Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN GIAO, ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM CÁC CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO CẤP ĐỘ QUỐC TẾ TS. Vũ Xuân Hùng* TÓM TẮT: Bài viết trình bày khái quát về thực trạng việc chuyển giao chương trình đào tạo chất lượng cao cấp độ quốc tế và việc triển khai thí điểm đào tạo các chương trình này ở các trường chất lượng cao thời gian vừa qua, nhấn mạnh đến những kết quả đã đạt được, những khó khăn. Đồng thời qua đó, đề xuất một số giải pháp triển khai, nhân rộng các chương trình chất lượng cao cấp độ quốc tế này ở nhiều trường chất lượng cao trong thời gian tới nhằm tăng nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Từ khóa: chuyển giao bộ chương trình, đào tạo thí điểm, nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. Nguồn nhân lực (NNL) nói chung, nhân lực chất lượng cao nói riêng luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới. Đây còn được coi là một loại tài nguyên vô hình quan trọng nhất, quyết định đến sự tăng trưởng, năng lực cạnh tranh và trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Các nước đang phát triển muốn thoát được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển thì điều kiện tiên quyết là phải có được NNL chất lượng cao. Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển NNL chất lượng cao nói chung, nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao nói riêng, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện nội dung này, trong đó chuyển giao chương trình từ các nước phát triển trên thế giới, tổ chức đào tạo thí điểm theo các chương trình chuyển giao bước đầu đã được những kết quả khá quan trọng, định hình một phương thức đào tạo, một công nghệ đào tạo mới hiệu quả, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Điều này, càng khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong phát triển NNL chất lượng cao trong lĩnh vực GDNN. I. Khái quát chung về đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao 1. Quan niệm về đào tạo chất lượng cao * Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp 463
  2. Có nhiều quan niệm về NNL chất lượng cao, có quan niệm đề cập đến trình độ đào tạo, có quan niệm đề cập đến năng lực của người lao động. Theo Nguyễn Thị Tuyết Mai (2016), “Theo cách hiểu định lượng: NNL chất lượng cao là những người lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Theo cách hiểu định tính: NNL chất lượng cao là một bộ phận của lực lượng lao động, có khả năng đáp ứng những yêu cầu phức tạp của công việc, tạo ra năng suất và hiệu quả cao, có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển xã hội” [14]. Theo Phạm Minh Hạc (2011), NNL chất lượng cao là “đội ngũ nhân lực có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có kết quảviệc ứng dụng vào điều kiện nước ta, là hạt nhân lĩnh vực của mình vào CNH - HĐH” [11]. Theo Chu Hảo (2012) “Nhân lực chất lượng cao trước hết phải được thừa nhận trên thực tế, không phải ở dạng tiềm năng. Điều đó có nghĩa là nó không đồng nghĩa với học vị cao” [12]. Theo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), “NNL chất lượng cao là bộ phận ưu tú nhất của NNL đất nước, bao gồm những người tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống; có trình độ học vấn, chuyên môn cao; có sức khỏe tốt (theo độ tuổi); luôn đi đầu trong lao động, sáng tạo khoa học, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là những “cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học công nghệ đầu đàn” [9]. Tóm lại, có thể hiểu NNL chất lượng cao là khái niệm chỉ những người lao động cụ thể, có trình độ lành ngành (về chuyên môn, kỹ thuật) ứng với một ngành nghề cụ thể, theo tiêu thức phân loại lao động về chuyên môn, kỹ thuật nhất định (GDNN, đại học, trên đại học), có kỹ năng lao động giỏi và khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi nhanh chóng của công nghệ sản xuất kinh doanh, có sức khỏe và phẩm chất tốt, có khả năng vận dụng sáng tạo những tri thức, những kỹ năng đã được đào tạo vào quá trình lao động sản xuất nhằm đem lại năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả cao. 2. Chủ trương, định hướng về chuyển giao chương trình, đào tạo chất lượng cao cấp độ quốc tế Xác định tầm quan trọng của NNL chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng NNL, nhất là NNL chất lượng cao là một đột phá chiến lược...”[9]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng năm 2016 đặt ra 464
  3. nhiều nhiệm vụ giải pháp về phát triển NNL chất lượng cao, cụ thể như: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; ….lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu; …. Phát triển mạnh thị trường nhân lực chất lượng cao, nhất là lao động kỹ thuật”. Đảng ta cũng xác định một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội XII là: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” [10]. Nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo nhân lực chất lượng cao, ngày 6/6/2014 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6/6/2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao, trong đó xác định một trong những nhiệm vụ giải pháp là “… Lựa chọn, áp dụng chương trình, tiêu chuẩn và công nghệ đào tạo tiên tiến của khu vực và quốc tế đối với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao trong nước…”[2]. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án phát triển nhân lực nói chung, chuyển giao chương trình để đào tạo lao động chất lượng cao cấp độ quốc tế nói riêng.252 Mục tiêu của Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2010 – 2020 đã xác định “... Đến năm 2015ban hành 130 chương trình, giáo trình cho các nghề trọng điểm quốc gia; sử dụng 49 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 26 chương trình, giáo trình quốc tế...” và “...Đến năm 2020 bổ sung, chỉnh sửa và ban hành 150 chương trình, giáo trình trọng điểm quốc gia; sử dụng 70 chương trình, giáo trình cấp độ khu vực và 35 chương trình, giáo trình quốc tế....”[17]. Để thực hiện mục tiêu Chiến lược cũng như chủ trương của Đảng về phát triển nhân lực chất lượng cao, nhất là chất lượng cao quốc tế, ngày 28/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 371/QĐ-TTg phê duyệt Đề án“Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012-2015 (gọi tắt là Đề án 371). Đề án đặt ra mục tiêu tiếp nhận, chuyển giao 34 bộ chương trình từ nước ngoài cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế, đồng thời tiến hành đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề ở nước ngoài để đủ điều kiện tổ chức đào tạo thí điểm theo các chương trình đã chuyển giao [18]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quy hoạch ngành, nghề 252 Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ; Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020; Quyết định số 630/QĐ -TTg ngày 29/5/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề 2010 - 2020; Quyết định 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020... 465
  4. trọng điểm, bao gồm 62 ngành, nghề được quy hoạch trọng điểm cấp độ quốc tế, 93 ngành, nghề cấp độ khu vực ASEAN và 134 nghề cấp độ quốc gia, làm cơ sở để các cơ sở GDNN, các Bộ ngành, địa phương đầu tư, tổ chức tuyển sinh đào tạo các chương trình chất lượng cao, góp phần tăng nhanh NNL chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [5], [6]. II. Những kết quả đạt được 1. Chuyển giao các bộ chương trình Ngay khi bắt đầu triển khai Đề án 371, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức đàm phán với nhiều nước trên thế giới để tìm kiếm đối tác nhưng không phải nước nào cũng đồng ý chấp thuận chuyển giao các bộ chương trình đào tạo nghề cho Việt Nam. Sau nhiều lần đàm phán, trao đổi, ban đầu duy nhất chỉ có nước Úc là đồng ý chuyển giao các bộ chương trình cho Việt Nam và công nhận bằng cấp cho sinh viên Việt Nam khi theo học bộ chương trình này. Sau này (năm 2016) có thêm nước Đức là nước thứ 2 đồng ý nhận chuyển giao chương trình cho Việt Nam. Nước Úc, Đức đều là một trong những quốc gia đi đầu về đào tạo nghề trên thế giới với bằng cấp nghề được công nhận rộng rãi. Mặt khác, hai nước đều là đối tác chiến lược trong lĩnh vực GDNN với Việt Nam. Trong giai đoạn từ 2013 - 2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hoàn thành việc chuyển giao 12 bộ chương trình đào tạo cấp độ quốc tế từ Úc. Năm 2016 - 2017: hoàn thành việc chuyển giao, kiểm định và công nhận 22 bộ chương trình đào tạo cấp độ quốc tế từ Đức [8]. Bộ chương trình theo từng nghề được chuyển giao từ các nước tiên tiến được thực hiện đồng bộ, trọn gói, có đủ 05 cấu phần sau: (1) Tiêu chuẩn kỹ năng nghề/tiêu chuẩn năng lực:Trên cơ sở các bộ tiêu chuẩn năng lực thể hiện trong các gói đào tạo, các tiêu chuẩn năng lực cốt lõi sẽ chuyển 100% cho Việt Nam; những tiêu chuẩn năng lực lựa chọn được các chuyên gia nước chuyển giao đề xuất và cùng chuyên gia Việt Nam lựa chọn phù hợp với thị trường Việt Nam để hình thành các bộ Tiêu chuẩn kỹ năng nghề phù hợp tại Việt Nam cho từng nghề nhưng vẫn đảm bảo chất lượng kiểm định của nước chuyển giao. Các tiêu chí thực hiện trong các công việc rất rõ ràng, cụ thể, đúng với thực tế. (2) Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng: Bao gồm đầy đủ mục tiêu đào tạo, lộ trình đào tạo, yêu cầu kiến thức tiền đề, kiến thức và kỹ năng cốt lõi cũng như các phạm vi lựa chọn để phục vụ công tác đào tạo. Nội dung chương trình đáp ứng mục tiêu, phù hợp với trình độ đào tạo, đảm bảo tính hiện đại, tính hội nhập. Là một chương trình đào tạo thực tế đảm bảo sinh viên làm việc theo năng lực thực hiện, đến khi ra trường sinh viên sẽ dễ tìm được việc làm với kỹ năng thực tế 466
  5. (3) Giáo trình/tài liệu giảng dạy: Tài liệu hướng dẫn thực hành cho sinh viên và hướng dẫn giám sát, khung điểm chấm của giáo viên thể hiện được đầy đủ các kỹ năng cần kiểm tra trong các năng lực, khung điểm đưa ra chi tiết, rõ ràng, mang tính khách quan, tính ứng dụng cao. Bài tập được đưa ra với các tình huống, yêu cầu cụ thể và khung điểm chi tiết. Giáo trình được biên soạn công phu, có tư duy khoa học, đạt được mức độ kiến thức sâu sắc và trình bày được lộ trình cần thiết của việc giảng dạy các kỹ năng cơ bản của nghề. (4) Bộ tài liệu đánh giá kết quả học tập:Bao gồm mẫu đề thi, đáp án, hướng dẫn đánh giá và chấm điểm. Bài kiểm tra kiến thức, bảng trả lời câu hỏi kiểm tra và hướng dẫn cách chấm điểm kiến thức, tài liệu hướng dẫn viết báo cáo, tài liệu hướng dẫn thực hành cho sinh viên và hướng dẫn giáo viên đánh giá quá trình thực hành của sinh viên. Tùy theo tính chất của từng Module, tài liệu đánh giá học tập đã lựa chọn và cung cấp hình thức đánh giá: kiến thức, thực hành hoặc yêu cầu viết báo cáo một cách rất phù hợp. Cách đặt câu hỏi trắc nghiệm xúc tích, ngắn gọn và chính xác, không gây hiểu nhầm cho người đọc. Các bài kiểm tra đánh giá lý thuyết: chủ yếu gồm hai loại trắc nghiệm và tự luận; các bài đánh giá kỹ năng đảm bảo kiểm tra được các năng lực và kỹ năng chủ yếu của đơn vị năng lực giảng dạy. (5) Danh mục trang thiết bị cần thiết để giảng dạy: Cung cấp theo cho từng nhóm năng lực và chi tiết cụ thể để đào tạo cho khoảng 16/25 người một lớp và cung cấp những thiết bị tối tân ở trình độ công nghệ cao phục vụ công tác đào tạo các nghề đạt tiêu chuẩn của Úc và Đức. Bộ chương trình chuyển giao đã được xây dựng theo quy trình tiên tiến, phương pháp khoa học, logic, trong đó đảm bảo nội dung cốt lõi theo bản gốc của nước chuyển giao, nhưng có rà soát, bổ sung điều chỉnh một phần kiến thức, kỹ năng cho phù hợp đặc điểm thị trường lao động của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao kiểm định và công nhận đạt chất lượng quốc tế. Các bộ chương trình của các nghề chuyển giao đều có các văn bản xác nhận đạt chất lượng kiểm định theo tiêu chuẩn của nước chuyển giao đối với các sản phẩm chuyển giao, cụ thể: - Hội đồng Kỹ năng của Úc cấp văn bản xác nhận đạt chất lượng kiểm định theo tiêu chuẩn Úc cho 12 bộ chương trình được chuyển giao cho Việt Nam; - Liên đoàn Tiểu thủ công nghiệp và kỹ năng nghề Đức cấp văn bản xác nhận đạt chất lượng kiểm định theo tiêu chuẩn Đức do 22 bộ chương trình được chuyển giao cho Việt Nam; - Văn bản xác nhận chi tiết quyền của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với 34 bộ chương trình đã chuyển giao. 467
  6. Đánh giá chung về việc chuyển giao các bộ chương trình: - Quy trình chuyển giao các bộ chương trình được thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/2/2013, trong đó đảm bảo nội dung cốt lõi theo bản gốc của nước chuyển giao, nhưng có rà soát, bổ sung điều chỉnh một phần kiến thức, kỹ năng cho phù hợp đặc điểm thị trường lao động của Việt Nam. Các bộ chương trình chuyển giao cho Việt Nam đã được Hội đồng ngành hoặc tổ chức kiểm định quốc gia của nước chuyển giao kiểm định và công nhận đạt chất lượng quốc tế (các nước chuyển giao cũng cho phép các bộ chương trình chuyển giao có thể cập nhật khi có sự thay đổi trong sản xuất của nghề về kỹ thuật, khoa học, công nghệ hay nói cách khác khi tiêu chuẩn năng lực của nghề thay đổi); - Chuyển giao chương trình không phải là chỉ chuyển giao, nhập chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo, mà là cả bộ chương trình trọn gói từ chương trình, giáo trình, tài liệu; kế hoạch đào tạo; danh mục thiết bị; nội dung, cách thức kiểm tra, đánh giá và cấp văn bằng quốc tế.... đến công nghệ đào tạo. Công nghệ đào tạo mới là nội dung chính của phần chuyển giao. Nội dung này không chỉ được đưa vào chương trình đào tạo đội ngũ giáo viên, mà còn được các chuyên gia nước ngoài truyền đạt, hướng dẫn cho các giáo viên, các trường trong suốt quá trình đào tạo thí điểm; - Đào tạo theo các bộ chương trình chuyển giao đã gắn với thực tiễn của nghề và theo tiêu chuẩn của nước chuyển giao, cùng với các điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất và quy trình đào tạo quốc tế (Úc, Đức) thì chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN sẽ đạt chất lượng cao và được quốc tế công nhận bằng cấp. Như vậy, đào tạo nghề nghiệp tại các cơ sở GDNN ở Việt Nam sẽ có chất lượng tương đương như đào tạo tại các quốc gia tiên tiến (Úc, Đức). 2. Về đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao a) Đào tạo thí điểm theo 12 bộ chương trình chuyển giao từ Úc * Công tác chuẩn bị Tháng 6/2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hoàn thành việc chuyển giao 12 bộ chương trình trọng điểm cấp độ quốc tế từ Úc. Để chuẩn bị cho việc tổ chức thực hiện đào tạo thí điểm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan hướng dẫn các trường tham gia đào tạo thí điểm thực hiện công tác chuẩn bị cho đào tạo thí điểm; Trong 3 năm, từ 2015 - 2017, đã tổ chức đưa 2 đợt giáo viên giảng dạy chuyên môn 12 nghề của 25 trường đi đào tạo, bồi dưỡng tại Úc để đảm bảo chất lượng đào tạo theo các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Học viện Chisholm và Chính phủ Úc. Đến nay đã có tổng số 318 giáo viên 468
  7. được đào tạo, bồi dưỡng phương pháp xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề, phương pháp xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên và được phía Úc cấp giấy chứng nhận đạt chuẩn theo quy định của Úc để tham gia giảng dạy các lớp đào tạo thí điểm theo quy định của Úc. Đây là lực lượng giáo viên đầu đàn, đạt chuẩn quốc tế, không chỉ giảng dạy cho các chương trình đào tạo thí điểm của Úc mà sẽ là một lực lượng giáo viên hạt nhân quan trọng để lan tỏa phương pháp đào tạo quốc tế cho toàn bộ giáo viên của các trường tham gia Đề án và các trường trong hệ thống. Để đánh giá công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo các yêu cầu, tiêu chuẩn của Úc, Học viện Chisholm đã tổ chức thực hiện02 đợt kiểm định điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo các tiêu chuẩn của Học viện Chisholm và của Chính phủ Úc tại 25 trường vào tháng 4/2016 và tháng 5/2017 và được Học viện Chisholm cấp Giấy chứng nhận kiểm định đủ điều kiện để tổ chức đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao. Theo đó, từ năm 2016, Việt Nam đã có 25 trường chất lượng cao đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc tế (của Úc) ở 12 nghề đào tạo, góp phần nâng cao vị thế chất lượng của GDNN Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức đào tạo, Học viện Chisholm tiếp tục cử chuyên gia đến làm việc tại từng lớp, từng nghề tại từng trường để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo của các trường, qua đó đánh giá, kiểm định và duy trì việc bổ sung, hoàn thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như việc hoàn thiện hồ sơ năng lực của giáo viên theo yêu cầu. * Công tác tổ chức đào tạo Chương trình đào tạo thí điểm được thực hiện từ tháng 9/2016 để bắt đầu bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên đạt chuẩn đầu vào B1 theo Khung năng lực ngoại ngữ chung Châu Âu và tổ chức học các môn học chung theo quy định của Việt Nam. Đến nay đã có 732 sinh viên của 41 lớp theo kế hoạch đã chuẩn bị kết thúc năm học cuối. Đánh giá sơ bộ từ kết quả của các học kỳ trước cho thấy, 100% sinh viên đều đạt yêu cầu, trong đó tỷ lệ khá, giỏi chiếm hơn 70%. Kết quả đánh giá của sinh viên liên tục được cập nhật trên Website quản lý học sinh, sinh viên của Học viện Chisholm. Trong quá trình đào tạo chuyên môn theo các bộ chương trình chuyển giao từ Úc, các sinh viên đã được học tập bằng tiếng Anh, được tiếp xúc trực tiếp với các giảng viên từ Học viện Chisholm (Úc), được học tập như trong một trường học tập quốc tế. Đến nay các sinh viên đều đạt trình độ ngoại ngữ theo quy định, nhiều sinh viên đã đạt trình độ B2 theo Khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu. Học viện Chisholm đã tổ chức nhiều đợt hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trực 469
  8. tiếp tại 41 lớp, 25 trường đào tạo thí điểm. Thực chất, đây là công đoạn quan trọng nhất của việc chuyển giao. Trong giai đoạn này, toàn bộ công nghệ đào tạo tiên tiến của Úc, nội dung quyết định đến chất lượng đào tạo, dần dần được thẩm thấu, chuyển giao vào Việt Nam thông qua hướng dẫn của đội ngũ chuyên gia Úc đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý tại các trường thí điểm. Quá trình dạy học tại các trường, lớp thí điểm có sự thay đổi căn bản về tư duy, cách tiếp cận trong quản lý và tổ chức dạy học. Theo kế hoạch, từ tháng 9 đến tháng 12/2019 các trường sẽ tổ chức bế giảng, kết thúc các lớp đào tạo thí điểm, đảm bảo đúng theo tiến độ, kế hoạch do Học viện Chisholm và các trường xây dựng. Khi kết thúc chương trình đào tạo thí điểm này, sinh viên vừa có trình độ chuyên môn, vừa có trình độ tiếng Anh sẽ có cơ hội việc làm tốt tại các doanh nghiệp công nghệ cao trong nước, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, các doanh nghiệp nước ngoài hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn tại nhiều nước trong khu vực và thế giới. Dự kiến tháng 01/2020 sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện chương trình thí điểm và hướng nhân rộng trong giai đoạn tiếp theo. * Đánh giá chung Các bộ chương trình chuyển giao từ Úc được tổ chức đào tạo thí điểm tại 25 trường cho thấy sự phù hợp về nội dung chương trình, thời gian, tiến độ đào tạo; phù hợp với đặc điểm của sinh viên Việt Nam; Việc tổ chức đào tạo được tuân thủ theo đúng quy trình, công nghệ đào tạo và nhất là các yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe trong công tác kiểm tra, đánh giá, do vậy năng lực thực hiện của sinh viên (kết quả đào tạo) đáp ứng tốt yêu cầu của các chương trình cấp độ quốc tế; sinh viên có sự hào hứng khi được học tập theo một phương pháp mới mẻ, có các điều kiện tốt về cơ sở vật chất, thiết bị, vật tư, vật liệu thực hành, cùng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên và cả chuyên gia Úc đã tạo ra sự say mê học tập, bộc lộ được các năng lực cá nhân; Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy được nâng cao mọi mặt về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và nhất là trình độ ngoại ngữ. Hầu hết các giáo viên đều có thể giảng dạy bằng tiếng Anh đồng thời tiếp thu được công nghệ đào tạo tiên tiến, có thể trở thành chuyên gia, hạt nhân cho các chương trình đào tạo nghề nghiệp chất lượng cao cấp độ quốc tế; Dự kiến việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên theo chương trình đào tạo thí điểm khá tốt, nhiều doanh nghiệp lớn trong nước, nước ngoài đã có liên hệ để tuyển dụng các em từ khi còn chưa tốt nghiệp (Tập đoàn Vingroup, Trường Đại học Long Hoa, Viện Công nghệ thông tin (Đài Loan), Công ty Denso.v.v….). b) Đào tạo thí điểm theo 22 bộ chương trình chuyển giao từ Đức 470
  9. * Công tác chuẩn bị Từ cuối năm 2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hoàn thành việc chuyển giao, kiểm định và công nhận 22 bộ chương trình chuyển giao từ Đức. Để có cơ sở triển khai đào tạo thí điểm, Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai lựa chọn các trường để tham gia đào tạo thí điểm theo 22 bộ chương trình cấp độ quốc tế từ Đức. Tháng 01/2019: phía Đức đã cử 23 chuyên gia theo chuyên môn của từng nghề đến Việt Nam thực hiện khảo sát, kiểm tra, đánh giá các điều kiện tổ chức đào tạo của các trường đào tạo thí điểm theo tiêu chuẩn của Đức (về giáo viên; cơ sở vật chất - thiết bị, an toàn lao động, hợp tác với doanh nghiệp….) tại 66 lớp, 45 trường được lựa chọn tham gia đào tạo thí điểm; Tháng 8/2019 là đợt khảo sát, kiểm định lần thứ 2 cho một số trường chưa đạt trong lần kiểm định thứ nhất và cuối tháng 8/2019, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Tập đoàn Đào tạo AVESTOS tổ chức Hội nghị công bố kết quả kiểm định các điều kiện tổ chức đào tạo của các trường đào tạo thí điểm theo tiêu chuẩn của Đức cho 45 trường ở 22 nghề đào tạo thí điểm. Theo đó, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có thêm 45 trường đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế từ Đức ở 22 nghề đào tạo, nâng tổng số trường đạt tiêu chuẩn kiểm định quốc tế là hơn 70 trường ở trên 34 nghề đào tạo. Từ tháng 5/2019: Triển khai các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho 264 nhà giáo tại Đức (tổ chức thành 29 lớp), chia thành 02 Nhóm: Nhóm đào tạo trong 04 tháng (08 nghề) và Nhóm đào tạo trong 05 tháng (14 nghề). Hiện nay đã có 64 nhà giáo được đưa đi Đức đào tạo. Dự kiến tháng 10/2019, số giảng viên này sẽ hoàn thành khóa học để tham gia giảng dạy các lớp đào tạo thí điểm theo quy định của Đức. * Công tác tổ chức đào tạo Để hỗ trợ các trường trong công tác tuyển sinh các lớp đào tạo thí điểm, đồng thời thông tin, tuyên truyền rộng rãi với xã hội về công tác đào tạo NNL chất lượng cao đạt trình độ quốc tế, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã thực hiện đăng thông tin tuyên truyền trên trên Website của Tổng cục.253 Các trường đào tạo thí điểm đã tích cực, chủ động thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền việc tổ chức đào tạo theo chương trình quốc tế thông qua các hình thức: Phát trên truyền hình địa phương, thông tin trên Website của trường, in tờ rơi, lồng ghép trong các sự kiện mà nhà trường tổ chức hoặc phối hợp tham gia như ngày hội việc làm, tuyển sinh, thi tay nghề cấp địa phương và quốc gia, hội 253 Thông báo số 1474/TB-TCGDNN ngày 01/8/2019 về việc tuyển sinh và tổ chức đào tạo thí điểm 22 nghề chất lượng cao cấp độ quốc tế theo các bộ chương trình chuyển giao từ Đức. 471
  10. thi giáo viên dạy giỏi v.v.. Dự kiến tháng 10 - 11/2019 bắt đầu triển khai đào tạo thí điểm cho 1.056 sinh viên trình độ cao đẳng theo 22 bộ chương trình chuyển giao từ Đức. Trong quá trình đào tạo (2019 - 2022): Chuyên gia Đức sang Việt Nam theo dõi, giám sát trong suốt quá trình tổ chức đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ việc đào tạo thí điểm, đánh giá công nhận kết quả đầu ra và cấp bằng của Đức cho sinh viên Việt Nam (tương đương với level 4 khung trình độ quốc gia Đức) để đảm bảo chất lượng của Đức. Một trong những điểm nổi bật của các chương trình đào tạo NNL chất lượng cao này là việc sinh viên được tổ chức học tập, rèn luyện nhiều tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước đảm bảo theo các quy định của các bộ chương trình chuyển giao, giúp sinh viên có đủ các yếu tố về kỹ năng, kiến thức và các kỹ năng mềm thực tế tại các các vị trí làm việc của doanh nghiệp, tạo cơ hội làm việc bền vững cho các em trong các môi trường khác nhau. Người học ngoài việc có kỹ năng nghề nghiệp được quốc tế công nhận còn có năng lực tiếng Anh hoặc tiếng Đức thấp nhất đạt trình độ B1 trở lên đến B2theo Khung năng lực ngoại ngữ chung châu Âu để tham gia thị trường lao động trong nước, khu vực ASEAN và quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp theo chương trình này còn có cơ hội tiếp tục học liên thông lên trình độ đại học tại hệ thống các trường đại học của nhiều quốc gia trên thế giới. III. Một số khó khăn, vướng mắc - Nội dung của Đề án 371 là một việc làm mới, chưa có tiền lệ, chính vì vậy trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến thời gian thực hiện Đề án bị chậm tiến độ; - Yêu cầu về đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn, quy định của nước chuyển giao đòi hỏi cao và khắt khe dẫn đến thời gian để các trường tham gia Đề án chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng được các yêu cầu kiểm định kéo dài (công tác kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế do các chuyên gia nước ngoài đến kiểm định từ 2 - 3 lần); - Một số trang thiết bị đào tạo đặc chủng của một số ngành, nghề yêu cầu phải được mua từ nước ngoài, do vậy phải qua các quy trình đấu thầu, mua bán theo đúng quy định nên cũng làm mất khá nhiều thời gian; - Năng lực ngoại ngữ đầu vào của sinh viên không cao, dẫn đến thời gian để bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên đạt trình độ B1 trước khi học các nội dung chuyên môn cũng phải kéo dài; 472
  11. - Trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của giáo viên Việt Nam vẫn còn hạn chế, trong khi bộ chương trình chuyển giao được biên soạn công phu, có tính hội nhập và ứng dụng cao, vì vậy đòi hỏi giáo viên giảng dạy bộ chương trình phải có kinh nghiệm và hiểu biết nghề nghiệp rất tốt thì việc truyền đạt tới người học mới đạt hiệu quả cao; - Kinh phí đầu tư eo hẹp, việc chuyển biến về chất đối với các trường cần phải có thời gian. Ở đây, các trường phải được nâng cấp đồng bộ không chỉ là cơ sở vật chất thiết bị, giảng viên giáo viên, chương trình mà còn hệ thống quản lý, sự gắn kết với doanh nghiệp. IV. Một số giải pháp trong thời gian tới Để phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn trong việc thực hiện chuyển giao chương trình, tổ chức đào tạo thí điểm, tổ chức đào tạo nhân rộng các chương trình chuyển giao cấp độ quốc tế, theo chúng tôi cần tập trung vào một số giải pháp sau: - Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là các quy định pháp luật, các cơ chế, chính sách trong việc chuyển giao các chương trình cấp độ khu vực, quốc tế ở Việt Nam; - Duy trì và bảo đảm các điều kiện bảo đảm chất lượng đối với các chương trình đã được kiểm định quốc tế từ các chương trình đã được chuyển giao để có thể tiếp tục thực hiện tổ chức đào tạo đáp ứng chuẩn quốc tế; - Thực hiện tổ chức nhân rộng các chương trình đã chuyển giao, đào tạo thí điểm thành công ở Việt Nam để góp phần tăng nhanh số lượng lao động qua đào tạo chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở GDNN về đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là cần có nhận thức đúng đắn trong việc chuyển giao các chương trình chất lượng cao cấp độ quốc tế vào Việt Nam; - Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1820/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ để kéo dài thời gian thực hiện của Đề án đến năm 2025 để đảm bảo hoàn thành các khóa đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao; Như vậy, có thể thấy, chuyển giao chương trình, đào tạo chất lượng cao cấp độ quốc tế thực sự là vấn đề quan trọng, rất cần thiết, thực hiện đúng chủ trương đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN, nhất là trong đào tạo nhân lực chất lượng cao trong GDNN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đây sẽ là tiền đề để mở đường, phát triển NNL chất lượng cao ở 473
  12. Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để khắc phục những hạn chế, bất cấp của NNL lao động hiện nay, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế, thiết nghĩ không chỉ là sự chung tay của Nhà nước mà của cả các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện tốt các giải pháp về phát triển NNL, NNL chất lượng cao./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tham khảo ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. 2. Ban Bí thư Trung ương Đảng. (2014). Bí thư Trung ương Đảng ngày 4/11/2013 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao. 3. Bí thư Trung ương Đảng ngày 4/11/20. (2015). Bí thư Trung ương Đảng ngày 4/11/2013 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao đig cho 12 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. 4. Bí thư Trung ương Đảng ngày 4/11/20. (2016). Bí thư Trung ương Đảng ngày 4/11/2013 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao đig cho 12 nghề trọng điểm . 5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (2017).Quyết định số 1836/QĐ-LĐTBXH ngày 27/11/2017 phê duyệt ngành, nghề trọng điểm; trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025. 6. Phê duyệt ngành, nghề trọng điểm t8/7/2018, phê duyệt Kế hoạch và Quy định để tổ chức đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng cho 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế. 7. Phê duyệt ngành, nghề trọng điểm t8/7/2018 phê duyệt Kế hoạch và Quy định huật tạm thời cho 22 nghề trọng điểm cấp độ quốc tế chuyển giao bộ chương trình từ Cộng hòa liên bang Đức. 8. Phê duyệt ngành, nghề trọng điểm t8/7/2018 phê duyệt Kế hoạch và Quy định luật tạm thời cho 22 nghị định số 371/QĐ-TTg. 9. Chu Hảo. (2012). Nhân lực chất lượng cao không đồng nghĩa học vị cao, http://www. doanhtri.vn/article/chuyenmuc-chuyen-gia/nhan-luc-chat-luong-caokhong-dong-nghia- hoc-vi-cao.aspx, truy cập ngày 03/02/2012 11:43 GMT+7.2].Đ. p://ww sản Việt Nam. (2011). Văn kiww sản Việt Nam/article/chuyenmuc-chuyen-gia/nhan-luc-chat-luong-caokhong- don. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). /article/chuyenmuc-chuyen-gia/nhan-luc-chat-luong- caokhong-dong-ng. 11. Đảng cộng sản. (2011). /article/chuyenmuc-chuyen-gia/nhan-luc-chat-luong-caokhong- dong-nghia-hoc-vi-cao.aspx, t Nguyễn Thị Tuyết Mai. (2016). Một số vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt nam, Tạp chí Tổ chức nhà nước. 474
  13. 12. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011). Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020. 13. Quyết định số 579/. (2011). Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020. 14. Quyết định số 579/. (2012). Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020. 15. Quyết định số 579/. (2013). Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 20202020 nhà nước.03/02/2012 11:43 GMT+7.2].trình từ Cộng hòthí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012 – 2015. 16. Quyết định số 579/. (2014). Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 202. 17. Quyết định số 579/. (2015). Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 – 20202020 nhà nước.03/02/2012 11:43 GMT+7.2].trình từ Cộng hòthí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” giai đoạn 2012 – 2015 m 4, mục II, Điều 1 Quyết định số 371/QĐ-TTg. 18. Vũ Xuân Hùng. (2016). Nhân lực chất lượng cao, Báo Nhân dân cuối tuần, ngày 10/6/2016 http://www.nhandan.org.vn/cuoituan/thoi-su-chinh-tri/item/29833602-nhan-luc-chat- luong-cao.html. 475
nguon tai.lieu . vn