao. 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KHCN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHÁNH HÕA Với mục tiêu nâng cao ý thức NCKH đồng thời từng bƣớc nâng cao năng lực NCKH của cán bộ, giảng viên, phát huy hiệu quả NCKH, chuyển giao công nghệ; NCKH và công nghệ tập trung vào việc phát triển các kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng công nghệ nguồn thành các
  5. 228| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con ngƣời; Phấn đấu đến năm 2035 hoạt động khoa học và công nghệ của Trƣờng Đại học Khánh Hòa đi vào chiều sâu, có nhiều công trình NCKH có giá trị trực tiếp góp phần thiết thực thúc đẩy phát triển bền vững tại tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên; Từng bƣớc tự chủ hoạt động khoa học và công nghệ, phấn đấu đến năm 2035 có doanh thu từ hoạt động khoa học và công nghệ, Trƣờng Đại học Khánh Hòa tập trung vào một số giải pháp sau [2]: 3.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về nhiệm vụ của NCKH ối v i giảng viên và các t , khoa chuyên môn Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trƣờng ban hành và thực thi quy định về nhiệm vụ NCKH của giảng viên ở các tổ và khoa chuyên môn; trong đó, quy định rõ các nhiệm vụ cần thực hiện trong thời lƣợng cụ thể định mức giờ làm việc của giảng viên dành cho NCKH. Xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động NCKH trong công tác kiểm định các tổ, khoa chuyên môn; coi NCKH là tiêu chí quan trọng của hoạt động kiểm định; Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm giảng viên nghiên cứu để hình thành các nhóm nghiên cứu chất lƣợng cao; tập trung đầu tƣ nguồn lực (nhân lực, trang thiết bị, tài chính), tạo cơ chế cho các nhóm này hoạt động có hiệu quả tiến tới nghiên cứu một số đề tài theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp, của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh khác trong khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên. Mời một số chuyên gia đầu ngành tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ của trƣờng, bồi dƣỡng, tập huấn hình thành phƣơng pháp luận nghiên cứu. 3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện t chức bộ m y, cơ chế chính sách hoạt ộng khoa học và công nghệ Củng cố và bổ sung cán bộ quản lý khoa học và công nghệ của trƣờng; kiện toàn Hội đồng khoa học đào tạo của trƣờng và các khoa; hàng năm tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, văn bản hƣớng dẫn hoạt động khoa học và công nghệ theo hƣớng khoán sản phẩm dựa trên năng lực nghiên cứu của tập thể và cá nhân; Đổi mới phƣơng thức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm: kế hoạch, đánh giá, nghiệm thu kết quả NCKH, thẩm định, thanh tra hoạt động khoa học và công nghệ, lấy chất lƣợng và hiệu quả làm tiêu chuẩn đánh giá chủ yếu; Thực hiện cơ chế tuyển chọn và giao trực tiếp các nhiệm vụ NCKH căn cứ vào tiềm lực và khả năng của các tổ và khoa chuyên môn; ƣu tiên đầu tƣ trọng điểm cho các tổ và khoa chuyên môn có tiềm lực và khả năng NCKH cao để thực hiện các đề tài, dự án cấp bộ, cấp tỉnh. Ƣu tiên đầu tƣ cho NCKH giáo dục, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyên gia giáo dục cao cấp nhằm triển khai nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai, cung cấp những luận cứ khoa học phục vụ đổi mới quản lý nhà nƣớc về giáo dục và quá trình dạy học. 3.3. Nhóm giải pháp tạo ộng lực và khuyến hích ối v i cá nhân và tập thể tham gia vào hoạt ộng NCKH trong các t và khoa chuyên môn Xây dựng chính sách khuyến khích các chuyên gia trong và ngoài trƣờng (kể cả chuyên gia ngƣời nƣớc ngoài) tham gia NCKH và chuyển giao công nghệ tại Trƣờng Đại học Khánh Hòa; Tăng giá trị khen thƣởng cho các cá nhân và tập thể có kết quả nghiên cứu đƣợc công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nƣớc. Tạo điều kiện tối đa về định mức giờ dạy, đầu tƣ cơ sở vật chất, tài chính cho các giảng viên làm NCKH; Đề xuất với Bộ và Chính phủ các danh hiệu, giải thƣởng để vinh danh các nhà giáo có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH và chuyển giao công
  6. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |229 nghệ; Xây dựng lộ trình để bồi dƣỡng kỹ năng NCKH cho giảng viên. Nâng cao nhận thức và năng lực NCKH cho cán bộ, giảng viên bằng cách mở các lớp tập huấn, đào tạo theo nhu cầu và đặc thù riêng của giảng viên từng Khoa; Tổ chức các hội nghị NCKH của sinh viên theo những chủ đề khác nhau cũng nhƣ tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi về phƣơng pháp, kinh nghiệm học tập, nghiên cứu đề tài, viết chuyên đề, tiểu luận, luận văn tốt nghiệp ở bậc đại học; nghiên cứu trao đổi nội dung các môn học cơ bản… 3.4. Nhóm giải pháp gắn NCKH v i hoạt ộng ào tạo và nhu cầu xã hội Xây dựng cơ chế thích hợp để các tổ và khoa chuyên môn gắn kết nhiệm vụ NCKH với các hoạt động đào tạo của khoa và của nhà trƣờng; cụ thể là gắn kết NCKH với việc biên soạn bài giảng/tài liệu giảng dạy/giáo trình, hƣớng dẫn sinh viên làm khoá luận/luận văn tốt nghiệp. Đề tài các luận văn tốt nghiệp của sinh viên phải gắn với hƣớng nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu của giảng viên hƣớng dẫn. Triển khai ứng dụng thành tựu công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong công tác đào tạo, quản lý của nhà trƣờng. Nghiên cứu ứng dụng kết quả các đề tài, dự án cấp Tỉnh, cấp Bộ và cấp Nhà nƣớc (đã đƣợc phê duyệt và công bố ứng dụng) vào công tác đào tạo, công tác quản lý và công tác NCKH của cán bộ, giảng viên, góp phần đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng đào tạo và năng lực khoa học và công nghệ của cán bộ, giảng viên. Nghiên cứu giải quyết những vấn đề cấp thiết, phục vụ công tác đào tạo, quản lý của Nhà trƣờng, nhƣ nghiên cứu, đề xuất giải pháp/biện pháp để tiếp tục cải tiến nội dung, phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng, gắn việc đào tạo các ngành sƣ phạm với thực tế giáo dục phổ thông, các ngành ngoài sƣ phạm với nhu cầu nhân lực của xã hội; nghiên cứu đề xuất giải pháp/biện pháp về việc đổi mới phƣơng pháp học tập, rèn luyện và quản lý sinh viên. Gắn việc học tập kiến thức với việc rèn luyện kỹ năng sống và thái độ nghề nghiệp, kỹ năng mềm cho sinh viên; nghiên cứu, đề xuất giải pháp/biện pháp phát triển ngành, nghề đào tạo mới; nghiên cứu, đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện trải nghiệm nghề nghiệp cho giảng viên, sinh viên, nâng cao chất lƣợng thực hành môn học/thực tập nghề nghiệp cuối khóa cho sinh viên; nghiên cứu để biên soạn chƣơng trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy cho các bộ môn thuộc các ngành đào tạo mới chƣa có giáo trình chính thức hoặc đã lạc hậu không còn phù hợp; nghiên cứu các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản nhằm phát huy năng lực của đội ngũ giảng viên và tạo tiền đề để giảng viên đăng ký thực hiện các đề tài cấp cao hơn (NAFOSTED, cấp Bộ…). 3.5. Nhóm giải pháp nâng cao chất ượng hoạt ộng thông tin khoa học và công nghệ Tăng cƣờng chất lƣợng các hội thảo khoa học, khuyến khích các đơn vị tổ chức các hội thảo quốc tế, hội thảo cấp liên trƣờng, hội thảo cấp trƣờng; Kết quả nghiên cứu đề tài NCKH phải đƣợc công bố trên tạp chí khoa học hoặc có địa chỉ ứng dụng rõ ràng mới đƣợc tham gia xét chọn và cấp kinh phí thực hiện; Nâng cao chất lƣợng và uy tín, thƣơng hiệu Tạp chí khoa học của Trƣờng; Tăng cƣờng hoạt động trao đổi thông tin khoa học với các trƣờng đại học, bám sát các nhu cầu của tỉnh và các ngành trong việc đào tạo nguồn nhân lực và các chƣơng trình khoa học công nghệ trọng điểm trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng; Thực hiện chế độ sở hữu trí tuệ kết quả nghiên cứu, các bằng phát minh, sáng chế... của cán bộ, giảng viên. 3.6. Nhóm giải ph p tăng cường t chức hợp tác NCKH v i c c trường ại học, các viện nghiên cứu trong trong nư c và quốc tế, ồng thời tăng cường hợp tác v i các sở, ban ngành trong tỉnh và các doanh nghiệp
  7. 230| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Đẩy mạnh hợp tác NCKH và phát triển công nghệ giữa các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, cá nhân trong nƣớc với các đối tác nƣớc ngoài; thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua các dự án nghiên cứu tại Việt Nam; Tăng cƣờng gắn kết đào tạo với sử dụng, với NCKH và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội. Khuyến khích và mở rộng các hình thức, nội dung hợp tác giữa Trƣờng Đại học Khánh Hòa và các sở, ngành ở địa phƣơng đặt hàng và hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh Nam Trung Bộ - Tây Nguyên. 3.7. Nhóm giải ph p ầu tư ph t triển hạ tầng và tài chính, xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí ược cấp, nguồn kinh phí từ hoạt ộng chuyển giao công nghệ và quy ịnh ịnh mức giờ ao ộng hoạt ộng NCKH h ng năm của cán bộ giảng viên theo giảng viên nghiên cứu, giảng viên giảng dạy, cán bộ nghiên cứu; có biện pháp thích hợp hỗ trợ về tài chính và cơ sở vật chất cho công tác NCKH. Khuyến khích các đề tài, dự án khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, vay vốn sản xuất thử và có địa chỉ áp dụng; Xây dựng quỹ khoa học và công nghệ, xin tài trợ cho việc đƣa ra những sản phẩm, dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ; Có chính sách thu hút, đãi ngộ, trọng dụng cán bộ NCKH có trình độ cao, đặc biệt là cán bộ trẻ trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; có cơ chế giao nhiệm vụ NCKH cho cán bộ giảng viên, đặc biệt là cán bộ trẻ; thành lập các nhóm nghiên cứu của sinh viên, học viên giỏi trong nhà trƣờng; Xây dựng cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy xã hội hóa đầu tƣ cho khoa học và công nghệ, liên kết với các doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, các trƣờng đại học và hợp tác quốc tế; Tăng dần mức đầu tƣ hiện nay cho khoa học và công nghệ theo Nghị định 99- NĐ/CP. Tỷ lệ chi cho hoạt động khoa học và công nghệ chiếm (bằng hoặc hơn) 20% tổng chi cho các hoạt động hàng năm của Trƣờng. Thực hiện đổi mới phƣơng thức tài chính đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo nguyên tắc bảo đảm hiệu quả sử dụng trên cơ sở đánh giá kết quả đầu ra. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động khoa học và công nghệ; Tăng cƣờng hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động khoa học công nghệ; Khai thác có hiệu quả hoạt động của thƣ viện Trƣờng trong việc quản lý và trao đổi thông tin khoa học. Nhanh chóng triển khai và đƣa công nghệ thông tin trở thành công cụ chủ yếu điều hành công tác quản lý, đào tạo và hoạt động khoa học và công nghệ trong trƣờng; Tăng cƣờng cơ sở vật chất và kinh phí cho hoạt động nghiên cứu. Đầu tƣ xây dựng một số phòng thí nghiệm, xây dựng thƣ viện điện tử, kết nối với các trung tâm học liệu quốc gia; Tạo điều kiện cho giảng viên tham gia NCKH có nhiều cơ hội tiếp xúc, tham gia những hoạt động nghiên cứu, Hội thảo ở các địa phƣơng trong nƣớc và các nƣớc có nền khoa học, giáo dục phát triển; tham khảo một số mô hình trƣờng đại học địa phƣơng của một số nƣớc trên thế giới; dành một khoản ngân sách riêng cho những giảng viên có kết quả nghiên cứu đƣợc công nhận rộng rãi ở trong nƣớc và quốc tế. 3.8. Nhóm giải pháp xây dựng và phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ. ây ựng chế ộ sở hữu trí tuệ ết quả nghiên cứu, c c ng ph t minh, s ng chế... của c n ộ, giảng viên; Hình thành trung tâm, câu lạc bộ trải nghiệm sáng tạo và khởi nghiệp; Xây dựng quy chế ứng dụng và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu trên thị trƣờng khoa học và công nghệ. 4. KẾT LUẬN Qua phân tích thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ của Trƣờng Đại học Khánh Hòa, đã xác định đƣợc những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động khoa học và công nghệ; đặc biệt năng lực nghiên cứu của cán bộ giảng viên trƣờng Đại học Khánh Hòa còn nhiều hạn chế;
  8. Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |231 thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp từ đổi mới nhận thức; xây dựng thể chế, chính sách; nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng nghiên cứu; các điều kiện bảo đảm đến dịch vụ thị trƣờng khoa học công nghệ sẽ góp phần tạo ra động lực mạnh mẽ nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của Trƣờng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ KHCN của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên./ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Thị Mỹ Bình (2017), Cơ sở mở ngành đào tạo mới tại Trƣờng Đại học Khánh Hòa giai đoạn 2017-2022, Đề tài NCKH cấp trƣờng. [2]. Lê Thị Mỹ Bình (2019), Nghiên cứu luận cứ phục vụ xây dựng chiến lƣợc phát triển trƣờng đại học khánh hòa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Đề tài NCKH cấp tỉnh. [3]. Đảng bộ trƣờng Đại học Khánh Hòa (2020), Văn kiện Đại hội Đảng bộ lần thứ II, nhiệm kỳ 2020-2025 [4]. Phan Quốc Thông (2021), Giải pháp nâng cao năng lực NCKH ứng dụng của giảng viên trƣờng Đại học Khánh Hòa, Đề tài NCKH cấp cơ sở. [5]. Trƣờng Đại học Khánh Hòa (2018) Báo cáo tổng kết 3 năm hoạt động. [6]. Trƣờng Đại học Khánh Hòa (2021), Chiến lƣợc phát triển trƣờng đến năm 2025, tầm nhìn 2035 [7]. Trƣờng Đại học Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết và phƣơng hƣớng tại Hội nghị cán bộ, viên chức năm 2018, 2019, 2020, 2021.
nguon tai.lieu . vn